Bạch Dương Kì vì sao không đả toạ ? ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )
Thân người vốn một túi da thối, con đi điều cái tứ đại giả hợp này để làm gì ? để cầu trường thọ ? cầu tâm tịnh ? cầu cảnh giới ? cầu trị bệnh ? Đấy đều là vọng tưởng.
Mỗi một người đều có nghiệp lực, thọ hạn hễ đến, thân thể có tốt đi chăng nữa cũng sẽ chết, điều đi điều lại, cuối cùng một màn không.
Có người ngồi một cách khô khan tịch tịnh ( hoá thành cây khô, tro lạnh, rơi vào vô tri ), ngồi đến ngoan không thì làm sao mà có trí tuệ ? chấp trước đả toạ, tự trói buộc mình, chuyển thành vất vả khổ nhọc.
Vả lại đả toạ chỉ lấy tịnh, chỉ là không tạo nghiệp, nhưng lại chưa thể tiêu nghiệp, liễu nghiệp; túc nghiệp vẫn còn, hễ ngồi xuống thì phiền não tạp đến.
Đặc biệt hiện bây giờ gặp lúc thiên thời ngọ mùi chuyển đổi thay thế nhau; lục dương đã tận chuyển nhất âm, thời mạt kiếp đại thanh toán; các oan khiếm được thả ra để tìm đòi nợ; Ma xuất hiện đến quấy nhiễu đời, các con ngoại công chẳng đủ, chẳng có hộ pháp, đả toạ dễ gặp ma chướng thừa lúc chỗ yếu thế sơ hở mà vào, bị ma xâm chiếm, đặc biệt là các Sơn Yêu Thuỷ Quái bám lấy rồi thì chẳng chịu rời khỏi.
Hãy xem xem hiện nay có người đả toạ mà toạ đến tinh thần thất thường, trị cũng trị chẳng khỏi; các con có thể giúp người ta giải quyết không ? ( không thể ). Các con có thể bảo các oan khiêm, ma chướng, tinh quái buông tha cho họ mà rời khỏi hay không ? ( không thể )
Đả toạ ở trong phật giáo thì có tên gọi là chuyển pháp luân, đạo giáo gọi là vận chu thiên, rút quẻ khảm lấp quẻ Ly, chẳng ra khỏi hai khí âm dương, đều vẫn còn ở trong cái khí số âm dương. Đả toạ nếu như có thể thoát biển khổ luân hồi, vậy thì bái lạy thần phật cũng có thể siêu sanh liễu tử rồi, chẳng có chuyện như thế đâu !
Biết tu tâm, khí thể đều có thể thông, tinh đầy chẳng nghĩ chuyện dâm, khí đầy chẳng nghĩ chuyện ăn, thần đầy chẳng nghĩ chuyện ngủ, thiên lí lưu hành.
Ngồi không chi bằng hãy đứng dậy mà hành, thân bất động chi bằng tâm bất động. Đồ nhi tu đạo phải có thể lấy tĩnh trong động, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, làm bất cứ việc gì đều có thể chuyên nhất, gọi là “ thiền sống ”, nơi nơi hành thiền, bất động trước tất cả mọi phù trần, mới là thật sự cao minh.
( phù trần : bụi nổi - hết thảy các pháp hữu vi đều như bụi nổi, chớ chẳng có thật. Các pháp ấy là bụi lấp cái Chơn tánh, nên kêu là Phù trần. )
Người ta gọi ta là Hoạt Phật, còn các con bái ta làm thầy, vậy thì cái thiền sống này phải học cho được giống, có được không ? (được) nhìn xem gốc tâm vọng tưởng, gìn giữ sự thanh tịnh vẫn còn có tâm, các con đả toạ vẫn còn có cái “ tôi ”, cái tôi này vẫn chưa có buông xuống, thì có “ pháp ” bệnh.
Thiên thời khẩn cấp, có một số đồ nhi biết hành thiền sống, đã nhanh lại càng thêm nhanh đi hành công liễu nguyện, còn có một số người vẫn cứ ngừng trệ ở sự đả toạ trạng thái tĩnh, tham ngộ tu thự thân, thì đã chậm người khác rồi.
Cái mà thời kì Bạch Dương tu là thiền sống, nên là vừa độ vừa tu vừa tham ngộ, vừa làm vừa tiêu nghiệp, thì tự nhiên thanh tịnh, vọng tâm chẳng cần đợi tịnh mà tự nó tịnh, phiền não chẳng cần đợi tiêu trừ mà tự tiêu trừ.
Tu đạo thời kì Bạch Dương chính là phải đích thân thể nghiệm, nỗ lực thực hành, noi theo sự vô vi của trời đất, từ tin đến hiểu, từ hiểu đến hành, từ hành đến chứng, công đức nội ngoại thành tựu viên mãn !
Pháp môn tu hành của thời kì Bạch Dương : Chơn Nhân Tĩnh Toạ diệu dụng vô cùng.
Chơn nhân tĩnh toạ là gì ? Hãy viết chữ toạ “坐”( toạ ) , lưỡng nhân (人人) thủ nhất thổ (土)( nghĩa là hai người giữ một miếng đất ), là hai người nào ? Người thật và người giả. Toạ ( ngồi ) lúc nào ? Bất cứ lúc nào. Khi ngồi sẽ như thế nào ? Người thật, người giả giữ lấy một miếng đất, lời nói hành vi chẳng thiên lệch, phù hợp với đạo trung chánh. Tâm thần tạp loạn rồi thì bèn sẽ cố chấp chẳng biết biến thông, tự rơi vào khốn cảnh chẳng cách nào giải quyết. Hãy giữ gìn sự bình tĩnh trong tâm, tham khảo nghiên cứu mỗi sự việc đều có diệu lý thiền cơ, chớ không phải là sự tham thiền đả toạ thông thường ! Hiện nay rất nhiều ma ma quái quái đang muốn thừa lúc yếu thế sơ hở mà nhập vào đấy ! Nó sẽ thừa lúc con chẳng có ở nhà, sáu tên trộm bèn sẽ từ sáu căn mà xâm nhập, biết không ? Vậy nên phải dè chừng cảnh giác cẩn thận đấy.
Phật Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ vào lúc mở pháp hội, ngài ấy đã niêm hoa thị chúng, chẳng phải chính là truyền thụ một điểm này đó sao ? Lẽ nào là dạy họ tham thiền đả toạ mới truyền “ Đạo ” cho họ sao ?
Người của thời buổi bây giờ đều cảm thấy rằng tham thiền đả toạ rất tốt, đặc biệt là những người trẻ tuổi, không chỉ các con, mà trên báo cũng nói như vậy; có các sinh viên dự bị đại học, sinh viên đại học, học sinh phổ thông trung học, họ khá hiếu kì, ưa thích đi theo đuổi những thứ ấy. Vì để học tham thiền đả toạ, kết quả thì sao ? thật sự đã thanh tịnh rồi sao ? Bản thân con chính là cái gì cũng đều nghĩ, nếu chẳng thể thanh tâm quả dục, thì làm sao mà có thể thanh tịnh đây ?
Con chẳng thể thanh tịnh, thì chẳng thể đạt đến sự vô vi, thì chẳng thể chân không, mà là ngoan không, như thế có thể thanh tịnh sao ? Con có thể tưởng rằng tĩnh toạ có thể nhìn thấy cái gì đó, nghe nói có tam giới thập phương, nếu như tĩnh toạ thì có thể nhìn thấy bản thân hoặc Tiên Phật, quỷ thần, yêu ma quỷ quái, nhìn thấy … Trước hết con bèn đã có thứ vọng tưởng này, đấy chính là ảo ảnh. Lúc con nhắm mắt lại, thì cứ là đang suy ngẫm, những cảnh tượng hư ảo gì đều hướng chỗ này bay lướt qua, đấy chính là “ chỗ này ” đang nghĩ, chẳng phải là đầu óc đang nghĩ. Sau khi người ta chết đi rồi, đại não, tiểu não, hành não, não gì cũng đều có, nhưng lại chẳng thể nghĩ. Muốn nghĩ, thì dùng “ chỗ này ” để nghĩ; khi con “ chỗ này ” chẳng thể thanh tịnh, thì làm sao có thể tham thiền đả toạ đây ? Con chính là tẩu hoả nhập ma.
Trước kia thì là tu bản thân trước, đợi bản thân tu tốt rồi, thì mới có thể đắc đạo, mới có thể đi độ hoá người khác; thế nhưng hiện nay thì không phải, hiện nay là cầu đạo trước rồi lại tu đạo, nội thánh, ngoại vương đều phải trọn vẹn đầy đủ.
Nội Thánh : tu bản thân.
Điều cốt yếu nhất là sự thanh tịnh, phải đem những tánh khí, thói hư tật xấu dẹp bỏ, phải học một chữ “ nhu ”, học : “ thượng thiện nhược thuỷ ” thì mới có thể đạt đến sự thanh tịnh vô vi, những sự hỷ nộ ai lạc cũng có thể phát ở Trung, con tự nhiên có thể đạt đến chân không, đạt đến sự vô vi.
( Người thiện vào bậc cao [có đức cao] thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét (chỗ thấp) , chỉ vì không tranh với ai, nên không bị lầm lỗi. cho nên gần với đạo. )
Ngoại Vương : Độ hoá người khác
Thử hỏi xem, các con bái lạy ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, vì sao mà bái lạy ngài ấy ? Có phải là ngài ấy có lịch sử của ngài ấy và sự hy sinh của ngài ấy ? Nếu ngài ấy chẳng có sự hy sinh, người ta liệu sẽ triều bái ngài ấy sao ? Ngài ấy nghe thấy tiếng thì đi cứu người, khắp nơi đi độ hoá người, hy sinh bản thân. Ngài ấy nếu như chẳng có hy sinh, thì chẳng có cái giá của ngài ấy rồi ! Quay ngược lại mà nghĩ, tổ tiên của con ai bái lạy ? có phải là con cháu của con bái lạy không ? thậm chí là ngay đến cả con cháu đều chẳng bái lạy, thì người khác liệu có tế bái tổ tiên của con hay không ? Sẽ không. Bởi vì họ chẳng có cứu qua người ta, giúp qua người ta, vậy nên người khác chẳng nhận biết họ, có đúng không ? Vì sao mà Tiên Phật thì vạn người triều bái ? Bởi vì các ngài ấy giúp qua người ta, cứu qua người ta, các ngài ấy có thể nghe tiếng mà cứu khổ, vậy nên mọi người muốn triều bái các ngài ấy, cảm ân đền đáp, đúng không ?
Vì sao nói hiện nay tu đạo không tham thiền đả toạ ? Lại vì sao có người nói rằng tham thiền đả toạ thì thân thể có thể tốt khoẻ ? Phải biết rằng, nếu như anh ta thật sự có thể tâm tịnh, thân thể đương nhiên tốt khoẻ; cũng vậy, con nếu như có thể khiến cho bản thân mình thanh tâm quả dục, thân thể cũng có thể tốt khoẻ; thế nhưng mà người bình thường đều đa dục ( tham muốn nhiều ), đa sầu đấy, cũng đều là thích nghĩ, vọng tưởng đấy, mà con muốn quét trừ những dục niệm này cũng không dễ dàng, vậy nên mới nói “ nghĩ nhiều huyết khí suy, dục ít tinh thần khoái ( sảng khoái ).
Con muốn có thể thanh tâm quả dục, tốt nhất vẫn là viết chữ, xem sách nhiều, đem tinh thần của con toàn bộ đều tập trung chuyên chú vào trong sách. Ví dụ như con muốn thuộc lòng sách này, thầy bảo con học thuộc lòng cả quyển Kim Cang Kinh, hạn con 3 ngày, lúc này con có phải là chẳng dám nghĩ chỗ khác, nhất định mau chóng học thuộc lòng, cứ mãi học thuộc lòng, không thể không học thuộc lòng ? Lại hãy xem những những tù nhân bị xử án tử hình, con gọi họ lại, con nói rằng : “ cậu nếu như trong vòng một tiếng đồng hồ, chớ có suy nghĩ lung tung, hãy học thuộc lòng cái này, thì xá miễn cho cậu chẳng có tội ”, cậu ta nhất định sẽ bạt mạng mà đi học thuộc, tuyệt đối chẳng dám nghĩ này nghĩ nọ, vậy thì có phải là thiểu tư quả dục ? Bởi vì tâm của cậu ta tập trung chuyên chú vào đấy.
Ôi con người, chính là ăn uống suốt ngày, nhàn rỗi chẳng việc gì nên mới nghĩ ngợi lung tung bậy bạ, chuốc đến huyết khí suy bại, đau bệnh, bát khổ. Chỉ cần có thể không vọng tưởng, cái nên làm thì con đi làm, nên làm như thế nào ? hãy làm một cách tận trách nhiệm và nghĩa vụ nên tận, con tuyệt đối sẽ không chuốc đến rất nhiều những khổ não. Người lạc quan thì nhìn được thoáng, có phải là sẽ khá ư là không nghĩ ngợi lung tung không ? Một người nếu như rất tự ti, đa sầu đa cảm, tình cảm yếu đuối dễ tổn thương, thì anh ta có phải là một tí ti chuyện cỏn con thôi đều sẽ đi nghĩ. Hai loại người này, thân thể của phái lạc quan sẽ khá là không tốt khoẻ, hay là thân thể của phái đa sầu đa cảm khá ư là không tốt khoẻ ?
Duy chỉ sợ rằng nghĩ nhiều khí huyết suy, nhưng lại không nhất định phải ngày ngày ở đấy tĩnh toạ, ngày ngày ở đấy tham thiền, như vậy thì cái mà đắc được là cái gì ? ngồi không, một bộ xương khô, không hẳn là con có thể tịnh. Chúng ta hiện nay điều cốt yếu nhất là đem cái thời gian tham thiền đả toạ này để trau dồi làm phong phú bản thân. “ Biển học vô bờ bến, duy có siêng là bờ ” đấy !
Một người mà phiền não trùng trùng là vì cái gì ? Bởi vì anh ta tâm sự nhiều, cái này cũng bận lòng, cái kia cũng phiền não, kết quả thì sao ? có phải là rất mệt mỏi ? vậy thì cuối cùng chắc chắn sẽ đổ bệnh đấy. Tự mình còn cứu chẳng nổi, lại còn muốn giải cứu ai đây ? Tiên Phật đã nói qua : “ con một ngày ở “ chỗ này ” chẳng có nghĩ ngợi lung tung bậy bạ, thì chính là thần tiên một ngày; con nếu như nghĩ ngợi lung tung bậy bạ, có khổ não, thì chính là người phàm một ngày. ”
Thầy chẳng cần các con làm bậc vĩ nhân, cũng chẳng cần các con làm siêu nhân, chỉ cần các con làm một người bình bình phàm phàm thì được rồi. Một người thật, một người giả, chữ “人” ( người ) chỉ có hai nét thôi đấy ! Cái “ người ” đơn giản này thì không dễ gì làm tốt, người khó làm, khó làm người, làm người khó đấy ! Chỉ có 3 câu này thì đã khiến cho con mơ mơ màng màng rồi, đúng không ?
Muốn tịnh thì có thể, con có một phương pháp, vừa có thể làm việc, lại vừa có thể tĩnh toạ, đấy chính là hai cái người “人人”của con, hai mắt thủ huyền. “ Trung ương Mậu Kỉ Thổ, song nhân thủ nhất thổ ”. Hai người của con có thể giữ mảnh đất chính giữa thì mới có thể kiến tánh. Muốn minh tâm kiến tánh thì phải bồi ngoại công, tu nội đức, tu lâu rồi thì tự nhiên đạt đến cảnh giới, thì có thể bình tâm tịnh khí. Ví dụ như nói, cái máy này bảo con sửa, Chủ thần của con toàn bộ tập trung chuyên chú ở đấy, đấy chính là đang tĩnh toạ, tự nhiên chẳng có những vật dục, chẳng có những tạp niệm, bèn giống như “ gột rửa sạch những sự quán tưởng huyền diệu, cho hồn phách thuần nhất, tinh thần chuyên nhất giữ được cái Một ( Đạo ) ”. Phải gột rửa sạch những sự quán tưởng huyền diệu, quét trừ bỏ những vật dục này, tánh mệnh song tu, thì mới có thể ôm giữ được cái Một (Đạo), giữ lấy mảnh đất chính giữa; vậy nên kinh điển của Tam Giáo phải đi ngộ, đi tham cứu, vốn chẳng phải là việc của ngày một ngày hai, cũng chẳng có một kinh điển nào là dạy các con tham thiền đả toạ đâu; như chương thứ nhất của Đại Học chính là dạy các con cái công phu “ định, tịnh, an, lự, đắc ”. Tâm Kinh cũng là muốn các con có thể hiểu Quán Tự Tại Bồ Tát, hiểu bổn tánh của bản thân, cũng chẳng có dạy các con si toạ vọng tưởng.
Vậy nên điều mong đợi duy nhất của thầy là muốn các con có thể thật tốt mà học, thật tốt mà đi xem, xem nhiều, nghe nhiều, học nhiều, làm nhiều, như thế thì được rồi; những việc mà có lợi cho người khác thì các con hãy đi làm thật nhiều; những việc mà có làm tổn hại đến người khác thì các con chớ có mà làm. Chúng ta cho dẫu không thể tạo phúc cho cộng đồng, nhưng cũng chớ có đi làm tổn hại cộng đồng. Những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy được hoặc làm được thì tốt nhất vẫn là tận chút nghĩa vụ làm người; nào sợ con chỉ là tí ti sức lực hay là một câu nói, con bèn có thể cứu vãn sự việc này rồi, hoặc hoá giải một trận chiến, sao lại không vui vẻ mà làm ? Trái lại, có khi chỉ vì một câu nói này của con thì bèn gây sóng gió, gây rối loạn khắp nơi, khiến cho mọi người động chiến tranh. Đồ nhi à ! Phải lúc nào cũng gìn giữ sự chơn tĩnh của nội tâm, thật tốt mà để cho chơn trí tuệ bộc lộ để ứng vạn sự.
Mài gạch thành gương
Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư là người kim Châu , năm 15 tuổi xuất gia , sau khi thọ giới đến Tung Sơn tham phỏng Tuệ An hòa thượng , được Tuệ An chỉ thị, đến Tào Khê gặp lục tổ Huệ Năng.
Huệ Năng hỏi “ người từ nơi nào đến ? ”
Hoài Nhượng trả lời : “ từ Tung Sơn đến ”
Huệ Năng lại hỏi “ ngươi mang theo đồ gì đến đây ? ”
Hoài Nhượng trả lời : “ nói là đồ thì là sai rồi ”
Huệ Năng lại hỏi : “ cái đồ ấy của người vẫn có thể tu chứng được không ? ”
Hoài Nhượng trả lời : “ tu chứng thì không phải không có, ô nhiễm thì chẳng được.” Huệ Năng sau đó nói lời tiên tri rằng : “ trong các ngươi về sau sẽ xuất ra một tuấn mã non hùng tráng , dẫm chết người của thiên hạ ” .
Hoài Nhượng đã ngộ được, hầu hạ Huệ Năng 15 năm sau , đến Nam Nhạc Bát Nhã Tự hoằng dương thiền pháp.
Thời gian năm khai nguyên , có một người Sa Môn tên là Đạo Nhất , đến Bát Nhã tự, không đọc kinh Phật, cũng không hướng người cầu pháp, chỉ có ngồi một mình , thiền định tư duy. Hoài Nhượng biết đó không phải nhân vật bình thường, do vậy mà hỏi : “ đại đức ngồi thiền như vậy, ý đồ là gì ? ”
Đạo Nhất trả lời : “ ý muốn làm phật ” .
Hoài Nhượng biết người đó không chịu nghe người khác thuyết pháp, nên cũng không nói nhiều, cầm lấy một hòn gạch rồi bèn đem mài ở trước mặt Đạo Nhất. Lúc bắt đầu Đạo Nhất vốn không thèm để ý, vẫn một mình ngồi thiền suy nghĩ. Hoài Nhượng đầu cuối không ngừng mài. Lâu sau, Đạo Nhất trong tâm cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi “ mài gạch để làm gì ? ”
Hoài Nhượng trả lời : “mài gạch để làm gương ”.
Đạo Nhất ngẩn người ra, nói rằng : “ mài gạch làm sao thành được gương ? ”
Hoài Nhượng nói : “ mài gạch nếu đã không thể thành gương, ngồi thiền sao thành phật được ? ”
Đạo Nhất bèn thế mà biết rằng chỉ là thân ngồi thì không được, nhất định cần phải dùng tâm, do vậy bèn hỏi Hoài Nhượng phật pháp đại yếu.
Hoài Nhượng nói : 「心地含諸種,遇澤皆悉萌;三昧華無相,何壞復何成。」
Tâm địa hàm chư chủng
Ngộ trạch tức giai manh
Tam-muội hoa vô tướng
Hà hoại phục hà thành?
Dịch:
Ðất tâm chứa các giống
Gặp ướt liền nảy mầm
Hoa tam-muội không tướng
Nào hoại, lại nào thành?
Đạo nhất mới nghe lời liền ngộ ngay, về sau xưng là Mã tổ, đã ứng lời tiên tri của Lục tổ Huệ Năng, trở thành thiền sư có tiếng nhất dưới cửa của Hoài Nhượng, ở Giang tây mở đường thuyết pháp, đại xiển thiền tông pháp yếu.
Phật giáo tiểu thừa đều chú trọng thiền định, chủ chương do định sinh tuệ, do tuệ thành phật, do dó lấy thiền định làm then chốt của phật pháp. Thiền tông thì không phải vậy, họ chủ chương đốn ngộ, nhấn mạnh người tham thiền kích linh ngộ tánh, do vậy mà không quá xem trọng thiền định, có lúc trái lại còn cho rằng thiền ngồi chết sẽ chướng ngại việc phát dương tánh ngộ của người tham thiền. Hoài Nhượng lấy mài gạch làm gương để khuyên dẫn Mã tổ Đạo nhất, điều mà phản ánh chính là tinh thần tư tưởng này của thiền tông.
Sanh tử chẳng phải trò con trẻ
Chơn giả chẳng tự dối gạt lòng
Mài gạch sao mà thành gương được
Ngồi không, Tiên há có thể thành ?
Kim tuyến Tổ đời thứ mười tám
Những người mà thành đạo chứng quả
đều chẳng phải người tĩnh toạ đâu
Lỡ sai một bước khó quay đầu.
Lục Tổ Đàn Kinh rằng :
“ sanh lai toạ bất ngoạ,
tử khứ ngoạ bất toạ,
nguyên thị xú cốt đầu,
hà vi lập công khoá. ”
( Dịch nghĩa :
Lúc sống thì ngồi chẳng nằm,
lúc chết thì nằm chẳng ngồi.
Vốn là đống xương hôi thúi,
đâu thể thành lập công phu ? ) .
Số lượt xem : 2107