BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thế nào gọi là chơn công đức ?

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 16:12:34
/Thế nào gọi là chơn công đức ?

Các đồ nhi ơi ! hành công phải không quên lập đức, điều này cần phải cẩn thận. Nếu như hành công là vì để độ một người có bao nhiêu công đức, độ được 64 người thì có thể siêu bạt một lớp Tổ Tiên, đấy là chơn công đức chăng ? Con đã nghe qua câu chuyện của vua Lương Võ Đế chưa ? Có câu nói rằng : “ Đạt Ma tây lai nhất tự vô, toàn bằng tâm ý dụng công phu, nhược yếu chỉ thượng tầm phật pháp, bút tiêm trám can động đình hồ ”


(Dịch nghĩa : Đạt Ma từ phương Tây đến không mang theo một chữ, Toàn ở nơi tâm dụng công phu, Nếu như trên giấy tìm Phật pháp, Tựa như bút lông chấm cạn hồ Động Đình ). Đấy là ý nghĩa gì ? nghĩa là ngài Đạt Ma đã lãnh ý chỉ của ơn trên, nhìn thấy người phương Đông thật sự là quốc gia dân tộc chưa được khai hóa, một chút phật pháp cũng chẳng hiểu; tuy rằng lúc ấy đã có phật pháp lưu truyền, thế nhưng toàn bộ đều chưa kiến tánh, toàn bộ đều chẳng rõ cái gốc rễ, do vậy ngài đã phát tâm từ bi, từ Tây Phương đến Đông Phương gặp vua Lương Võ Đế.

 

Vua Lương Võ Đế tuy rằng có nghiên cứu phật pháp, vả lại còn hành một chút công. Ông ta xây chùa, kiến lập tăng đoàn, để cho các vị Tăng niệm kinh, có chỗ ở, có đồ ăn. Có cái tâm hành việc thiện này, ít nhiều cũng có chút thiện căn, vậy thì độ ông ta vậy. Vua Lương Võ Đế nhìn thấy ngài hình dạng như vậy thì có chút không xem trọng, đen thui thủi, dơ dơ, Cao Tăng gì đâu ? thế nhưng có người bảo ông rằng chớ có xem thường ngài ! Do vậy, Lương Võ Đế bèn cúng dường ngài. Cúng dường ngài mấy năm trời rồi, Đạt Ma nghĩ đấy chẳng phải là biện pháp, sứ mệnh của mình chưa liễu, mình đến là để hoằng dương phật pháp, sao trái lại mình bị người ta giam cầm ? do vậy ngài bèn có ý muốn rời khỏi; trước khi rời khỏi, ngài vẫn ôm ấp một tia hy vọng rằng có thể khiến cho Lương Võ Đế hiểu được, khiến cho ông ta liễu ngộ tốt nhất. Do vậy ngài bèn đi thăm Lương Võ Đế, Lương Võ Đế hỏi rằng : “ xây chùa cúng dường Tăng nhân có bao nhiêu công đức ? ”. Đạt Ma rằng : “ thật chẳng có công đức ” ( Vua Lương Võ Đế xây chùa cứ cách 5 dặm ( 1 dặm = 500 m ) xây một cái am, cách 10 dặm xây một cái chùa, và còn cúng dường chư Tăng, bố thí chay, thế nhưng tâm có chỗ chấp trước, trước tướng bố thí là phước đức hữu lậu ( có bị rò rỉ ) , do đó mà Đạt Ma nói rằng chẳng có chút công đức ). Lúc ấy nếu như Lương Võ Đế tồn tuệ căn thì phật pháp sẽ không chỉ giới hạn ở một chút xíu nho nhỏ này rồi )

 

Hôm nay chúng ta hiểu rõ, có cái tâm chấp trước thì có công đức hay không ? ( chẳng có ), và cái gì gọi là công đức ? Hôm nay chúng ta đem hai chữ công đức tách ra để giải thích.

 

“ Công ” có thể nói là hành ngoại công, “ đức ” có thể nói là bồi nội đức. Nếu như một người chỉ biết hành ngoại công mà chẳng biết bồi nội đức, vậy thì là công đức hữu lậu. Ví dụ nói, chúng ta hiện nay bàn đạo, nếu như chỉ biết bàn đạo, chỉ biết độ người, người này theo con đến cầu đạo rồi, nhưng bản thân con lại chẳng biết hướng về nội tâm để tu trì, sau này con và người đó cư xử qua lại chẳng viên dung, lí niệm chẳng hợp nhau, đức hạnh của bản thân lại chẳng thể bao dung cho người khác, vậy thì người ấy rất có thể sẽ không tiếp tục hướng về đạo nữa, vậy rốt cuộc là có công đức hay không có công đức ? Chúng ta tạm thời không bàn về việc người ấy có công đức hay không, nhìn thấy sự tình biến thành như vậy có đáng hay không ? ( không đáng ).

 

Hôm nay con có thể hờ hững không màng đến những dục niệm của bản thân. Hôm nay con có tiền, thì ăn ít một chút, dùng ít một chút, đem số tiền dư ra đem dùng để bố thí, dùng để giúp đỡ một người, cứu tế thêm một người, vậy chẳng phải rất tốt sao ? Hôm nay cho dù con rất giàu có, nhưng không tiếp tục tạo phước báo nữa, sau này con cháu của con trái lại sẽ nghèo khổ, đấy là đạo lý tuần hoàn tự nhiên. Do đó, có thể bố thí hành thiện thì chúng ta làm nhiều thêm một chút, tiết kiệm cái ăn nhiều thêm một chút, tiết kiệm cái dùng nhiều thêm một chút, đem những đồng tiền ấy để giúp đỡ người khác. Bất kể là con làm như thế nào, chúng ta phải học biết bố thí thật nhiều.

 

Chúng ta lấy việc bố thí trên mặt thân thể để nói thì chúng ta có thể hành “ nhãn bố thí ”, mắt phải bố thí thế nào đây ? Mắt bố thí chẳng phải là những người có con mắt khá to, hoặc tương đối đẹp mới có thể làm được; mắt bố thí là điều mà mọi người ai cũng có thể làm được. Mắt làm sao bố thí đây ? Chúng ta bình thường có thể hễ không vui thì cho người ta một sự trừng mắt, nhìn chằm chằm người ta, đấy chẳng phải gọi là bố thí. Cái gọi là bố thí chính là khiến cho người ta nhìn thấy các con thì có thể vui cười hạnh phúc, con mắt này biết nói chuyện, nói chuyện gì đây ? Con mắt phải khiến cho người ta cảm thấy rất nhân từ, rất nhã nhặn ôn hòa, rất quan tâm, đấy chính là nhãn bố thí.

 


 

 

Phải hành khẩu bố thí, miệng phải bố thí như thế nào ? nói lời tốt, còn gì nữa ? độ người, độ người thì phải có cách đấy ! đấy gọi là pháp thí. Cái miệng này của chúng ta bình thường phải nói những lời tốt, chớ có dùng để nói những khuyết điểm của người khác, chớ có thường dùng để mắng người, phải không ? hãy mỉm cười thật nhiều với người khác, cho người ta thêm vài câu khích lệ. Có lẽ không chừng hôm nay khi con nói một câu nói tốt với người ta, một lời hỏi thăm quan tâm đến người ta thì đã giúp cho người ấy vượt qua được ải khó khăn, giải quyết được phiền não, vậy thì con có phải là vị Đại Công Thần không ? Đấy là đang tu đạo đấy ! hãy mỉm cười thật nhiều với người khác, đấy chính là sự bố thí đấy !

 

 

 

 

 

Tu hành là việc rất tự nhiên, là tự động tự phát, cần gì phải người khác bảo con đi làm ? Cần gì người khác phải thôi thúc con ? các con hy sinh vì chúng sanh, bất kể là bỏ ra tiền, bỏ ra công sức thì cũng chẳng cần nói nhiều, cũng chẳng cần cố ý để cho người khác biết; đương nhiên, chẳng ghi nhớ việc mình đã hành công này, đấy là tốt nhất.

 

Các đồ nhi ơi, có thể đem một chút biểu hiện thành tích bàn đạo của các con nói rằng đấy là năng lực của các con hay không ? Con có năng lực như thế chăng ? Con không thể quy công về cá nhân được, bởi vì trong việc bàn đạo, độ người, khai hoang của con, toàn là nương cậy vào thiên mệnh kim tuyến, nương nhờ vào từ quang của chư thiên tiên phật thì mới có thể đi độ hóa chúng sanh thành công; đi làm công việc tế thế cứu nhân này, bất kể là nhìn thấy được, không nhìn thấy được thì đều là chư thiên tiên phật đang âm thầm trợ hóa, giúp đỡ. Do vậy, con không được có cái tâm kiêu ngạo, ơn trên sẽ chẳng giúp một người kiêu ngạo đâu.

 

Lại còn nữa, khi con có được thành quả thì phải quy công về các đạo thân đồng tu, chớ không thể quy công về mình, nghe có hiểu không ? Thầy hỏi các con đây, các con độ hóa chúng sanh là vì công đức chăng ? tuyệt đối không phải. Nếu như con đến tận bây giờ vẫn còn nghĩ rằng con độ hóa một người có bao nhiêu công đức, vậy thì con vẫn là người chẳng rõ lý, bởi vì đấy vốn dĩ là việc mà con nên làm, có đúng không ?

 

Cái gọi là công đức, cái gì gọi là công đức ? công đức ở đâu ? Nếu như nói có một chút công đức, trong Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng :

 

 

 

 

“ kiến tánh là công, bình đẳng là đức, niệm niệm vô ngạithường thấy cái diệu dụng chân thật của tự tánh gọi là công đức.

 

Trong tâm khiêm tốn là công, ngoài hành lễ phép là đức;

Tự tánh kiến lập vạn pháp là công, tâm thể lià niệm là đức;

Chẳng rời tự tánh là công, ứng dụng vô nhiễm là đức.

 

Muốn tìm kiếm Pháp Thân của công đức, phải y theo đây thực hành mới là chơn công đức.

 

Người tu hạnh công đức, tâm chẳng khinh người, thường hành pháp cung kính. Tâm nếu khinh người, nhơn ngã chẳng dứt tức là chẳng công, tự mình hư vọng chẳng thật tức là chẳng đức, vì ngã chấp quá lớn, nên thường khinh bỉ tất cả. Thiện tri thức, niệm niệm chẳng gián đoạn là công, tâm bình đẳng, hạnh ngay thẳng là đức; tự tu tánh là công, tự tu thân là đức. Thiện tri thức, công đức phải do tự tánh tự thấy, chẳng phải bố thí cúng dường mà cầu được, nên phước đức và công đức khác nhau là vậy. ”

 

Những câu nói trên các con hãy thật tốt mà làm, thật tốt mà hạ công phu trên tâm cảnh thì đúng rồi. Do vậy nói, giảng đạo chẳng rời tâm tánh, hiểu không ? cái tâm này của con chẳng tu thì vẫn là uổng phí !

 

 

Số lượt xem : 263