BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Cảnh giác cẩn thận, cố sức tận tâm tận sức.

Tác giả liangfulai on 2024-09-12 19:58:53
/Cảnh giác cẩn thận, cố sức tận tâm tận sức.

 ( Lớp Đàn Chủ 2002 - Phát Nhất Sùng Đức ) . Tiền Nhân từ bi :


I. Cảnh giác cẩn thận, cố sức tận tâm tận sức

  1. Cố sức cảnh giác cẩn thận là một phần tự nhắc nhở và suy ngẫm phản tỉnh, càng là một phần tự khích lệ cảnh giác cẩn thận.
  2. Những năm tháng đời người, thời gian mau trôi đi mất. Chặng đường đời người và những sự sắp đặt chẳng có diễn tập, cũng chẳng thể làm lại từ đầu, chợt quay đầu thì đã trăm năm. Nếu như uổng trôi qua một đời, chẳng gây dựng công tích, thì chẳng có ý nghĩa, chẳng có giá trị, sao có thể không cố sức cảnh giác cẩn thận !
  3. Đọc sách Thánh Hiền, noi theo thánh hiền, nên từng bước vững chắc thiết thực, lúc nào cũng tự nâng cao, tự trưởng thành, có trách nhiệm đối với gia đình, đối với xã hội. Có lập trường, có sứ mệnh, có nhiệm vụ đối với đạo trường, nên thực hiện chân tu, chân bàn, sao có thể không cố sức cảnh giác cẩn thận ? 
  4. Vạn giáo tề phát, pháp môn linh tinh. Lời nói, hành vi của các đệ tử Nhất Quán có thể đại biểu cho sự tôn quý của đạo, khiến cho những chúng sinh hữu duyên dẫn vào cửa Phật, khiến cho người ở gần phục tòng, người ở xa thành tâm quy phục. Hết thảy mọi cái đều bắt đầu từ chỗ do mình, việc này có tầm quan trọng đặc biệt, sao có thể không cố sức cảnh giác cẩn thận ?

 

II. Viên mãn các mối nhân duyên cuộc đời mình.

1. Viên mãn duyên phàm sự

  1. Mọi người muôn việc tồn tại trong sự tình cờ gặp gỡ, có thể đối xử tử tế và thích ứng nhau, thì tất cả đều có thể trở thành trợ duyên. Hãy xem trọng mọi cái xung quanh, viên mãn duyên và khéo tận dụng, tận tâm tận sức.
  2. Có thể viên mãn cái duyên phàm tình là nền tảng của Thánh phàm như ý. Học Phật về cơ bản bắt đầu học làm người, vậy nên sự viên mãn của đạo đối nhân xử thế là nền tảng cơ sỏ để viên mãn cái duyên của Thánh sự.

 

2. Viên mãn cái duyên của Thánh sự

a. Đến sớm chẳng bằng đến vừa đúng lúc. Nếu đã tình cờ gặp, vui gặp nhau, lỡ như tu bàn chẳng thành tựu, tay không mà về, hối tiếc cả đời, vậy nên tự mình cố sức cảnh giác cẩn thận, càng phải tận tâm tận sức với mọi người.

 

     b. Tu đạo như lông trâu, thành đạo như sừng trâu, nên sợ hãi cảnh giác cẩn thận, dụng cái tâm cảnh giác thận trọng như đi trên băng mỏng, như đối mặt với vực sâu mà nghiêm túc tu hành, bất luận kết quả như thế nào, chỉ quan trọng ở trong quá trình đó phải chăng đã tận tâm tận sức. 

 

      c. Tu hành hiệu quả, thành tựu bản thân, nếu có thể giác hành viên mãn, lập xuống tấm gương mẫu mực, ảnh hưởng đến cực sâu xa, vì bản thân, cũng vì người người. Vì mọi người, càng vì bản thân, tu hành phải hiệu quả, then chốt ở chỗ phải chăng tận tâm tận sức.

 

III. Nội đức ngoại công cả hai đều kiêm toàn.

  1. Ngồi có thể nói, thì càng phải đứng dậy có thể đi, có thể hành sâu tận sức với những công việc cụ thể thực tế thì mới có sự nắm bắt thành công. Tri hành phải hợp nhất, càng phải tận tâm tận sức.
  1. Cái đạo học vấn không có điều gì khác, chỉ có tìm cái tâm đã sổ ra mà thôi! Trọng tâm của sinh hoạt và sự hàm dưỡng bên trong chẳng có điều gì khác, lấy việc hành công tích đức làm chính.
  2. Làm tốt sự điều chỉnh thích nghi cuộc sống sinh hoạt, khéo dùng sinh mệnh quý báu.

 

  1. Dùng tâm vô vi làm việc hữu vi, có thể hoàn thành mọi mục tiêu, tránh chấp trước, chướng ngại, chân tâm chân hành, càng phải tận tâm tận sức.
  1. Chẳng mưu cầu thì phẩm hạnh tự nhiên cao, chẳng cầu và vô vi, có thể phát huy tiềm lực, triển hiện chân thiện mỹ. Chẳng tham cầu thì chẳng buồn phiền chẳng đau khổ, có thể độ những nỗi khổ ách hữu hình, vô hình.
  2. Học tập và phụng hiến vĩnh viễn không ngưng nghỉ, tích cực khai sáng vĩnh hằng. Phụng hiến là trí tuệ. Phụng hiến là cày bừa. Phụng hiến là liễu nguyện. Hoằng đạo phải học tập. Học tập là khiêm hạ, học tập mọi mặt là sự tổng trưởng thành của cuộc sống và sinh mệnh. 

 

IV. Chưa tích đức, trái lại còn tạo tội.

 

  1. Thay đổi cá tính không thích đáng của bản thân thì mới có thể nói là tu đạo có thành công.
  2. Ngôn giáo chẳng bằng thân giáo, lấy thân mình thị hiện đạo là sư thuyết pháp thành công nhất, mới có thể hiển rõ sự tôn quý của Đạo.
  3. Cố ý tạo tội lỗi thì đương nhiên không thể được. Vô ý tạo tội lỗi thì cũng phải nghiêm phòng, không thể không để ý.
  1. Kinh Điển rằng : “quét trừ tam tâm tứ tướng”, đứng trên cương vị hiện tại mà làm tốt bổn phận của mình, hành cái đạo trung thứ. Kiểm tra xem xét bản thân phải chăng lâu ngày dài tháng rồi thì bất tri bất giác mà đã hỗn tạp nhiều cái tâm so đo tính toán, tạo thành ngã chấp phân biệt rồi.  

 

  1. Phát tâm đi vào các hạng liệt tu đạo, bàn đạo : thường kiểm tra xem xét bản thân phải chăng chẳng biết bắt đầu từ lúc nào mà lại cứ để ý đến lập trường và danh phận trong đạo trường, thậm chí lại quay đầu tham luyến những danh lợi thế tục.
  2. Khi thành toàn đạo thân mới tiến vào cửa đạo, là dẫn dắt từng bước với sắc mặt vui vẻ ôn hòa, chẳng biết vì sao mà khi có thành kiến đối với đạo thân cũ thì cứ là yêu cầu đòi hỏi và trách móc nặng nề hoặc nhiều hoặc ít, sản sinh sự thành toàn công đoạn đầu va sự phản thành toàn công đoạn sau.
  3. Tu hành nhập môn thường bảo là tùy duyên, khoan dung, buông xuống, thế nhưng trên hành vi thì cứ là rất khó lý giải, muốn khống chế các hậu học, chiếm hữu hậu học, không được phép có một số không gian rộng lớn. Lỡ như hậu học không tuân theo thì đối mặt nhau nói lời giận dữ, không ngớt quấy nhiễu.
  4. Tại đạo trường nhiều năm, phàm là những biến đổi của mọi người, việc, vật thì càng nên dễ dàng thấu hiểu, chẳng hiểu sao khi không hợp với ý mình, trái lại lại sinh khởi những lời nói hành vi bới móc bắt bẻ, từ đấy hỗn tạp những nhân tố không hòa hợp.
  5. Khi ở đạo trường càng lâu, tuổi đạo càng cao, lẽ ra nên đạo niệm càng kiên định, độ trung thành đối với đạo trường, đối với Tiền nhân càng chín chắn dày dặn, chẳng hiểu sao mà lâu ngày rồi thì đạo niệm, đạo khí chẳng tăng mà trái lại còn giảm, độ trung thành càng ngày càng xuống cấp, bằng cách này là củng cố cầu nối giữa người trời hay là trong sự vô ý mà làm tổn hại cầu nối đã xây dựng giữa trời người.
  6. Người tu hành, nên có tinh thần tự mình hiểu lấy. Nếu có lỗi lầm, tự phản tỉnh mình, hoặc sự chỉ đạo của Tiền nhân, và sự khuyên bảo khích lệ của đồng tu thì lẽ ra nên sửa cho ngay chánh, chẳng biết vì sao lại thiếu sót mất tinh thần tự hiểu lấy minh, thậm chí là đã biết rõ mà vẫn cố tình phạm tội, như thế chướng ngại Phật duyên, sao có thể không thận trọng vậy !

V. Kết Luận

1. Để đạt đến hữu duyên hữu phận, tất nhiên phải chơn tri chơn hành, trì giới, khắc chế những dục vọng riêng tư của bản thân, khiến cho lời nói, hành vi cử chỉ hợp lễ. Dụng tâm nỗ lực thực hành, tận tâm tận sức.

2. Chẳng ngay kiếp này độ thân này, còn muốn đợi khi nào mới độ ? Hãy lập chí, phát tâm liễu nguyện, từng bước vững chắc thiết thực, phải càng tận tâm tận sức.

3. Đạt thành “ người tu đạo tiêu chuẩn ” thì phải chăng đã tận tâm tận sức, sự việc nghiêm trọng có liên quan rất rộng, liên quan đến tiến độ tu bàn bình thường và kết quả tốt đẹp. 

Vậy nên các tu sĩ Bạch Dương trên dưới hợp đồng, siêng suy ngẫm, hợp lòng chẳng hai, xa gần một thể, tôn kính gốc cội, trước sau nối tiếp, trung thứ với người, khiến đạo trở nên hưng thịnh, tùy môn phái mà độ hóa, kế thừa vị trí, lấy việc học tu giảng bàn làm nền tảng, lấy việc hành từ bi hỷ xả làm đức, bồi đức khí cao, dưỡng thánh chí cao xa, tu cái đạo tâm truyền, kính ngưỡng đạo lý hằng thường và đức của Thánh Phật, theo dấu chân của các bậc Thánh Hiền, dựng nên thánh nghiệp truyền lại cho đời sau tiếp nối tuệ mệnh.

Số lượt xem : 217