Đạo ở chỗ Ngộ Chẳng liên quan đến lời nói văn tự
Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư, ngài ấy chẳng biết một chữ thì có thể đắc được y bát của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, kế thừa huệ mệnh của Phật Tổ; còn Thần Tú Đại Sư tuy rằng đọc rộng kinh sách, giảng kinh thuyết pháp, thế nhưng chưa lĩnh ngộ ý Tổ, chưa thấy được tự tánh, chỉ đến ngoài cửa, chưa được vào cửa, chẳng thể nhìn thấy nội thất bên trong. Từ đấy có thể thấy, tham thiền ngộ đạo chẳng ở học thức cao thấp có không. Có lúc, thậm chí tri thức là vật chướng ngại của việc cầu đạo, là vật chướng ngại của việc cầu chân lí, bởi vì học thức càng nhiều lí càng loạn, văn ngôn càng nhiều càng chướng đạo. Do vậy muốn thể ngộ tâm tánh, triệt ngộ chân lí, thì nhất định cần phải lìa ngôn từ, phá bỏ sự đối đãi, lĩnh ngộ những điều ngụ ý, các ý bên ngoài của kinh, thì mới có thể thâm nhập tam muội, đốn ngộ bổn lai diện mục.
Huệ Năng tuy rằng chẳng biết văn tự, do phật căn trí tuệ bẩm sinh, diệu trí bát nhã, lần đầu nghe người ta tụng kinh Kim Cang thì đã ngộ được “ tâm tức là Phật, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm ấy ”. Sau đó ngài ấy mới đầu bái Ngũ Tổ thì nói : “ con từ xa đến lễ bái Thầy, chỉ cầu làm Phật ”, lại nói : “ tự tâm của đệ tử thường sanh trí tuệ, chẳng lìa tự tánh, tức là ruộng phước ”, từ đây có thể thấy ngài ấy chẳng phải hạng tầm thường.
Huệ Năng dựa vào “ bồ đề bổn vô thụ, minh kính diệc phi đài, bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai ” làm một bài kệ mà đã đắc thụ sự chỉ thụ của Ngũ Tổ, ấn chứng Phật Cơ Tâm Truyền, đốn ngộ vô thượng bồ đề. Sau đó, ngài ấy thường dạy bảo các đệ tử rằng : “ Nếu khởi chánh chân Bát-nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát-na vọng niệm đều diệt, nếu biết Tự tánh một phen ngộ tức đến Phật địa ( quả vị Phật ) ”. Vạn pháp đều ở bên trong tự tánh, nhận biết được chơn như Phật Tánh tức có thể thành Phật.
Phật, tuy rằng thuyết pháp 49 năm, đàm kinh khắp nơi mở 16 lần pháp hội, thế nhưng thảy đều là ứng người mà thuyết, ứng cơ tế độ, vốn chẳng có pháp cố định, không thể chấp lấy. Phật ở trong kinh Kim Cang đã từng lặp đi lặp lại chỉ dẫn các đệ tử rằng : “ nên biết pháp của ta ví như thuyền bè, đến pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp ”, và “ Nầy Tu Bồ Đề ! Ông chớ nói rằng đức Như Lai nghĩ thế này : Ta nên có chỗ thuyết pháp, ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao ? Vì nếu người nào nói rằng : Đức Như Lai có thuyết pháp, thời là huỷ báng Phật, không hiểu được nghĩa lý của Phật nói. Nầy Tu Bồ Đề ! Thuyết pháp đó chính thiệt không có pháp chi nói được, đó tạm gọi là thuyết pháp. ” Bởi vì tự tánh của chúng sanh vốn có diệu trí, đều có thể tự độ, Phật chẳng thể độ. Cũng giống như các học sinh tham gia thi cử vậy, thầy giáo chỉ có thể chỉ đạo từ bên cạnh mà thôi, còn về việc có thể thi đậu hay không, quyết định là ở chỗ học sinh có chuyên cần học tập, nỗ lực đắc pháp hay không. Phật giảng kinh thuyết pháp, hoành luận trực thuật, thảy đều là khiến người ta ngộ lí kiến tánh. Chỉ bởi vì người đời chẳng thấy tự tánh, do vậy mà lập cái pháp kiến tánh; người đời nếu thấy bổn thể chơn như thì chẳng cần lập pháp, do đó mà trong kinh Duy Ma Cật, Phật nói : “ Thiện tai ! Thiện tai ! Cho đến chẳng có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào pháp môn không hai ”. Kinh Lăng Nghiêm cũng nói rằng : “ Thế Tôn chẳng nói một từ, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tướng phân biệt, lìa tướng danh tự ”. Kinh là lời của bậc Thánh Nhân, dạy cho con người nghe hiểu, từ phàm ngộ Thánh, vĩnh viễn làm ngưng nghỉ cái tâm mê. Một quyển kinh này trong tánh của chúng sanh vốn có, nếu ngộ được bổn tâm thì mới biết rằng kinh này chẳng ở nơi văn tự; nếu có thể hiểu rõ tự tánh thì mới tin rằng tất cả Chư Phật thảy đều từ kinh này mà ra.
Cảnh giới cao nhất của Thiền Đạo là huyền đến diệu đế, chẳng rơi vào ngôn ngữ giải thích, chỉ có thể dùng tâm đi thể hội suy xét, chẳng cách nào dùng lời nói biểu đạt ra ngoài một cách cụ thể được ( đạo lí áo diệu, khó mà thuyết minh ) , như người uống nước nóng lạnh tự biết, người khác chẳng cách nào biết. Phật ở trên hội Linh Sơn, có một lần đàm pháp luận đến chỗ cao trào huyền diệu, đột nhiên lặng im không lời, tay cầm một đoá hoa kim ba la, ngài đưa nhành hoa lên trước mặt ngài di chuyển xoay tròn, mọi người đều cảm thấy kinh ngạc, chẳng thể hội được ý của Phật. Duy chỉ có một mình đại đệ tử Ma-Ha-Ca-Diếp là vị có hạnh Đầu đà bậc nhất mỉm cười, ngộ được ý chỉ của Phật, ngầm hiểu thiền cơ trong đó, đắc được chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm của Phật.
Lại nữa, Phật ở trong vườn Kỳ-Thọ, Cấp-Cô-Độc, tại nước Xá Vệ, trước lúc sắp giảng pháp cho các đệ tử, Phật vào thành lớn Xá Vệ mà khất thực; trong thành ấy, đức Phật theo thứ tự, ghé từng nhà, khất thực xong trở về Tịnh-Xá, dùng cơm, rồi cất y bát, sau khi rửa chân xong, đức Phật trải toà mà ngồi, trong khoảnh khắc ấy bèn đã đem chỗ thật tướng bát nhã, Phật tánh chơn như hiển lộ ra bên ngoài. Các đệ tử cứ ngỡ rằng đấy chẳng qua chỉ là một khoảng quá trình trước và sau của Phật khất thực mà thôi, bên trong ấy vốn chẳng có ẩn tàng huyền cơ diệu lí gì cả, thế nhưng lại bị đệ tử Tu Bồ Đề là vị Giải Không đệ nhất nhìn ra được chỗ then chốt xảo diệu mà trong lòng sớm đã có chỗ lĩnh hội. Phật đem diệu cơ tâm pháp , “ phải trụ tâm như thế này, phải hàng phục tâm mình như thế này ”, thầm truyền thụ cho Tu Bồ Đề đắc thụ diệu pháp vô thượng.
Hai pháp hội trên, vào lúc thời khắc quan trọng, Phật nào có từng nói qua pháp gì ? ( Bởi vì đại đạo chí thiện chí mĩ chẳng có lời nói, đạo lí chí cao vô thượng siêu vượt, cắt đứt mọi ngôn từ ) , chỉ là giữa Thầy trò, lĩnh hội nơi tâm ngầm hiểu, tâm ấn tâm, thần truyền thần, tâm cơ diệu pháp bèn như thế mà truyền thụ qua. Đấy cũng là cái ý của bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền mà Thiền Gia đã nói vậy !
Trong “ Văn Vương - Đại Nhã – Kinh Thi ” cũng nói : “ sự chuyển vận của trời cao, không tiếng, không mùi ” ( ông trời hành tứ thời hoá dục vạn dân, chẳng có âm thanh cũng chẳng có mùi hơi ) , “ ta mang lấy cái đức sáng để cảm hoá nhân dân, chớ không dùng sắc mặt nghiêm khắc, những lời lẽ nghiêm khắc lớn tiếng ”. Khổng Tử nói rằng “ dùng sắc mặt lời lẽ lớn tiếng nghiêm khắc để giáo hoá dân, ấy là ngọn vậy ”. Trong tâm trí của Tử Cống cứ tưởng rằng Thầy của họ có thể học rộng tinh vi, đa tài đa năng đại khái là do nghe hiểu biết phong phú, trí nhớ tốt mà thôi ! Không Tử biết rõ ý nghĩ của ông ta, chỉ là sợ các đệ tử không chú trọng xem trọng cái căn bản gốc rễ thâm sâu của học vấn, mà cứ đuổi theo những khía cạnh vụn vặt của những học thức nông cạn ngọn cành không gốc, bèn đúng lúc mà dạy bảo các đệ tử rằng : “ 「賜也!汝以予為多學而識(3)之者與(4)?」對曰:「然,非與?」曰:「非也。予一以貫之。」( Trò Tứ ! ngươi tưởng ta đã học tập rất nhiều rồi sau đó mới từng cái một ghi nhớ các đạo lí và học vấn đó ư ? Tử Cống thưa : “ Vâng ạ ! Chẳng lẽ không phải như vậy sao ? ”, Khổng Tử đáp : “ Không phải, ta chỉ là dùng một đạo lý cơ bản mà thông suốt mọi vấn đề, thông suốt vạn sự vạn vật từ trên xuống dưới. ” ( Ta sở dĩ có thể quảng thông các đạo lí trong thiên hạ vốn không phải chỉ là dựa vào học nhiều nghe nhiều mà đắc được đâu, mà đấy là do lấy pháp tắc căn bản của đạo, chuẩn tắc chung của vũ trụ mà đi quán xuyên thông triệt vạn lí vạn sự. ” ) . Đấy cũng chính là bổn lập mà đạo sanh ( cái gốc căn bản kiếp lập vững rồi thì có thể xây dựng các nhân sinh quan đúng đắn, các nguyên tắc trị quốc làm người đúng đắn mới bèn sản sinh ), dùng phương pháp đơn giản ngắn gọn mau lẹ để xử lí những việc ngổn ngang phức tạp, như thế mới có thể từ trên cao nhìn xuống, bảo trì sự thanh tịnh hư vô của nội tâm mà dẫn dắt mọi người, thì mới không dẫn đến sự rối loạn đánh mất đi phép tắc trật tự, gốc ngọn đảo lộn.
Lại có một lần, Khổng Tử soi thấy các đệ tử thảy đều là lấy việc nghe rộng biết nhiều cho là có tài, Khổng Tử bèn huấn thị thêm rằng : “ Ta thật không muốn thuyết giảng nữa ! ”. Tử Cống nghe vậy hỏi : “ Thầy mà không giảng chúng con biết lấy gì mà học theo ? ”, Khổng Tử đáp lại : “ Trời có nói gì đâu ! Bốn mùa vận hành, vạn vật sinh sôi. Trời có nói gì đâu ! ”. Sự sắp xếp trật tự xảo diệu của các vì tinh tú trên trời mà không dẫn đến sự rối loạn mất đi trật tự; xuân hạ thu đông nóng lạnh tuần hoàn, luôn chuyển không ngừng, có thể ứng thời hoá dục đối với hàng trăm các loài động thực vật. Nó vì nhân loại mà cống hiến cực lớn, có thể nói là Thiên Ân to lớn vĩ đại, vô cùng hoàn mĩ, không gì có thể sánh bằng. Bất kể là nhân loại cảm ân cũng được, không cảm ân cũng được, nó xưa nay chưa từng so đo tính toán, càng không tự cho rằng có công, âm thầm không một lời nào vì chúng sanh mà phục vụ. Thánh Nhân thừa thiên mệnh, lấy việc xiển đạo tuyên hoá, giáo hoá chẳng ở nơi lời, khiến cho tư tưởng và phẩm cách của chúng sanh trong sự bất tri bất giác mà chịu sự ảnh hưởng cảm nhiễm mà nảy sinh sự thay đổi, và khiến cho con người ngộ triệt cái lí mọi sự vật đều đắc được sự an bài vị trí thích hợp, hiểu rõ cái công huyền diệu của tạo hoá.
Đức Giê-su, mới chào đời thì đã ở trong ngôi nhà thợ mộc khốn khổ, từ nhỏ chưa từng đi học qua, thế nhưng ngài bẩm sinh có trí tuệ siêu nhiên cao độ; vào lúc 8 tuổi thì đã có thể biện luận chân lí của vũ trụ với rất nhiều các tiến sĩ, mọi người không ai không vì trí tuệ thông minh nhanh nhẹn, tài ăn nói khéo léo lanh lợi của ngài mà ca ngợi sự kì diệu của ngài. Trong khoảng thời gian truyền đạo 3 năm ngắn ngủi của ngài vốn dĩ chẳng có bàn luận những triết lí rất cao thâm gì, chỉ là lấy “ ái, tín ” làm chuẩn tắc tu tâm dưỡng tánh cho mọi người, làm chỉ nam để hiểu rõ chân lí cho mọi người. Dưới sự cảm chiêu của tinh thần bác ái của ngài, các đồ chúng mà quy y tín ngưỡng ngài thật là tính đếm không xuể. Ngài từng nói rằng : “ Whoever wants to be my disciple must deny themselves and take up their cross and follow me. Nếu ai muốn theo ta, thì phải từ bỏ chính mình, vác cây thập tự giá của chính mình mà theo ta. “ ( Mathiơ 16:24 ) và “ And whoever does not carry their cross and follow me cannot be my disciple. Nếu ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta thì không thể làm môn đồ Ta. ( Phúc âm Luca 14:27 ). Cây thập tự giá của chính mình chẳng phải chỉ là cây thập tự giá hữu hình hữu tướng từ gỗ khắc đồng đúc, mà càng là bổn tánh vô hình của ta, chí linh chí hư, thuần tịnh chẳng nhiễm. Phật rằng : Linh sơn địa; Nho rằng : Chí thiện địa; Đạo rằng : chỗ Cốc thần bất tử. Thật tốt mà tu dưỡng mảnh đất này, khiến cho ánh hào quang chói lọi của nó hiển lộ đầy đủ, tràn ngập vũ trụ, thì linh của ta có thể khắc phối thiên địa, tánh của ta có thể quán xuyên nhật nguyệt, cùng tham dự với đất trời !
Trong Đạo gia, Lão Tử nói : “ Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh, phi thường danh ” ( Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến, tên mà có thể đặt ra để gọi nó (Đạo ) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến ). Ngoại trừ bổn thể vũ trụ là cái đạo chơn thường ra, phàm tất cả những thứ hữu hình hữu tướng, có danh xưng tên gọi, có thể miêu thuật ra, có thể nói bàn ra thì đều không phải là cái đạo chơn thường bất biến, không phải là cái tên chơn thường bất biến, bởi vì nó không vượt qua nổi sự khảo nghiệm của không gian thời gian, sớm muộn gì rồi cũng có một ngày đều sẽ mục nát huỷ hoại điêu tàn. Tất cả những hư danh vọng tướng, những lời bàn sai lầm vô nghĩa, đấy đều chẳng phải là cái mà Lão Tử đã ca ngợi Đạo.
Đạo Đức Kinh nói rằng : “載營魄抱一,能無離乎?專氣致柔,能嬰兒乎?滌除玄覽,能無疵乎?” ( nghĩa là : Có thể khiến cho tinh thần hồn phách ôm giữ lấy bổn thể vĩnh hằng ( Đạo ), không lìa xa được không? Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, hoàn toàn theo được đạo Trời ( định luật trời đất ) như đứa trẻ sơ sinh được không ? Có thể gột rửa tâm linh, tẩy trừ được những ( trần cấu – nghi hoặc, tạp niệm vọng kiến ), giữ được cho gương lòng trong sáng không tì chút vết nào được không ? ) . Theo như ý của Lão Tử thì : anh có thể dẹp bỏ tất cả những tri thức nghe nhìn mà anh đã học, gột rửa sạch gương lòng trong sáng cho nó không còn chút bợn nhơ, làm quang minh sáng ngời lại cái trí tuệ bổn nhiên ấy của anh có được không ?
Lẽ đương nhiên là chúng ta trước khi vẫn chưa thể minh tâm kiến tánh thì vẫn còn phải lấy tấm gương lòng trong sáng quang minh của Thánh Nhân làm chiếc thang tu tập. Thế nhưng một khi sau khi đã thăng đường nhập thất triệt ngộ bổn thể rồi thì bèn nên hướng về trên tự tánh mà tìm cầu, phá tất cả tướng, trừ tất cả chướng, mãi cho đến mảy may tí ti một chút trần cấu vọng tướng sanh diệt thảy đều chẳng còn chấp trước sót lại, vậy thì mới có thể ngộ thấu vô ngại. Từ văn tự bát nhã đến bát nhã quán chiếu, cuối cùng vẫn lấy bát nhã thật tướng làm chỗ quay về, giống như Trang Tử đã nói : “ 筌者所以在鱼,得鱼而忘筌。蹄者所以在兔,得兔而忘蹄。言者所以在意,得意而忘言。” ( Có nơm là vì cá, được cá hãy quên nơm. Có lưới là vì thỏ, được thỏ hãy quên lưới. Có lời là vì ý, được ý hãy quên lời. ) Bởi ngón tay mà nhìn thấy mặt trăng, nhưng không thể chấp mặt trăng là ngón tay; mượn văn tự để tải đạo, nhưng không thể chấp văn tự để cầu đạo, thì mới là đệ nhất diệu đế của việc học Phật tu đạo.
Số lượt xem : 1116