Cầu Phật Quán Thế Âm
Người đời khổ, cầu Quán Thế Âm
Quán Thế Âm khổ, cầu tự tâm
Tự tánh tự độ tâm thanh tịnh
Không còn đau khổ phiền nhọc tâm.
Cầu người chi bằng cầu tự thân
Tự Phật tự độ tự chúng sinh
Tầm thanh cứu khổ chúng sinh độ
Quán Thế Âm Bồ Tát là mình.
Tự chẳng tự độ, cầu người mãi
Thì hoài muôn kiếp mãi chúng sinh.
“Tự Quán Âm Bồ Tát” chẳng cậy
Quán Âm Bồ Tát sao cứu mình ?
Quán tâm về thanh tịnh vô trụ
"Thế âm" lắng nghe, độ "Chúng lòng"
Tự độ độ tha lìa tâm vọng
Tự Tánh Quán Thế Âm hiển linh.
Chúng sinh phiền não bởi vô minh
Khổ, mãi cầu “Quán Âm “Hữu Hình””
“ Quán Âm “Vô Hình” ” không tìm lại
“Bánh luân hồi khổ ” mãi không dừng.
Người đời khổ, cầu Quán Thế Âm
Quán Thế Âm khổ, cầu tự thân
Người đời thấy lạ hỏi, Ngài nói :
“ Duy chính tự thân khả cứu mình ! ”
Phật Bồ Tát chỉ rõ đường mình
Bước hay không bước, tùy tự thân
Tự chẳng chịu ăn cơm thì đói
Chẳng ai khả ăn no thay mình !
Người đời khổ, cầu Quán Thế Âm
Mãi cầu nhưng chẳng chịu tu tâm
Cầu hoài vẫn khổ do tâm vọng
Muôn Chúng phiền não sinh nơi lòng.
Mỗi người mỗi một Quán Thế Âm
Đầy đủ nhành liễu với tịnh bình
Đai bi cam lộ từ tâm luyện
Tìm cầu ngài ấy nơi Tâm mình.
Chuyện kể rằng có một chàng thanh niên nọ đang trú mưa dưới mái hiên nhà, nhìn thấy ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đang cầm cây dù đi ngang qua, chàng thanh niên bèn nói với Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát rằng : “ Ngài hãy từ bi phổ độ chúng sinh con đây, hãy đưa con đi một đoạn có được không ? ”.
Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát nói rằng :” Ta ở dưới mưa, con ở dưới mái hiên, mà dưới mái hiên thì chẳng có mưa, nên con chẳng cần ta độ.”
Người này lập tức chạy ra khỏi mái hiên, đứng trong mưa và nói : “ Bây giờ thì con đã ở trong mưa rồi, Ngài nên độ con rồi vậy. ”
Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát nói : “ con ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị mưa dầm ướt do bởi ta có cây dù, con bị mưa dầm ướt do bởi không có cây dù, vậy nên chẳng phải là ta độ bản thân, mà là cây dù độ ta; con muốn được độ thì không nhất định tìm ta, hãy tự tìm dù vậy. ” Ngài ấy nói xong thì bèn đi ngay rồi.
Ngày thứ hai, chàng thanh niên nọ gặp chuyện khó khăn thì bèn đến chùa cầu ngài Quán Âm. Vào đến bên trong chùa mới phát hiện là trước tượng ngài Quán Âm Bồ Tát cũng có một người trông giống y hệt ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vậy. Chàng thanh niên hỏi : “ Ngài có phải là ngài Quán Thế Âm Bồ Tát không ? ”. Người ấy trả lời : “ Ta chính là Quán Thế Âm Bồ Tát ”.
Chàng thanh niên lại hỏi : “ Vậy cớ sao ngài tự lạy bản thân ngài vậy ? ”.
Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát cười nói rằng : “ Ta cũng gặp phải chuyện khó khăn, nhưng ta biết rằng cầu người chẳng bằng cầu tự thân ”.
Chúng ta thường có khuynh hướng tìm cầu sự giúp đỡ của người khác, dần dà lâu rồi thì hình thành thói quen bèn sẽ quên rằng tự thân thật ra chính là nguồn tài phú khai thác bất tận. Hãy phá vỡ thói quen tư duy này, cùng lúc đang cậy nhờ sức trợ giúp của người khác thì chớ quên tự lực cánh sinh. Người tự trợ trước thì trời mới trợ.
Người Người Đều Là Quán Thế Âm
( Nam Hải Cổ Phật từ bi )
Mỗi người đều là một vị Quán Thế Âm. Các con có đủ Phật tánh, Phật tánh của các con cũng chẳng có mảy may sai lệch, chẳng tăng chẳng giảm, phải phát dương quang đại, tự tánh vốn tự có đầy đủ mọi thứ, lẽ nào các con chẳng có đủ hay sao ? Nếu như cái tâm của các con hướng ngoại phan duyên thì sẽ cảm thấy không đủ, thì là phóng thả mất bổn tâm. Phải tìm về lại bổn tâm, cũng chính là sở tại của bổn tánh các con. Thứ mà chẳng thể rời trong giây lát chính là bổn tâm; có thể rời thì chẳng phải rồi.
Phật vì chúng sinh, ứng với tâm chúng sinh mà thuyết pháp. Chúng sinh cũng phải dùng cái tâm như thế để hồi ứng với lòng từ bi của Phật. Các con có cần phải giữ lấy cái bổn tâm vốn tự có đầy đủ ấy, đi độ hóa càng nhiều chúng sinh hay không ? Bất luận là như thế nào, các con cũng là một vị Phật nơi cõi Vô Cực Lí Thiên. Linh tánh là bất diệt đấy, phải tồn tâm Phật, nói lời Phật. Tiếp theo thì phải hàng phục cái tâm này như thế nào ? Phải thủ huyền. Muôn thứ chẳng thể mang theo được, duy có nghiệp tùy thân. Phải dụng tâm đi làm tốt.
Cổ Phật hy vọng các con giữ lấy nguyện lực Tâm Phật. Chẳng có nguyện thì chẳng thể thành Phật. Nguyện là nguyên tâm ( tâm gốc ban đầu ); nguyện là nguyện lực mà lúc chưa hạ phàm, nơi cõi Lí Thiên thì đã lập rồi. Gặp phải những trắc trở thì không được có chút oán trách, không thì nội tâm các con sẽ nổi dậy sóng nước muôn trượng. Nội tâm phải tịnh sóng như nước sâu lặng thì mới có thể soi thấy bổn tâm. Bởi vì sóng nước nổi dậy nên trí tuệ sẽ bị che lấp chướng ngại, chẳng thể trấn tĩnh thì chẳng cách nào soi thấy nguyện lực của mình. Nguyện lực ở đâu, tự mình có thể tìm thấy được không ? Nếu tự bản thân đều chẳng thể tìm thấy, thì Phật Bồ Tát cũng chẳng cách nào giúp con, bởi vì các con đều là trên trời lập nguyện xuống cả đấy. Đạo là công phu khôi phục tự nhiên, phải đem những tập nhiễm của lũy kiếp dứt trừ đi, các con có nguyện ý cải biến không ? Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời. Phải sửa đổi thế nào đây ? Chính là phải tự giác, phải sám hối, chẳng thể có chút biếng nhác. Con một lòng đối diện với Tiên Phật, chẳng có tạp niệm, chẳng có tạp nhiễm, Tiên Phật cũng có thể cảm ứng. Nếu như các con cầu công danh, tâm niệm cầu phú quý thì chẳng tinh khiết trong sạch. Chớ có quên bổn tâm bổn tánh của tự thân, công phu khôi phục lại linh tánh thanh tịnh gọi là “ tu ”. Hy vọng rằng các con làm tốt, thì Tiên Phật bèn sẽ gia trì các con, nhất định phải dùng lòng thành để cảm ứng.
Số lượt xem : 1051