BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tam tâm bất khả đắc

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 14:04:10
/Tam tâm bất khả đắc

Tam tâm bất khả đắc

 

Vì sao mà tam tâm quá khứ, hiện tại, vị lai liễu bất khả đắc ?


Tam tâm quá khứ, hiện tại, vị lai, liễu bất khả đắc. Đủ thứ tâm của chúng sanh đều quy về tâm vô minh. Tâm có thể tạo nghiệp, tâm có thể chuyển nghiệp. Tâm chẳng thường trụ, tâm quy vô tâm, tâm không thì tánh hiện. Các loại tâm của chúng sanh trên thế gian tùy theo nghiệp lưu chuyển. Tâm thanh tịnh, tâm từ bi, tâm bồ đề của người tu hành …cũng là do từ một niệm tâm ngay lúc ấy mà thiện nghiệp lũy tích, công đức thành tựu. Tam tâm liễu bất khả đắc nghĩa là khiến chúng ta không ( chấp ) trước tướng có sanh tâm, không trước tưởng có sanh tâm.

 

Phàm phu nếu như trong tâm niệm niệm đều ( chấp ) trước quá khứ thì sanh Si tâm, niệm  trước hiện tại thì sanh tâm phân biệt, trong tâm niệm niệm đều trước ở vị lai thì sanh tâm phan duyên; mà tâm si, tâm phân biệt, tâm phan duyên là căn nguyên nguồn gốc của tất cả mọi phiền não, là chướng ngại chủ yếu của việc khai ngộ. Do vậy Kim Cang Kinh nói tam tâm quá khứ, hiện tại, vị lai đều bất khả đắc.

 

Tam tâm bất khả đắc là cảnh giới của bậc trí nhân ngộ đạo.

 

Nhớ nghĩ chuyện trước đây gọi là tâm quá khứ. Nghĩ đến chuyện bây giờ gọi là tâm hiện tại. Nghĩ đến chuyện sau này gọi là tâm vị lai. Bất khả đắc nghĩa là vốn dĩ chẳng có.

Chúng sanh chạy theo nhân tâm, chẳng theo đạo tâm ( tâm bồ đềgiác tánh vốn dĩ thanh tịnh ) do đó nói đều là chẳng phải tâm, là lấy cái tên gọi là tâm. Đủ thứ tâm quá khứ, hiện tại, vị lai đều là vọng tâm, vốn dĩ trong giác tánh là chẳng có.

 

Tâm thanh tịnh ( giác tánh ) sâu diệu viên tịch, vốn chẳng có chỗ trụ, như trước tấm gương sáng, vật đến thảy đều soi, vật đi thì không, cho nên phải không có chỗ trụ thì có thể hoàn toàn thanh tịnh. Do vậy, “ Bậc chí nhân dụng tâm như chiếc gương soi, chẳng mong chờ cũng chẳng nghinh đón ai hay vật gì. Phản chiếu người hay vật trước nó, nhưng nó không lưu giữ các hình ảnh đó. Vì thế ngài siêu vượt trên mọi sự vật và không gây hại cho ai. ” , do vậy thường ứng thường tĩnh, thường thanh tĩnh hĩ.

Cái mà “ Tam tâm bất khả đắc ” đã chỉ chính là vọng tâm.

 

Vọng tâm cũng tức là vọng niệm. Niệm trước niệm sau, niệm niệm chẳng trụ, như nước chảy từng giọt chẳng ngừng. Khi niệm trước khởi, chớp nhoáng tức diệt; diệt rồi niệm thứ hai lập tức khởi, đã khởi cũng lập tức diệt. Niệm thứ ba cũng tức khởi tức diệt. Niệm niệm tức sanh tức diệt như thế này, toàn chẳng có thật thể. Niệm quá khứ đã qua, niệm hiện tại chẳng có chỗ trụ, niệm vị lai vẫn chưa sanh. Ba thời điểm ( quá khứ, hiện tại, vị lai ) trôi qua, niệm niệm chẳng trụ.

 

Cổ Đức rằng : 「三際求心心不在,心不有處妄緣空。妄緣空處即菩提,生死涅槃本平等。」 “ Ba lúc ( quá khứ, hiện tại, vị lai ) cầu tâm tâm bất tại, tâm chẳng có chỗ vọng duyên Không. Vọng duyên Không chỗ tức Bồ Đề, sanh tử niết bàn vốn bình đẳng. ”

 

Số lượt xem : 264