BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiền ( Lời của Tế Công Hoạt Phật )

Tác giả liangfulai on 2023-06-11 09:14:50
/Thiền ( Lời của Tế Công Hoạt Phật )

Thiền

 

Dân Quốc năm thứ 91 Tuế Thứ Nhâm Ngọ, dương lịch ngày 27/28 tháng 4, âm lịch ngày 15,16 tháng 3 tại Di Lặc Phật Viện ở Đẩu Nam.


Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn


 

Hành công lập đức tuy gặp nghịch cảnh                 mà không nản lòng

Gánh vác Thánh Nghiệp tuy nếm trải vạn khổ        mà không từ bỏ né tránh

Hoằng pháp lợi sanh tuy gặp ma chướng                    mà chẳng e sợ

Từ bi tam giới tuy sinh mệnh đã dứt                                mà chẳng ngưng.

Gánh vác lâu dài trách nhiệm trọng đại, tuy nếm trải những sự hủy báng mà chẳng thoái lùi.

 


Hành công lập đức tuy gặp nghịch cảnh mà không nản lòng

 

Cái gì là hành công lập đức ? Nơi hành công lập đức tốt nhất là ở đâu ? ( Phật đường ). Đương nhiên bên ngoài cũng là những nơi để hành công lập đức, thế nhưng phật đường cho cơ hội nhiều nhất. Khi hành công lập đức đã từng gặp phải nghịch cảnh, có người sẽ bị ngăn cản, phê bình, sẽ lực bất tòng tâm ; nhưng khi con gặp phải nghịch cảnh thì phải không nản lòng, không mất đi niềm tin và dũng khí, phải càng có chí hướng thì mới có thể hành công lập đức được.



Gánh vác Thánh Nghiệp tuy nếm trải vạn khổ mà không từ bỏ né tránh

 
Cái gì gọi là Thánh nghiệp ? Phục vụ cho nhiều người ở phật đường gọi là Thánh nghiệp, ở nhà làm những việc nhà chính là việc phàm. Làm giảng sư, Đàn Chủ vậy mà khi Điểm Truyền Sư dặn dò làm sự việc thì thường lấy cớ là rất bận, chẳng có thời gian, có việc gì đó phải làm, hoặc bảo rằng mình không có năng lực. Vậy có đúng không ? hành công lập đức thì nên là gặp những việc nên làm thì chủ động mà gánh vác lấy chứ chẳng khước từ, có cái gọi là có việc thì lập công dễ, không việc thì lập công khó. Phải nắm bắt lấy mỗi một lần cơ hội.

 


Hoằng pháp lợi sanh tuy gặp ma chướng mà chẳng e sợ

 

Chúng ta hoằng dương Tiên Thiên Đại Đạo, hoằng dương chánh pháp, lợi ích cho chúng sanh, vậy sẽ có ma chướng không ? có khảo nghiệm không ? Trên đường đời bình thường đều có khảo nghiệm, huống hồ là Thánh nghiệp hoằng pháp lợi sanh. Cuộc đời con tuy rằng có ma chướng ? con đường gập ghềnh cản trở con thì con vẫn phải có thể núi sụp trước mặt mà vẫn không thay đổi sắc mặt. Do vậy gặp phải ma chướng không được e sợ ; làm bất cứ việc gì gặp phải khảo nghiệm chớ có e sợ thì mới có biện pháp đột phá, mới có biện pháp để vượt qua.

 


Gánh vác lâu dài trách nhiệm trọng đại, tuy nếm trải những sự hủy báng mà chẳng thoái lùi.

 
Gánh vác Thánh Nghiệp không những nặng nề, mà đạo vụ này lại còn rất xa vời. Gánh vác lâu dài trách nhiệm trọng đại, gặp phải những sự hủy báng cũng chẳng thoái lùi. Có người bảo với con rằng phật đường thật chẳng có ý nghĩa, chớ có đi làm gì ! Sau đó nghe những lời ấy rồi thì không đi, đúng không ? Đạo trường có lúc không hoàn toàn đều là tốt cả, vì sao vậy ? Bởi vì có người thì có thị phi đúng sai, vả lại người vẫn đang tu, mỗi người đều đã trở thành Thánh Nhân rồi chăng ? Nếu mỗi một người đều rất hoàn mĩ thì đã không còn ngồi ở đây nữa rồi. Cho nên nói, nếu đã chẳng có hoàn mĩ như vậy thì phải bao dung, ít nhất thì những việc mà con đã làm là phải có lợi cho chúng sanh, là từ bi, là tình yêu lớn, mở rộng cả đến tất cả chúng sanh của tam giới. Do đó, có đạo vụ tốt như thế này con nhất định phải đi.

 


Từ bi tam giới tuy sinh mệnh đã dứt mà chẳng ngưng.
 

Cái gì gọi là Tam Giới ? Đạo không chỉ độ vô số những chúng sanh của cõi phàm, mà còn độ cả những vị Tiên của cõi Khí Thiên, còn có cả những thiện hồn nơi địa phủ. Con chỉ cần có phần tình yêu thương này, sự từ bi này, dụng tâm cầu nguyện, dụng tâm trợ niệm thì sẽ có được sự cảm ứng. Tuy rằng nhục thể này vài chục năm thì đã chẳng còn, thế nhưng linh tánh bất diệt bất tử ; tình yêu thương, sự từ bi này thì vĩnh viễn tồn tại. Cho dù nhục thể đã chẳng còn, cái tâm từ bi đối với chúng sanh vẫn có thể tiếp tục, có thể đạt đến sự vĩnh hằng của sinh mệnh, chỉ xem con làm và không làm mà thôi, không liên quan đến nhục thể của con đã sống bao nhiêu tuổi. Thầy chẳng còn nhục thể, nhưng tâm của thầy vẫn tiếp tục gìn giữ lấy, ít ra thì có thể mượn nhục thể của Tam Tài. Tinh thần của các đồ nhi đều phải bất diệt, chớ có chịu sự hạn chế của không gian hoàn cảnh bên ngoài.

 

 

 

 



Ngoại li tướng là thiền, nội bất loạn là định. Các đồ nhi chẳng có định lực sao ( định lực : năng lực thiền định. Sức ý chí chẳng vì ngoại vật mà dao động ) ? Mỗi lần khi sự việc xảy đến có lẽ con sẽ tâm trạng kích động loạn cả tay chân, hoảng loạn nổi giận, nhẫn nhịn chẳng được, bởi vì chẳng có định lực mà ! Do đó, khi sự việc xảy đến thì tâm của con phải có thể ổn định được ! vậy thì xử sự mới viên mãn. Nội bất loạn là định, con nhìn thấy một cảnh giới hoặc sự việc có ác có thiện, có đúng có sai ; khi có đúng và có sai, tâm của con phải chăng có thể bất động giống như nước đang tĩnh lặng vậy ? nhưng phải xem công phu của con rồi. Gặp phải một chuyện không tốt, con nổi giận rồi, con rất phẫn nộ bất bình, thậm chí oán trời trách người. Nếu như con đối với bất kì sự việc gì đều có thể bao dung, cũng có thể tiếp nhận, thì tâm của con sẽ càng sáng ngời rộng mở. Do đó bất cứ việc gì đều là do một cái tâm này của con, chịu sự ảnh hưởng của bên ngoài. Con rất xinh đẹp, ăn mặc rất thời trang, thế nhưng tâm của con chẳng có tu tốt thì có ích gì không ? ( vô ích ) Không thể bỏ gốc tìm ngọn đâu đấy !

 


Duy chỉ có tâm mới là gốc rễ, tu đạo mới là gốc rễ. Các con chẳng có tu từ gốc rễ, con chẳng dễ gì mới đắc được cái thân người này ; sự đáng quý của cái thân người này ở đâu ? ở chỗ thân người có thể tu đạo, có thể nâng cao chỗ đứng hành vi của con. Con nếu như hôm nay chẳng phải là làm người, là một con gà hay con chó, một con gà con chó có phải là có thể đắc đạo ? Rất ít, lại chẳng dễ dàng, phải không ? Con hôm nay đã đắc được thân người thì phải trân trọng lấy. Bất kể là con đẹp hay xấu, bất kể là con là càn đạo hay khôn đạo đều không sao, chỉ cần chúng ta có cái cơ duyên này để tu đạo thì phải nắm bắt lấy. Có thể đắc đạo, tu đạo chẳng phải là dễ dàng gì, là do lũy kiếp tu mà có đấy, hiểu không ? Con có thể ngồi ở đây nghe pháp hội càng là không đơn giản ! Có người ngồi không được lại quay về nhà rồi, có người nhìn một cái lại tạm biệt rồi, cũng có người nghe nghe lại ngủ mất rồi, vốn dĩ chẳng hiểu đang xảy ra chuyện gì, cũng chẳng hiểu những người ở phía trước đang nói những gì. Nếu như con hôm nay đầu óc rõ ràng, trí tuệ sáng mở đến đây nghe lớp, đến đây để đốn ngộ những đạo lý của đời người, ngộ rồi con mới học đạo, tu đạo, bàn đạo, tự mình tốt rồi lại còn muốn người khác tốt, bản thân chúng ta tốt, cũng vì người khác tốt mới là điều tốt nhất. Xin hỏi các đồ nhi có muốn có cái tâm này hay không ? ( muốn ) Phải từ từ bồi dưỡng, từng bước một giống như leo thang vậy.

 

Khởi tâm động niệm, động những niệm đầu không tốt rồi, đấy chính là vọng tưởng. Vậy những vọng tưởng của con là gì ? tham, sân, si, ái, là vọng tưởng ; tửu, sắc, tài, khí là vọng tưởng. Một người vì sao làm chuyện xấu ? Bởi vì anh ta muốn có được thứ mình muốn mà bất chấp thủ đoạn, cho nên anh ta đã làm chuyện xấu. Do đó phàm việc gì cũng đều phải suy nghĩ kĩ trước rồi mới làm, vậy thì mới không sẩy chân một cái mà thành nỗi ân hận thiên cổ.

 

Đồ nhi ơi ! Cái mà hôm nay thầy gửi tặng các con là một chữ Thiền ; tuy chỉ là một chữ, thế nhưng hàm ý trong đó thì lại rất nhiều, các đồ nhi hãy từ từ mà thể hội. Vì sao gửi tặng các con một chữ thiền ? Là hy vọng các con có thể thiền định, tu thiền hành thiền đi độ hóa chúng sanh. Con trước hết phải khiến cho bản thân mình ổn định được thì mới có thể giúp người khác đượcNếu như tâm của con hay bốc đồng, con phải làm thế nào để dẫn dắt những người khác ? làm thế nào để giúp đỡ những người khác ? Do đó con người trước tiên phải an định bản thân thì mới có thể đi độ hóa người khác.

 

Đồ nhi ơi ! Mỗi một người đều có vấn đề, đều có đau khổ, đều có những vấn đề nan giải. Nếu như gặp phải vấn đề rồi thì phải tùy duyên mà viên mãn, được không ? Việc gì chớ có chấp trước thì sẽ không đau khổPhàm việc gì cũng tùy duyên, vui vẻ, nhìn thoáng, học tập sự thanh cao tuyệt tục, tự tại buông xuống, nhấc lên được thì phải buông xuống được, hãy buông hòn đá trên người của con xuống, chớ có cứ mãi nhặt sỏi đá bỏ vào trong khăn gói của con. Khi con học biết buông xuống thì sẽ có cảnh giới khác. Nếu như ngón tay của con nắm chặt mà không duỗi ra, vậy thì con sẽ mất càng nhiều hơn. Nếu như mở ra rồi, vậy thì toàn thế giới đều là của con cả. Do đó tâm của con phải mở rộng. Trên thế gian mọi thứ đều là giả, phàm việc gì cũng chớ có quá xem nặng ; hãy mượn cái giả tướng để tu cái linh tánh của chúng ta mới là thật. Hãy nhớ lấy, hãy mở tay ra, thả lỏng.

 

 

 

Một niệm buông xuống, cực kì tự tại


Trách nhiệm về thế giới đại đồng đều ở trên thân của mỗi một người. Điều quan trọng nhất chính là các đồ nhi phải đưa ra một đôi tay từ bi. Hãy thật tốt mà tu đạo, hãy thật tốt mà bàn đạo. Có lòng tin thì sẽ có hy vọng, có hy vọng thì sẽ có sức mạnh. Thầy đây đem câu nói này tặng cho các con. Hãy thật tốt mà gánh vác lấy, thật tốt mà bảo trọng.

 

 

 

 

 

活佛老師的話



民國九十一年歲次壬午國曆 四月廿七 /廿八日 農曆三月十五 、十六日斗南彌勒佛院

 

 


活佛師尊慈訓

行功立德雖逢逆境而不餒

承擔聖業雖歷萬苦而不辭

弘法利生雖遇磨障而不懼

任重道遠雖經毀謗而不退

慈悲三界雖生以盡而不歇


活佛師尊慈悲:

◎(
解釋鎮壇詩)

 

 

 

*行功立德雖逢逆境而不餒:

 


什麼是行功立德?行功立德最好的地方是那裡?(佛堂)當然外面也是行功立德的地方。但是,佛堂給機會最多。在行功立德的時候。曾遇到逆境,有人會受到阻擋、批評,會力不從心。但在你遇到逆境的時候,要不氣餒要更有志向,才能行功立德。

 


*承擔聖業雖歷萬苦而不辭:

 


何謂聖業?在此服務眾多的人是為聖業;在家裡做家裡事情,就是凡事。當講師、壇主的,在點傳師吩咐做事情時,常推託很忙,沒有時間,有什麼事情要做或說沒有能力。這對嗎?行功立德應當仁不讓,所謂有事建功易,無事建功難。要把握住每一次的機會。

 



*弘法利生雖遇魔障而不懼:

 



我們一貫道是弘揚天道,弘揚正法,利益眾生的,這會有魔障嗎?有考驗嗎?在一般的人生旅途中都有考驗,何況是弘法利生的聖業。你的人生雖然有魔障?坎坷路途擋住你,卻要能山崩於前而不改色。所以,遇著魔障不可畏懼,做任何事情,遇到考驗則不要害怕才有辦法突破,才有辦法走過去。


*任重道遠雖經譭謗而不退:



承擔聖業,不但沉重,且這道務又很遙遠。任重道遠,遭逢譭謗也不退縮。有人跟你說,佛堂真沒意思、沒有意義,不要去啦!然後聽其言就不去了,對嗎?道場有時並不完全都是好的,為什麼?因為有人就有是非,而且人還在修,每一個人都成為聖人了嗎?若每一個人都很完美就不再坐在這裡了。所以說,既然沒有那麼完美就要包容,至少你所做的事情是要有利於眾生、是慈悲、是大愛,並及於三界一切眾生。所以,有這麼好的道務,你要去走。

 

 
*慈悲三界雖生已盡而不歇:

 

 
何謂三界? 不只渡凡間芸芸眾生、氣天仙,還有地府的善魂。你只要有這份愛,這份的慈悲,用心祈禱,用心助念,就會得到感應。雖然此肉體幾十年就沒沒有了,但是靈性不 滅不死,這份的愛,這份的慈悲就永遠存在。即使肉體不在了,這顆慈悲眾生的心還可以延續,可以達到生命的永恆,就端視你做與不做而已,無關於你的肉體活了 多少歲。為師沒有肉體,但為師的心還是保持下來,至少可以借借這女孩的肉體。徒兒們的精神都要不搣,不要受到外界的侷限。幸福就是知足常樂,所以你們都很 幸福。

 


(白話訓)

 


◎外離相為禪,內不亂為定,徒兒沒有定力呀? 當事情來了或許你會心情激動亂了手腳,慌亂生氣,忍不住氣,因為沒有定力嘛!因此當事情來了,你的心要能穩定得下來!處事才會圓滿。內不亂為定,你看到一 個境界或事情有善有惡、有是有非,有對與有錯時,你的心是否能像水一樣不動呢?可要看你的功夫了。遇上一件不好的事情,你生氣了,你恨怒不平,甚至怨天尤 人。如果你對於任何事惰都能夠包容,也能夠去接受,你的心就更開朗豁然。所以任何事情都是因為你這一顆心,受外在的影響,你長得漂亮,衣服穿著時髦,但是 你的心沒有修好有沒有用?(沒有用)不可以捨本逐末呀!


◎唯有心才是根本,修道才是根本。你們沒有從根本去修,你好不容易才得到這個人身,這個人身的可貴在那裡?在人身可以修道,可以提昇你行徑據點,你今天如果不是當人,是一隻狗或一隻雞,一隻雞是不是可以得道?很少又不容易是不是? 今天得了人身可要珍惜,不管你長得是美或醜,不管你是乾道或坤道都沒有關係,只要我們有這個機緣來修道就要把握,能夠得道、修道可不是那麼容易的,是累世 修來的,懂不懂?你可以坐在這裡聽法會更是不簡單呀!有的人坐不住又回去了,有的看一看又再見了,也有的人聽了聽了睡著了,根本不了解現在發生了什麼事 情。也不了解前面的人在說些什麼話。如果你今天頭腦清楚,智慧開明,來此聽課,來此頓悟人生的道理,悟了,你才會學道、修道、行道、辦道,自己好,還要別 人好,我們自己好也為別人好才是最好。請問徒兒們要不要有這份心?(要)要慢慢培養,一步一步來像爬梯一樣。


◎起心動念,動了不好念頭,那就是妄想。那你的妄想是什麼?貪、瞋、痴、愛,是妄想、酒色、財氣是妄想。一個人為什麼會做壞事?因為他想要得到東西而不擇手段,所以他就做了壞事。所以凡事要先三思而後行,才不會一失足而成千古恨。


◎徒兒呀!為師今天送給你們的是一個禪字,雖只是一個字可是裡面的含意卻很多。徒兒慢慢的體會。為什麼送你們一個禪字?是希望你們能禪定,修禪行禪去渡化眾生。你先要讓你自己穩得下來,才可以幫助別人。如果你心浮氣燥,你要如何去帶領別人?如何去幫助別人呢?所以人要先安定自己才能去渡別人。


◎徒兒呀!每一個人都有問題,都有痛苦,都有難題。如果遇上了問題要隨緣而圓,好不好? 麼事情不要執著,就不會痛苦。凡事隨緣、愉快、看淡、看開、學瀟灑放下,提得起要放得下,把你身上的石頭放下,而不要一直撿石頭放在包袱裡,當你學著放 下,就會有不同的境界。如果你的手指緊握而不張開,那你會失去的更多。如果打開了,那全世界都是你的。所以你的心要開闊,在人世間什麼都是假的,凡事不要 看得太重,借著假相修我們靈性才是真的。記得把手放開,放輕鬆。


◎大同世界的責任在在每一個人身上,最重要的是徒兒要伸出慈悲的一雙手。好好修道,好好的辦道。有信心就有希望,有希望就有力量,為師把這句送給你們。好好承擔,好好保重。

 

 

 

Số lượt xem : 365