BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Khóa trình tu đạo ( Lời của thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-05-30 13:32:58
/Khóa trình tu đạo  ( Lời của thầy )

1.    Phẩm cách

 

Các đồ nhi phải hiểu rằng cục thế hiện tại là nguy cơ, đồng thời cũng là chuyển cơ. Nếu như mỗi một người đều anh tranh tôi đoạt, anh chẳng nhường tôi, tôi chẳng nhường anh, cha chẳng ra cha, mẹ chẳng giống mẹ, con chẳng ra con, thiếu đi nền văn hóa, hiếu, đễ, từ vốn có, đấy chính là nguy cơ. Như thế nào mới là sự chuyển cơ đây ? chuyển cơ chính là mỗi một người đều phải có “ cách ”.


 

Các con ở đạo trường bàn sự, thường là sau khi làm trước rồi thì mới bẩm báo, vậy thì thiếu mất một khâu, tu đạo, tu đạo; con hiếu đễ trung tín làm chẳng được tốt, sao gọi là tu đạo ? làm sao có thể thành đạo đây ? hiếu, đễ, trung, tín, những đạo lí căn bản này đều chẳng thể đem nó hiển hiện ra ngoài thì còn có nhân phẩm gì có thể nói đây ? nhân phẩm đều chẳng làm tốt rồi, lại còn nói gì đến đạo phẩm đây ?

 

Phong tục xã hội hiện nay cho rằng những người nói đến nhân cách và đạo đức đều là không hợp với trào lưu thời đại, còn những người thất đức thất phẩm thì trái lại lại thành trào lưu chính. Các đồ nhi phải nghĩ nghĩ xem, là nguyên nhân gì tạo thành thời đại của hôm nay ? Chúng ta không thể mượn cớ thoái thác rằng là do sự đổi dời của trào lưu, cho nên sống qua ngày nào hay ngày đó. Đồ nhi ơi, sinh mệnh nếu như chẳng còn cái tâm kiểm điểm, vậy thì uổng phí đời người rồi ! Người đời đều có sự mê đắm với nhãn hiệu, dùng những trang phục trang sức đắt tiền toàn thân để tự thể hiện bản thânTrong tình hình những phong tục tập quán, tiêu chuẩn đạo đức xã hội ngày càng suy biến thoái hóa thời này thì nhãn hiệu tôn quý nhất nên là đạo đức, lương tâm mới phải. Chỉ có có đầy đủ phẩm cách tốt đẹp thì mới có thể trở thành phẩm cách độc nhất vô nhị vạn đời bất hủ đấy !

 

2.    Công đức

 

Có câu nói rằng : “ Kiến tánh là công, bình đẳng là đức ”. Khi con làm mỗi một Phật Sự, có thể dứt bỏ đi cái tâm chấp trước, tâm phân biệt, chẳng vì người khác xem trọng hay không, mình vẫn cứ thế mà thay trời bàn sự; bất kể người khác vạch ra những lỗi lầm cho mình thấy như thế nào thì mình đều khiêm tốn mà tiếp nhận sự chỉ giáo, vậy mới là người kiến tánh. Đồ nhi ơi, duy chỉ có người kiến tánh mới có thể bao dung hết thảy mọi thứ.

 

Các đồ nhi phải có tâm lượng tùy thuận, tùy hỷ, bất cứ nơi nào cũng đều lát con đường phương tiện thiện hỷ, lúc nào cũng nói những lời trí tuệ sáng ngời, trên cầu phật đạo, dưới ( độ ) hóa chúng sanh, chắc chắn thành tựu công đức vô lượng. Trái lại, mọi người đều đã làm rất nhiều những sự nghiệp có lợi cho sức khỏe thân thể của nhân loại, đấy gọi là gì đây ? là phước đức. Thầy đây hy vọng rằng mọi người tiến thêm bước đi làm những việc có ích cho việc nâng cao tâm linh của nhân loại, đấy mới là tình cảm chân thành sâu sắc thiết thực nhất của bồ tát thật sự.

 

Đồ nhi nếu như thích tranh giành những danh tướng trên đạo trường, tiến vào sự mê đắm hoang tưởng với công đức, sự tu hành như thế là chẳng có ý nghĩaThế gian chẳng có ruộng phước công đức của sự háo tranh, háo oán, ham thích so đo tính toán; chỉ có thiện chủng công đức của sự thanh tịnh, từ bi, cảm ân. Nếu như đã tu cả đời người mà lại dụng tâm sai lầm mất, vậy thì con chỉ là làm người tu đạo một nửa, như thế thì có ý nghĩa gì đây ?

 

Hãy đem trí tuệ của chúng ta ra thật tốt mà tu đạo, bàn đạo; chớ có bảo rằng mình chỉ đến để đốt nhang, khấu khấu đầu thì được rồi. Nếu như thói hư tật xấu, tánh nóng chẳng sửa, khấu mấy vạn khấu đầu, có công đức hay không ? Một chút công đức cũng chẳng có, bởi vì lúc đốt nhang khấu đầu, cái tâm thù hận vẫn còn, cái tâm chua cay đay nghiến người khác vẫn còn, cái tâm đố kị cũng vẫn còn. Người ta nợ con một chút tiền, con bèn lúc nào cũng chẳng buông tha cho người khác, như thế vẫn còn có công đức có thể nói hay sao ? Cho nên thầy bảo rằng, các con làm việc chớ có quá đáng, đối với người khác phải tồn cái đạo tha thứ, đặt mình vào vị trí của người khác mà nghĩ thay cho họ, chừa lại chỗ để có thể chuyển lùi. Một người thật sự tiến vào sự tu hành thì sẽ không chấp trước rằng hôm nay mình đã hành bao nhiêu công đức, người đó sẽ chỉ tự phản tỉnh lấy bản thân, mình đã bồi bao nhiêu đức !

 

3.    Hỏa hầu

 

Các đồ nhi trên con đường tu bàn này, vết thương trí mạng nhất ( then chốt dẫn đến sự việc thất bại ) chính là môn bài tập tôi luyện hỏa hầu này, thường thường hay để cho những lời nói có tâm hoặc vô tâm của người khác ảnh hưởng chi phối đến con, phải không ? Một người tu hành nếu như chẳng biết khéo lãnh ngộ tâm ý của người khác, trái lại còn hiểu lầm, hiểu theo nghĩa xấu tệ thì sẽ rất dễ dàng thắp lên một ngọn lửa vô minh, đốt hủy cả rừng công đức.

 

Tâm trạng cảm xúc của những người bình thường thường sẽ chịu sự lôi kéo vướng mắc của môi trường hoàn cảnh, do vậy các đồ nhi tu đạo phải khắc chế những tâm trạng cảm xúc và dục niệm của bản thân; nếu như mặc cho tâm trạng cảm xúc và những dục niệm của mình phát ra một cách phóng túng phóng dật, tâm của con sẽ phóng hướng ra bên ngoài. Do vậy tu đạo phải biết thâu hướng vào bên trong, thâu liệm những tánh khí nóng nảy, khắc chế cái chủng tử ( hạt giống ) vọng động ấy trong tâm.

 

Đồ nhi đã bao lâu rồi chưa thật tốt mà nhìn dáng vẻ của bản thân ? Sau khi tu đạo có phải là đã trang nghiêm rồi ? Sau khi tu đạo có phải là đã khác ? Cơ hội thử luyện bản thân sẽ rất nhiều, chỉ là trong quá trình này, đồ nhi có phải là càng lịch thiệp mềm mỏng ? hay là càng chua cay sắc bén ? Hãy nhìn xem bản thân, lại nhìn xem Thánh Hiền; hãy nhìn xem tâm mình, lại nhìn xem nguyện lực của bản thân. Đồ nhi ơi, phải chơn tu thì mới có mùi vị đạo thật sự, nếu không thì cái gì cũng đều không phải. Do vậy mà hỏa hầu rất quan trọng. Nếu như nghìn ngày thu lượm củi tích lũy để dành từng tí một mà chỉ trong một ngày thiêu rụi thì đã phế bỏ toàn bộ tất cả những công lao đã vất vả gầy dựng trước đây rồi. Đồ nhi ơi, phải làm được đến mức chẳng giận lây. Tròng lòng con chẳng vui vẻ, nhìn thấy cái ly thì tiện tay ném trên sàn nhà, đấy chính là giận lây cái ly. Con ở bên ngoài chịu sự bức tức, trở về nhà nổi nóng với vợ con, đấy chính là giận lây vợ con. Sự giận lây này rất đáng sợ, có thể hủy diệt một mảng giang sơn đấy.

 

Khi một người ở trong cơn phẫn nộ thì những cái mà họ làm, họ nói, họ nghĩ đều là chẳng hợp lí trí, do vậy phải thường Quán Tự Tạichớ có mà lúc bình thường đều chẳng hạ công phu, đến khi nhân duyên bùng nổ một cái thì chẳng cách nào thu lượm được. Do vậy, công phu “ hành thâm ” rất quan trọng, cũng giống như muốn lấy được nước sạch sẽ tinh khiết thì trước hết phải để nó ứ đọng, kết tủa lắng đọng, rồi lại lọc lại. Một lần lại một lần sám hối, cảm ân, mãi cho đến khi tất cả những thói hư tật xấu ở trong ruộng thức thứ 8 của con trừ bỏ đi hết.

 

Khi con nhìn thấy người khác làm chưa được tốt thì con chớ có phê bình, cũng chớ có nổi giận, bởi vì người khác có thể là dùng cái không tốt của bản thân mình để thị hiện cho con nâng cao, dùng cái không tốt của họ để thành toàn con đấy ! Các con phải dùng trí tuệ để phân biện rõ ràng, dùng sự tùy hỷ để ứng đối.

 

Cái gì là chất liệu tốt của sự tu đạo ? Chất liệu tốt chính là thân ở nhiệt độ cao trên nghìn độ mà có thể nếm trải chịu đựng được những khảo nghiệm tôi luyện; đóng băng trong hoàn cảnh môi trường 30 độ âm cũng có thể nhẫn chịu được sự khảo nghiệm của cơn hàn lạnh. Do đó, thuận nghịch đều chẳng động tâm thì mới là chơn hỏa hầu của đạo lớn đức trọng.

 

4.    Lễ tiết

 

Cái xã hội này nếu chẳng có những luật lệ lễ tiết thì sẽ loạn mất quy tắc và các bước làm việc, chẳng có phương hướng để có thể tuân thủ dựa theo, có người hướng sang trái, có người hướng sang phải, nhịp bước loạn xạ, thân tâm phóng đãng, cuối cùng thì tự hủy diệt bản thân. Đạo trường cũng là như thế. Phật quy lễ tiết chính là giúp cho mọi người có một phương hướng và bước chân đúng đắn, sẽ chẳng làm bừa làm bậy, đấy là sự ban ân của ơn trên, các đồ nhi phải thật tốt mà tuân hành, chắc chắn có thể bước vào cánh cửa của Thánh Hiền.

 

“ Lễ khúc ” có viết rằng : “ đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành ”. Lễ, là công cụ của đạo đức. Những người hiện đại đều không đề xướng những nghi lễ này rồi, cho nên sinh mệnh mới bị bóp méo biến dạng. Tông chỉ của đạo chính là vì để phục hưng văn hóa cổ lễ, cho nên mới muốn các đồ nhi thật tốt mà tuân sùng và phụng hành cái lễ giáo nho phong này.

 

Những người hiện đại xem đạo đức là những tư tưởng cổ hủ lỗi thời, lễ giáo là sự trói buộc, thảy mọi thứ chỉ xem trọng sự tự do bình đẳng, xem luân lí là những chuyện tầm phào, xem cương thường là cọng cỏ, đem những đạo đức, lễ giáo, luân lí, cương thường này đều vứt bỏ đi như chiếc giày cũ rách, con nói xem cái xã hội này sẽ loạn hay không ? nên hiếu thuận thì không hiếu thuận, nên làm gương cho người khác thì chẳng làm, bầu không khí vẫn sẽ tốt hay sao ? “ ngu nhi háo tự dụng, tiện nhi háo tự chuyên ” ( bản tính của người ngu ngốc là thích làm theo ý của mình, bản tính của người đê tiện là thích độc đoán chuyên hành ) , bầu không khí chính là hình thành như thế đó; cũng chính vì thế mà Lão Mẫu mới khai ân giáng đạo, bảo các con tu đạo, phản bổn hoàn nguyên ( quay về lại nguồn gốc vốn có ).

 

Thể chế của đạo trường có hoàn thiện hay không, chỉ cần dựa vào xem phật quy lễ tiết có chu toàn hay không. Trong số đó thì việc tôn sư trọng đạo và thừa thượng khải hạ càng là những vấn đề tu đạo quan trọng. Tu đạo bàn đạo nếu như thiếu những giới luật như vậy thì bầu không khí đạo trường sẽ đi hướng đến sự tản mạn thất lễ. Do vậy, những người mà thân là Tiền Hiền thì càng nên cẩn thận lời nói và hành động, hãy thật tốt mà thực hiện phật quy lễ tiết.

 

Tất cả những lễ nghi của phật đường đều phải hiểu biết nắm bắt được, những cái không tốt thì yêu cầu cải tiến. Nếu như các con tiến vào phật đường rồi, cúc cung tham giá một cách tùy tùy tiện tiện, bảo rằng có làm thì được rồi, qua loa cho có, vậy thì chẳng có cái tâm kính nể trong đó rồi, đương nhiên bèn sẽ hiển hiện không ra cái đạo khí thần thánh ấy, càng chẳng cách nào khiến cho những đạo thân mới vừa mới vào đạo lúc tiến vào phật đường có cảm giác khâm phục cung kính.

 

Đạo, ở chỗ nhỏ nhặt nhất. Khách đến chơi, chủ nhà nghênh đón; khách muốn về, chủ nhà nên cung kính đưa tiễn, đấy chính là lễ; chẳng phải là chỉ có đối với tiên phật như thế, mà đối với các Tiền Hiền càng nên như thế; không chỉ cung kính đối với Tiền Hiền, mà đối với chúng sanh càng nên như thế. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, đối với bất cứ người nào đều có thể biểu hiện cái tâm thành ý, cung kính, tự có thể hiển hiện ra đạo cách của con.

 

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, phật có phật quy, thế nhưng có một số người sẽ cảm thấy rằng đến phật đường các phật quy lễ tiết quá ư là kiềm chế trói buộc, phải không ? con hãy nghĩ kĩ càng xem, nếu như tu đạo chẳng có một chút giới luật thì làm thế nào mà thâu trói thận tâm đây ? Do đó mà đồ nhi phải thật thuộc lễ thì mới có những phẩm hạnh đạo nghĩa tốt. Hãy kiên trì tuân thủ những đạo quy, kỉ cương tu đạo, bàn đạo, triệt để làm một người quân tử đôn hậu, thành thật, khiêm tốn có lễ.

 

Khai hoang

tâm điền  心田 mẫu ruộng tâm )

 

Những chúng sanh hữu tình hàm thức, đến Phật đường, gieo xuống hạt giống thành Phật trong bát thức điền () của họ.

Chúng sanh do hạ chủng trong cái nhân địa của thức điền, đợi cơ duyên thành thục, nhất định có thể thành tựu quả phật. 

 

 

 

 

手把青秧插滿田,

低頭便見水中天。

六根清靜方為道,

退步原來是向前。

 

Thủ bả thanh ương sáp mãn điền

Đê đầu tiện kiến thủy trung ương

Lục căn thanh tịnh phương vi đạo

Thoái bộ nguyên lai thị hướng tiền

 

Tay đem cây giống cắm đầy ruộng

Cúi đầu bèn thấy trời trong nước

Sáu căn thanh tịnh mới là đạo

Bước lùi thì ra là hướng ( về ) trước ) 

 

 

Tu đạo, trước tiên phải học biết nhìn xem bản thân, làm thế nào đem một niệm trở về sự thanh tịnh, chẳng bị ngoại vật làm mê hoặc, chẳng bị ngũ uẩn lục trần làm triêm nhiễm. Nếu có thể như vậy, lại hà tất xem phong thủy, đoán mệnh ! đấy chỉ là tháo tường đông vá đắp tường tây mà thôi. Vấn đề là đồ nhi tuy biết rằng phải trở về tự tánh, nhưng lại chẳng làm được, cho nên mới tìm cầu ngoại duyên, đúng không ? nào biết rằng lại cùng vào lúc hướng ra bên ngoài tìm cầu thì đã mê lạc mất bổn tánh của mình, như vậy thì lại làm thế nào mà nghe thấy những âm thanh bên trong ?

 

Khi mọi việc không thuận, toàn thân đau bệnh, gia đình bất hòa, vợ con li tán, nên làm thế nào đây ? Thứ nhất, trước hết phải trừ đi những niệm đầu không tốt, hãy thật tốt mà sám hối, đem cửa lòng mở ra, mở đến giống như cái túi lớn của ngài Di Lặc vậy, phân tán thấy thập phương, thu tập Quán Tự Tại, như thế mới có thể mọi việc hòa thuận.

 

Người thật sự biết tu đạo thì sẽ vun bồi mảnh đất trong tâm, hàm dưỡng trời trong tánh, chớ chẳng đem sinh mệnh tiêu phí trên việc so đo tính toán. Người đó sẽ lấy đạo đức làm gốc, tiến hướng về con đường ít nghĩ, ít dục vọng, biết thuận ứng ý trời, yên với tánh mệnh; người như thế tự nhiên sẽ khiến cho rất nhiều người bản địa ở gần vui vẻ hạnh phúc, người ở xa cũng tìm đến, như thế mới được xem là làm được đến nguyện hạnh bồ tát.

 

 

 

 

Tâm nếu muốn thanh thì phải mỗi ngày đều thanh lí dọn dẹp sạch những rác rưởi của nội tâm; người mà làm cho nội tâm chẳng có mùi hôi uế, chẳng có oán, hận, phiền não, phẫn nộ, chẳng có những nút thắt của tâm sầu muộn thì cũng sẽ chẳng đem nét vẻ sầu khổ treo trên gương mặt.

 

Đời người muốn có hy vọng thì chớ có để cho bản thân mình sống trong sự tối tăm ảm đạm. Các niệm đầu sẽ khiến cho con rơi vào sự tăm tối ảm đạmNhững niệm đầu quá nhiều sẽ khiến cho con trở nên rất yếu đuối, sự dẻo bền chẳng đủ thì cuối cùng sẽ lựa chọn sự thoái rút, cho nên Thánh nhân nói rằng “ vô dục tắc cương ”, chẳng có niệm đầu thì chẳng có dục vọng, thường ứng thường tịnh chính là cái đạo lí này.

 

Lộ trình sau này sẽ như thế nào, chỉ cần xem đồ nhi dùng cái tâm thái như thế nào, phát những tâm niệm gì để quyết địnhMột cái tâm niệm của con đủ để ảnh hưởng cả toàn bộ đại cục, mà người ảnh hưởng đến trước nhất chính là bản thân con, do vậy phải biết đem tâm niệm của bản thân mình thâu trở về.

 

Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai, thứ tâm nào chơn thật nhất ? Lúc con muốn tìm kiếm thì lại rơi vào trong sự hư vọng rồi. Tuy nói rằng quá khứ đã qua đi rồi, là đúng là sai, muốn cứu vãn thì đã chẳng còn kịp nữa, thế nhưng có thể từ những lỗi lầm trong quá khứ, từ trong những đau thương mà hấp thu sự giáo huấn, quay về con đường chánh, bởi vì sai lầm chẳng đáng khiến người ta hổ thẹn; điều khiến người ta đáng hổ thẹn chính là chẳng biết hối cãi, nhiều lần lặp đi lặp lại những lỗi lầm sai trái. Cho dù người ta cho con cơ hội, thế nhưng con chẳng tự cho bản thân mình cơ hội, tự mình tạo nhân quả rồi, chịu nghiệp lực rồi lại oán trời trách người, trách vận mệnh của mình không tốt, tự trách một cách tiêu cực. Đồ nhi nên ngẫm nghĩ xem, nếu đã muốn tu đạo rồi thì phải nghĩ cách đi chuyển hóa những thiếu sót, khuyết điểm của bản thân, vậy mới có thể sinh ra trí tuệ, việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh, tâm địa sáng tỏ.

 

Tại gia xuất gia

 

Đồ nhi ơi, các con có sự nghiệp, học nghiệp, lại còn có gia nghiệp; muốn thật sự làm được đến mức thời thời khắc khắc ngưng nơi chí thiện thì vốn dĩ rất không dễ dàng. Thất tình tục ái chẳng dài lâu, vài chục năm chuyển mắt một cái đã chẳng còn. Cổ Thánh Tiên Hiền có ai chẳng phải là từ bỏ giang sơn, nhất tâm tu hành ? Đồ nhi ơi, cõi đời này có biết bao nhiêu những ưu phiền sầu khổ, con phải để nó như mây khói trôi qua, chẳng triêm nhiễm tâm linh của con, các con có thể làm được không ? Hưởng phước chính là tiêu phước, nếm khổ chính là liễu khổ, đạo lí như thế nếu vẫn chưa hiểu rõ, muốn giải thoát tự tại bèn chẳng dễ dàng rồi.

 

Ở trong thuận cảnh thì chí hướng của chúng ta phải phát lớn hơn người khác, chớ có bảo rằng đợi con cái lớn lên rồi thì mới tu đạo, bàn đạo, như thế thì phước báo mà con dành cho con cái sẽ rất có hạn. Chúng ta phải ngẫm nghĩ xem, con cái tuy nhỏ, linh của nó lúc này thì lại là thanh tịnh nhất, những người thân làm phụ mẫu càng phải làm tấm gương sáng cho bọn trẻ noi theo. Hãy đi ra khỏi những gông cùm xiềng xích của tự tâm con, hãy hành công liễu nguyện thật nhiều, bỏ ra tâm sức thật nhiều, bọn trẻ đều sẽ nhìn thấy, đều sẽ cảm nhận được. Như vậy thì phước báo mà con để lại cho con cái mới là vô hạn đấy.

 

Sự tổ hợp của mỗi thành viên gia đình đều đến từ duyên phận. Có thể trở thành con gái của con, đấy là do nó có duyên với con. Nếu chẳng thể trở thành con gái của con, nó cũng sẽ mượn thứ nhân duyên nào đó để rời bỏ con mà đi. Do vậy, chúng ta phải có cách nghĩ chánh diện tích cực, thông cảm thấu hiểu và bao dung nhiều một chút; lúc hội tụ cùng nhau thì phải trân trọng, một khi mất đi rồi thì phải chúc phúc để cho mỗi một mối duyên, sự tương tụ của mỗi lần đều có kết quả tốt đẹp.

 

Vợ chồng có duyên cùng tu với nhau, bất kể là thuận hay nghịch đều phải cùng nhau vượt qua, bởi vì các con là những người bạn tốt nhất trên con đường tu bàn, do vậy phải lúc nào cũng ghi nhớ lấy những cái tốt của đối phương, quên đi tất cả những điều không tốt thì mới có thể thành tựu càng nhiều “ gia đình đạo hóa ” hơn nữa.

 

Hạnh phúc là sự thanh tịnh của nội tâm, chẳng tham chẳng vọng và những lời nói hành động đại từ đại bi, từng li từng tí một lũy tích mà có được. Người người đều có thể đắc được hạnh phúc, người người cũng đều nên hạnh phúc, thế nhưng phải làm chủ nhân của bản thân mình thì mới có tư cách nắm bắt được hạnh phúc của chính mình, sáng tạo ra đời người tốt đẹp vui vẻ.

 

 

Giải mở gông cùm xiềng xích của sinh mệnh

– nhân quả oan nghiệp

 

 

 

Bất kể là có những lời lẽ hủy báng gì, hoặc là những điều bất thuận trên việc thánh việc phàm, trên thân thể thì đều phải khiêm tốn mà tiếp nhận thì mới có cơ hội tiêu giải chướng ngại, càng không được sợ hãi bất cứ những cảnh ngộ không thuận lợi; chỉ cần chúng ta không rời đạo trường thì đều có cơ hội lập xuống tấc côngPhải biết rằng sự đem bám vướng mắc lớn nhất của nghiệp lực chính là khiến cho con phấn chấn chẳng nổi đạo tâm. Nếu như bước chân của con nặng nề rồi, vậy làm sao mà bồi đức độ người đây ? Do vậy, khi những tạp niệm của con rất nhiều thì hãy niệm kinh, khấu đầu thật nhiều vào; các con phải có dũng cảm khí phách gánh vác đảm nhiệm lấy sứ mệnh, nghiệp lực sẽ dưới sự tích cực hành công lập đức của con mà dần dần tiêu giải.

 

Lúc này đang chính là lúc của cuộc đại thanh toán 6 vạn năm, rất nhiều những cộng nghiệp, ác nghiệp đều đã chín muồi rồi. Đồ nhi vẫn là đang trong cơn say sanh mộng tử ( sống một cách hồ đồ như trong cơn say mộng vậy ) đó sao ? Tu đạo chẳng có một chút tâm chân thành, bàn đạo cũng là ứng phó qua loa cho xong chuyện, tấc công chưa lập, làm sao mà trả sạch các món nợ nghiệp đây ? Tam Tào phổ độ là người, quỷ, tiên đều độ cả; chúng ta phải nắm bắt những lúc có thể tu, có thể bàn, lúc nào cũng nhắc nhở bản thân phải nhanh càng thêm nhanh, hành công lập đức mới có thể liễu thoát khỏi trần duyên tục nhiễu, khôi phục lại pháp thân thanh tịnh.

 

Con người, có lúc sẽ bị khuất phục ở trong một niệm đầu, đấy là then chốt để lên trời hay xuống suối vàng. Một niệm này thì tiềm tàng hạt giống vô minh của lũy kiếp đến nay; nó có khi sẽ khiến cho con chịu đủ thứ sự chiên xào, trải qua những dày vò, đấy là do nghiệt duyên đã chín muồi. Lúc này, tuyệt đối không được lấy oán sanh oán, lấy hận nuôi hận, sự luân hồi như thế vĩnh viễn chẳng có ngưng nghỉ đấy !

 

Mỗi người có nhân quả nghiệp lực của mỗi người, dù là ai cũng chẳng cách nào thay thếchịu những nỗi khổ này cũng là một thứ cơ hội tốt để khiến con thể ngộ đời người vô thường. Những cái mà nợ người ta thì sớm muộn trước sau đều phải trả; nếu như cả đời người đều là trải qua một cách bình an vô sự thì càng phải tâm tồn sự cảm ân.

 

Chẳng có một người nào là mới sinh ra thì là Thánh Hiền Tiên Phật, có ai chẳng phải là mang nghiệp mà đến ? Chẳng có nghiệp thì chẳng chuyển người, phải không ? Con mới ra đời thì đã có sự trói buộc của nhục thể, sự bó buộc của ngũ hành, đấy toàn là tự mình tạo tựu ra cả. Hãy ghi nhớ rằng, vận mệnh của bản thân chớ có để cho bị người khác ảnh hưởng chi phối; con phải làm chủ nhân của chính bản thân.

 

Người đời cớ sao lại có nhiều những việc bất bình như thế ? đều do nhân tiền kiếp, lại cộng thêm khí bỉnh của con người mới tạo xuống những nhân duyên thị phi như thế. Có sự nối kết mắt xích của những nhân duyên này rồi thì mới có sự mở nguồn của khổ. Đồ nhi nếu muốn đoạn tuyệt cắt đứt nhân duyên của khổ thì trước hết phải nắm bắt được cái tâm này, chớ có dễ dàng tùy tiện để nó khởi lên sự nhấp nhô dao động.

 

Kiếp này tu đạo cớ sao vẫn còn có nhiều rất nhiều những tai nạn, khảo nghiệm và sự không thuận ? Bởi vì đồ nhi vẫn còn có những nghiệp chưa liễu. Đồ nhi ơi, con cảm thấy rằng đã hành một chút công thì thật sự có thể đem những nghiệp lực hơn 6 vạn năm của một người xóa sạch toàn bộ hay sao ? Nếu chẳng có hành công nhiều năm ở đạo trường, chẳng có lòng tin kiên định đối với đạo thì vẫn dễ dàng bị sự vướng mắc bám víu của nhân duyên khảo rớt đấy !

 

Đồ nhi nếu chẳng có Tiên Phật lâm đàn, chẳng có Tiền Hiền đến quan tâm, liệu rằng sẽ không tu đạo hay không ? Sư phụ dẫn vào cửa, tu hành tại cá nhân. Công phu phải hạ một cách kiên cố vững chắc, hỏa hầu phải luyện một cách thuần tịnh, công đức phải tiếp tục kiến tạo thì những nghiệp lực của lũy kiếp mới có thể tiêu giải. Chúng ta chớ có lại cứ ỷ cậy vào Tiên Phật và sự chăm sóc của Tiền Hiền. Phải tự lập tự cường, cho dù là có nghiệp lực ở đằng sau đang truy đòi thì cũng phải liều cái mạng già đi cho xong con đường tu bàn đạo này, bò cũng phải bò trở về.

 

Chí tiết của người tu đạo

 

Người tu đạo đối với trời phải có một sự tin tưởng tuyệt đối và sự sùng kính bất biến; đối với người không được có sự giả tạo; lúc nào cũng tự phản tỉnh. Tu dưỡng bản thân mình thì tự nhiên có thể đạt đến tiêu chuẩn của người tu đạo.

 

Thánh Hiền Bồ Tát chỉ có một mục tiêu tuyệt đối. Các ngài ấy đều là từ trong những khảo nghiệm lầy lội khó đi mà từng bước từng bước học tập đối mặt với bất cứ cảnh địa tình huống gì, từ sự mài luyện của ngoại cảnh cho đến sự thuần thục của nội tại, mãi cho đến cảnh địa chí thiện hoàn toàn. Do vậy, những người đứng ở phía trước phải có thể hy sinh phụng hiến thì mới có thể khiến cho những người ở hậu phương cảm động, trở thành tấm gương sáng mẫu mực tu hành cho những người theo sau.

 

Một người tu hành thật sự thì làm việc phải có trật tự rõ ràng, đối đãi người hòa nhã thân thiết, nói chuyện ngắn gọn rõ ràng, đã không khắc ý biểu hiện bản thân, lại có thể triển hiện một cách tự nhiên cái đức tánh trang nghiêm. Nếu có thể ở trên nhân, giữ lấy nghĩa, cả đời chắc chắn là đi trên con đường chánh quang minh sáng ngời, đồng thời cũng có thể trở thành thầy của người.

 

Suất tánh ( dựa theo thiên tánh mà hành ) thì mới có thể trừ bỏ đi những tạp niệm, hiển hiện ra bổn lai chơn diện mục, trừ bỏ đi những dục vọng của con người, thông đạt thiên tâm. Làm một cách lâu dài thì có một ngày nào đó tự nhiên điều kiện đầy đủ chín muồi thì thành công đến một cách tự nhiên.

 

Ông trời công chánh vô tư, vẫn cứ là giúp đỡ những người có phẩm đức cao thượng; chỉ cần con âm thầm lặng lẽ cày cấy, những cái nên thuộc về con thì ông trời sẽ cho con; không phải là của con thì cho dù con có nhân dục tư tâm đi tranh đoạt, cho dù đã đến tay rồi, nhưng chẳng có kết cục tốt đẹp.

 

Suất tánh là hiển hiện ra chơn tâm bổn tánh, tiến tu là biết đi như thế nào. Đồ nhi muốn nâng cao thêm một bậc thì phải lập một cái mục tiêu, chí đã lập phải về lâu về dài. Trước hết, phải có thể định, có thể thật. Buộc chắc căn cơ một cách trung thật thiết thực thì mới có thể bình ổn được những tạp loạn của tâm đầu; cho dù có những sự bám víu vướng mắc của ngoại vật, sự quấy nhiễu của thất tình lục dục, chắc chắn có thể việc đến thì ứng, việc đi chẳng giữ.

 

Nếu như đồ nhi cầu sự giải thoát của kiếp này, thì mối duyên của thầy trò chúng ta chỉ có một kiếp này; nếu có thể phát niệm bồ đề rộng lớn, rộng kết thiện duyên, vậy thì đồ nhi và thầy vẫn có thể kết bạn độ hóa sa bà ở nguyên hội tiếp theo, đời đời kiếp kiếp thường là sư hữu. Đấy mới là bi nguyện hào tình vĩnh hằng của người tu đạo chúng ta.

 

Lục độ vạn hạnh

 

Thứ nhất, bố thí. Lợi ích của bố thí chính là hóa phiền não thành bồ đề, bởi vì sự từ bi ngay lúc ấy chính là tác dụng của thiên tâm, chẳng có một chút nhiễm trước và sự xúc động của nghiệp thức, do đó mới nói “ thường hoài tâm bố thí, đoạn khước tham, sân, si ”, chính là cái đạo lí này.

Bởi vì cho mà giàu có, đấy là một thứ cảm nhận mĩ miều, đồ nhi phải biết rằng cái tâm bố thí chẳng có bất cứ tạp chất gì mới là sự có thật sự đấy !

 

Trước tiên nói về tài thí. Con có thể xem nhạt, không tha thiết đối với tiền tài, đủ dùng thì được rồi. Những cái khác, hãy đem chúng ra để làm sự nghiệp đạo trường, sự nghiệp từ thiện, khai hoang bàn đạo, cứu chúng sanh ra khỏi vực biển sâu, vậy chẳng phải là rất tốt hay sao ? Thế nhưng các con xả được không ?

 

Lại đến pháp thí, các con mỗi người đều biết giảng đạo. Trời không có đạo thì chẳng cách nào trong trẻo sáng sủa; đất không có đạo thì chẳng cách nào gánh tải; con người không có đạo thì chẳng cách nào linh quang. Đạo là chơn chủ tể của vạn linh. Quá khứ, đạo giáng quân vương, hiện tại, đạo giáng bá tánh, do đó phải có cái tâm cảm ân, dùng hành động thực tế đi độ hóa chúng sanh,  như thế mới là pháp thí lớn nhất.

 

Vô úy thí, trừ bỏ đi nhân tướng, ngã tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng chính là vô úy thí. Ví dụ như nói rằng, con có thể khéo léo quan sát lời nói và biểu hiện của người khác, đợi chờ thời cơ mà hành động. Ở đâu có giấy vụn thì kịp thời nhặt lên, ở đâu dơ rồi thì tự động lau chùi sạch sẽ; người nào thân thể không khỏe rồi thì vội vàng nhanh chóng chủ động quan tâm; người nào chưa ăn cơm thì chủ động xới múc cơm cho người đó, đấy chính là vô úy thí.

 

Đạo là vô hình vô tướng, muốn tu vô hình vô tướng rất khó, tu cái hữu hình hữu tướng tương đối đơn giản, cũng giống như là sự bố thí nhìn thấy được thì tương đối dễ làm, tâm niệm không nhìn thấy được thì lại chẳng dễ tu, do đó mới nói rằng phải dùng cái tâm vô vi để liễu thấu cái tâm “ có thể làm, có thể giành được thành tích lớn ”.

 

Thứ hai, giới luật

 

Chúng ta phải đem cái tâm kỷ luật tự giác mang về trong sinh hoạt gia đình, thật sự làm được những trách nhiệm mà mình nên tận, bất kể là việc thánh, việc phàm đều phải tự yêu cầu đòi hỏi bản thân thì mới có thể hợp với trung đạo.

 

Trong quá trình bồi đức, nhất định phải giới trừ cái tâm tự mãn và sự kiêu căng, lười biếng, phải dùng phong độ khiêm hòa và thái độ thận hành để yêu cầu bản thân, tích lũy kinh nghiệm bản thân, bởi vì muốn tiến bộ thì phải không ngừng quay ngược lại yêu cầu đòi hỏi bản thân, trì giới, gìn giữ lâu dài mãi thì mới có thể hướng đến đại đạo khang trang.

 

Sinh mệnh phải có một thứ tinh thần kiên định tự yêu cầu bản thân, chẳng để cho bản thân mình có một tí ti vượt khỏi quỹ đạo, đấy chính là ngọn đao phủ đoạn trừ ác nghiệp. Phụng hành không đổi như thế, chắc chắn có thể viên mãn đời người.

 

Chớ có cho rằng phật quy là một thứ trói buộc, bởi vì con người có rất nhiều những điểm mù vô minh, do vậy mới mượn những yêu cầu bên ngoài để cảnh giới những hành vi của bản thân, từ tuân thủ đi đến tự nhiênđây là một con đường chắc chắn phải ngang qua. Đồ nhi ơi, sửa thói hư tật xấu, bỏ tánh nóng giận chẳng phải là khẩu quyết, mà là chỉ tiêu của hành động, do đó phải trì giới gìn giữ lâu dài mãi mãi.

 

Một người biết trì giới thì tất có nhân cách của Thánh Hiền, cớ sao lại nói như vậy ? Khảo sát các vị cổ thánh tiên hiền đều là bắt tay vào từ kỷ luật tự giác, sau đó mới bàn đến việc tu hành. Phải biết rằng, người càng biết kỷ luật tự giác thì càng có thể đắc được pháp hỷ và sự tự tại, bởi vì những cái này chẳng còn là cái mà gọi là sự trói buộc, mà là sự bộc lộ một cách tự nhiên của sinh mệnh.

 

Một niệm sai lầm tạo ác đa đoan, một niệm tâm thiện cả đời phụng hành. Do vậy, nắm bắt một niệm này rất quan trọng; cái tâm viên ý mã của đồ nhi giống như chiếc xe Benz phóng ra bên ngoài, phải làm thế nào thâu buộc lại đây ? Chính là phải trì giới. Trước tiên học không vi phạm một tí ti những pháp tắc bình thường, sau đó thì mới có thể ung dung thảnh thơi.

 

Trì giới là cây dù che chở bảo vệ tốt nhất, cũng là cánh cửa rời khỏi những cái ác. Dùng giới luật để chỉnh sửa những niệm xấu thói xấu, dùng giới luật để chương hiển chánh tâm chánh hành, chớ có sợ sự nhiều ít của quy giới, người có thể trì giới mới có cơ hội bước lên con đường của Thánh Hiền.

 

Thứ 3, Tinh tiến

 

Muốn nhảy được cao thì nhất định trước tiên cần phải khom hạ mình, lại dùng sức đạp hướng phía dưới. Muốn thành công thì nhất định cần phải có dũng khí tiếp nhận sự thất bại. Đồ nhi ơi, mỗi loại kinh nghiệm đều là một thứ thành tựu, chẳng phải là nói : “ thất bại là mẹ của thành công ” đó sao ? Ai có niềm tin và ý chí kiên định lâu dài không thành thì không ngưng, học tập chẳng ngừng thì mới có thể đắc được những thành tích mới.

 

Nếu như đạo lí nói chẳng rõ, đấy là do đạo học của con vẫn chưa đủ vững chắc phong phú. Sự việc giao cho con bàn thì con lại bàn chẳng thông, điều này biểu thị rằng tài năng của con vẫn chưa đủ, cho nên vẫn là phải tiếp tục khiêm tốn mà học tập.

 

Người biết thượng tiến thì sẽ không ngừng tự giáo dục bản thân, học tập và tham bàn một cách chủ động tích cực. Một người mà chẳng có cái tâm tiến thủ thì sinh mệnh sẽ hiển hiện một cách chẳng có sức lực, do vậy mới nói “ quân tử thượng đạt ”. Một người quân tử thì biết tự làm tinh tiến bản thân, không ngừng nâng cao hướng lên.

 

Thân là giảng sư, đối với tông chỉ và những chủ đề bài giảng đều phải rất rõ ràng. Nếu như chẳng rõ ràng, lại học chẳng được tinh thông, hiểu không được thông thấu ( thấu triệt ) , giảng bài sẽ chẳng có ý nghĩa, người nghe cũng chẳng có cảm giác. Do vậy, các con muốn giảng đạo lí cho chúng sanh hiểu rõ thì trước tiên bản thân phải hạ công phu, nghiêm túc mà đi sâu vào triệt để nghiên cứu và thể hội, đem những gì đã học thực hành trong cuộc sống sinh hoạt thì khi giảng bài mới có thể tâm tâm tương ứng với chúng sanh.

 

Chúng ta hiện nay cứu người độ người phải giống như nước lớn vậy, xông hướng đến thung lũng vạn thước, chẳng chút do dự, đấy gọi là “ dũng ”. Những người bình thường thì khó hy sinh vì chính nghĩa chân lí mà chẳng chút sợ hãi ? Chúng ta thông thường đều là quá nhàn rỗi vào những lúc không có chuyện, lúc có chuyện thì kinh hoàng, dẫn đến mất đi rất nhiều những cơ hội tinh tiến.

 

Con người, phải học mà chẳng ngán thì mới có thể đạt đến cái trí thật sự. Không những phải sống đến già học đến già, mà còn phải dạy chẳng chán mỏi. Do vậy, độ người, thành toàn người, những việc này phải có lòng nhiệt tình chẳng chán ngán, chẳng mỏi lười thì mới có thể kích phát ra sự nhân đức thật sự bên trong; đối với chúng sanh vĩnh viễn có một thứ tâm từ ái và chẳng bỏ rơi. Bản thân con làm được tốt thì người ta sẽ khâm phục con, đức hạnh đủ rồi, diệu trí tuệ bèn mở ra, thói hư tật xấu ngày càng giảm thiểu, đấy mới gọi là có tiến bộ.

 

Thứ tư, nhẫn nhục

 

Nước chẳng từ chối các thứ ô uế, cũng giống như sự giáo hóa và bao dung của quân tử, có thể rửa sạch những thứ dơ bẩn. Đồ nhi nếu muốn làm một chiếc cầu nối giữa biển khổ và thế giới cực lạc thì hãy đi tiếp dẫn tất cả những chúng sanh hữu duyên. Sự tiếp xúc qua lại trong cuộc sống giữa người với người cũng như vậy, phải thời thời khắc khắc bắt lên chiếc cầu nối quan hệ qua lại giữa người với người, thường nói lời tốt, nhường nhịn lẫn nhau mới có thể rộng kết thiện duyên.

 

Sự thành tựu của một việc tốt cần phải trải qua những sự nhẫn nại không ngừng mới có thể bước lên trên con đường thành công. Điều kị nhất là sự nóng vội thiếu kiên nhẫn nhất thời mà làm hủy hoại mất con đường thành phật. Phải ghi nhớ kĩ rằng tuệ mệnh của chúng sanh đều ở dưới lòng từ ái của các con thành tựu mà ra, do đó phải chịu đựng nhẫn nại, và cũng mượn vào những sự không như ý này để nâng cao tâm linh và nhãn giới ( tầm nhìn ) của bản thân.

 

Đồ nhi ơi, đối đãi người rộng rãi khoan hồng thì cuộc sống sẽ chẳng ưu phiền, hãy nghĩ nhiều một chút cho đối phương. Trong sự tiếp xúc qua lại giữa người với người, nếu quá so đo tính toán đúng và sai, giữa mọi người với nhau sẽ rất vất vả, cũng sẽ chẳng có ích lợi gì. Do vậy, đồng tu học tập cùng với nhau, chính là phải mượn việc để trưởng thành, trước hết phải điều chỉnh tâm thái của bản thân, chớ chẳng phải là chờ đợi người khác đến phối hợp với con, như thế mới có thể cùng nhau cộng sự.

 

Tu hành phải có những cách nghĩ hoặc ý niệm khéo léo trong việc hóa giải, chớ chẳng phải là cứ mãi nhẫn nhịn. Con người bởi vì bị sự nhiễu phiền của lục căn ngũ uẩn, rất dễ rơi vào vòng xoáy của sự phân biệt đối đãi, mệt lử, ưu uất bất an, lửa phẫn nộ thiêu đốt, sao có thể không bệnh được ? Đấy chính là tâm khí nội tổn, hình thần ngoại tán, chẳng biết hóa giải, cũng chẳng biết né tránh; vẫn chưa học biết cách xử sự viên thông, khoan dung đãi người nên mới không ngừng bức bách. Đồ nhi phải học tập năng lực gặp việc hóa giải sự việc, có thể hóa giải thì mới có con đường, mới có đầy đủ trí nhân dũng để đi chỉnh sửa các mối duyên thập phương.

 

Bởi vì giận dữ phẫn nộ cực kì, cho nên tổn thương; bởi vì nhẫn nhịn chẳng nổi, cho nên đau khổ, sự luân hồi như thế các đồ nhi mỗi ngày chẳng biết phải lên diễn mấy lần. Phải biết rằng tất cả những hữu tình vô tình của thế gian đều là cơ hội tốt  để tích lũy kinh nghiệm, thế nhưng nếu như chẳng có một chút công phu nhẫn nhục thì sẽ xuất hiện rất nhiều những nguy hiểm, đặc biệt là vào thời kì mạt hậu này, rất nhiều những cộng nghiệp chín muồi, mỗi người đều sinh sống trong sự nhiễu động và nỗi sợ hãi bất an; nay khích lệ cổ vũ các đồ nhi trở về phật đường học tập chính là hy vọng mượn vào sự giáo hóa chân lí để an đốn thân, tâm, linh của mọi người để tránh rơi vào sự cộng nghiệp.

 

Có rất nhiều sự nghiệp vốn chẳng phải là đã đến con đường cùng, chẳng có bờ mép rẽ hướng, mà là đã đến lúc nên rẽ hướng rồi. Chuyển ( rẽ hướng ) là không lại cứ dùng mãi những mẫu kinh nghiệm của quá khứ, mà là trước hết sẽ nhẫn nhịn một cái, bình tĩnh lại, lại đổi phương thức mới đi nghĩ cho người khác, đợi sau khi tâm khí bình ổn rồi bèn sẽ thấy chuyển cơ ( cơ hội xoay chuyển theo hướng tốt ).

 

Những người thường hay nổi cơn nóng giận thường sẽ làm bạn với tai ách, bởi vì họ thường có ác khí tỏa ra, vị thần của điềm tốt cát tường bèn rất khó mà đến thăm viếng, cho nên mới khổ ách chẳng ngớt, do đó mà phải thường làm ba việc này “ tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt ”.

 

Thứ năm, Thiền định

 

Thiền định chính là sự thanh tịnh. Người hiện đại suy ngẫm nhiều, phiền não nhiều, cách nghĩ nhiều. Bởi vì có cái tâm hỗn tạp như vậy nên mới diễn biến mà sản sanh các loại bệnh tật. Đồ nhi ơi, mỗi ngày phải cho bản thân mình một chút thời gian để tịnh tư, lắng đọng, chớ có để cho cả một đời của con chỉ có sự bận rộn và chuyển một cách trống không.

 

Thiền định cũng là một thứ đối mặt, khi con chịu đối mặt tất cả mọi việc, tâm trạng cảm xúc của con chẳng tồn tại thì vấn đề cũng chẳng tồn tại. Con chỉ là một cái Không ( trống không ); sự trống không có thể chiếu soi vật, có thể bao dung mọi thứ, cho nên thiền định còn gọi là tâm bình thường. Thánh Hiền do có cái tâm bình thường, những việc lớn nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt của các ngài ấy thường có thể đem vạn cảnh hóa thành một cảnh.

 

Đồ nhi ơi, phải hiểu rõ nguồn căn bản của tâm niệm, nhất tâm nhất ý mà tu hành, khảo sát thể hội xem bản thân mình là thật thà tu hành, hay là đang tham gia cho náo nhiệt, qua loa ứng phó cho xong chuyện. Bởi vì sự nhất tâm nhất ý ( dụng tâm chuyên nhất ) cũng là một loại thiền tu, còn tam bảo tâm pháp mà Tổ Sư đã truyền thì là chế tâm nhất xứ, pháp bảo thượng thừa đạt đến chẳng loạn chẳng bận.

 

Tâm đầu của con người hiện nay cứ hay vướng mắc một sự việc, ăn cũng nuốt không trôi, ngủ cũng ngủ không yên, toàn qua một cách buồn khổ phiền não, chẳng cách nào nhẫn nại. Vì sao vậy ? bởi vì sinh mệnh của họ đã ( chấp ) trước tướng, dẫn đến cuộc sống mất đi trật tự bình thường. Nay nếu đã đến học đạo, tu đạo rồi thì phải biết tu trở về những tư tưởng đúng đắn, an đốn cái thân tâm buồn khổ, sửa bỏ thói hư tật xấu và tánh nóng thì mới cảm giác được thân tâm nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái. Sự tu hành này mới được xem là đã vào cửa, thiền định mới là đắc được quyết khiếu ( phương pháp tinh yếu xảo diệu ).

 

Chuyên chú mới có thể hoàn thành sự việc. Một cái tâm đều đã không an định rồi thì phương hướng đương nhiên là lung lay chẳng định, đặc biệt là các con – những người mà thân là Tiền Hiền càng phải khiến cho tâm của bản thân mình có thể yên trong bất cứ môi trường hoàn cảnh nào mà mình đang ở, và cũng duy chỉ sau khi định, tịnh, an rồi thì mới sinh phát diệu trí tuệ, mới không dẫn đến việc lấy mù dẫn mù, chiếc pháp thuyền bạch dương này mới không lắc lư chòng chành. Cho nên nói, tu đạo nhất định cần có công phu thiền định tốt, chẳng những nắm bắt kiểm soát được tâm trạng trên việc xử sự, đối đãi với người, mà trong việc cộng sự cũng có thể ứng đối một cách viên dung.

 

Thiền định chẳng phải là ngồi ở đấy đều bất động, trong lòng thì lại cứ tạp tư ( suy nghĩ lung tung bậy bạ ) chẳng dứt. Thiền định là một thứ khai triển một cách an nhiên, bởi vì có cái tâm yên ổn, cho nên có trí tuệ nhìn thấu đất trời sự vật, thì có thể gặp việc mà chẳng loạn, chẳng vội, chẳng hoảng.

 

Chúng ta tu bàn đạo không dự đoán thiên thời, cũng không vọng nghị hình tượng, chỉ có thật thà mà tu hành. Nhập tướng mê tướng, tâm trạng dễ lung lay, chẳng rời chẳng nhập tùy hỷ tự nhiên an tường. Một niệm động thì lục tặc ( 6 tên trộm ) gây nên sóng gió, tự gia chơn nhân mê mất phương hướng đã rơi vào ma chướng.

 

Thường trì tụng chân ngôn cũng là một thứ phương pháp thiền định. Bởi vì thế cục hiện nay tạp loạn, nhân tâm dễ dàng nhấp nhô lên xuống dập dềnh như sóng, thường hễ không lưu ý một cái thì bị mê hoặc, cho nên mới phải mượn vào việc trì tụng chân ngôn để đạt đến tác dụng an tâm định thần.

 

Thứ sáu, bát nhã

 

Trí tuệ chẳng phải là vô duyên vô cớ mà đến, mà là khi con suất ra bổn tánh ( dựa theo thiên tánh mà hành ), tự nhiên lúc làm sẽ sản sanh ra. Sinh mệnh ngập tràn những biến số; sinh mệnh mà đã tích lũy kinh nghiệm qua thì giống như quyển bách khoa toàn thư, ghi chép vô số những kết tinh của trí tuệ. Có người trưởng thành trong những biến số, cũng có người thoái lùi trong những biến số; những người mà có thể không sợ trăm nghìn sự tôi luyện thì có thể sáng tạo trí tuệ liên miên không dứtChúng ta trong cuộc sống sinh hoạt ngày thường phải biết quán chiếu bổn tâm; có thể nhận thức tự bổn tâm mình thì mới có cơ hội đạt bổn hoàn nguyên. Trí tuệ của lúc này chẳng phải là sự thông minh mà thế tục hay gọi.

 

Pháp vô định pháp, chúng ta phải Không ( làm trống rỗng )  cái tâm ấy thì mới biết cái đạo hoạt bát linh lung, phát hiện ra cái mà bản thân mình thường dùng là cái nhân tâm khéo hay phân biệt, chớ chẳng phải là trí tuệ bộc lộ ra từ tự tánh, cho nên mới có những sự phán đoán sai lầm.

 

Ý chí kiên định lâu dài ví như là lửa, trí tuệ ví như nước; nếu như lửa chẳng có nước để khống chế thì sẽ càng mãnh liệt dữ dội, cuối cùng sẽ thiêu người đốt vật. Do đó chúng ta làm việc phải dùng lí trí nhiều vào, chớ chẳng phải là dùng tận hết ý chí ngoan cường.

 

Chớ có oán trách sự không thuận lợi của môi trường hoàn cảnhchỉ có nếm khắp các mùi vị thế gian mới có cơ hội khai mở trí tuệ, và cũng do đã từng đau qua rồi nên mới biết không khoan vùi đầu vào bên trong những cái khổ nữa, biết chuyển đổi lập trường và góc độ. Chúng ta chỉ cần dùng cái tâm chân thành, lễ kính đi đối mặt mỗi một thứ cảnh giới thì có thể đi khắp các con đường thế gian, vạn khó cũng chẳng oán.

Số lượt xem : 499