Đời người đi hướng về đâu ?
Đời người đi hướng về đâu ? Đời người tất nhiên hướng đến đi trên con đường của sự chết; có sinh tất có tử, nhưng người chết rồi lại đi hướng về đâu ?
Đây thật sự là một vấn đề cực kì quan trọng, do đó các bậc Thánh nhân của Ngũ giáo đều vì vấn đề của sinh tử mà viết ra những quyển sách uyên thâm, xiển dương chân lí tối cao của đời người – đời người đi hướng về đâu ?
Phật Thích Ca thuyết pháp, chỉ cho con người kiến tánh thành phật, đạt đến cảnh giới cao nhất của đạo, qua bến bờ bên kia, điều này giống với đạo lí Đức chúa Giêsu muốn cứu con người vãng sanh nước trời vậy. Khổng Tử cũng nhận thức được chân lí này, nói rằng “ sáng nghe đạo tối chết cũng được “
Đời Đường có một vị hòa thượng mà học vấn và đạo hạnh đều rất cao, có người hỏi ông rằng : “ ngài họ gì ? “
Ông trả lời rằng : “ Tôi họ gì. “;
Người ta lại hỏi : “ người nước nào ? “,
Ông lại trả lời rằng : “ người nước nào. “;
Người ta lại hỏi : “ ông đến từ đâu ? đi hướng về đâu ? “;
Ông trả lời rằng : “ đến từ đâu, đi về đâu. “
Những câu trả lời của Hòa Thượng có hàm chứa những triết lí cao sâu, đáng để cho người ta suy đi ngẫm lại. Điều này cùng một đạo lí với điều mà Đức Khổng Tử đã nói : “ chưa biết sinh, sao biết tử ? “, bởi vì nếu bạn biết “ sinh ra đến từ đâu ? “ thì sẽ biết “ chết hướng đi về đâu ? “, biết sinh thì biết tử, tận tâm cho nên biết tánh biết trời. Ngạn ngữ có câu rằng : chưa hỏi sau khi chết đi về đâu, trước hỏi trước khi sinh ra đến từ đâu. Lại nói rằng : con người sinh ra từ trời, chết rồi phải trở về trời. Con đường về trời là thế nào ? trước hết thoát luân hồi, nhảy ra khỏi con đường sinh tử, tu tâm dưỡng tánh thì có thể trở về cõi Vô Cực Lí Thiên, đấy mới thật sự là nơi đi tới của đời người.
Duy chỉ có các bậc Đại Bồ Tát mới hiểu được nghĩa này
世尊因七賢女遊「屍陀林」,一女指屍曰:「屍在這裡,人向甚處去?」
一女曰:「作麼?作麼?」
諸姊諦觀,各各契悟。感帝釋散花曰:「惟願聖姊有何所須,我當終身供給。」
女曰:「我家四事七珍,悉皆具足。唯要三般物,一要無根樹子一株,二要無陰陽地一片,三要叫不響山谷一所。」
帝釋曰:「一切所須,我悉有之。若三般物,我實無得。」
女曰:「汝若無此,爭解濟人?」
帝釋罔措,遂同往見佛。
佛言:「憍尸迦,我諸弟子大阿羅漢不解此義,唯有諸大菩薩乃解此義。」
“ Ngũ Đăng Hội Nguyên ” đã ghi chép một công án như sau :
Bảy hiền nữ ( 7 cô con gái ) đi qua 「Slta-vana 屍陀林」“ Thi Đà Lâm ” ( dịch nghĩa : bải tha ma ) , một cô chỉ xác nói rằng : “ xác ở đây, người đi về đâu ? ”
Một cô nói rằng : “ vì sao ? vì sao ? ”
Các chị xem kĩ, mỗi người đều khế ngộ. Đế Thích cảm động mà rải hoa nói rằng : “ chỉ mong các Thánh tỉ có cần thứ gì, tôi sẽ cả đời cúng dường cho. ”
Cô gái nói rằng : “ Nhà tôi tứ sự thất bảo đều có đủ cả, duy chỉ cần 3 thứ; một là cần một cây sống không rễ, hai là cần một mảnh đất chẳng có âm dương, ba là cần một tòa núi cốc ( thung lũng ) mà khi kêu to lên chẳng có tiếng vang ầm ”
Đế Thích rằng : “ Tất cả mọi thứ cần thì tôi đều có, nếu là ba món này thì thật tôi chẳng có được ”
Cô gái nói rằng : “ ngài nếu chẳng có những thứ này, làm sao biết được làm thế nào để giúp người khác vượt qua biển khổ ? ”
Đế Thích chẳng biết làm thế nào, bèn cùng với bảy cô gái đến gặp phật.
Phật rằng : “ Kiều Thi Ca, các đệ tử của ta bậc Đại A La Hán đều không hiểu được nghĩa này, duy chỉ có các bậc Đại Bồ Tát mới hiểu được nghĩa này. ”
Chú thích :
Tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc thang, chỗ ở).
Đoạn văn trên là nói về sự khai ngộ của 7 cô gái.
Thiên Tử Để Thích nguyện cúng dường tất cả những gì mà bảy cô gái cần. Thứ mà 7 cô gái cần gồm 3 món :
1. Một cây sống chẳng có rễ. Xưa nay chưa từng thấy qua thiên hạ có “ cây sống mà không có rễ ”.
2. Một mảnh đất chẳng có âm dương. Dựa vào Âm Dương học mà nói thì bất cứ mảnh đất nào cũng đều có âm đều có dương, vốn dĩ chẳng có “mảnh đất chẳng có âm dương ”.
3. Một tòa núi cốc ( thung lũng ) mà khi kêu to lên chẳng có tiếng vang. Chúng ta đến núi cốc, kêu to lên một tiếng tất sẽ có tiếng vang dội lại, chứ chẳng có cái gọi là “tòa núi cốc mà khi kêu to lên chẳng có tiếng vang ”.
Đế Thích chẳng cách nào cho ra 3 món đồ này bèn đi thỉnh giáo Phật. Phật rằng : “duy chỉ có các bậc Đại Bồ Tát mới hiểu được nghĩa này ”
Nếu các vị chẳng phải là một người khai ngộ, thì nghĩ chỗ này chẳng thông, chỗ kia cũng chẳng thông, ban ngày nghĩ không thông, ban đêm nghĩ không thông, nằm mơ cũng nghĩ chẳng thông, không thông là không thông.
「Slta-vana 屍陀林」“ Thi Đà Lâm ” nghĩa là “ bãi tha ma ”, là nơi bỏ xác. Thi thể là chẳng còn linh tánh nữa rồi, lúc còn linh tánh mới gọi là người, do đó mới nói rằng : “ tánh ở thì người ở, tánh đi thì người chết ”.
Thân này không phải là tôi, không phải của tôi.
Đấy chỉ là " cái tôi giả ", chẳng phải " cái tôi thật "
Đâu mới là " cái tôi thật " ?
“ xác ở đây, người đi về đâu ? ” câu nói này ẩn dụ hàm ý sâu xa, do đó Đế Thích rất ư là cảm động mà muốn cúng dường bảy cô gái. Thế nhưng người từ trời sanh, chết phải về trời mới được xem là nhận tổ quy căn ( trở về gốc cội ), con đường về trời là thế nào ? nếu chẳng biết 3 món bảo này thì làm thế nào mà về ? Lãnh ngộ được 3 món bảo vật này mới có thể chứng đắc Đại Bồ Tát, do đó Đức Thế Tôn bảo với Đế Thích rằng : “ Kiều Thi Ca, các đệ tử của ta bậc Đại A La Hán đều không hiểu được nghĩa này, duy chỉ có các bậc Đại Bồ Tát mới hiểu được nghĩa này ”. Muốn chứng quả bồ tát chăng ? trước hết hãy tìm 3 món bảo vật, nếu tìm không ra thì vẫn phải tìm bậc đại thiện tri thức Minh Sư chỉ thị cho chánh pháp tâm truyền của các vị Phật Tổ. Thơ kệ rằng : 「佛種菩提在靈山,靈山不響無陰陽;若人悉得個中意,便是西來大佛仙。」 “ Phật chủng bồ đề tại Linh Sơn, Linh Sơn không vang chẳng âm dương; nếu người hiểu được ý trong đó, thì là Phật Tiên từ Tây Thiên ”. “ Lục Tổ Đàn Kinh, phẩm Bát Nhã ” rằng : “ Thiện tri thức, trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh ”. Người đời muốn tìm thấy ba món báu vật để trở về trời thì nhất định cần phải tìm cầu Minh Sư đại thiện tri thức chỉ thụ cho “ tánh lí tâm pháp ” mà chư phật 3 đời chẳng dễ gì truyền cho.
Những ai đã cầu đạo, ngộ đạo, được Minh Sư khai quang chỉ điểm cho thì mới ngộ được huyền cơ trong đó, chính là ám chỉ “ Huyền quan khiếu ”
Camera quay được Linh Hồn của Một Cô Gái Ấn Độ Bay Ra Khỏi Xác Khi Đang Hỏa Thiêu (video)
Số lượt xem : 1032