BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Bố Thí Vô Trụ

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 05:53:41
/Bố Thí Vô Trụ

Vấn đáp về Kim Cang Kinh :

Vì sao Bồ tát vì lợi ích của tất cả mọi chúng sanh mà nên bố thí như thế này ?


Kim Cang Kinh phần thứ 14 rằng : “ Tu-Bồ-Đề! Vì thế nên Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không trụ-trước vào đâu cả. Nếu như tâm còn có chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ, cho nên đức Phật nói, tâm của Bồ-tát chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà bố-thí. ”

 

Giải thích đoạn này thì nghĩa lớn là như sau : “ Tu-Bồ-Đề! Vì thế nên ” : Phật Thế Tôn bảo với Tu Bồ Đề, giải đáp tường tận nghi vấn của Tu Bồ Đề. “ Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác ” : thực hành việc trên cầu Phật trí, dưới độ chúng sanh; những người tu hành tu trì bồ tát đạo nếu như muốn tu thành chánh quả thì nhất định cần phải rời xa tất cả mọi tướng mà Không cái tâm ấy. Có thể rời tất cả mọi tướng mà Không cái tâm ấy thì có thể sanh khởi tâm bồ đề vô thượng chánh đẳng chánh giác. “ Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không trụ-trước vào đâu cả ”. Người tu trì bồ tát đạo là không được trụ ở trên sắc tướng mà sanh khởi tâm vọng tưởng, cũng không được trụ ở trên các tướng căn trần như âm thanh, hương, vị, xúc, pháp …mà sanh khởi tâm vọng tưởng; nên sanh phát cái đạo tâm không có chỗ trụ thì mới có thể rời xa tất cả mọi sự trói buộc của phiền não vọng tưởng, đạt đến cảnh giác thanh tịnh giải thoát. “ Nếu như tâm còn có chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ ” : nếu như bổn tâm sanh khởi cái tâm vọng tưởng có chỗ trụ thì chẳng phải là tâm không có chỗ trụ tướng mà Phật đã nói. “cho nên đức Phật nói, tâm của Bồ-tát chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà bố-thí ” : cho nên cái tâm thật sự của Bồ Tát mà Chư Phật đã nói là một đoàn hư linh, chơn không thật tướng, là không trụ ở trên sắc tướng mà hành bố thí mới có thể đạt đến cảnh giới bố thí viên mãn, tam luân thể không. “ Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát vì lợi-ích cho tất cả chúng-sanh, nên phải bố-thí như thế. ” : Phật Thế Tôn lại lần nữa bảo với Tu Bồ Đề rằng : này Tu Bồ Đề ! Bồ tát dựa vào đạo tâm vô thượng bồ đề để tu đạo, hành đạo là vì lợi ích cho tất cả mọi chúng sanh, họ dùng tâm bồ đề không trụ tướng để hành bố thí, lập kỉ đạt nhân để đạt đến cảnh giới thanh tịnh viên mãn, công nguyện thành tựu. Do đó Bồ Tát vì lợi ích của tất cả mọi chúng sanh, độ hóa tất cả mọi chúng sanh, khiến cho tất cả mọi chúng sanh thoát rời nỗi đau khổ của tam tai bát nạn, cho nên dùng đủ thứ phương pháp như tinh thần và vật chất, trí tuệ quảng đại vô biên, tâm ấn đại pháp của Chư Phật Bồ tát để phổ độ chúng sanh, càng dùng bát nhã chánh pháp truyền thụ cho chúng sanh, khiến chúng sanh cũng cùng tu bàn đạo, cũng đều có thể liễu thoát luân hồi, rời khổ được vui, chứng quả thành chơn. Bồ Tát sở dĩ có thể thành tựu Phật bồ tát, điều quan trọng nhất chính là họ hành bố thí không trụ tướng, đạt đến tam luân thể không, cũng có nghĩa là chẳng có người có thể bố thí, chẳng có đối tượng nhận bố thí, chẳng có vật đã thí, hiểu rõ tam luân đều không thể có được, đạo lý của đương thể tức không, bổn tánh vô trụ, vô niệm, vô tướng mới có thể đạt đến sự bố thí thanh tịnh viên mãn thật sự. Có thể đạt đến loại cảnh giới này tự nhiên có thể sanh khởi tâm bồ đề vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên nói : “ Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác ”. Muốn đạt đến cảnh giới trên thì nhất định phải đem lục căn lục trần hoàn trả lại nơi bổn thể vô cực thanh thanh tịnh tịnh, tất cả mọi khởi tâm động niệm, đi ở ngồi nằm đều là lấy bổn tánh bồ đề làm chủ. Ví dụ như nhìn thấy sắc tướng đẹp ưa nhìn, nghe thấy âm thanh hay khiến người cảm động ưa thích, ngửi thấy hương vị thơm phức, nếm được những món ngon, tiếp xúc với sự kích thích của các giác quan, tâm lí cảm giác ưa thích…mà lay động tâm, bởi vì đó là tác dụng của lục căn lục trần, chẳng phải là tác dụng của bổn tánh, cho nên nói : “ Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. ” Người tu trì bồ tát đạo phải dựa vào “ tâm không có chỗ trụ ” mới là tác dụng của bổn thể vô cực, cũng chính là cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khóa vàng huyền quan, tìm thấy chủ nhân ông bên trong khóa vàng huyền quan, khiến cho chủ nhân ông thanh thanh tịnh tịnh không có chỗ trụ làm chủ, đấy là công phu minh tâm kiến tánh của việc tu trì bồ tát đạo. Nếu như có chỗ trụ, cũng có nghĩa là chấp trước ở việc độ bao nhiêu người, khai hoang bao nhiêu phật đường, hành công đóng góp bao nhiêu tiền, quyên hiến bao nhiêu vật chất, lợi ích bao nhiêu chúng sanh, in ấn bao nhiêu kinh điển sách khuyến thiện, đem tất cả những việc thiện công đức đã làm ghi nhớ kĩ trong tâm mà dương dương tự đắc, đấy chính là cái mà Phật Thế Tôn đã nói : “ Nếu như tâm còn có chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ ”. Do đó, Phật Thế Tôn từ bi bảo với chúng ta rằng người tu hành thật sự tu trì bồ tát đạo là chẳng nên trụ ở trên tướng sắc trần mà bố thí. Nếu như trụ ở trên tướng sắc trần để hành bố thí thì giống như mang thỏi vàng lên thiên đường, đạt đến một độ cao nhất định thì sẽ rơi xuống, chẳng cách nào thăng lên đến Vô Cực Lí Vực, đạt đến cảnh giới thanh tịnh viên mãn, tiêu dao tự tại, cho nên nói : “ cho nên đức Phật nói, tâm của Bồ-tát chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà bố-thí ” , có thể thấy rằng bố thí không trụ tướng có thể tiêu nghiệp chướng lũy kiếp đến nay của chúng ta, cũng có thể khiến chúng ta sanh khởi đạo tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, càng có thể khiến chúng ta đạt đến cảnh giới của vô dư niết bàn , thanh tịnh, viên mãn, tự tại, minh tâm kiến tánh, đạt bổn hoàn nguyên.

 

 

七寶佈施論

殊菩薩問佛。雲何是一身七寶佈施。佛言。不貪佈施。所謂眼不貪色相奇物。是色寶佈施。耳不貪好聲音樂。是聲寶佈施。鼻不貪好上妙香。是香寶佈施。舌不貪好 上美味。是味寶佈施。身不貪好妙衣服。是觸寶佈施。意不貪名利恩愛。是法寶佈施。性不貪世間欲樂。是佛寶佈施。若人能悟自身中七寶佈施。所得福德。勝如世 間。金銀琉璃。珍珠瑪瑙。珊瑚琥珀。七寶佈施之福。百千萬分。不及其一。乃至譬喻。所不能及。


 

BỐ THÍ BẢY BÁU ( trích dẫn từ ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN )

 

            Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật:  “ Sao kêu là một thân mà có bảy báu bố thí ? ”

            Đức Phật nói: “ Nếu chẳng tham là bố thí. ”

 

1)     Con mắt chẳng tham sắc tốt và các vật đẹp là sắc bửu bố thí

2)     Lỗ tai chẳng tham nghe tiếng hay, đờn ca hát xướng là thanh bửu bố thí

3)     Lỗ mũi chẳng ham ngửi hương thơm, vật lạ là hương bửu bố thí

4)     Cái lưỡi chẳng tham vị ngon ngọt, bùi béo là vị bửu bố thí

5)     Cái thân chẳng tham mặc quần áo tốt, chạm xúc êm dịu là xúc bửu bố thí

6)     Ý chẳng tham danh lợi, yêu đương, dục tính là pháp bửu bố thí

7)     Tánh chẳng tham những sự dục lạc thế gian là Phật bửu bố thí.

 

Bằng có người biết trong thân mình có bảy báu đem bố thí thì đặng phước đức hơn là đem bảy báu trong thế gian như kim, ngân, lưu ly, trân châu, mã não, san hô, hổ phách ra mà bố thí. Trăm ngàn muôn phần bố thí cũng chẳng bằng một phần, nhẫn đến không thể đem cái gì mà thí dụ, so sánh được.

Chú giải : 

Lục căn chẳng tham là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp bảo bố thí. Tâm chẳng tham những dục lạc của thế tục là phật bảo bố thí. Phật nói bố thí, chúng ta thì phải nói cúng dường, đem thất bảo bên trong này cúng dường chúng sanh, chẳng tham dùng cho mình. Công đức của việc đem nội bảo ( bảo bên trong ) cúng dường lớn hơn nhiều so với công đức của việc dùng ngoại bảo ( bảo bên ngoài ) cúng dường.



Ngoại bảo cúng dường :


1. Một là vô thường
2. Hai là có hạn
3. Ba là phương tiện. 

 

Nội bảo cúng dường thì khác :

1. Một là thanh tịnh

2. Hai là vô lượng

3. Ba là trang nghiêm

 

Ngoại bảo cúng dường trồng phước điền ( ruộng phước ), được quả báo của nhân thiên.

Nội bảo cúng dường trồng bi điền ( ruộng từ bi ) gặt hái được chơn công đức.

Nội bảo cúng dường là đồng tình thương xót chúng sanh, từ bi cứu độ chúng sanh, cho nên đạt được chơn công đức.

 

 

 

 

Số lượt xem : 415