Bạch Dương Thiên Sứ đại biểu cho Đạo ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )
Bạch Dương Thiên Sứ
đại biểu cho Đạo
( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )
Sự tôn quý của Đạo từ trên thân con có nhìn ra được không ? từ trong việc hành có thể nhìn ra được sự tu hành và đức tánh của một con người. Nội tại của anh ta có bao nhiêu thì tự nhiên cái mà hành ra ngoài sẽ có bấy nhiêu. Đạo có tôn quý hay không, biết làm thế nào nhìn ra được không ? từ những lời nói, hành vi, cử chỉ của các con thì có thể nhìn ra được đấy. Các con chính là đại biểu cho đạo, đặc biệt là hôm nay các con đều là những đàn chủ, giảng sư, giảng viên, bàn sự nhân viên có lãnh sứ mệnh thiên chức.
Các con ở bên ngoài công tác về nhà, mang theo mồ hôi, bụi bặm đầy mình, sau khi tham giá mới rửa mặt rửa tay là không có sai, thế nhưng nếu như sau khi tham giá thì tiện thể hiến hương, như thế có được không ? có phải là trước tiên phải tắm gội sạch sẽ rồi mới thành tâm kính ý hiến hương cho Lão Mẫu ? Rửa tay hiến hương là cách làm quyền nghi vào những lúc bất đắc dĩ, thời gian gấp vội; lúc bình thường trước tiên phải tắm gội trước, thân sạch sẽ rồi mới hiến hương lễ phật. Lại như nói về tại phật đường gia đình, con cả ngày đều ở trong nhà chẳng có ra ngoài, vậy có vết bẩn không ? có mồ hôi không ? có cần phải tịnh thân sạch sẽ rồi mới lễ phật, đòi hỏi như thế có quá đáng không ? hay là xưa nay chẳng có chú ý đến ?
Ngồi thì là tịnh, một niệm ấy của con lúc tịnh là tồn ác niệm hay là thiện niệm ? có hay không cái niệm thường tồn tâm tốt, cái niệm nói lời tốt, cái niệm làm việc tốt cứu người tốt ? hay chỉ là miệng tụng niệm ?
Vì sao cứ một lần lại một lần muốn các con lập cái nguyện này, lập cái nguyện kia vậy ? con có nghe qua rằng nguyện lập lớn thì trợ lực cũng lớn ? trên con đường tu bàn càng dễ đi, phải không ? thế nhưng cũng có những lúc không thuận, điều này ngoài việc lấy Khảo ra để giải thích, còn có thể dựa vào cái gì để giải thích, giải đáp đây ? là nhân quả của bản thân chúng ta, nhân duyên của chúng ta. Các con phải biết rằng, hôm nay con đã lập nguyện gì đều là đối với bản thân, chớ chẳng phải là đối với bất kì ai, mà lâu rồi không được có cái tâm hữu cầu, không được nói rằng con hôm nay có điều gì không thuận thì con mới muốn lập cái nguyện để chống đỡ một cái, giống như con làm vật để làm tin vậy, con làm vật để làm tin thì cũng phải trả vật làm tin, phải không ?
Có người nói rằng, cớ sao có người tu đạo phải xả bỏ cả gia đình sự nghiệp ? có một số người nghe chẳng hiểu thì nói rằng : tu đạo đem hàng xóm lân cận độ qua đây thì được rồi, cớ sao phải xả bỏ cả gia đình sự nghiệp ? cớ sao vậy ? các đồ nhi có hiểu thiên thời không ? cái gì gọi là tam kì mạt kiếp ? lại cái gì là mạt hậu nhất trước ? Bạch Dương ứng vận vào cái thời kì này, các con đã làm thiên sứ bạch dương. Thế giới này có bao nhiêu nhân khẩu ? những người cầu đạo bàn đạo lại là bao nhiêu người ? nếu muốn thế giới đại đồng, nếu muốn người người đắc đạo tu đạo, có phải là nhân lực rất thiếu hụt ? Do đó nói, các con đã theo kịp rồi, vào lúc này hãy xả xuống để cùng đạt thành nguyện vọng của đại đạo, nguyện vọng đại đồng.
Trọng Thánh Khinh Phàm là việc kinh doanh một vốn vạn lời. Cái gì gọi là xả bỏ gia đình sự nghiệp ? xả bỏ gia đình sự nghiệp chẳng phải là bảo con cái gì cũng đều chẳng cần rồi, bây giờ đã chẳng có việc này rồi, bây giờ chẳng cần phải con giống như Phật Thích Ca Mâu Ni rồi, chỉ là dạy con tạm thời gạt bỏ sang một bên, đi ra ngoài, như thế cũng rất khó sao ? con đã theo kịp lúc này rồi, con đã xả xuống rồi, đây là việc kinh doanh một vốn vạn lời.
Có rất nhiều người nói rằng, đến một thời cơ nào đó tôi mới đi ra; thầy và thiên thời muốn bảo với con rằng, nói với con tiếng rất tiếc rằng, đến thời cơ ấy của con, có lẽ thiên thời đã tận, hoặc có lẽ cái vận này đã qua, lúc ấy con mới ra, mới xả ra có ích gì không ? Bây giờ thời đại đã khác rồi, có những người thuộc các giai tầng các con phải tiếp xúc, sau đó mới có thể tìm cách độ người ta, đúng không ? Con nếu như vẫn là duy trì cái kiểu trước sau như một bất biến của con, có lúc rất khó thuyết phục người ta đến đấy !
Hôm nay các con bàn việc trời, chớ có bảo rằng chẳng phải là công việc chức nghiệp chính, chẳng có nhận lương, con bèn có thể muốn đến thì đến, trong lòng chẳng cam nguyện thì bỏ mặc kệ sao cũng được, giống như đến công xưởng làm việc quẹt thẻ chấm công, thẻ quẹt một cái, có đến thì được rồi. Hôm nay phật đường có việc, con đã lập điều nguyện trọng thánh khinh phàm này, người con đã đến rồi, có dụng tâm, chơn tâm hay không đến trợ giúp, đấy lại là một vấn đề.
Các con có biết xưng tội không ? Bên trong nhà thờ có một gian phòng nhỏ, chính giữa ngăn một tấm ván, có hai cái động, một cái là dành cho người xưng tội, một cái là dành cho người nghe xưng tội. Các con phải chăng làm được khiến người ta tín nhiệm ? đối diện với con giống như đối diện mục sư hợp giải vậy. Người này đã làm chuyện sai rồi, ngoài việc sám hối với Thượng Đế ra, anh ta còn phải kể với một con người thật sự, kể với một con người còn đang sống về một thứ khổ trong nội tâm của anh ta. Anh ta làm chuyện sai trái, ngoài việc sám hối trước phật ra, anh ta còn cần phải một người thật sự đi lắng nghe tiếng lòng của anh ta. Con có thể làm đến khiến người ta tín nhiệm, nguyện ý kể thật sự với con không ? mà con lại có thể làm được việc nghe những chuyện của người ta rồi cất giấu đi, không công khai khắp nơi cho cả thiên hạ biết đến không ?
Có lẽ các con thường sẽ nói rằng, mình đi ra ngoài bàn đạo, người ta cũng chẳng có nhìn thấy mình; làm vất vả như vậy, làm sai một chuyện rồi thì người ta bèn đến nói mình. Thật ra, nói con cũng là yêu con đấy ! Chẳng nói con, để cho con cứ mãi tiếp tục sai xuống, có phải là đã hại con không ? Có câu nói rằng : “ miệng to, cây lau nhà nhỏ ”, cũng có nghĩa là nói làm việc thì chẳng thấy anh ta làm, nhưng miệng thì lại mở ra thật to, cứ thích nói. Có một số người chính là vậy đấy ! Những người này là có âm chẳng có đức, có hình chẳng có tượng. Cái gì là âm ? chính là cứ mãi nói, thế nhưng chẳng có đức. Cái gì là có hình chẳng có tượng ? chính là làm chẳng ra hồn thứ gì cả. Thế nhưng con nhìn thấy anh ta như vậy thì cảm thấy anh ta chẳng có làm hay sao ? anh ta chẳng có nghĩ qua việc muốn sửa đổi hay sao ? Con chẳng cho người ta cơ hội, người ta cũng sẽ chẳng cho con cơ hội. Không cho người khác cơ hội thì đồng nghĩa với việc không cho bản thân mình cơ hội, như thế có hiểu không ? Sợ bị người ta nói thì bản thân mình chớ có nói người ta, đấy là điều quan trọng nhất đấy.
Thầy dạy cho các con một phương pháp, biết gánh vác trách nhiệm đối với bản thân như thế nào, làm thế nào nhìn ra lỗi của mình ở đâu ? Khi một người bản thân anh ta làm sai việc gì, có phải là sẽ rất sợ hãi, rất khủng hoảng ? Thầy muốn dạy cho các con trước khi chưa phạm sai thì đã biết, cảm nhận được nỗi sợ hãi và bất an ấy, các con bèn chẳng dám khinh suất phạm sai, phải không ? Các con có bao giờ nghĩ qua vào ban đêm trước khi ngủ, phản tỉnh trở lại lần nữa, hồi tưởng lại lần nữa những việc mà mình đã làm vào ban ngày ? Ngẩng đầu ba thước có thần minh. Lúc này con phải sám hối; lúc con nói, cần có tiên phật kiến chứng cho con. Nếu như con dám làm được một điểm này, ngày tháng lâu rồi, tự nhiên tự động những lỗi sai của con sẽ giảm thiểu. Vì sao sẽ ít đi ? tự tánh của con sẽ bảo với bản thân con rằng việc này không được làm, bởi vì buổi tối khi phải bẩm báo với Tiên Phật sẽ rất ngại. Môn công phu này rất thụ dụng, hãy thử làm xem ! Thầy chúc các con sẽ có ngày thành công. Những người thời cổ xưa chính là dùng phương pháp này để cảnh tỉnh bản thân, hiểu không ? hãy dũng cảm đem những tội lỗi sai trái của mình viết trên tập một cách thật thà không khách sáo, để bản thân nhìn thấy rồi cũng cảm thấy hổ thẹn. Mùi vị thật của bàn đạo toàn ở một chữ “ xả ”.
Tiên Phật một lần lại một lần đến, một lần lại một lần lâm đàn yêu cầu các con, là vì cái gì đây ? người ta cớ sao phải khổ khẩu bà tâm đến khuyên bảo các con ? Chư Thiên Tiên Phật vì sao giáng đàn một lần lại một lần khuyên bảo các con ? Vì sao vậy ? Bởi vì ơn trên chẳng nỡ nhìn thấy mọi người gặp phải tai kiếp đấy !
Ý nghĩa trọng thánh khinh phàm là gì đây ? Con nay chẳng nguyện ý xả, chẳng chịu thay ơn trên làm việc, vậy con treo cái mác của nhân viên bàn sự, gọi là cái gì ? gọi là nón anh Trương đội nhầm trên đầu anh Lí đấy, gọi là hữu danh vô thật đấy ! đúng không ?
Các con nay đến tham gia lớp bàn sự nhân viên, đều nguyện ý bàn sự không ? ( nguyện ý ) làm việc gì đây ? ( việc Thánh ) xả ra được không ? ( xả được ) xả ra được chứ ? ( xả được ) xả thật ư ? nói suông thầy chẳng tin. Xả được ra à ? xả ở trong nhà đấy ! ai xả ra được ? xả ở trong tiệm đấy ! tâm thái của toàn xả và không xả có sự khác biệt. Con chẳng có xả thì con thể hội chẳng ra được ! Có cái gì khác nhau đây ? xả ở phật đường, giống như chẳng có nhà rồi, chẳng có cha cưng, chẳng có mẹ yêu, chẳng có người quản rồi, đúng không ? chịu phải những ủy khuất có ai biết đây ? chẳng có người biết đâu ! rõ ràng biết rằng làm vậy là sai, bản thân lại sửa đổi không nổi, có khổ hay không ? do đó những người chẳng có xả thì thể hội chẳng ra được ! Các con biết bản thân thiếu sót, lại chẳng biết làm thế nào, có khổ không ? người chẳng có xả thì không biết đâu ! con xem, chẳng có xả, tu đạo bèn thiếu đi mùi vị, thể hội chẳng ra mùi vị, chẳng chút tinh túy. Xả ở trong nhà, thấy vợ cũng khổ, nhìn thấy con cũng khổ. Chúng ta nay khổ phải khổ một cách đáng giá, đúng không ? Con vì việc phàm khổ, vì bản thân khổ, khổ than cái này than cái nọ, đấy chẳng có giá trị; con khổ vì chúng sanh, vì đạo trường, vì thánh nghiệp thì có giá trị đấy ! khác nhau đấy !
Thầy hy vọng đồ nhi có thể hiểu rõ, các con là những Thiên Sứ Bạch Dương, Thiên Sứ Bạch Dương làm gì đây ? đạo thân đạo thân, như thế nào mới xem là thân ? đến phật đường ngày ngày gặp mặt, mọi người đều tương thân tương ái; vậy không đến phật đường thì làm sao đây ? đến nhà của anh ta ngồi chơi phải không ? nếu như con đến trong nhà của người ta, toàn là bảo người ta đến tham gia pháp hội, lúc bình thường cũng chẳng biết thăm viếng người ta, đàm luận đạo lí với người ta, có hiệu quả không ? có thân không ? hồ lô của thầy là xưa nay chưa từng cạn qua, cũng chưa từng đầy qua. Vì sao vậy ? thầy đối với các đồ nhi vẫn cứ mãi là bỏ ra tâm sức, vẫn cứ là thí xả; thầy cũng hy vọng đồ nhi không ngừng bỏ ra tâm sức, không ngừng bố thí. Hôm nay chúng ta có tâm muốn giúp người, chúng ta có tâm muốn độ hóa chúng sanh, có bao nhiêu thì bố thí bấy nhiêu, có bao nhiêu thì từ bi bấy nhiêu, chớ chẳng phải nói : “ thầy ơi ! thầy ơi ! đợi con kiếm được đến 3 triệu con mới ra ngoài khai hoang ! mới ra ngoài nghe đạo ! ”. Đợi đến khi con kiếm được 3 triệu rồi thì sao ? “ con còn muốn kiếm đến 4 triệu đấy ! ”, đợi hồ lô của con đầy rồi mới ra đấy ! đúng vậy không ? có tốt không ?
Thói hư tật xấu không tốt nên làm thế nào đây ? những cái bệnh này của con xem bác sĩ không xong đâu ! cái này chẳng có thuốc chữa đâu, bệnh nan y rồi ! bệnh nan y rồi làm sao đây ? có từng nghe qua rằng mắc bệnh nan y rồi chạy đến phật đường khẩn cầu Tiên Phật từ bi, tự mình phát thành tâm, sau đó thì có sự hiển hóa rồi, có hay không ? thế nhưng các con rất thích nhìn thấy những sự hiển hóa, hiển hóa hiển hóa, hiển rồi phải hóa đi. Mỗi người các con cũng đều là hiển hóa, chẳng phải sao ? các con có cái nhục thân giả thể này, một ngày nào đó cái mạng bị câu lên rồi, chẳng còn mạng rồi thì hiển hóa rồi, thì thoái khiếu rồi, hiểu không ? Do đó các con muốn hiển hóa gì đây ? tự thân mỗi người đều có một chút Tiên Phật, làm sao nhìn thấy tiên phật của tự thân đây ? con đem những thói hư tật xấu tánh khí nóng nảy của bản thân sửa bỏ rồi, thầy bảo đảm con nhìn thấy tiên phật. Bản thân con sửa bỏ những thói hư tật xấu của mình rồi, sạch sẽ, trong sạch thanh khiết, có phải là bổn lai diện mục ban đầu hay không ? bổn lai diện mục chẳng phải là các Nguyên Phật Tử hay sao ? Điểm linh quang ấy của Nguyên Phật Tử chẳng phải cũng là đến từ Lão Mẫu đấy sao ? chẳng phải là giống với chúng ta sao ? Còn phải xem thấy những hiển hóa gì đây ?
Thầy có nghe người ta nói rằng đạo bàn thêm một năm nữa thì chẳng bàn rồi. Mọi người rất căng thẳng khẩn trương về vấn đề này đấy ! Bàn đạo còn có thể bàn bao lâu ? Thầy nghe người ta nói đấy, bàn thêm một năm nữa, do đó bây giờ ai muốn thiết đàn thì hãy nhanh chóng thiết đàn, muốn bàn đạo thì hãy nhanh chóng bàn đạo, muốn cầu đạo thì hãy nhanh chóng cầu đạo, muốn mở pháp hội thì hãy nhanh chóng mở pháp hội, muốn thành toàn thì hãy nhanh chóng đi thành toàn, có việc này không ? Vậy sau này làm thế nào đây ? tương lai sau này sẽ thế nào ? đạo sẽ thâu về, phải không ? không bàn đạo rồi, phải không ? có rất nhiều người đang nói về vấn đề này đấy ! đáp án là gì ? không biết đâu ! Bây giờ đều chẳng bàn rồi, còn quản việc sau này làm gì ? Con bây giờ đều đang bàn rồi, vậy con quản chuyện sau này làm gì ? hãy nhìn xem hiện tại ! được bao lâu thì bao lâu ! nghĩ nhiều như thế, tự mình bị chướng ngại đấy !
Chúng ta hôm nay tu đạo, tuổi nhỏ một chút trông vẫn còn đáng yêu; vậy người lớn tuổi, con đi lao khổ phiền não những việc này thì trông chẳng hay rồi, đúng không ? lông mày nhăn nhó, giống như dùng đinh ốc khóa lại vậy. Ta khuyên con có thể ra tù rồi, có thể ra ngục rồi. Tự bản thân các con đều đang ngồi ở nhà tù của bản thân đấy ! xem coi các con ngồi đến khi nào ! càng ngồi càng khổ !
Tự bản thân đã tận hết trách nhiệm rồi thì tốt, chớ có nghĩ quá nhiều.
Hôm nay bàn sự xem một phần tâm của bản thân, chớ có xem người khác, con hãy xem bản thân mình ! Độ người, tận tâm tận sức rồi thì tốt rồi ! trách bản thân trách một lần thì được rồi, lần sau thì sửa lỗi. Nói phát tâm, hãy tự phản tỉnh kiểm thảo, tự hỏi lòng mình xem bản thân mình có phát tâm chưa ? Bản thân con có làm được thì tốt rồi; nói về trách nhiệm, có tận hết trách nhiệm chưa, bản thân con có tận trách nhiệm, chớ có quản người khác. Vô úy thí, nên làm thì làm, chớ có nghĩ quá nhiều. Thầy muốn các đồ nhi biết rằng, tu đạo là tu bản thân, chúng ta chớ có nhìn người tu. Người ta không tốt, có thể hiển hiện ra bản thân mình tốt; cũng do người ta không tốt, do đó cần các con đi giúp đỡ người ta, muốn người ta tốt, nghe có hiểu không ? Những người hiểu thì phải hiểu, những người không hiểu thì chớ có quản những việc này, biết không ? tương lai sau này chúng ta bàn đạo bàn rồi có công lao, có khổ lao, trở về trên ấy chúng ta được phong công định quả, đúng không ? Con vẫn chẳng thể nói rằng người ấy vẫn chưa có lên, thầy dành một chỗ trước cho anh ta vậy ? Như thế vẫn cứ không tốt ! muốn gặp thầy thì phải có chút cơ duyên mà, đúng không ? vả lại phải có chút lòng ! có tâm thì bài trừ vạn cái khó ! phải không ?
Hy vọng rằng các đồ nhi lúc nào cũng nhớ cảm ân, cảm cái ân gì vậy ? Người đối tốt với con thì con cũng cảm ân, người đối xử không tốt với con thì con vẫn cảm ân. Kẻ thù trên mặt đất là vị ân nhân của con trên trời tương lai sau này. Con nếu chẳng có anh ta mài luyện con như thế, thì con làm sao có thể tạo tựu ? con làm sao có thể lột xác ? con làm sao có thể có hơi sức này muốn nỗ lực chạy dốc hết tốc lực ? sao có thể đứng lên nổi ? Thầy đã nói rồi, người ta làm không được tốt, bản thân mình phải làm tốt hơn người ta : chớ có mà người ta làm không được tốt thì con bèn muốn rời khỏi, con bèn muốn né tránh. Họ làm không được tốt thì càng cần các đồ nhi, bàn sự nhân viên, giảng sư, giảng viên đến giúp đỡ anh ta trở nên tốt. Sứ mệnh của các con chính là phải giúp người, đã quên rồi sao ? đâu có quên mà ! sứ mệnh của các con chính là phải giúp người. Cho dù là người ở trên không tốt, các con phải giúp đến khi anh ta trở nên tốt; anh ta chẳng hiểu, con phải âm thầm mà làm, đấy là sứ mệnh của các con đấy ! Chúng ta phải nhận rõ cái sinh mệnh này là một hít một thở, ăn cơm là mở miệng khép miệng, chi bằng hãy đi trên con đường có ý nghĩa này, bàn đạo, cứu người, giúp người, chớ chẳng phải là vì thất tình lục dục, vì sự nghiệp, phàm nghiệp của mình mà không ngừng phiền não. Người nhảy ra khỏi được thì là anh hùng, nhảy không ra được thì là cái gì ? là kẻ hèn nhát vô dụng, đúng không ? Chư Thiên Tiên Phật dạy các con nhảy, mỗi lần phải nhảy cao hơn so với những lần trước, con nhảy đến rồi thì con đã thành tựu rồi, những vất vả ấy có đáng là gì ? Con chẳng chịu nhảy, con chẳng cách nào thành tựu.
Hôm nay các đồ nhi đều triêm quang triêm ân, có thể được nghe đại đạo này thì cũng giống như một con ruồi, nó bám sát trên đuôi của con thiên lí mã, nó bèn có thể chạy xa đến nghìn dặm. Hãy nghĩ xem các con, thế giới hồng trần lớn như vậy, ở trong tam thiên đại thiên thế giới, các con bèn nhỏ giống như hạt bụi vậy. Hôm nay nếu chẳng phải là thiên khai phổ độ, các con có thể đắc được cái đạo này không ? các con đắc đạo rồi thì giống như con ruồi bám sát trên đuôi của con thiên lí mã vậy, khiến cho các con chạy được rất xa rất xa, khiến các con có thể sánh với Thánh Hiền Nhân, có thể làm Thánh Hiền, có thể thành Tiên Phật. Sao vẫn chưa nghĩ thông, thật tốt mà đi, thật tốt mà làm ? Chớ có bảo rằng mình tuổi còn trẻ, cái mà trong quan tài chứa đựng là người chết đấy ! Cái thời kì này, các đồ nhi chẳng phải là không biết ! Mặc dù con bàn đạo vất vả, vất vả nhiều năm, nội đức phải tu; cho dù con không bàn đạo cũng phải tu đạo. Bây giờ con muốn tu đạo thì phải bàn đạo, là phần cơ duyên này, các đồ nhi phải thật tốt mà nắm bắt lấy, đường phải nhận rõ ràng thì mới đi được một cách vững chắc.
Tu bàn sợ nhất là không đồng tâm đồng đức
Mỗi lần các con đều nói nghe rất hay, muốn nghe thầy điều phái, khi thật sự muốn điều phái các con thì các con bèn nói rằng nhà có mẹ già, phật đường không có người hiến hương. Hôm nay chúng ta phải suy ngẫm tốt, phong tục, dân tình của mỗi quốc gia đều không giống nhau, thế nhưng chúng ta cũng đều có cái tâm nguyện này, muốn độ vạn linh phật tử về trời, do đó có một số việc chúng ta phải ngó trước trông sau, suy ngẫm đi sâu vào tường tận một cái. Chúng ta ra ngoài vẫn cứ là phải chịu chút mài luyện, chịu chút khảo nghiệm; sự mài luyện, khảo nghiệm lớn nhất là gì vậy ? ăn gió uống sương đấy chẳng xem là khảo nghiệm, chúng ta có thể chịu đựng qua nổi, trời làm lều, đất làm chiếu, chúng ta cùng ở với trời đất, cái này cũng không sao; độ người không được cũng không cần lo sợ, có tiên phật cùng ở bên cạnh các con, chúng ta một thể với tiên phật; bị người ta đuổi ra ngoài, điều này chúng ta cũng không cần lo lắng, bởi vì trên thế giới không chỉ có mỗi một nhà này, mà còn có rất nhiều hộ khác, điều này cũng chẳng cần lo sợ; điều lo sợ nhất chính là giữa chúng ta-những người đi ra ngoài mà chẳng có nhất tâm nhất đức, chẳng có đồng tâm đồng đức, đấy là điều khiến cho người ta buồn rầu nhất. Hôm nay mọi người bàn đạo thì phải có sự đồng lòng nhất trí. Hôm nay mình muốn giúp đỡ, thế nhưng chúng ta biết rằng phương pháp của mỗi người đều không giống nhau, do đó chúng ta phải phối hợp lẫn nhau, điều chỉnh cho thích nghi thích ứng với nhau, như vậy mới có thể viên viên mãn mãn. Việc đáng lo nhất đáng sợ nhất chính là mọi người đều là những người muốn bàn việc trời, tâm của mọi người không giống nhau, quan niệm của mọi người khác nhau; cậu muốn đi về phía đông, tôi muốn đi về hướng tây, như thế này thật là khiến người ta buồn rầu nhất. Do đó chúng ta nhất định phải dốc hết sức duy trì bảo vệ, phải dùng tâm bồ tát để đối đãi mọi thứ, hôm nay có lẽ dùng phương pháp của người khác cũng không tồi, mọi người đều đang học tập, có thể là sau kinh nghiệm thất bại lần này, dùng thử phương pháp của con nói không chừng cũng không tệ, khích lệ lẫn nhau, hiểu và thông cảm cho nhau.
Cái gì gọi là Bàn Sự Nhân Viên ? Cái gọi là người bàn sự thì lấy việc hiếu học làm đầu, quan trọng nhất là phải khiêm tốn hạ mình, do đó trên phương diện tu thân phải đoan trang hành vi, về phương diện phật quy phải bắt đầu từ sự cung kính; trong quá trình học đạo, phải thích hỏi thích học, cầu sự tinh thông, thực hành suy ngẫm kĩ càng thận trọng. Một vài điểm kể trên nếu như làm được thì có thể làm bàn sự nhân viên. Vậy thì giảng viên là gì ? giảng là tuyên dương, do đó khi con có tâm khuyến hóa chúng sanh, trước tiên, nhận thức bản thân, thứ hai là trừ bỏ những thói hư và tánh khí nóng nảy, thứ ba là gần gũi các hiền nhơn; thứ tư là chớ chấp vào văn tự của các sách khuyến thiện. Bắt đầu làm từ cái thiện nhỏ, chớ vì công đức nhỏ thì tùy tiện từ bỏ, cũng không được tranh hơn kém mà hành xử theo cảm tính; nếu có thể ít đi những cái này thì bàn sự mới có ý chí kiên định lâu dài.
Đàn Chủ là gì ? người chủ là mục tiêu của mọi người; mục tiêu không chánh thì tuy rằng sai một li nhưng đi một dặm. Thầy nhìn thấy các đàn chủ hiện nay dễ nghi kị, không thể bao dung nhẫn nại, chẳng cách nào thật sự làm việc vững chắc thiết thực; nhìn thấy người khác cao hơn so với mình thì tự cam chịu tụt lùi, chẳng cầu thượng tiến, không hợp tác với người khác, đóng băng bản thân, do đó mà sẽ dao dộng căn cơ, sẽ muốn thoát rời, sẽ dùng những phong tục của xã hội để bù đắp cho sự trống rỗng trong nội tâm mình, tự nhiên đạo vụ bèn không thể phát triển một cách thích hợp, đấy là những họa hoạn để lại của đàn chủ. Vậy con làm thế nào đem trách nhiệm của đàn chủ biểu hiện một cách viên mãn ? trước hết là hãy thí ra cái tâm yêu thương, kế nữa là đề bạt, hỗ trợ lẫn nhau, hy sinh lợi ích của cá nhân, phải thận trọng suy ngẫm tiền nhân hậu quả, chớ có sợ chẳng có người biết đến mình, cũng chớ có đánh mất đi tài năng của mình, nên vì đất trời lập nhân, lập đức, lập nghĩa, hành chơn công đức bất hủ, giải cứu chúng sanh khỏi biển khổ.
Khảo là mài luyện, luyện tâm, luyện tánh, luyện trí tuệ, quan trọng nhất là luyện sự tu dưỡng của con. Cái gì gọi là luyện trí tuệ đây ? có ma khảo là để khiến con có nhận thức rằng sự phổ truyền của đạo là cái mà không phải hành vi của con người có thể chưởng quản được, là dựa vào trời ứng thời ứng vận.
Vậy còn luyện tâm ? là ơn trên khải phát con một loại phương pháp đạt căn nguyên; trong sự vô hình không như ý, con thể ngộ được sự hư ảo của đủ thứ những sự đời, để con chịu đựng sự dày vò là dạy con làm thế nào để ở trong cái xã hội này.
Vậy làm thế nào để luyện tánh đây ? Con nhất định cần phải thời thời khắc khắc dùng chơn chủ nhân đi làm việc, thủ huyền quan, luyện chơn đan, khi vật dục vây buộc lấy con thì cần tuệ quán điềm tĩnh, khi mê hoặc sản sinh thì con phải khảo sát tất cả những diệu lí trước và sau.
Vậy tu dưỡng như thế nào đây ? phải có thể an bần lạc đạo, phải có thể hàm dưỡng bản thân, do vậy mà người khiêm tốn sẽ nhận được ích lợi.
Các con liệu có biết thiên thời đã đến lúc nào rồi không ? Cơ hội chúng ta gặp mặt sau này càng ít đi rồi. Phước họa vốn chẳng có cửa, duy có con người tự chuốc lấy, liệu có biết rằng có biết bao nhiêu đồ nhi khiến thầy lo lắng lao tâm phí sức ? liệu có biết thầy lệ chảy đầy hai hàng ? Tiên Phật là thật hay là giả, bản thân các con tự mình mơ mơ màng màng, chẳng rõ sự lí, chẳng ôm giữ chặt lấy đạo, các con đến chẳng nổi thiên đường, thầy còn mặt mũi nào triều bái Lão Mẫu ? Cớ sao đều là một số các giảng sư giảng viên đang nhiễu loạn ? cớ sao Đàn Chủ gỡ bỏ phá hủy phật đường ? cớ sao giảng sư lại báng đạo ? chơn giả khảo, điên đảo khảo các con đều biết cả, các con cớ sao chẳng đồng tâm đồng đức đáp thuyền ? cớ sao người thi rớt đều là những tiền bối này vậy ? cớ sao lại còn phải tự cao tự ngạo ? nắm bắt quyền thế có gì hay ho ? tu đạo lại chẳng phải là một ngày hai ngày, tu đã lâu như vậy rồi, đạo lí vẫn chẳng hiểu rõ; một đợt khảo này, khảo đến tệ như vậy, vậy sau này đại khảo đến rồi còn chịu nổi sao ?
Mọi người phải nhường nhịn lẫn nhau, đề bạt hỗ trợ lẫn nhau, khoan hồng đại lượng, chớ có khiến cho thầy lo lắng bận tâm, chớ có để cho Lão Tiền Nhân của các con đau lòng. Trong đạo có những việc lớn nhỏ gì đều có gia trưởng; trật tự nếu được sắp xếp tốt thì sẽ không có chuốc dẫn lấy những thị phi phiền phức; những thói hư tật xấu, tánh khí nóng nảy của mọi người có phải là phải thật tốt mà sửa bỏ đi ? Thầy chẳng nguyện các con tu thành cái đạo phồn hoa, vẫn là sự giản dị chất phác tốt hơn, tuyệt đối chớ có gian xảo; bây giờ chớ có tưởng rằng bản thân mình đã tu tốt biết bao nhiêu, khảo đến một cái thì ai cũng chẳng biết được những người khảo rớt còn sót lại bao nhiêu người; những người khảo rớt đều là vẻ ngoài tu được rất tốt.
Tâm nếu chánh thì mọi thứ đều là chánh, có thể biết rằng nhất chánh áp trăm tà. Là chơn hay là giả, hình hình ảo ảo, chỉ cần tâm chơn thật thì thảy mọi thức đều là chơn. Có thể cứu vãn các đồng bào có bao nhiêu thì cứu bấy nhiêu, bây giờ phải tận một chút sức, người trên thì phải có cái tâm từ bi nhân ái, người dưới phải tuân thủ phật quy lễ tiết thì mới có thể trên dưới đồng lòng. Do đó, bây giờ bất kể là bao nhiêu lời ra tiếng vào, bao nhiêu những sự hủy báng, bao nhiêu sóng to gió lớn, các con cũng chớ có dao động cái tâm. Bây giờ, những người khảo rớt trông có vẻ đều là tốt, bão đến toàn đều là thổi cuốn ngã những cây to, các chồi nụ thì tương đối sẽ không ngã. Lúc nào cũng phải nghĩ rằng thiên ân sư đức chưa báo, lập nguyện chưa liễu; phải giống như ánh sáng mặt trời mặt trăng soi chiếu, đất trời vô tư; đều là các đồ nhi của Tế Công thì phải công chánh vô tư; thầy chẳng hy vọng từng đứa một bị khảo rớt, hy vọng mỗi người đều tay nắm tay nhau trở về thiên đường.
Các giảng sư có người thì kinh nghiệm dày dặn, tuyệt đối chớ có lại rơi đọa xuống. Điểm Truyền Sư phải chăng chỉ điểm đạo ? thân là người thanh khẩu phải chăng là phải trong ngoài nhất trí ? phải chăng phẩm tánh cũng nên đoan chánh ? bất kể là nguyện gì, mở miệng thì là nguyện; chỉ cần các con tâm miệng như một, cực kì trung thành một lòng một dạ biểu bạch với ơn trên, nên biết rằng người thiếu trời bù; Vì sao lại nói : “ đá thán phục gật đầu ”, “ tinh thành sở chí, kim thạch vi khai ” ? ( dịch nghĩa : lòng thành tâm thành ý của con người có thể cảm động trời đất, chỉ cần chuyên tâm thành ý, có ý chí thì có thể khiến cho sắt đá cũng mòn, vàng đá tan vỡ - có công mài sắt có ngày nên kim )
Các con làm việc có thừa thượng khải hạ hay không ? Những huấn văn trước đây có thật tốt mà xem không ? phải thể hội những sự áo diệu trong các bài huấn, chớ có mà tâm thuật của bản thân mình bất chánh mà đi hủy đạo báng đạo, tự mình đọa lạc còn là chuyện nhỏ, thế nhưng còn cửu huyền thất tổ của các con thì sao ?
Sự điềm tĩnh là vương miện của chính mình, con đường tu đạo vốn chẳng dễ đi; có ai là tu một cách bình bình thản thản ? nhà nhà đều có quyển kinh khó tụng; tu đạo là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nếu không thể tu thân tề gia, sao có thể hóa thiên hạ thành một nhà ? Đoàn kết sức mạnh lớn, nếu đã là tu đạo thì nên khắc kỉ phục lễ ( kiểm soát ràng buộc bản thân khiến cho lời nói hành động phù hợp với lễ nghĩa ), cần cù siêng năng chẳng sợ vất vả, chẳng sợ khổ. Người trẻ tuổi dành được sự sủng ái trên đạo trường, nên biết người được nuông chiều không nhất định có thể thành đạo, người bị đối xử lạnh nhạt hời hợt không hẳn tu không tốt, mọi hình hình tượng tượng vẫn cứ là hư ảo; đạo lí có thể giảng nói bao nhiêu thì giảng nói bấy nhiêu, chớ có dùng hình tượng đi độ người khuyên người, phải dùng chân lí bởi vì chân lí bất biến.
Nhìn xem các đồ nhi, thầy có nỗi lòng chua xót vô hạn, vẫn là sự thuần phác, tự nhiên là tốt hơn. Những thói hư tật xấu của bản thân thì chẳng dễ biết, những vết dơ trên mặt mình, bản thân mình chẳng hay biết, cần có người khác đến nói cho hay. Các con phải khiêm tốn hạ mình; nếu như tu đạo càng tu tánh khí nóng giận càng lớn, vậy thì còn tu cái đạo gì ? chớ có nói rằng giang sơn dễ đổi mới, bản tánh khó đổi dời, đấy quả thật là những lời càn dở vô nghĩa.
Lập chí bất động như núi, dốc sức thực hành sự khiêm tốn là quan trọng
Chỉ cần lập sẵn chí hướng, việc gì cũng có thể làm được tốt, bàn được tốt, những điển tích của tiên phật lẽ nào lại giả sao ? chớ có theo người khác một cách mù quáng, chớ có tỏ ra mồm mép lanh lẹ, đặc biệt là giảng sư giảng viên chớ có nói những chuyện thị phi đúng sai của người khác, phải quan tâm thật tốt đến lòng tự tôn của các hậu học. Cây cần vỏ, người cần sĩ diện, hậu học có tốt có xấu là đạo lí nhất định, mỗi người đều có tài hoa của mỗi người, phải thật tốt mà tận dụng để họ có chỗ phát huy.
Các đồ nhi phải uống nước nhớ nguồn, kính Lão tôn Hiền, đạo lí hiểu tỏ, chí thành ôm giữ lấy, vẻ ngoài điên điên khùng khùng không sao cả, bên trong phải thiết thực; nếu có những lời bàn ra tán vào thì lấy làm hổ thẹn với tổ tiên của chính mình. Ăn cơm của chính mình, làm việc của bản thân, những lỗi lầm sai trái của các Tiền Nhân, Hậu Học thì mỗi người làm mỗi người tự chịu, những lỗi lầm của Tiền Nhân thì hậu học chẳng thể gánh lấy. Do đó, các con chẳng cần phê bình, hãy thật tốt mà tu, thật tốt mà bàn, đại đạo khang trang bèn ở ngay trước mắt các con. Có thể tu thật tốt thì người ta tự nhiên sẽ tôn kính con; hãy âm thầm lặng lẽ mà cày bừa, âm thầm mà đi làm, sau này thu hoạch sẽ càng nhiều. Đạo chẳng ở trên đầu miệng, đạo ở lòng người.
Người ta có mấy ai mà sống được đến tuổi 70, có thể sống được bao lâu ? có bao nhiêu thời gian cảnh sắc tươi đẹp có thể thật tốt mà nắm bắt lấy ? Hiện nay chúng ta đối mặt với cảnh gian nan khốn đốn, nguy cấp vô viện, thiên tai nhân họa các nơi tai nạn liên miên, ôn dịch, động đất, nạn đao binh, thủy hỏa; Thiên Đạo tồn tại được bao lâu thì phải xem coi đạo tâm các con phải chăng hằng cửu ? đạo tâm hãy chớ có dao động, bất kể là sự hy sinh lớn bao nhiêu, nhất định sẽ có giá trị, mỗi người tận năng lực của mỗi người, giỏi văn thì dùng văn, giỏi võ thì dùng võ, trong lòng thành tâm cung kính mà đi làm, liễu nguyện hiếu thuận với cha mẹ.
Các con có từng nghĩ qua hay không ? chỉ biết hi hi ha ha, bên này giao du, bên kia xem diễn trò, trong này rất náo nhiệt, đến nghe một cái thì được rồi, diệu huấn từng bài từng bài một cho các con thì lại bảo là cái do người làm ra; tâm con nếu giả thì cái gì cũng đều là giả. Tâm con đã thuần thục trưởng thành chưa ? giảng sư từng người từng người một khiếm nhã thiếu nghiêm trang, đã giảng được bao nhiêu đạo lý ? người ẩn cư thì ẩn cư, thôi không nhắc đến vậy, vậy làm sao bảo thầy không đau lòng đây ?
Thầy hy vọng các con từ nay về sau có thể học được khiêm tốn một chút, chớ có tranh quyền như vậy có được không ? có cái gì để tranh đây ? thầy đều chẳng tranh rồi, các con còn tranh cái gì ? Thiên hạ cũng chẳng phải là con là chủ, con tranh cái gì đây ? Người quân tử yên với địa vị hiện tại mình đang ở và nỗ lực làm tốt những việc mình nên làm; người không khiêm tốn thì sẽ gặp phải sự khinh miệt của người khác, biết không ? chớ có tưởng rằng điều mà thầy nói là nói uổng lời, thế nhưng các con chẳng có ngẫm nghĩ xem có cái nhục thân này là điều chẳng dễ dàng gì, có thể sinh ra ở đài loan bảo địa này lại là điều khó được biết bao. Đạo lí các con đã nghe cả đống rồi, do đó điều mà thầy nói, tin rằng các con cũng có thể từ trong đó đi biết phân tích một cái, huấn văn có nhiều thêm đi chăng nữa, tin rằng con xem cũng chẳng hết, nhớ chẳng hết những lời huấn thật lòng của thầy. Hy vọng các con có thể ghi nhớ lấy những lời của thầy, thật sự mà đi làm, thật sự mà đi hành, thật sự mà đi tu đạo.
Các con chớ có cho rằng bản thân chẳng có năng lực gì, thật ra một người có năng lực, cái thật sự là ở một chút chí khí của cậu ta, đúng không ? Các con nói mỗi một người thật sự có năng lực sao ? dựa vào một chút tâm chí thành, các con bàn được hồng triển như vậy, nếu chẳng có thiên mệnh, làm gì mà có ngày hôm nay ? con phải tồn một cái tâm ăn năn hối lỗi; nếu có thể ăn năn hối lỗi, tiền đồ của các con vẫn là vô lượng; thế nhưng nếu như con khoan thứ cho bản thân, thì ai dám bảo đảm con nhất định có thể lên thiên đường ? ai dám bảo đảm con sẽ không xuống địa ngục đây ?
Khắp nơi gieo giống, thường khai hoa kết quả.
Các đồ nhi hãy chớ có quên khoảng thời gian khai sáng gian nan của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con, hiểu không ? Hôm nay mỗi một đồ nhi các con có duyên cùng tụ ở trong thánh điện này, trong cung vô cực của Lão Mẫu, thầy tin rằng trong lòng các đồ nhi đều có một phần chí thành, chân thành, có không ? Thầy hy vọng các đồ nhi có một cái tâm như vậy, thế nhưng bản thân đồ nhi các con có không ? các con có sự chân thành tuyệt đối hay không ? Các con hãy xem xem Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con vì sao hôm nay có thể nhận được sự kính trọng, bội phục, tôn kính như vậy từ các hậu học ? Đấy là nguyên nhân gì đây ? Có phải là bởi vì các ngài ấy tương đối thông minh ? là các ngài ấy có nhiều hơn một phần dụng tâm và sự lao thần phí tâm so với người khác phải không ? các con học không ? các con muốn học không ? điều mà tu đạo thường nói là phải học “ chịu thiệt thòi ”, các con có thể chịu thiệt không ? các con có chịu thiệt thòi được không ? các con có nuốt trôi được không ? Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con đều đã nếm qua rồi. Nói đến “ nếm khổ ”, các con có chịu nổi không ? Những cái này Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con cũng đều đã chịu đủ cả rồi ! Con chẳng nếm khổ thì con làm sao liễu khổ ? cái khổ của con làm sao mà liễu dứt được ? Lại nữa, tu đạo phải cố cùng ! cố thủ khốn cùng ( giữ vững đức mình dù gặp khó khăn nghèo khổ ) ! Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con càng là đã trải nghiệm qua rồi, thế nhưng chí tiết, tiết tháo của các ngài ấy có thay đổi qua không ? chẳng có ! Vậy thì các con phải dụng tâm một cái, tự mình phải đi ngẫm nghĩ một cái rồi; nếu như môi trường hoàn cảnh hiện tại của con bây giờ là như vậy, hoặc là nói hoàn cảnh sau này của con là như vậy, vậy thì con nên làm thế nào để đi đối mặt đây ? chắc là biết rồi đấy ! rõ rõ ràng ràng đã làm ở phía trước cho các con xem rồi, các con lời lời tiếng tiếng nói muốn “ học ”, vậy phải học thế nào ? phải học cái gì ? Bản thân các con phải hiểu, phải rõ, phải không ? Lại nữa, tu đạo phải học “ nhẫn nhục ”, cái này thì Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con cũng đều đã chịu đủ rồi; một người nếu chẳng nhẫn nhục thì chẳng cách nào thụ dụng phật pháp này, nghe có hiểu không ?
Đạo vốn có đầy đủ, vì sao nói phải tu đạo ? tu cái gì ? ( tu tâm ) cái gọi là tu đạo chẳng phải là tu tánh, là tu sửa những thói hư tật xấu, những tánh khí nóng nảy … của các con, nghe có hiểu không ? Đạo ở tại tự thân, đạo vốn có đầy đủ, các con tu cái đạo gì ? tu là sửa, chính là sửa tánh khí nóng nảy, bỏ đi những thói hư tật xấu. Vậy các con hãy ngẫm nghĩ xem các con đã sửa bỏ bao nhiêu thói hư tật xấu rồi ? các con đã dẹp bỏ đi bao nhiêu tánh khí nóng nảy ? Cái này điều phải biết đấy, không thể qua loa mơ hồ được ! Nếu không một ngày lại qua một ngày, vậy chẳng phải là quá uổng phí rồi hay sao ? Con nếu như không “ sửa bỏ những thói hư tật xấu và tánh khí nóng nảy ”, con bèn chẳng cách nào biến hóa khí chất; chẳng cách nào biến hóa khí chất, vậy thì con vĩnh viễn là một “ phàm phu ” rồi, đúng không ? Thầy đã nhắc cho các con một cái, các con tự bản thân mình phải đi ngẫm nghĩ xem.
Người tu đạo chính là phải “ nuôi dưỡng một luồng hạo nhiên chánh khí ”, sau đó kiên thủ lấy thiện đạo, lựa chọn những việc tốt đúng đắn mà đi làm, kiên trì chẳng đổi; “ tâm ” vĩnh viễn đều chẳng dao động, trong nội tâm vĩnh viễn có một phần an tường như thế. Trong quá trình tu đạo cũng chẳng mong cầu sự khen ngợi của người khác, ngược lại cũng chẳng sợ những sự hủy báng của người khác, phải không ? Điều này thì Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con chẳng phải đều đã trải nghiệm qua rồi sao ? Do đó nói : “ chẳng cầu người khen ngợi, nhưng cũng chẳng muốn sự hủy báng ”. Tu đạo chính là “ thường nghĩ lỗi mình mà chẳng luận lỗi của người khác ”, đấy chẳng phải là thường nói hay sao ? “ có lỗi thì quy về phần mình, có công thì nhường người khác ”, các con có như vậy không ? Chẳng có ! Vậy thầy muốn hỏi các con đang học cái gì ? Cái mà tu đạo nói đến chẳng phải chính là “ khiêm cung ” đó sao ? Vậy “ khiêm cung ” chỉ nói thì chẳng cần làm hay sao ?
Người tu đạo là phải “ lắng nghe tiếng lòng, ý kiến của người khác ”, chớ chẳng phải là cứ mãi cố chấp, phải “ rõ âm phản quán ”, người thông minh là không cố chấp, nghe nhiều những lời khuyến đạo, khuyên bảo của người khác, lúc tĩnh thường phản tỉnh kiểm tra bản thân, lúc động phải không loạn tâm mình, nghe có hiểu không ? thời thời khắc khắc phản quán tự tỉnh, phản tỉnh một cái những tư tưởng của mình có hợp với thiên lí lương tâm hay không ? Phản tỉnh những hành vi của bản thân mình có trái ngược với những đạo lí bất biến theo lẽ đương nhiên của đất trời hay không ? thường thường đều phải đi phản tỉnh, đi phản tỉnh kiểm tra những tư tưởng, hành vi của mình, cũng có nghĩa là nói một người làm tốt, một người thành công chẳng phải là vì anh ta thông minh, mà là vì anh ta chịu “ dụng tâm nhiều, phí tâm lao thần nhiều ”, nghe có hiểu không ? chỉ cần con chịu dụng tâm, con chịu hạ công phu, vậy thì có khác gì Thánh Hiền ? đúng không ? do đó nói, đạo thì đã đắc rồi, cũng đã cầu đạo rồi, thế nhưng chính là một chữ “ hành ” ! duy chỉ có “ hành ” mới có thể sáng tạo tài đức đạo lí bất biến theo lẽ đương nhiên của đất trời, mới có thể thành tựu vĩ nghiệp của Thánh Hiền Tiên Phật. Hãy ghi nhớ đấy ! duy chỉ có cái “ hành ” này ! Một phần cày cáy, một phần thu hoạch, có cày bừa mới có thu hoạch, điều này các đồ nhi cũng biết, vậy điều mà thầy nói là hy vọng mỗi đồ nhi các con đều có thể thu hái được “ quả thành công vui cười ”, vậy thì phải siêng đi cày bừa rồi.
Điều mà một người tu đạo thường nói là : “ vai trái gánh lên hình tượng của thiên đạo đi ra, vai phải gánh lên hình tượng của Thánh Hiền đi ra ”, trên thân của các con đều có thể nhìn thấy được, còn cái mà triển hiện ra trước ngực chính là đạo khí của cá nhân mỗi người các con, nghe có hiểu không ? Một người tu hành thật sự là “ nơi nơi gieo giống, lúc nào cũng khai hoa kết quả ”, chẳng nơi nào không phải là cảnh đẹp, như thế mới thật sự xứng gọi là một người tu đạo. Làm mỗi một chuyện chưa chắc đều có thể tận thiện tận mĩ, nhưng phải có thể tận tâm tận sức, nghe có hiểu không ? Chẳng có yêu cầu các con tận thiện tận mĩ, thế nhưng nhất định phải tận tâm tận sức, nếu không thì nguyện của các con làm sao mà liễu ? Thiên ân sư đức các con phải làm thế nào để báo đáp ? Chí hướng lớn tu đạo bàn đạo của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con chính là cái mà các con phải học tập đấy ! Con hãy xem lòng nhiệt thành thành toàn người của ngài, cũng là cái mà các con nên học tập; từ cầu đạo cho đến thành đạo, cái tinh thần học mà chẳng ngán, nhẫn nại chỉ dạy cho người khác chẳng biết mỏi mệt chính là cái mà các con thân là hậu học nên học tập đấy, đúng không ?
Số lượt xem : 935