BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vì sao mà rất nhiều người cầu đạo rồi lại chẳng tin ?

Tác giả liangfulai on 2022-08-05 19:14:28
/Vì sao mà rất nhiều người cầu đạo rồi lại chẳng tin ?

Nếu như cầu đạo là có thể siêu sanh liễu tử, vì sao mà rất nhiều người cầu đạo rồi lại chẳng tin ?

Nếu như dùng con đường đạo để hình dung, thì tu hành có “ đạo khó hành-đường khó đi ”, “đạo dễ hành-đường dễ đi ”, cũng giống như đường có đường lớn, đường nhỏ, đường nhựa, đường sỏi đá, có những con đường rất dễ đi, có những con đường rất khó đi.

 


Nhất Quán Đạo thuộc về “ đạo dễ hành - đường đễ đi ”, chính là con đường rất dễ tu, thế nhưng bởi vì quá dễ cho nên khó tin; vả lại những gì dễ dàng cầu đắc thì người đời đều chẳng biết trân trọng tôn quý.

Như Kinh Pháp Hoa, Phật để cho lòng mong mỏi thiết tha của người nghe lên cao tột độ rồi mới nói, vì khi đó họ mới chú tâm nghe. Nếu dễ, họ sẽ xem thường, sanh tâm ngạo mạn. Lần thứ nhất, Xá Lợi Phất thỉnh Phật nói pháp cho toàn hội chúng, Đức Phật đã từ chối vì pháp vô thượng không thể trao cho những người chưa phát tâm Bồ Đề. Phật rằng : “ Xá Lợi Phất ! thôi thôi không nên nói nữa ! Nếu nói ra thì tất cả trời và người trong thế gian đều kinh sợ, nghi ngờ. ”.

 

Xá Lợi Phất thưa thỉnh lần hai, xin giảng cho hàng Thanh Văn nghe vì họ có trí sáng suốt. Đức Phật cũng từ chối; ngài bảo rằng trí tuệ của những vị này không thể hiểu được pháp thậm thâm vi diệu vì càng suy lường thì càng trở nên bế tắc. Phật rằng : “ Xá Lợi Phất ! Nếu nói ra điều đó thì tất cả trời, người, A Tu La trong thế gian đều kinh sợ, nghi ngờ; còn các Tỳ Kheo Tăng Thượng Mạn sẽ sa vào vực thẳm. ”

 

Đến lần thứ ba, Xá Lợi Phất thỉnh Phật nói pháp cho hàng Bồ Tát, Phật nhận lời vì họ đã từng theo Phật nghe pháp và đặt trọn niềm tin tuyệt đối nơi Đức Thế Tôn. Sau khi Xá Lợi Phất khẩn cầu lần thứ ba, Phật mới bằng lòng giảng pháp. Liền đó thì từ trong hội chúng có 5000 người Tăng Thượng Mạn bỏ hội trường, lễ Phật rồi ra đi. Phật ngồi lặng thinh, không ngăn cản, bởi vì họ chưa có khả năng nghe kinh, chưa có đủ căn cơ để cầu đắc đạo vô thượng. Phật rằng : “ Này Xá Lợi Phất ! Bây giờ ở đây, trong chúng ta không còn cành lá nữa, chỉ toàn hột chắc. Những kẻ Tăng Thượng Mạn kia lui về là tốt. Ngươi hãy lắng nghe ! Pháp Phật rất vi diệu, Chư Phật đợi đúng thời mới nói, như Hoa Ưu Đàm đúng thời mới nở. Xá Lợi Phất ! Người nên tin lời Chư Phật. Lời của Chư Phật không hề hư vọng. ”

 

 

 

“ Minh Sư một chỉ ” chính là “ được Phật thọ kí ”. Chúng ta cầu đạo chính là Phật Di Lặc, Tế Công thọ kí cho chúng ta. Phật Thích Ca Mâu Ni trong hội pháp hoa vì tất cả chúng sanh thọ kí mà còn có 5000 tín đồ không tin, rời khỏi chỗ ngồi mà lễ Phật rồi ra đi, đủ thấy rằng cầu đạo, cái pháp môn vô thượng này là cần phải là những người rất có thiện căn mới có thể tín nhập, mới có thể tin sâu. Đấy là pháp cực kì thâm sâu áo diệu, ít có người có thể tin, vậy nên trong kinh Pháp Hoa Phật bảo với Xá Lợi Phật rằng thôi không nên nói, vì sao ? vì pháp rất khó hiểu.

 

 

 

 

Xưa kia Thần Quang pháp sư đến cầu đạo với Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ vẫn ngồi quay mặt vào vách, mặc cho Thần Quang đứng ngoài trời tới sáng, tuyết đã ngập đến đầu gối Thần Quang. Mãi đến khi Thần Quang chặt một cánh tay dâng lên để tỏ ý chí thiết tha cầu đạo, vì đạo pháp mà sẵn sàng quên thân, Tổ mới truyền đạo cho. Đạo vốn dĩ là tôn quý như thế, rất khó mà cầu đắc được. Đạo không gặp đúng người, không gặp đúng thời điểm thích hợp thì chẳng truyền.

 

 

 

Nay đã đến thời điểm Ngọ Mùi giao nhau, đã gần đến lúc thiên tàn địa lão, tai kiếp liên miên, chúng sanh khổ nạn ai oán lầm than, càng cách Phật càng xa thì càng thêm mê muội, càng không biết con đường trở về cố hương Phật quốc, càng mê muội thì càng đoạ.  Do bởi thiên thời đã đến mức như thế, cũng là lúc Hoa Ưu Đàm đã đến lúc phải nở, Đấng Vô Cực Chí Tôn từ bi thương xót đại xá, rộng mở pháp môn phương tiện, đại khai phổ độ, giáng xuống một đường kim tuyến đại đạo, phái Minh Sư giáng thế, để cho những thiện nam tín nữ có đầy đủ duyên lành thì đều được Minh Sư Tế Công Hoạt Phật thọ kí, được đắc trước tu sau, đốn ngộ tiệm tu, một kiếp này đắc đạo, tu đạo, bàn đạo thì liền có thể siêu sanh liễu tử, chứng vô thượng đạo. Thế nhưng cũng chính do bởi thời kì Bạch Dương này có thể dễ dàng cầu đắc đại đạo, chẳng cần phải khổ tu khổ luyện trước, chẳng cần phải ngàn dặm tìm Minh Sư, vạn dặm cầu khẩu quyết như thời xa xưa trước kia nữa, và cũng bởi vì thế mà nhiều người sanh tâm nghi ngờ, khinh mạn, để rồi kết cục là “ vào núi báu lại ra về tay không ”, đắc đạo rồi mà chẳng trân trọng tôn quý, chẳng tôn sư trọng đạo, chẳng tu đạo, bàn đạo, trái lại còn quay ngược lại để huỷ báng, lôi kéo khiến cho người khác cũng sanh tâm nghi ngờ mà rời đạo, chẳng tu chẳng bàn, thật là hại người hại tự thân, cuối cùng kết cuộc sẽ là “ nguyện lập mà chẳng liễu, khó mà về cố hương ”, hoặc tệ hại hơn nữa sẽ “ xa vào vực thẳm ” giống như lời Phật trong kinh Pháp Hoa đã nói.

 

Căn Cơ khác nhau nên nhanh chậm có khác

 

Minh Sư một chỉ điểm là Pháp Hoa thọ kí, là đại pháp thâm sâu nhất khó tin nhất từ xưa đến nay, tin thì bèn giống như Long Nữ bỗng chốc thành Phật quả, không tin thì là luỹ kiếp từ từ chứng.

 

 

Từ xưa đến nay những người đã cầu đạo rồi mà chẳng tin chẳng tu là điều mà khắp nơi thường thấy. Dưới bảo toà của Phật Thích Ca Mâu Ni mà vẫn còn có rất nhiều người chẳng tín chẳng tu, huống chi là những chúng sanh mạt thế căn trí chậm lụt ngày nay. Lại nữa sau khi cầu đạo, do căn cơ cá nhân mỗi người khác nhau cho nên sự nhanh chậm trong việc tín, tu cũng có sự khác biệt, như trong Đạo Đức Kinh, chương 41 ( Đồng Dị ) có viết : "Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn, nhược vong. Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo." ( Tạm dịch : Hàng thượng căn nghe đạo, thành khẩn chuyên cần hết lòng cố gắng mà theo. Hàng trung căn bình thường nghe Đạo như còn như mất. Hàng hạ căn thấp kém nghe Đạo, cả cười bỏ qua. Nếu không cười, không đủ gọi đó là Đạo. ) . Ngoài ra thì có một số người kiếp này chỉ có cái duyên cầu đạo mà chẳng có cái duyên tu đạo, bàn đạo, do đó mà chẳng cách nào thành toàn; nhưng lại có một số người sau khi cầu đạo rồi thì lúc đầu cũng là không tin, thế nhưng sau đó do những nhân duyên khác chín muồi mà lại tin.

 

Pháp Hoa thọ kí ( tức Minh Sư Một Chỉ ) vốn dĩ chính là nhất Phật thừa tối thượng thừa mà cực kì khó tin nhất. Trong số các đạo thân thì những người cầu đạo rồi tin ngay phần lớn đều là thừa nguyện lại đến. Thế nhưng mà cầu đạo rồi vẫn không tin thì cũng chẳng sao cả, bởi vì một hạt giống Phật này đã gieo trồng xuống trong sinh mệnh của họ, hôm nay chẳng nảy mầm thì ngày mai rồi cũng sẽ nảy mầm. Thiên Mệnh của Nhất Quán Đạo ở chỗ “ phổ độ ”, phải rộng độ những người hữu duyên đắc đạo; còn về việc sau khi đắc đạo rồi không tin thì cũng chẳng quan trọng, chỉ cần một người đắc đạo rồi, không phản đạo bại đức, có thể tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, có tu tâm dưỡng tánh thì vẫn có thể chặt đứt sự luân hồi, sau này được bất thoái chuyển, cho dù là có đi một cách chậm chạp chăng nữa, rốt cuộc cũng sẽ có một ngày đến được điểm cuối.

 

Do Nghiệp Chướng của bản thân lôi kéo, che lấp

 

 

 

Chúng sanh trôi lăn trong dòng sanh tử tương tục hơn 6 vạn năm nay đã tạo xuống biết bao nhiêu ác nghiệp, do đó tuy rằng cũng có thiện căn thiện duyên cầu đắc đại đạo, thế nhưng do bởi những nhân quả nợ nghiệp sâu nặng đã tạo trong tiền kiếp, kiếp này tuy rằng đắc được đại đạo tôn quý, thế nhưng những món nợ nghiệp đã tạo xuống trong kiếp trước thì kiếp này vẫn phải trả. Do bởi cầu đạo đắc đạo và tu đạo bàn đạo có thể siêu sanh liễu tử, thoát khỏi luân hồi, các oan gia trái chủ luỹ kiếp càng khẩn trương đến đòi gấp các món nợ nghiệp. Nếu là các oan gia trái chủ khá lương thiện, cũng có tu và hiểu được sự tôn quý của đại đạo, của Tam Tào phổ độ thì họ sẽ để cho người đắc đạo có cơ hội sám hối, hành công liễu nguyện để công đức hồi hướng lại cho họ được siêu thoát. Thế nhưng nếu là những oan gia trái chủ không chịu tu, cố chấp, không giác ngộ, không hiểu biết được về sự tôn quý của đại đạo, của Tam Tào Phổ Độ, với oán khí xông thiên, tâm hận thù sâu nặng nhất quyết phải khiến cho người mắc nợ phải chịu đau khổ đoạ đày, thoái đạo rời đạo, hoặc thậm chí còn quay ngược lại khảo đạo, huỷ báng đạo, chẳng tôn sư chẳng trọng đạo, phá hoại sự hoà hợp của đạo trường, lập nguyện rồi chẳng liễu, để rồi “ khó mà về cố hương ”, Cửu huyền của người mắc nợ họ chẳng những không được triêm quang, lại còn bị vạ lây, thì như thế mới có thể thoả mãn được tâm ý trả thù đòi nợ của họ, mới có thể xoa dịu được mối hận thù trong lòng và những nỗi đau khổ mà trước kia họ đã phải chịu đựng. 

Số lượt xem : 1013