BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Biết đạo còn phải hành đạo

Tác giả liangfulai on 2023-05-08 21:20:00
/Biết đạo còn phải hành đạo

Biết đạo còn phải hành đạo

 ( Lời của Thầy )

 

Các con đều đã quên đã từng lập qua những lời thệ nguyện chăng ? Vì sao lại sinh ra trong cái thời kì động loạn này ? Đấy là do nhân duyên của các con cả đấy ! Vì sao lại chẳng sanh ra sớm một chút ? vì sao lại chẳng sinh ra muộn một chút ? lại cứ phải sinh vào thời kì như thế này ? Vì sao lại cứ sinh ra trong cái thời cuộc này ? bởi vì các con có nhân duyên của các con cả đấy !


Cái gì là lập nguyện vậy ? đã lập xuống “ thanh khẩu trường chay ” như vậy gọi là liễu nguyện chăng ? ( không phải ). Lập nguyện là việc của cả đời người, mãi cho đến một hơi thở cuối cùng cũng chẳng còn, con đều đã làm được, vậy mới được xem là liễu nguyện, trước sau như một, chớ có đến lúc tuổi già sau này thì tiết tháo chẳng giữ. Có hay không người nào đó nói rằng : tôi đợi cho đến một khắc trước khi sắp chết mới bù đắp cho nguyện của tôi, như vậy được không ? ( không thể được ). Điều này là cùng một đạo lý với việc trồng rau vậy thôi, phải không ngừng cày cấy, không ngừng tưới tiêu. Sau khi lập nguyện, mỗi ngày đều phải tận trách nhiệm, giống như việc để dành tiền vậy, một ngày để dành một đồng, đợi đến một ngày nào đó dành dụm đủ rồi thì con đã để dành được vô số tài sản rồi. Chúng ta nếu chỉ là khích lệ người khác để dành tiền, còn bản thân thì lại chẳng làm vậy, đến cuối cùng thì là sự tổn thất của bản thân !

 

Học đạo phải không ngừng làm phong phú bản thân. Nay là lúc chúng ta phải bỏ ra công sức rồimỗi người đều có sức có thể bỏ ra, bởi vì các con đều là những đồ đệ của thầy, các con đều là những thiên sứ bạch dương. Cái gì là Thiên Sứ ? nghĩa là sứ giả của ơn trên, chính là “ đại sứ sống trên cõi trần ” đến từ cõi trời, công việc phải làm là thân cận gần gũi giúp đỡ những người khác. Các con có nghe qua đại sứ nóng nảy chưa ? ( chưa ), có đại sứ hối lộ người chăng ? ( không có ) Chúng ta phải mô phỏng bắt chước cho thật giống thiên sứ, chúng ta phải mài luyện, khích lệ bản thân, khiến cho bản thân mình càng thêm tinh tiến, càng tiến về trước. Tu đạo là bản thân tu, con muốn đợi người khác đến giúp con thì chẳng thà tự giúp mình vậy; tự mình đi làm, thành tựu sau này mới là của chính bản thân con.

 

Sau khi tự mình phản tỉnh suy ngẫm thì phải bắt đầu xung trận, chớ có quên mất rằng mỗi người đều có chí hướng dũng cảm anh hùng, tạm thời hãy gác đi những tư tình con cái sang một bên vậy ! hãy khai sáng tiền đồ rực rỡ tươi đẹp, giữa các đồng tu thì phối hợp giúp đỡ lẫn nhau, ta chúc các con thuận buồm xuôi gió, chớ có sợ hãi con đường đi có những hiểm nạn.

 

Chúng ta kí sinh trong trời đất chỉ cần tâm công chánh thì đồng với đạo vậy, chớ bảo rằng thân chẳng phải mình có, người ở cõi hồng trần chẳng thể tự làm chủ được bản thân; chỉ cần con nắm bắt tốt lấy cơ hội, hướng về trước mà tiến, mỗi bước một dấu chân thì sự vĩnh hằng sẽ được sáng tạo trong kiếp này.

 

Mỗi người đều hãy tận lấy trách nhiệm của mình, chớ có cứ mãi sám hối sự không đủ tư cách năng lực của mình, sám mãi sám mãi thì sám thành một con giun nhỏ, cái gì cũng chẳng dám làm rồi, “ con không đủ năng lực tư cách độ người, không đủ năng lực tư cách thành toàn người ” thì cái gì cũng không đi làm chăng ? Biết không đủ năng lực tư cách thì phải sửa đổi, sửa đổi rồi càng phải thẳng người tiến về trước.

 

Các đồ nhi ơi, tu đạo phải dựa vào bản thân. Tuy rằng các đồ nhi đều biết rằng phải tự tu lấy, thế nhưng có khi các con vẫn cứ loạn mất bước chân, phải thông qua sự sắp xếp an bài của Điểm Truyền Sư, phân công lệnh làm, phải từng bước từng bước một an bài.

 

Hãy thật tốt mà dẫn dắt chỉ đạo cho người ta thì mới biết được làm như thế nào, mỗi người đều muốn làm, phải khiến cho mọi người đều có cơ hội để làm. Có tâm muốn liễu nguyện thì phải tự mình đi làm lấy, dựa theo thứ tự, chớ có bon chen giành đứng đầu, có thể làm bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, lượng sức mình mà làmTrải qua một sự việc thì sẽ tăng trưởng thêm trí tuệ; trong quá trình làm một sự việc, con sẽ thể hội được sự áo diệu của làm một sự việc, chẳng phải là hoàn thành sự việc thì xem như xong rồi; trong quá trình làm, con có thể hiểu được nguyên lý của một sự vật sự việc này rồi sau đó tiến đến suy luận ra những sự lý cùng loại tương tự; người không biết làm thì phải đi thỉnh giáo Tiền Hiền, xem xem sự việc phải làm như thế nào, mọi người giúp đỡ nâng cao lẫn nhau.

 

Chúng ta chẳng phải tự mình biết thì được rồi, còn phải dạy người khác nữa; không thể chỉ biết nói đạo lý với người khác, còn những việc khác đều chẳng biết làm; không phải là chỉ biết nấu ăn, mà những chuyện lớn chuyện nhỏ trong phật đường đều phải biết làm. Dạy người khác chính là đề bạt hậu học, công việc của con sẽ từ từ có thể chia sẻ trách nhiệm cho người khác. Đạo là cần phải mọi người cùng nhau mà bàn, có phải là cần phải chia sẻ trách nhiệm cho các tổ viên làm không ? Tổ trưởng vẫn cần tổ viên phối hợp, đúng không ? xem xem tổ viên còn có cái gì thiếu sót thì tổ trưởng phải bù đắp, giúp đỡ đắp đầy, có phải vậy không ?

 

Trên con đường nhân sanh và quá trình trải nghiệm tâm tu bàn, con sẽ nhìn thấy cái gì là cùng, cái gì là thông, cái gì là thắng, cái gì là bại. Những cùng thông thắng bại này phải dựa vào bản thân mình ngay lúc ấy đi liễu ngộ. Nếu như nhìn không thấu những thay đổi trên nhân thế này, vậy thì thầy có thể nói rằng các con ngay đến cả việc tu đạo là cái gì, bàn đạo là cái gì các con vẫn chưa làm rõ được. Những biến hóa thay đổi này bất luận là tốt xấu thì chúng ta cũng phải đi thể ngộ từ bên trong sự tình. Diện mục bổn lai của chúng ta là tự bản thân mình biết lấy, nay là bị hoàn cảnh, giới hình tướng làm mê hoặc mất bản thân mà quậy đến điên đảo sai loạn, con có hiểu được ý thầy không ?

 


 

 

Các đồ nhi ơi, gặp phải những việc nên làm thì hãy chủ động mà gánh vác lấy, chớ có đẩy nhường, chớ có việc gì cũng đều trễ hơn người ta một bước. Tu đạo phải danh xưng nhất trí với thực tế, hôm nay con tên gì thì phải có sự thật chất của cái tên ấy. Ví dụ như các con làm đàn vụ thì phải giữ lấy bổn phận của mình, làm được những việc mà đàn vụ nên làm, vậy thì con mới có thể xem là một nhân viên đàn vụ. Đấy là cái danh xưng ( tên gọi ) thì phải làm được cái trách vụ này, đối với người tu đạo đấy chính là điều quan trọng nhất. Con nói con là người tu đạo, là chỉ có cái danh xưng này, hay là thật sự có tấm lòng của người tu đạo ? điều này con cần phải suy ngẫm đến.

 

Các đồ nhi tu đạo tu đến mặt nhăn mày nhó, nút thắt trong lòng chưa gỡ, phải không ? Tu đạo mà thân tâm không khỏe mạnh, khiến cho người ta cảm thấy là biến thái, có đáng thương không ? Tu đạo tu đến lúc cuối cùng, trong đầu óc chẳng chứa đựng đạo lý, chỉ chứa toàn những điều thị phi đúng sai, có đáng bi không ? Thân làm người đi trước, trong đầu con chứa đựng người nào đó như thế nào thế nào, đấy là điều đáng bi xót nhất. Mỗi người đều có con mắt, mỗi người đều biết nhìn nhận, hà tất nói những thị phi sai trái của người khác ! Thói xấu lớn nhất của người hiện nay chính là nói nhiều làm ít; đạo lý thì mỗi người đều biết nói, chỉ cần là không đắc tội với người khác, con thậm chí cũng có thể bẻ cong sự thật, loại việc này con cũng có thể làm chăng ? Chánh nghĩa ai sẽ xiển dương mở rộng đây ? xiển dương mở rộng chẳng phải là miệng con nói, chỉ có “ hành động là hành vi tốt nhất của con ”.

 

Đồ nhi có muốn mình được cứu không ? Muốn trước khi được cứu thì trước hết phải tự cứu lấy mình, cái gì cũng đều phải nhận lí thật tu ! Đức hạnh chẳng đủ thì đương nhiên là những lời con nói người khác sẽ chẳng nghe, trách ai đây ? ( bản thân ). Từ đầu đến giờ nói đi nói lại thì ra là tự mình đã nảy sinh vấn đề. Các đồ nhi nên học tập tinh thần khoan thứ của Tiền Nhân các con, chớ có dùng giọng điệu yêu cầu để khiển trách người khác.

 

Mỗi ngày đều ngồi đấy chẳng làm việc thì có ích chăng ? Nếu các con nghe tiếp nhận được những lời mà Tiên Phật đã nói, vậy thì hành vi chính là sự minh chứng tốt nhất. Nói việc đi, ở, ngồi, nằm thôi, bình thường sinh hoạt ngày thường có bình thường không ? hành có chánh không ? ở có chánh không ? Mỗi người hãy tự dựa vào những điều ấy mà suy ra ! Làm thế nào để trau dồi tu dưỡng cái tâm con ? làm thế nào để nắm bắt lấy cái tâm con ? làm thế nào để sửa đổi cái tâm con ? Cái tâm con có thể thành phật cũng có thể thành ma, có thể làm việc tốt cũng có thể làm chuyện xấu, có thể giống như tâm bồ tát, cũng có thể giống như tâm rắn độc bọ cạp vậy ! Nếu như con đến giờ vẫn không cách nào triệt để lãnh ngộ được, tương lai sau này không chỉ là một đống cát rời, có thể ngay đến bản thân các con cũng đều trói buộc chẳng nổi, biết không ? Như thế có được không ? bàn được tốt như thế có ích gì không ? Trăm thiện hiếu đi đầu, đạo lý các con đều hiểu; nếu như thời này khắc này con vẫn chưa thể tự quản lấy bản thân mình, tự mình làm tấm gương tốt thì sẽ như thế nào đây ? Sinh mệnh dài ngắn chẳng bàn đến, chỉ yêu cầu hành vi của những năm còn sống thì đủ rồi.

 

「道善則得之,不善則失之,天命不于長」“ Đạo thiện tắc đắc chi, bất thiện tắc thất chi, thiên mệnh bất ư trường ” ( Dịch nghĩa : Thiên mệnh là không có sự định hình, sẽ chẳng có trước sau như một, chẳng có sự lâu dài, thường tùy theo cái thiện ác của con người mà có chỗ thay đổi; nghĩa là nói hành thiện thì sẽ đắc được thiên mệnh, chẳng hành thiện thì sẽ mất đi thiên mệnh ). Những điều này các con đều hiểu cả. Khi mỗi con người mới sinh ra thì đã có sứ mệnh ấy rồi, cũng bao gồm cả sứ mệnh mà thân các con hôm nay đang gánh vác, phải làm như thế nào đây ? Chỉ nói xuông thì là chẳng có chút ích gì. Hiểu thì phải đi làm; hiểu mà không đi làm thì gọi là “ ngoan muội ”, những nguyên linh ương bướng ngoan cố thì tiếp cận gần gũi với tàn linh đấy ! Các đồ nhi ơi, có khi tu đạo chính là phải cho bản thân một chút yêu cầu nho nhỏ. Yêu cầu những cái gì, các con phải suy nghĩ : “ mình có điểm nào tiến bộ đây ? ”, nghĩ thử xem trong số những hàng xóm lận cận của con, bạn bè thân thích của con, có hay không người nào đó nói rằng : “ bà mẹ này càng ngày càng giống người tu đạo rồi ! ”, có hay không ai đó nói rằng : “ kìa, người này trở nên ngoan rồi ! ”, có hay không ai đó nói rằng : “ người kia tu đạo càng tu càng vui vẻ ! ”, đấy chính là con đã có một chút thay đổi rồi.

 

Vậy còn có những thay đổi gì nữa ? ví dụ như nói : Sở thích chuyên môn của con trước đây chính là thích ngủ, bất cứ lúc nào cũng thích ngủ, sợ đến nghe lớp ngủ gật; nay con có thể nâng cao dũng khí đến phật đường nghe lớp thì xem như có tiến bộ rồi đấy, phải không ? Trước đây trong toàn bộ 5 tiết học mình đều ngủ gật, nay trong 5 tiết học mình chỉ ngủ có một tiết, vậy có được xem là đã thay đổi hay không ? ( được xem là đã thay đổi ). Nếu như nói, sở thích của con là ăn, vậy thì cái mà con thích ăn cũng phải có một chút thay đổi đấy ! Phải bắt đầu ăn rau bên thịt ( chỉ gắp rau củ mà không gắp thịt ), học ăn rau bên thịt có phải cũng là một chút tiến bộ không ? Những người mà vốn dĩ ăn chay, họ ăn càng lúc càng thanh đạm thì họ có phải là càng lúc càng tiến bộ không ?

 

Những người bình thường thích chơi bời, thích dạo phố, thích mua sắm, vậy thì họ phải làm những thay đổi gì ? ( khắc chế bản thân mua ít một chút, những người bình thường thích đi chơi có thể hay không bỏ ra một ít thời gian nhàn rỗi để đến phật đường tham dự pháp hội, nghe lớp ? được vậy thì biểu thị là đã có chỗ thay đổi rồi đấy, phải không ? Những người bình thường thích xem truyền hình thì sao ? hy sinh thời gian xem truyền hình để nghiên cứu đạo lý, vậy thì xem như là người đó đã có chỗ cải thiện rồi. Bình thường thích nói chuyện, thích ngồi lê đôi mách, nói chỗ này, nói chỗ nọ thì sao ? Hãy đem cái miệng ấy dùng để giảng nói đạo lý, vậy có xem là đã thay đổi hay không ? Thông thường đều là Điểm Truyền Sư yêu cầu các con, bức ép các con phải tu đạo, đều là Điểm Truyền Sư yêu cầu các con điều gì có thể làm, điều gì không thể làm, các con bây giờ phải làm thế nào ? Các đồ nhi có phải đều là ở trong trạng thái bị động không ? Bây giờ là lúc nào rồi ! Có phải là phải đổi các con chủ động một chút ? phải chủ động yêu cầu bản thân mình, có phải không ? ( phải ) Điểm Truyền Sư yêu cầu con, ông ta cũng chẳng có công chẳng có đức, một chút lợi ích đối với ông ta cũng chẳng có, phải không ? Hà tất công đức khơi khơi uổng phí để người ta kiếm được ? Con phải biết động não suy nghĩ xem ! rõ không ? Các đồ nhi có thể trở thành nhân viên bàn sự, tự bản thân mình có thể nắm bắt lấy thiên thời hay không ? Có nắm bắt lấy cái thời cơ này hay không ? Hiện nay thiên thời đã khác rồi, các đồ nhi không thể cứ mãi nói tâm con tốt thì được rồicó tâm còn phải dụng tâm. Con bảo rằng con có tâm, thế nhưng có tâm và dụng tâm là khác nhauDụng tâm thì phải dùng sức bỏ ra. Phải dụng tâm ở chỗ nào ? dụng tâm ở việc sửa bỏ tánh nóng nảy, những thói hư tật xấu; dụng tâm ở việc làm tốt bổn phận của một người vợ, người chồng, người con …dụng tâm đi giáo dục con cái, dụng tâm đi độ người, lại còn phải dụng tâm giảng bài, giảng đạo, những việc này tự bản thân mình đều phải có mục tiêu. Hôm nay con muốn trồng cây, con trước hết phải xới đất, xới đất chẳng dùng sức thì đất sao có thể lỏng đượclàm sao mà trồng cây, phải không ? Do vậy, không thể nói rằng con có tâm là được rồi, thầy còn muốn các con phải dụng tâm.

 

 

 

Số lượt xem : 363