Di Lặc Tịnh Độ
-
Một Nắm Xương Tàn !
Một nắm xương tàn, thương lắm thay ! Ai rồi cũng trải giai đoạn này Phú quý, nghèo hèn, đẹp hay xấu Rồi cũng sẽ đi về chốn này ! -
Giàu sang Tiên Thiên - Hậu Thiên, hằng thường và vô thường
Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng : “ Con người thường hay hướng đến những thứ giả tạm, những thứ có hình tướng để theo đuổi, những thứ ấy rồi cũng sẽ có một ngày như mây khói tan biến đi; đợi khi con nhắm mắt rồi, có giàu sang bao nhiêu đi chăng nữa, có danh tiếng địa vị cao bao nhiêu đi chăng nữa, cuối cùng vẫn là một phen uổng không. Người đời lấy việc có tiền tài nhiều làm sự giàu, có địa vị làm sự sang, đấy là sự giàu sang hữu hình của hậu thiên. Thánh nhân lấy đức hạnh làm sự giàu, lấy trí tuệ làm sự sang, đấy là sự giàu sang vô hình của Tiên Thiên. Những thứ hữu hình rồi cũng sẽ suy bại, những thứ vô hình mới có thể vạn cổ trường tồn. ” -
Tu Đạo Điều Trọng
Tu đạo chẳng trọng phú hay bần Duy chỉ xem trọng căn cơ thâm Chẳng trọng chủng tộc, nhân duyên trọng Chẳng trọng tuổi đạo, trọng hành thâm. -
Chân Tướng Đời Người Và Sự Thật Đằng Sau Nghĩa Địa
Nghĩa địa tang thương bao di mộ Không ít hình tuổi trẻ xuân xanh Bao mộng đẹp, hoài bão ấp ủ Theo vô thường vùi nơi đất lạnh. -
Đạo và Giáo khác biệt như thế nào ?
Đạo là bổn thể của tánh lý, chính là cái lý của vô cực, phú nơi người là tánh, do đó gọi là “ tánh lý ”, cũng tức là lương tâm. Cái tánh lý này là thiên căn của chúng ta, là nguồn lớn của tánh mệnh, sanh nếu đã từ chỗ như thế này đến, chết cũng nên từ chỗ như thế này mà đi, chính là con đường chính mà sinh tử nhất định phải đi ngang qua, là “ tánh lý chân truyền ” thần bí nhất của vạn cổ, là bí bảo khẩu thụ tâm ấn, thuộc về mật giáo trong phật giáo. -
Phân biệt Đạo Và Giáo
Đạo truyền thế giới cứu “ Tánh ” “ Mệnh ”, Giáo truyền dạy chúng sanh tu tâm, Đạo là bổn thể sanh muôn pháp, Giáo khởi tác dụng tịnh nhân tâm. -
Vì sao nên sanh tâm không có chỗ trụ ?
Vì tất cả mọi thứ hữu hình hữu tướng đều là huyễn hoá do duyên sanh rồi lại theo duyên diệt, mọi thứ đều vô thường và luôn biến đổi khôn lường. -
Cộng Nghiệp Thời Mạt Kiếp
Thế gian “ cộng nghiệp ” đã chín muồi Nên nỗi đại nạn khắp muôn nơi Nếu chẳng “ cộng nguyện ” đẩy lùi nghiệp Ai oán bi thương khắp đất trời ! -
Quên mất cái tâm bồ đề mà tu tất cả mọi thiện pháp thì gọi là ma nghiệp
Vọng thất bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp ( Kinh Hoa Nghiêm ) ( Tạm dịch : Quên mất cái tâm bồ đề mà tu tất cả mọi thiện pháp thì gọi là ma nghiệp ) Chúng ta đánh giá một người rốt cuộc có phải là một vị bồ tát đại thừa hay không, điểm then chốt không phải ở chỗ người đó đã tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp, mà là bên trong nội tâm của người đó có phải là thật sự muốn trên thì cầu phật đạo, dưới thì độ hóa chúng sanh hay không. -
Đạo tôn Đức quý ( Lời của Thầy )
Một người nếu như năng lực giỏi mạnh, đức tánh bèn càng phải hoàn mỹ đầy đủ. Người có nhân đức thì chúng sanh đều cam tâm tình nguyện theo bên mình.