BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nét đặc sắc của việc tu hành pháp môn Bạch Dương

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 14:07:37
/Nét đặc sắc của việc tu hành pháp môn Bạch Dương

1. Một chỉ của Minh Sư là trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật. Cầu đắc đại đạo “ thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên ”. Cho dù lúc tại thế chưa thể tu tập đến cảnh giới của tự tánh tịnh độ “ minh tâm kiến tánh ” “ triệt kiến bổn lai ” vẫn nhận được sự nhiếp thụ của từ tâm của Di Lặc Tổ Sư, mang nghiệp vãng sanh Đâu Suất Đà Thiên, tiếp nhận sự tái giáo hóa của các Bồ Tát hữu duyên, chẳng rơi trở lại vào luân hồi để bảo vệ gìn giữ phật căn chẳng thối chuyển.


Di Lặc thượng sanh kinh ” đã nói : “ nếu có người nghe được danh hiệu Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát, nghe rồi hoan hỷ, cung kính lễ bái, người này lúc mệnh chung, trong chốc lát của cái búng tay, tức được vãng sanh ”. Dựa theo điều kiện đã nói trong kinh, phàm là các đạo thân của chúng ta, lúc cầu đạo đã được nghe Thánh hiệu “ Di Lặc ” Bồ Tát Ma Ha Tát, lại có thể quay về đạo trường tận tâm liễu nguyện, đương nhiên tin tưởng đạo là thật, lý thật, thiên mệnh là thật mà tâm sanh “ hoan hỷ ”, chỉ cần quay về phật đường, ít nhất lễ tham từ giá đương nhiên là không thể thiếu, “ lễ bái ” Di Lặc Tổ Sư là tất nhiên; cái trọng yếu nhất của hành lễ chính là tâm tồn “ cung kính ”, điều kiện như thế viên mãn đầy đủ, còn lo không thể vãng sanh ư ?

 

Có một lần Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi nói : “ Có người thân thể suy lão, bệnh tật trói thân, đã phải đi rồi, con cái của người đó bèn thắp bó nhang lớn, khấu đầu thượng thiên từ bi, hy vọng có thể lưu lại. Họ cho rằng đấy là một loại biểu hiện của hiếu, thế nhưng chúng ta có vì người đương sự mà suy nghĩ giùm, đi khỏi rồi đối với người đó mà nói, là mọi thứ xong xuôi, chẳng phải là một sự giải thoát hay sao ? chẳng phải là rất tốt hay sao ? hà tất phải khổ sở cầu xin muốn lưu người đó lại.

 

Đấy đều là bởi vì không biết “ phải vãng sanh đến đâu ? ” nên đối với cái chết mới có một thứ sợ hãi không nói lên được, nếu tin chắc sẽ vãng sanh nội viện Đâu Suất Thiên, cùng ở chung với Lão Tổ Sư, đấy là việc tốt, là chuyện đáng mừng, nên buông xuống vạn duyên, vui vẻ mà tiến về trước.

 

2. Tu trì của Gần, dễ, phổ

 

a. Gần : vãng sanh Đâu Suất Đà Thiên ( trời thứ 4 của Dục giới ), tiện cho việc hành trì và được sau này thọ chứng đắc giải thoát.

 

b. Dễ : Tu đạo Bạch Dương là thánh phàm kiêm tu, đạo ở trong cuộc sống hằng ngày. Tại gia xuất gia, nhập thế cũng có thể tu pháp xuất thế, do vậy dễ đắc, dễ tu, dễ thành.

 

c. Phổ : Chẳng phân nam, nữ, già, trẻ, tuệ căn sâu cạn, thích hợp với các loại căn khí đều có thể tu trì, thậm chí chẳng có học vấn, chẳng biết chữ, chỉ cần chân công thật thiện, thật thà tu hành cũng có thể thành đạo.

 

3. Mạt hậu nhất trước, thiên thời ứng vận, tam kì mạt hậu mới có cơ hội này. Trong pháp duyên thù thắng của Di Lặc ứng vận, để viên mãn thành toàn một đại sự nhân duyên này, người có trí tuệ nên nắm bắt lấy cơ hội mà nỗ lực đi làm.

Số lượt xem : 842