Cái gì gọi là trí tuệ ? là cái do ông trời ban phú cho ( thuộc về tiên thiên ) , chẳng phải là sự thông minh cơ mưu quỷ trá của hậu thiên. Trí tuệ từ đâu mà sanh ? từ chỗ ít phiền não, ít tạp dục ! Phải để bản thân nhìn được một cách sâu xa thì trí tuệ mới có thể khai mở.
Xem thêm »
Trong kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già, khi giảng cho bốn đệ tử nghe, Đức Phật có nói rằng :
Này Đại Huệ! Thịt không phải là một thứ ngon quý, mà là một vật bất tịnh, lại sanh ra các tội ác, phá hoại các công đức. Nên chư thiên, chư tiên và các bậc thánh nhân thảy đều xa lánh. Vì thế, có lý nào ta lại cho đệ tử của ta ăn thịt? Nếu người nào nói ta cho đệ tử ăn thịt thì người ấy chính là kẻ hủy báng Ta.
Này Đại Huệ! Người ăn thịt có vô lượng tội lỗi như thế. Vì thế nếu người nào đoạn tuyệt sự ăn thịt thì được vô lượng công đức”.
Xem thêm »
Duy có xả được tâm phàm, mới đắc được tâm Thánh.
Duy có làm việc Thánh, mới có thể xoay chuyển nghiệp phàm.
Duy có chơn tu đạo, mới thật sự nếm ra được vị đạo.
Xem thêm »
Thân người vốn một túi da thối, con đi điều cái tứ đại giả hợp này để làm gì ? để cầu trường thọ ? cầu tâm tịnh ? cầu cảnh giới ? cầu trị bệnh ? Đấy đều là vọng tưởng.
Xem thêm »
Thiền Định và Bát Nhã
( Lời dặn dò của Hoạt Phật Ân Sư từ bi )
Thiền định chính là thanh tịnh. Người hiện đại suy ngẫm nhiều, phiền não nhiều, cách nghĩ nhiều. Bởi vì có cái tâm phức tạp như vậy nên mới diễn biến sanh ra đủ các thứ bệnh tật. Đồ nhi ơi, mỗi ngày phải cho bản thân mình một ít thời gian để tĩnh tư, lắng đọng, chớ có để cho cả một đời người của con chỉ có bận rộn và chạy không.
Xem thêm »
Tánh ( 性) : Bổn tánh
Theo giải nghĩa trong Tân Hoa Từ Điển thì chữ Tánh như sau :
Từ tâm (忄) biểu thị tính cách, bản tánh của con người.
Từ sanh (生)biểu thị tính cách và bản tánh vừa sinh ra thì đã có sẵn. Ý là bản tánh của con người.
Trên là phần nghĩa nổi.
Dưới đây mới là phần nghĩa chìm.
Xem thêm »