BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thần Khí Thiên muốn cầu đạo thì phải như thế nào ?

Tác giả liangfulai on 2022-06-07 10:08:59
/Thần Khí Thiên muốn cầu đạo thì phải như thế nào ?

 

Thần Khí Thiên muốn cầu đạo thì phải như thế nào ?

( Tế Công Hoạt Phật từ huấn ) 

 

Khí Thiên chẳng phải là cõi trời vĩnh cửu. Các linh tu luyện cõi Khí Thiên và các vị Thần cõi khí thiên phải làm sao để đắc được cơ duyên cầu đạo ?

Những người bình thường đều cho rằng cõi trời mà các tu luyện sĩ cõi Khí Thiên và các vị Thần cõi khí thiên về thì đã là cõi trời cảnh giới cao nhất rồi. Thần Khí Thiên chính là các vị Thần linh được người đời quỳ lễ ở các ngôi chùa miếu, nhà thờ, hưởng thụ nhang khói, gọi là “ Thần Khí Thiên ”.


Người bình thường cho rằng Thần linh cõi khí thiên đã là những vị Thần cảnh giới cao nhất rồi, cho rằng mình chỉ cần hành thiện, làm việc tốt, giúp đỡ người khác, lập nhiều công tốt, chớ làm chuyện đại ác, để sau này linh tánh trở về tới cõi Khí Thiên hoặc làm Thần linh, cho rằng như vậy thì có thể chẳng cần lại đi luân hồi nữa, có thể thoát lìa sáu nẻo luân hồi.

Đồ nhi phải biết rằng cõi Khí Thiên mà các vị Thần Khí Thiên cư ngụ vẫn là có khí số đấy. Khí Thiên chẳng phải là cõi trời vĩnh cửu thật sự. Khi hạo kiếp ngày tận thế xảy đến, cõi Khí Thiên cũng sẽ bị phá hủy ! Các linh cư ngụ tại cõi Khí Thiên đương nhiên cũng sẽ chịu sự tàn phá của hạo kiếp ngày tận thế, vậy thì các linh cư ngụ tại cõi Khí Thiên làm sao đây ? Vậy nên vào thời kì chót Bạch Dương, Ơn trên mới đại khai Tam Tào phổ độ. Tam Tào phổ độ chính là muốn cứu tất cả các linh giữa trời đất đều có thể quay trở về bổn vị.

Tam Tào phổ độ chính là muốn đem tất cả các linh khắp toàn vũ trụ, toàn bộ linh nơi quả địa cầu thảy đều cứu rỗi trở về cõi Lí Thiên bất sanh bất diệt vĩnh cửu.

Bất luận là các vị Thần Khí Thiên hay là các linh tu luyện cõi Khí Thiên, các vị ấy vốn chẳng phải có thể vĩnh viễn cư ngụ ở cõi Khí Thiên tu luyện hoặc vĩnh viễn nhận được sự quỳ lễ của con người, được hưởng thụ nhang khói. Các vị ấy ngụ ở cõi Khí Thiên là có tính thời gian, thời gian ấy là dựa vào các thiện công lớn nhỏ mà cá nhân các vị ấy đã lập lúc còn tại thế.

Nếu như thiện công mà lúc còn tại thế đã tạo là công lớn thì quả vị đắc được nơi cõi Khí Thiên bèn lớn, theo đó mà thời gian cư ngụ tại cõi Khí bèn dài.

Nếu như thiện công đã tạo lập lúc còn tại thế là công nhỏ thì quả vị đắc được tại cõi Khí Thiên bèn nhỏ, thời gian lưu lại tại cõi Khí Thiên bèn ngắn.

Thế nhưng các linh tại cõi Khí Thiên bất luận quả vị là mấy ngàn năm hay mấy trăm năm, dù dài hay ngắn thì sau khi quả vị đã hưởng tận rồi, linh tánh vẫn cứ lại phải trở về đến nơi Địa Phủ để nhận chịu sự xét xử, do Diêm Quân đại nhân dựa theo nhân duyên lũy kiếp của cá nhân lại phân phối đi luân hồi trong tứ sanh lục đạo.

Linh tánh hễ rơi vào luân hồi thì nhất định là dù ít dù nhiều lại sẽ tạo xuống các tội lỗi sai trái, các nhân quả, nghiệp lực. Linh tánh hễ ở bên trong sự luân hồi lại tạo xuống các tội lỗi, nhân quả, nghiệp lực thì muốn thật sự giải thoát khỏi sự luân hồi bèn là khó khăn chồng chất. Vậy nên, vào thời kì Bạch Dương, các linh cư ngụ ở cõi Khí Thiên tu luyện cũng khá là nóng lòng, hồi hộp căng thẳng, cực kì sợ rằng quả vị của mình ở cõi Khí Thiên khi đã hưởng tận hết rồi thì linh tánh lại rơi vào sự luân hồi.

Thế nên có rất nhiều các tu luyện sĩ cõi Khí Thiên hoặc các vị Thần Khí Thiên thà rằng xả bỏ đi quả vị của bản thân mình tại cõi Khí Thiên cũng hy vọng là có thể cầu đắc đại đạo, có thể cầu đắc một chỉ điểm của Minh Sư vào thời kì Bạch Dương, để linh tánh mình có thể siêu thoát ra bên ngoài ngũ hành tam giới, siêu thoát khí số, siêu thoát luân hồi.

Các linh tu luyện cõi Khí Thiên và Thần Khí Thiên phải làm sao mới đắc được cơ duyên cầu đạo ?

Thế nhưng, các vị Thần Khí Thiện muốn cầu đạo liệu có dễ như vậy không ? Không dễ đâu !

Tuy rằng các ngài ấy đã xả bỏ đi quả vị tại cõi Khí Thiên, thế nhưng muốn cầu đạo thì công đức vẫn là chưa đủ, bởi vì Thần Khí Thiên chẳng có sắc thân có thể hành công liễu nguyện, kiến lập công đức, hành tu bàn đạo, tiêu nghiệp liễu nghiệp và tu thân dưỡng tánh, vậy nên tuy rằng Thần Khí Thiên xả bỏ đi quả vị của vài trăm năm hoặc vài nghìn năm thì vẫn chưa có nhân duyên và cơ duyên để cầu đạo.

Các linh tu luyện tại cõi Khí Thiên hoặc các vị Thần Khí Thiên muốn cầu đạo nhất định phải khấu cầu thiên mệnh của Ơn Trên tại núi Nam Bình của nhân gian, có khi mất thời gian vài chục năm cho đến vài trăm năm để khấu cầu.

Sau khi khấu cầu rồi vẫn chưa thể cầu đạo, phải chờ đợi đến cơ duyên chín muồi, Ơn trên sẽ ban cho cây gậy “quyền trượng”. Sau khi lãnh cây gậy quyền trượng rồi lại còn phải trợ đạo một khoảng thời gian, vả lại khoảng thời gian này cũng không ngắn đâu. Lí do trợ đạo là gì ? Chính là phải có công đức ! Sau khi các Nguyên Nhơn vô hình trợ đạo rồi, đắc được công đức nhất định thì mới có thể lãnh tiếp cây gậy “hiển hóa quyền trượng”. Nguyên Nhơn sau khi lãnh cây gậy “hiển hóa quyền trượng” rồi thì mới có thể mượn thân của Tam Tài để thuật lại nguyên nhân, thuở bình sinh của ngài ấy.

Sau khi thuật lại nguyên nhân, thuở bình sinh rồi thì có thể cầu đạo được chưa ? Lại còn phải gặp được người hữu duyên Nhân Tào bằng lòng đem một phần công đức để tương trợ dẫn độ các ngài ấy, rồi sau đó mới có thể lãnh được “cầu đạo quyền trượng”có nhân duyên cầu đạo.

Nguyên Nhơn vô hình cầu đạo có dễ không ? ( không dễ ) .

Đồ nhi các con đây muốn cầu đạo có dễ không ? Chỉ cần con nguyện ý thì có thể cầu đạo rồi, trừ phi có tình huống đặc biệt thì nhất định phải thông qua việc thỉnh thị Ơn trên rồi mới định đoạt, còn lại thì những người khác muốn cầu đạo là điều vô cùng dễ dàng.

Đồ nhi quý ở chỗ có sắc thân, sau khi cầu đạo rồi thì bèn nhanh chóng có thể hành công liễu nguyện ngay, kiến lập công đức, tu thân dưỡng tánh, tiêu nghiệp liễu nghiệp, hành tu bàn đạo, thế nhưng các Nguyên Nhơn vô hình thì chẳng cách nào được như vậy, thế nên nhất định cần phải dựa vào việc khấu cầu thiên mệnh, chờ đợi cơ duyên. Sau khi chờ đợi công đức rồi còn phải tìm cầu người hữu duyên bằng lòng dẫn độ các ngài ấy thì các ngài ấy mới có thể có cơ duyên cầu đạo. Vậy nên các con hạnh phúc hơn rất nhiều so với các Nguyên Nhơn vô hình. Thầy hy vọng đồ nhi phải trân trọng, khéo tận dụng, tranh thủ mình có cái thân người khó được này, lại còn phải cảm ân Ơn trên để các con có thể gặp được đại đạo và có được nhân duyên tốt để cầu đắc đại đạo.

 

 

 

 

Lời bàn :

 

Cõi Ta Bà ác trược

Quý nhất duy thân người :

Phương tiện tu, cầu đạo

Đắc đạo siêu tam giới.

 

Ta bà, lập công đức

Dễ nhất : nương thân người

Nhờ thế cầu đắc đạo

Thoát biển khổ luân hồi.

 

Muôn loài chúng sinh khác

Hễ đã mất thân người

Tu công đức, cầu đạo

Như “hái sao trên trời” !

 

Ta bà, tu công đức

Hơn tịnh độ, cõi trời

Công đức muôn lần gấp

Bởi khó nhẫn mà thôi.

 

Trí nhân khéo tận dụng

Từng thời khắc, tấc hơi

Nương thân cầu, tu đạo

Học, hành chẳng mỏi lười.

 

Mượn sắc thân hữu hạn

Tạo “giá trị muôn đời”

Mệnh vĩnh hằng bất diệt

Nên “kim thân bất hoại”.

 

Dại nhân lầm lạm dụng

Sắc thân đắm dục vui

Đắm chìm cõi ác trược

Luân hồi khổ chẳng thôi.

 

Dụng sắc thân tạo nghiệp :

Tự dùng “dây nghiệp” trói

Chẳng cầu “giải thoát đạo” :

Như bèo dạt tam giới.

 

Đời người chẳng tu đạo

Phước hết, biển khổ trôi

Sắc thân thành tai hại

Hiểm họa hủy hoại đời.

 

Ta Bà Thế Giới

Cũng viết: Sa ha. Dịch nghĩa: Nhẫn, Đại Nhẫn, Kham nhẫn. Cõi thế giới Tam Thiên Đại Thiên do đức Phật Thích Ca làm Hóa chủ. Ta bà thế giới, dịch: Nhẫn độ: Nhẫn thổ là cõi thế nơi ấy nhà tu hành phải Kham nhẫn, phải chịu nổi sự Nhẫn nhục, vì nơi cõi nầy có đủ các sự trược, ác mà chúng sanh phải chịu. Ta bà thế giới cũng kêu là Đại nhẫn thế giới, vì ở cõi nầy, các nhà tu học phải nhẫn nhịn đối với mọi sự khổ não mới có thể tu học.

Người ta cũn gọi là Tại ác thế giới, cõi mà mọi sự ác trược, mọi thứ chúng sanh lộn lạo với nhau. Chính ở cõi nầy có năm giống chúng sanh ở chung với nhau: Địa Ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Thiên, Nhơn. Như vậy, Ta bà là cõi Uế độ, chẳng phải là cõi Tịnh độ. Cho nên chúng sanh ở cõi nầy rất khó mà tu học, và ai tu học được thì có phước đức nhiều hơn ở cõi Tịnh độ.

Trong cõi Liên hoa tạng trang nghiêm, có 20 từng thế giới. mỗi thế giới là một cõi Phật. Cõi Ta bà ở về từng thứ 13, gồm có nhiều thế giới nhỏ. Trong mỗi thế giới nhỏ, có ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, có bốn châu: Đông, Thắng thần châu, Tây, Ngưu hóa châu, Nam, Thiệm bộ châu, Bắc, Cu lư châu, và có một núi Tu di: Suméru, có hai vừng Nhựt, Nguyệt.

Ta bà là một cõi Tam Thiên đại Thiên thế giới, tức có 1.000.000.000 thế giới nhỏ. 

( Nguồn : https://vuonhoaphatgiao.com/tu-dien-phat-hoc/ta-ba-the-gioi/ )

 

 

Số lượt xem : 1240