BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Chữa Bệnh Tận Gốc

Tác giả liangfulai on 2022-03-28 20:40:18
/Chữa Bệnh Tận Gốc

Kinh Duy Ma Cật : " tuỳ tâm kia tịnh thì cõi Phật tịnh. " Tất cả cảnh sắc đều tuỳ tâm mà ứng hiện, cảnh tuỳ tâm chuyển.


Tâm người vì có cao thấp bất bình, nên thế giới hiện cảnh núi non, đường sỏi đá gập ghềnh lởm chởm, có vô minh đen tối nên mới hiện cảnh bóng đêm, có dơ bẩn ô uế nên mới có bùn lầy nhơ nhớp.

Tâm có nhiều phiền não không dứt nên mới có biển khổ lớn với những cơn sóng phiền não nổi chìm xô đẩy nhau mãi chẳng ngừng dứt.

Tâm có ngũ độc ( tham sân si mạn nghi ) : độc trong tiếng trung còn có nghĩa là vi rút nên mới có bệnh tật.

Các cõi nước Phật đều do tâm của dân chúng nơi ấy trang nghiêm thanh tịnh nên ko hiển ra những cảnh tượng này. Duy dân chúng của cõi hồng trần này thường có nhiều phiền não bất tịnh nên mới ứng hiện những cảnh như thế.

Dịch bệnh bùng phát cũng có nghĩa là độc ( vi rút tâm bệnh ) nơi nhân loại đã sinh sôi đến mức cực điểm, lượng vô biên vô cùng và lan tỏa với tốc độ cực nhanh những ý niệm bất thiện, tà bậy thông qua các phương tiện truyền thông xuyên quốc gia nên mới ứng hiện ra dịch bệnh lan rộng khắp toàn cầu nhanh chóng, biến chủng không ngừng ứng với tâm bất định bất tịnh hay biến đổi thất thường theo chiều hướng xấu. Do cộng nghiệp của chúng sinh mà hình thành nên như thế. Do bởi tâm là gốc, cảnh tuỳ tâm biến hiện, vậy nên muốn tịnh hoá dịch bệnh, trước phải tịnh tâm ấy. Nếu tâm ấy chẳng tịnh, đủ thứ các bệnh đều sẽ phát sinh, độc của các loại bệnh khác cộng thêm độc của dịch bệnh sẽ thành vũ khí ra đòn chí mạng. Vậy nên phòng chữa phải từ tận gốc, chuyển cảnh đổi vận phải từ tâm. Mọi loại vắc xin đều chỉ là hỗ trợ chữa ngọn. Nếu "nhổ cỏ chẳng tận gốc, thì gió xuân thổi lại mọc". Duy Đại bi tâm nguyện và tâm thanh tịnh chính là thuốc chữa dịch bệnh cũng như mọi thứ bệnh khác một cách tận gốc vậy.

 

 

Trị Bệnh Từ Gốc

 

Covid từ “ cộng nghiệp ” sản sinh

Không ngừng tiến hóa ứng “ nhân tâm ”

Khi “ tam độc ” tâm người càng nặng

Khi “cộng ác nghiệp” mãi trưởng tăng.

 

Thời cộng nghiệp sống cùng vi rút

Nhân loại cũng cần tiến hóa tâm

Nâng cao từ bi cùng trí tuệ

Tịnh hóa “ tam độc ” nơi thân tâm.

 

Nếu tâm người mãi không tiến hóa

Mãi sa đọa tâm, ác nghiệp hành

Vi rút ứng tâm người thêm độc

Ứng “ cộng nghiệp chúng sinh ” thêm mạnh.

 

Đối trước cộng nghiệp lớn vô cùng

Tất cả “ thần thông ” đều vô phương

Duy dùng sám hối tâm tiêu nghiệp

Tam nghiệp thanh tịnh là diệu phương.

 

Vi rút từ nghiệp lực hóa sinh

Cũng từ tiêu nghiệp mà chẳng tồn

Thế nên đối trị phải từ gốc

Từ tâm tiêu sạch “độc” không còn.

 

Nếu chẳng từ gốc, mãi từ ngọn

Như nhổ cỏ để gốc vẫn còn

Duyên đủ chín thời cỏ lại mọc

Độc nơi tâm còn, họa tiếp diễn…

 

Kinh Duy ma Cật:

Đức Phật: “Tùy trí tuệ thanh tịnh, tâm được thanh tịnh. Tùy tâm thanh tịnh ắt tất cả công đức được thanh tịnh.

Thế nên Bảo Tích, nếu Bồ-tát muốn được cõi tịnh độ phải tịnh tâm kia. Tùy tâm kia tịnh thì cõi Phật tịnh

Khi ấy ngài Xá-lợi-phất nương nơi oai thần của Phật, khởi nghĩ thế này: “Nếu tâm của Bồ-tát thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh, đức Thế Tôn của ta ngày xưa khi làm Bồ-tát, ý đâu chẳng thanh tịnh, mà cõi Phật này bất tịnh như thế ấy?”

Phật biết ý nghĩ của ngài Xá-lợi-phất, liền bảo ngài rằng:

– Ý ông nghĩ sao, mặt trời mặt trăng há chẳng sáng ư, mà người mù không thể thấy?

Ngài Xá-lợi-phất thưa:

– Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Lỗi là tại người mù, chứ không phải lỗi tại mặt trời mặt trăng.

Phật bảo:

Xá-lợi-phất! Vì chúng sanh tội chướng không thấy được cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh của Như Lai, chẳng phải lỗi của Như Lai. Này Xá-lợi-phất, cõi nước này của ta thanh tịnh mà ông không thấy.
Khi đó Phạm vương Loa Kế nói với ngài Xá-lợi-phất:

– Chớ khởi nghĩ cõi Phật này là không thanh tịnh. Vì cớ sao? Tôi thấy cõi Phật thanh tịnh của đức Thích-ca-mâu-ni ví như là cung của vua trời Tự Tại vậy.

Ngài Xá-lợi-phất nói:

– Tôi lại thấy cõi này gò nổng hầm hố, gai góc cát sỏi, đất đá núi non, nhơ nhớp dẫy đầy.

Phạm vương Loa Kế mới nói:

Tâm nhân giả có cao thấp, không nương nơi trí tuệ Phật, cho nên thấy cõi này ô uế như vậy. Thưa ngài Xá-lợi-phất, Bồ-tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh nương nơi trí tuệ Phật, hay thấy cõi Phật thanh tịnh.

Bấy giờ Phật dùng ngón chân ấn xuống đất, liền khi đó tam thiên đại thiên thế giới, bao nhiêu trăm ngàn trân bảo trang sức, ví như là cõi nước Vô Lượng Công Đức Bảo Trang Nghiêm của đức Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả đại chúng khen ngợi việc chưa từng có và đều tự thấy đang ngồi trên tòa sen báu. Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:

– Ông hãy xem, cõi nước Phật trang nghiêm thanh tịnh chăng?

Ngài Xá-lợi-phất thưa:

– Thưa vâng, Bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con chưa từng thấy, chưa từng nghe, nay cõi nước Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh.

Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:

Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế, nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt, nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như chư thiên cùng một bát báu đựng thức ăn, tùy phước đức của những người kia mà sắc cơm trong bát có sai khác. Như thế Xá-lợi-phất, nếu người tâm tịnh sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

Ngay khi đức Phật hiện cõi nước trang nghiêm thanh tịnh này, năm trăm trưởng giả do ngài Bảo Tích dẫn theo đều được Vô sanh pháp nhẫn, tám muôn bốn ngàn người đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Số lượt xem : 1002