Xây Dựng Nhân Sinh Quan Tu Đạo
Xây Dựng Nhân Sinh Quan Tu Đạo
Lời Nói Đầu
Ơn trên cho mỗi người chúng ta một khoảng thời gian, dài ngắn khác nhau, chúng ta gọi là “đời người”. Sau đó, chặng đường đời này đi như thế nào thì phải xem bản thân mình rồi. Có thể càng đi càng rộng mở thì chúng ta gọi là “ khang trang đại đạo”, cũng có thể càng đi càng hẹp, chúng ta gọi là “đường hẹp quanh co”, thậm chí là “cùng đường bí lối”.
Hoàn cảnh xã hội trước mắt phơi bày trạng thái không bình thường về tâm sinh lý :
Các cao ốc của chúng ta càng lúc càng cao, cung điện tâm linh của chúng ta càng lúc càng thấp.
Đường cao tốc của chúng ta càng lúc càng rộng, tấm lòng của chúng ta càng lúc càng hẹp.
Tiền mà chúng ta chi tiêu càng ngày càng nhiều, nhưng niềm vui mà chúng ta có càng lúc càng ít.
Chúng ta nói quá nhiều về nhân nghĩa đạo đức, thế nhưng chúng ta hành thiện bỏ ra tâm sức quá ít.
Chúng ta học biết làm sao để sinh tồn, nhưng chúng ta lại chẳng hiểu biết cái gì gọi là sinh mệnh.
Chúng ta có năng lực tách nguyên tử, nhưng lại chẳng có cách tiêu diệt thiên kiến và ngạo mạn.
Rốt cuộc đã phát sinh vấn đề gì rồi ? Đấy đều là do bởi giá trị quan của chúng ta đã bị bóp méo rồi, tâm linh của chúng ta cũng bị những tư tưởng rác rưởi làm ô nhiễm rồi.
Có một loại lời nói mà người đời vĩnh viễn chẳng cách nào bóc trần nó, đó là lời nói thành thật !
Có một loại nước mà người đời vĩnh viễn chẳng cách nào dùng tận nó, đấy là nước trí tuệ !
Có một loại người mà người đời vĩnh viễn chẳng cách nào quên được, đấy là Thành Hiền Tiên Phật !
Làm thế nào để loại bỏ đi những tư tưởng rác rưởi, khéo dùng nước trí tuệ của chúng ta, lập công lập đức lập ngôn, noi theo các bậc Thánh Hiền Tiên Phật danh lưu thiên cổ, khẳng định sự chí tôn chí quý của đạo, duy đạo là tuân theo, duy lý là thuận theo ? Gầy dựng nhân sinh quan tu đạo mới là điều căn bản nhất, mới có tiền đồ. Như vậy mới không uổng chuyến đến nhân gian, uổng qua năm tháng.
I. Thế nào là nhân sinh quan tu đạo ?
Nhân sinh quan là cách nghĩ của con người đối với cuộc sống của mình và thái độ xử thế. Người tu đạo nhất định cần phải có quan niệm nhân sinh theo hướng chính diện tích cực, dùng thái độ chính diện tích cực để đối mặt các vấn đề nhân sinh.
Niềm tin và thái độ tích cực mới có thể chịu đựng nổi những thăng trầm và mài luyện trong sinh mệnh mà mình trải nghiệm, vả lại còn có thể ung dung nhãn nhã, xem các thứ tình huống trong cuộc sống như là một sự hưởng thụ.
Một người mà có thể hưởng thụ sinh mệnh thì chắc chắn rất có trí tuệ sống, có thể từ trong sự bình phàm mà nhìn ra điều thú vị, có thể dùng tâm niệm hóa khổ thành ngọt.
II. Vì Sao phải xây dựng Nhân Sinh Quan tu đạo ?
Xây dựng nhân sinh quan tu đạo đúng đắn chính là đang xây dựng thái độ, tâm niệm tích cực đối với đời người, định hướng cho sinh mệnh của mình đi trên con đường khang trang quang minh, với đích đến là trí tuệ, sự tự tại giải thoát an vui, nâng cao tâm cảnh và giá trị của sinh mệnh đời người, cải biến vận mệnh siêu phàm nhập Thánh.
Niệm đầu của người sản sinh tâm trạng cảm xúc: tâm trạng cảm xúc lại sẽ quyết định hành vi của chúng ta, tạo tựu vận mệnh của mình.
Con người thường sẽ có nhiều phiền não khác nhau. Khi chúng ta có phiền não thì như có bệnh vậy, thấp thỏm lo lắng không yên, chẳng biết làm thế nào cho tốt, những việc trong lòng cứ mãi quấy nhiễu chúng ta. Nếu như lúc này may mắn gặp được thiện tri thức, chỉ điểm đúng lúc thì sẽ hoắt nhiên thoải mái cởi mở, chuyển niệm đầu ngay lúc ấy thì chẳng có chuyện nữa rồi, có thể nhảy thoát chẳng đi vào chỗ bế tắc. Như chúng ta nếu đứng ở đường chân trời của địa cầu xem thuyền bè thì dường như là dần dần biến mất rồi, không nhìn thấy nữa. Thế nhưng nếu từ một phía khác mà xem thì thuyền đến rồi, xuất hiện rồi. Nghĩ lại thì bổn tánh quả thật là chẳng có sự phân biệt đối xử sinh tử, chỉ là sự thay đổi của nhục thể. Hiểu được chơn nghĩa của sinh tử thì chết lại có gì đáng để sợ ? Trái lại sẽ vì sự biến mất của nhục thể và chỗ đi của linh tánh mà làm tốt sự chuẩn bị, đặt nền tảng tu thân dưỡng tánh. Vậy nên, xây dựng nhân sinh quan đúng đắn tích cực tức có niệm đầu, thái độ, cách sống, mục tiêu phương hướng sống tích cực, từ đó mà có thể cải biến vận mệnh.
Nhân Sinh Quan Tu Đạo Nên Có
I.Tu đạo là con đường lớn khang trang của đời người.
Làm thế nào mới có thể khiến cho con đường đời người của chúng ta càng đi càng rộng, thật sự trở thành một con đường khang trang đại đạo ? Thật ra thì chẳng khó, chính là phải chú ý sự tu dưỡng của đời người và sự trưởng thành của tâm linh. Quan trọng nhất là trừ tận gốc bốn loại nhân tố mà gây trở ngại cho sự phát triển của tự tánh, làm ảnh hưởng các mối quan hệ giữa người với người. Đó là bốn nhân tố nào vậy ? Tánh nóng giận, thói tật xấu, tư tâm, thiên kiến.
1.Tánh nóng giận
Một người hễ mà động chút thì nổi nóng, vậy thì quan hệ nhân sự của anh ta nhất định là không tốt, thân thể cũng nhất định không khỏe mạnh. Nổi nóng thì thân thể sẽ sản sinh độc tố, từ đó mà ảnh hưởng sức khỏe, đầu óc cũng không rõ ràng tỉnh táo, khi ấy đưa ra bất cứ quyết định nào thường cũng là không lý trí đâu. Lúc này những gì làm ra tất đều sẽ có sự sai sót thiên lệch chớ chẳng phải trung đạo, bất cứ quyết định nào đưa ra cũng tất nhiên được một mất mười.
Vậy nên nổi nóng thật ra là đem những sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân, làm thiệt hại, gây tổn thương bản thân. Người lúc nóng giận thì tốt nhất là không nói gì, chẳng làm gì, mà hãy để bản thân xoa dịu tâm trạng một chút, trước tiên hít vào một hơi sâu, tự hỏi bản thân mình xem mình muốn chọn làm chủ nhân của cảm xúc hay là nô lệ của cảm xúc ?
Sự việc do bởi nổi nóng thì có thể thay đổi được không ? Nếu như nổi nóng chẳng thể giải quyết được vấn đề, trái lại chỉ làm sự việc trở nên càng nghiêm trọng hơn, và phẫn nộ lại chỉ tạo thành độc tố làm hại người mình, thì ngại gì bình tĩnh trước đã rồi xem coi tình hình mà làm thì mới không hối hận về sau.
Trước khi nổi giận, nếu như có thể suy nghĩ mấy câu này :
“ người ta chọc giận mình chẳng tức,
mình nếu tức giận thì trúng mưu,
giận sinh bệnh chẳng ai thay được,
chẳng tức chẳng giận chẳng trúng mưu ”
thì cục tức cũng bèn tự nhiên tan tành mây khói.
Muốn tâm bình khí hòa thì nhất định cần phải tu tâm luyện tánh, cái tu là tâm, cái luyện là tánh. Tu là sửa đổi, tu tâm thì phải sửa bỏ thói tật xấu và tánh khí nóng giận. Luyện là mài luyện, luyện tánh chính là tiếp cận với người khác nhiều, làm nhiều việc lợi ích cho người, tiếp nhận nhiều sự mài luyện của người. Lúc bình thường chúng ta cũng phải mở rộng tâm hồn mình, bao dung những lỗi lầm của người khác, học tập tinh thần của đức Phật Di Lặc : “Cái bụng lớn có thể dung chứa những việc mà người đời không dung chứa được. Miệng nở nụ cười mỉm với những điều mà người đời khó có thể mỉm cười được.” “Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận , lòng đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu.” Huấn thị của đức Phật Di Lặc rằng : “ có người đánh lão vụng, lão vụng đã ngã trước, có người mắng lão vụng, lão vụng cười ha ha, nếu nhổ nước dãi lên mặt, lão để nó tự khô, lão cũng chẳng tốn sức, hắn cũng khỏi phiền não. ” Tấm lòng độ lượng rộng rãi như vậy, cởi mở tự do tự tại biết bao ! Chúng ta học tập noi theo tinh thần, lời dạy ấy của đức Di Lặc Tổ Sư, thường mở rộng tấm lòng, làm chủ tâm trạng cảm xúc, khéo biết chuyển niệm thì phiền não thành bồ đề, dần dà lâu ngày thì tự nhiên chẳng dễ nổi nóng nữa.
Người tâm bình khí hòa tất có thể nhỏ nhẹ khiêm tốn hạ mình, cũng duy chỉ có người có thể nhỏ nhẹ khiêm tốn hạ mình thì mới có thể tâm bình khí hòa.
2. Thói hư tật xấu
Có một lần pháp hội, Thầy hỏi : “ Đồ nhi các con có khỏe không ? ( khỏe ) Các con đều đang luân hồi. Minh Sư một chỉ đã rồi, thế nhưng những tập khí lâu năm chẳng sửa đổi thì là đang luân hồi !” Những tập khí thói tật xấu của một người nếu như chẳng sửa đổi thì sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời, cũng giống như mình biết rõ trên đường có ổ gà, thế nhưng lại không kìm lại được mà giẫm vào bên trong thì kết quả nhất định là ngã chổng vó, nghiêm trọng hơn nữa còn có thể khiến người mất mạng, vậy nên nhất định phải dốc tận sức sửa bỏ những thói hư tật xấu.
Giống như có người có thói hay đến trễ, thường khiến cho người ta đợi chờ tức gần chết, tâm trạng của tự mình cũng rất tệ, ngoài việc cụt hứng bỏ về còn đánh mất chữ tín, quả thật là rất gay go ! Tuy rằng biết rõ bản thân mình có thói xấu này nhưng vẫn cứ mãi thả lỏng bỏ mặc, mãi cho đến có lần bị cho leo cây thì mới triệt để phản tỉnh, hạ quyết tâm sửa bỏ thói tật.
Vậy nên có người nói thói hư tật xấu khó sửa đổi, thật ra thì chỉ cần có quyết tâm, có nghị lực thì nhất định có thể sửa đổi.
3. Ích kỷ
Người ích kỷ phàm là việc gì cũng chỉ nghĩ đến bản thân, vẻ bề mặt thì là mình nhận được sự ích lợi, trên thực tế thì người bị thiệt hại nặng nhất chính là bản thân mà tự chẳng biết. Bởi vì cái thế giới này là tương đối đấy, cũng giống như tiếng hô gọi nơi thung lũng, mình hô ra tiếng gì thì nó nhất định sẽ phản hồi lại tiếng ấy. Mình ích kỷ đối với người khác thì người ta tuyệt đối sẽ hoàn trả lại gấp đôi vậy. Vậy nên cuối cùng thì người chịu thiệt hại nặng nhất nhất định là bản thân.
Lấy ví dụ mà nói, có vị bác sĩ ngoại khoa có y thuật giải phẫu cao siêu số một, thế nhưng ông bác sĩ ấy quá ích kỉ, chẳng muốn đem kĩ thuật ấy truyền cho người khác. Nếu như một ngày nào đó ông ấy bệnh rồi cũng cần phải phẫu thuật, thì ai có thể giúp ông ấy phẫu thuật với kĩ thuật cao siêu đây ?
4.Thành kiến
Không được có thành kiến đối với người khác, cũng giống như đeo mắt kính có màu mà nhìn người thì vĩnh viễn nhìn không rõ chân tướng.
Ví dụ như nói bạn có một thói tật xấu, mình nhìn thấy thói tật xấu ấy, đấy là điều chính xác. Ngày nào đó, khi bạn chủ động trừ bỏ đi thói tật xấu ấy, tôi vẫn cho rằng bạn vẫn còn có thói tật xấu đó, xin hỏi thói tật xấu đó ở đâu ? Chẳng còn ở chỗ bạn nữa, mà là ở trong tâm của tôi, đấy chính là định kiến, thành kiến. Có định kiến, thành kiến với người ta thì sẽ khiến bản thân không được chào đón, và sẽ lỡ mất cơ hội quen biết với các quý nhân trong sinh mệnh. Vậy nên chúng ta không được có định kiến, thành kiến với người ta, bởi vì chẳng có ai là thập toàn thập mĩ.
Con người bất kể tu hay không tu thì đều phải đi con đường nhân sinh, kết quả của tu và không tu nhất định khác nhau, vậy nên chúng ta nhất định phải tu sửa bản thân mình, sửa bỏ những chỗ không tốt, đem những hành vi tốt tiếp tục duy trì làm thì mới có thể đi ra con đường lớn khang trang của đời người.
Nếu như nhân gian là đạo trường, chúng ta chính là đến để tu hành đấy, tu nội đức, hành ngoại công. Tu là sửa, hành chính là làm. Sửa đổi lúc nào ? Thấy cái xấu cái ác thì sửa ? Làm lúc nào ? Thấy thiện lành thì làm. Vậy nên nhà Phật nói “ chư ác mạc tác ( thì là tu ), chúng thiện phụng hành ( thì là hành ). Vậy nên nói tu hành trước tiên phải sửa bỏ tánh khí nóng, trừ bỏ thói hư tật xấu, buông xuống tư tâm tư lợi và thành kiến.
II. Tu đạo là con đường hòa bình của đời người
Một vị học trưởng họ Thái chia sẻ rằng, có người hỏi anh ấy cầu đạo tu đạo có lợi ích gì ? Thái học trưởng nói : “ làm gì mà có lợi ích ? Trước kia lúc ý kiến không hợp với vợ thì còn có thể dựa vào lý lẽ để tranh luận, thậm chí già mồm át lẽ phải, cứ phải tranh phần thắng về mình. Bây giờ thì bất luận đúng sai cũng chỉ có thể ngậm bồ hòn làm ngọt, tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục, bởi vì vợ sẽ nói : “ úi giời ! anh giờ đang tu đạo đấy ! người tu đạo sao có thể lớn tiếng tranh biện như thế, cho dù là có lý thì cũng không nên được lý lại càng lấn tới, anh có đang tu đạo không ?” Một câu nói thì khiến hậu học câm như hến. Các con nếu như có sai thì cũng không thể tùy tiện la mắng. Gặp phải việc con cãi lại thì cũng phải đè nén nhẫn nhịn cơn giận dữ, tận tình khuyên bảo cho con hiểu, vả lại phải dùng tình cảm để nói, dùng lý để mà khuyên, không thể tùy hứng nổi giận nữa rồi.
Lại còn khi đồng nghiệp tiến độ công tác dây dưa lỡ việc mà lại chẳng chịu tăng ca, giờ thì cũng không thể cưỡng chế yêu cầu, đương nhiên là càng không đến mức chường sắc mặt khó coi, lại còn phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ để nghĩ thay cho họ .
Lúc lái xe trên đường về nhà, khi mình ngoan ngoãn chạy xe thì lại thường gặp phải những tay lái muốn chen lấn vào từ làn xe phía ngoài. Nếu là trước kia thì là kiên quyết không chịu để họ chen ngang, bởi vì mình ghét cái kiểu người không tuân thủ quy tắc giao thông này nhất. Thế nhưng bây giờ thì sẽ nghĩ rằng có lẽ người ta vừa đúng lúc có việc vội, liền giảm tốc độ xe để họ đi trước. Cậu ngẫm nghĩ xem, người tu đạo nhất định cần phải từ bỏ các thứ vui giận thích ghét của bản thân, lại còn phải nhẫn nhượng chịu thiệt, có ích lợi gì đâu ? ” Mọi cái đều không giống như tôi trước đây, bỗng nhiên lúc nào trở nên tâm bình khí hòa rất nhiều rồi ! Thì ra có đạo thì đang chuyển niệm dần đấy !
III. Tu đạo là tu cái đạo Thánh Hiền trở lại nguyên trạng bổn lai diện mục.
Con người rơi vào hậu thiên suy nghĩ quá nhiều, tham sân si không ngớt. Chẳng tu chẳng giới thì lòng tham không đáy, cuối cùng thì là thân bại danh liệt. Còn tu đạo thì có thể gột rửa tâm, dọn sạch phiền não, mượn giả tu chơn, khôi phục sự tự nhiên của bổn tánh, tức là tu cái đạo của Thánh Hiền.
Con người nếu như chẳng tiết chế dục vọng thì sẽ bị nó sai khiến làm nô dịch, vì nó sinh, vì nó tử.
Người ta dùng “ lòng tham vô đáy” để hình dung dục vọng của con người giống như thung lũng sâu vậy, vĩnh viễn không lấp đầy. Người mà lòng tham không đáy thì sớm muộn gì cũng sẽ vời lại cái họa sát thân cho mình. Có bài thơ “ chẳng biết đủ ” ghi rằng :
Cả ngày bận rộn chỉ vì đói
Vừa được no ấm, nghĩ áo quần
Ăn mặc cả hai đều đầy đủ
Trong phòng thấy thiếu vợ đẹp xinh
Cưới được kiều thê và thiếp đẹp
Lại thiếu ruộng đất làm nền móng
Đặt mua ruộng tốt ngàn vạn khoảnh
Chẳng chức quan, sợ bị ức hiếp
Tam phẩm tứ phẩm còn chê nhỏ,
Nhất phẩm nhị phẩm vẫn còn thấp
Một ngày đương triều làm Tể Tướng
Lại muốn làm Đế Vương một hồi
Được làm vua rồi vẫn chưa đủ
Mong trường sanh bất lão cả đời
Chưa thỏa lòng tham chưa tỉnh mộng
Đậy nắp quan tài ôm tiếc nuối !
Với " lòng tham vô đáy ", khi càng nhiều thêm những thứ dục vọng chiếm hữu, cũng đồng nghĩa là "ngọn núi nghiệp" đã được xây lên càng ngày càng cao như thung lũng vực sâu, càng đè nặng lên cái sinh mệnh mong manh nhỏ bé, khiến cho người ta chẳng thể nào được an nhiên tự tại trong lũy kiếp luân hồi, như Tôn Ngộ Không bị nhốt đè suốt 500 năm dưới ngọn núi Ngũ Hành ( ngọn núi được hình thành từ ngũ độc tham sân si mạn nghi nơi tâm mình tự tạo ). Ngọn núi nghiệp ấy ví như chiếc quan tài chôn sống Tôn Ngộ Không vậy.
Con người, chỉ có biết đủ thì mới thường vui.
Con người chỉ có trở lại nguyên trạng ban đầu mới là đạo lý chân chính của việc làm người.
IV. Tu Đạo là Bổn Phận Của Mình
“ Đại Học ” rằng : “ Từ thiên tử cho đến kẻ thường dân, tất cả đều phải lấy sự tu thân làm gốc.”, “ Trung Dung” rằng “Cái Đạo ấy không thể xa rời dù chỉ trong chốc lát; nếu có thể xa rời được thì đã không phải là đạo. Đạo có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt với chúng ta. Tu đạo lấy việc tu thân làm gốc, tu thân rồi mới tề gia, tề gia rồi mới trị quốc, trị quốc rồi mới bình thiên hạ.
V. Tu đạo có thể cải biến vận mệnh
Tiên Phật từ bi rằng : “ Mệnh ta sinh vốn dĩ tự nhiên, quả nhiên do ta chẳng do trời ”. Tu đạo chính là sửa bỏ tánh nóng, thói tật xấu. Tư tưởng sẽ hình thành thói quen, thói quen sẽ hình thành cá tính, cá tính sẽ trở thành vận mệnh. Tu đạo tức là sửa đổi cách nghĩ của chúng ta, làm kiện toàn nhân cách của chúng ta, lấy cái đạo của Thánh Hiền làm phương hướng tu trì, bỏ đi các thói xấu, điều chỉnh cá tính thì mới có thể cải biến vận mệnh.
Tu đạo là tu mình độ người, gầy công lập đức, ngộ thấy Tự Tánh Phật
Tu đạo nội độ kỉ, ngoại độ nhân. Ở đạo trường chánh kỉ thành nhân, kiến lập công đức. Sư Tôn rằng : “ có việc thì gầy công dễ, không việc thì hành công khó” . Kinh Pháp Bảo Đàn nói rằng : “ kiến tánh là công, bình đẳng là đức ”. Công đức ở trong tự tánh. Thầy Tế Công cũng nói : “ trong sự tu kỉ độ nhân mà nhìn thấy Tự Tánh Phật ”.
VI. Tu đạo phải ẩn ác dương thiện
Ẩn ác dương thiện có thể nói từ hai mặt
Từ trên mặt nhân sự bên ngoài mà nói : “ ẩn cái xấu của người, tuyên dương cái tốt của người ”, đấy là đạo khoan thứ. Khi người có lỗi, chúng ta phải lấy lòng so lòng, để đường lui cho người, tuyệt đối không được ở chỗ rộng người đông mà chỉ lỗi sai, khiến người ta khó chịu mà oán hận, thậm chí còn dẫn phát niệm xấu của người ta. Con người ta có thiện ngôn thiện hành thì nên biểu dương trước đám đông, có thể khiến cho đương sự và những người khác đều được khích lệ cổ vũ, càng bằng lòng đi hành thiện, đấy gọi là trợ người làm thiện. Đấy là hành vi đãi nhân xử sự mà chúng ta nên có.
Từ trên sự tu dưỡng tự tánh mà nói : “trừ bỏ niệm xấu, phát dương thiện tánh”, đấy là tận tánh. Con người rơi vào hậu thiên, khó tránh khỏi tư tâm dục vọng che lấp bổn tánh, nhất định cần phải khắc kỉ phục lễ ( khắc chế ràng buộc bản thân khiến cho mọi việc đều quy về lễ ), khiến cho chơn chủ nhân quản gia, khiến cho bổn tánh sáng tỏ linh diệu trời phú có thể hoàn toàn phát huy, đấy là căn bản của tu đạo.
Tiến hành đồng bộ như vậy chẳng những hành vi, tâm trạng cảm xúc của bản thân mình không ngớt nâng cao, mà người khác cũng có thể do sự cảm hóa của mình mà bỏ ác theo thiện, cuối cùng có thể khiến cho xã hội hòa bình tốt lành. Đấy là mục đích chúng ta tu đạo bàn đạo, độ mình độ người đấy !
VII. Tu đạo phải có thể sáng tạo giá trị
Chết là cõi đi về tất nhiên của đời người. Thế nhưng ý nghĩa giá trị của nó thì là do mình làm, có thể chết một cách oanh oanh liệt liệt, cũng có thể chết một cách không ai biết đến.
Giá trị của sinh mệnh chẳng ở chỗ dài ngắn của sinh mệnh, mà ở chỗ làm thế nào trong lúc sinh thời sống một cách chân thiện mĩ, từ trong sự ngắn tạm mà tìm cầu sáng tạo sự vĩnh hằng. Từ trong sự bình đạm mà tìm cầu sự kỳ lạ, đấy mới là ý nghĩa thật sự của đời người.
Nhan Hồi mạng ngắn, nhưng là một đời Thánh Nhân. Trịnh Thành Công chết trẻ nhưng là một đời trung thần. Do vậy nên sự dài ngắn của sinh mệnh dường như không quan trọng, quan trọng là chúng ta sống vì cái gì và sống như thế nào. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói : “ Kẻ chết mà không mất ( đạo ) là Thọ, không đánh mất đạo thì vĩnh cữu. ” Người có giá trị thì là “ khóc đến nhân gian khiến mọi người xung quanh đều vui cười; cười lúc rời thế, khiến muôn vàn người quyến luyến mà khóc. ” Làm thế nào để nâng cao giá trị của bản thân mình ? Tóm lại chỉ một câu, đấy là cố hết sức làm được tới “ xả mình vì người ”.
VIII. Tu đạo phải có thể lạc quan tích cực
Lạc quan tích cực tức là nhìn xem sự việc từ chính diện. Người lạc quan nhìn xem sự vật thảy đều là chính diện, vậy nên tự bản thân thường cảm thấy vô cùng vui vẻ.
Người bi quan nhìn thấy đều là mặt tiêu cức và ảm đạm, kết quả bèn cảm thấy rất bi ai.
Người nếu lạc quan thì cái mà nhìn xem đều sẽ là những phần mà vẫn còn có, vậy nên sẽ cảm thấy tràn đầy hy vọng, sẽ tích cực nỗ lực, tiến thẳng về phía trước.
Người bi quan thì vĩnh viễn nhìn thấy phần đã mất đi, vậy nên sẽ thất vọng nản lòng, thậm chí còn không thể phấn chấn lên. Vậy nên trọng điểm đầu tiên của tu đạo chính là phải có tinh thần tích cực lạc quan, vĩnh viễn hướng về mặt quang minh tốt đẹp để tiếp đãi người việc vật.
IX. Tu đạo phải có thể đồng thể Vô Ngã
Vô Ngã là chẳng có cái Ta của sự ích kỷ, cùng vui với chúng sinh. Đồng thể là lãnh ngộ “ tánh vốn chung một ”, xem việc nhổ bỏ những nỗi khổ của chúng sinh là nhổ bỏ những nỗi khổ của bản thân, làm được tới “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” mới thật sự là hạnh Bồ Tát.
Tiên Phật nói rằng : chỉ có phụng hiến chẳng có điều kiện gọi là từ
Chỉ có hy sinh, chẳng có bản thân gọi là bi
Chỉ có nghĩa vụ, chẳng có quyền lợi gọi là hỷ
Chỉ có bỏ ra tâm sức chẳng có chiếm hữu gọi là xả.
Muốn đạt cảnh giới tứ vô lượng tâm của Bồ Tát thì cần phải từ bi hỷ xả bỏ ra tâm sức.
Cho ra yêu thương thì giống như phun nước hoa vậy, khi chúng ta vẫn chưa phun ra nước hoa, nhất định sẽ ngửi thấy mùi nước hoa trước. Thầy Tế Công nói rằng : “ Những niềm vui trong thiên hạ thì nhiều biết bao, niềm vui vô cùng tận thì chỉ có một, đấy là xả mình vì người.
X. Tu đạo phải biết tự kiểm điểm trong lòng, chân thành học tập:
Tăng Tử “ ta mỗi ngày phản tỉnh tự thân 3 lần ”, Nhan Hồi thì “ tứ vật ” đều là lúc nào cũng quán soi bản thân. Nếu như phát hiện lỗi lầm của bản thân thì nhất định lập tức tu sửa, sửa lỗi hướng thiện. Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ thường tự thấy lỗi mình, cùng đạo tức tương đương ”, lại nói : “ nếu người chơn tu đạo, chẳng thấy lỗi thế gian. ”
Sinh mệnh mà biết tự kiểm điểm trong lòng là rất đáng quý đấy. Đời người là không ngớt khiêu chiến với bản thân, đột phá bản thân và nâng cao bản thân.
Công phu tự kiểm điểm trong lòng thì có thể vào mỗi đêm trước khi ngủ, mắt nhắm 8 phân, mở hai phân, nghĩ xem hôm nay từ lúc mở mắt cho đến trước mắt nhắm nghiền lại mình đã tồn tâm gì ? Đã nói qua những lời gì ? Đã làm qua những việc gì ? Liệu có tồn tâm sai, nói lời sai, làm việc sai, có thì sửa lỗi, không thì cố gắng thêm. Cứ thế làm mỗi ngày, lâu rồi thì chẳng những giúp tăng thêm khả năng ghi nhớ, mà còn có sự trợ ích đối với việc nâng cao tâm cảnh và tu trì bản thân.
Tự kiểm điểm trong lòng chính là “ Quán Tự Tại Bồ Tát ” mà “ Tâm Kinh” đã nói, là “ thời thời khắc khắc niệm niệm chẳng rời cái này. ” mà kinh điển đã nói, mục đích là lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, thận trọng dè dặt, như giẫm trên băng mỏng, như đối mặt vực sâu, bèn có thể lập tức sửa ngay lại bước chân. Lúc kiểm điểm trong lòng, mỗi mỗi phát hiện bản thân mình lỗi lầm chồng chất, hoặc thường có một thứ cảm giác tội lỗi vô cùng to lớn, vậy thì là tiếp cận giáp ranh với Thánh Nhân rồi. Hãy chân thành học tập, chọn lựa vị cổ Thánh tiên Hiền khá giống với cá tính của mình, lấy làm đối tượng để học tập noi theo,
Thầy nói rằng : “ Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, cũng đều là học tập.” Ngoài công phu tự kiểm điểm trong lòng ra, chúng ta cũng phải chú ý học tập, vả lại không chỉ là học tập, mà là phải chân thành học tập, chính là đã học những gì rồi thì trở vế nhà phải thật sự đem nó làm ra ngoài. Sự học tập như thế mới có ý nghĩa đối với chúng ta.
XI. Tu Đạo Phải Thường tồn tâm cảm ân
Con người từ lúc cất tiếng khóc chào đời thì đã không ngớt nhận các loại ân, như là ơn trời che đất chở, ơn nhật nguyệt chiếu rọi, ơn quốc gia đào tạo bồi dưỡng, ơn cha mẹ dưỡng dục, ơn sư trưởng dạy bảo, ơn bạn bè giùi mài, đâu đâu cũng đều là ân. Một người không thể không cần đến sự giúp đỡ của người khác mà sống đơn độc trên cõi đời này. Nhu cầu cuộc sống hàng ngày của chúng ta gồm ăn, mặc, ở, đi lại cũng là phải dựa vào hàng trăm ngành nghề, rất nhiều những người vô danh cùng nhau nỗ lực vất vả chế tác, thay mình hoàn thành mới có thể cung cấp đủ cho mình dùng. Vậy nên chúng ta phải cảm ân tất cả mọi người, mọi việc mọi vật thì mới có thể vĩnh viễn bảo tồn sự hài hòa của trời đất muôn vật. Trong số các thứ ân ấy, ân mà nên cảm tạ đầu tiên nhất chính là ân cha mẹ. Cha mẹ sanh dưỡng giáo dục, dìu dắt chúng ta lớn nên người, cho ra mọi thứ mà chẳng oán trách chẳng hối tiếc, vậy nên “ hiếu” là đứng đầu trong muôn điều thiện, liệt vào hàng đầu trong bát đức. Còn cảm ân cha mẹ thì là phải hành hiếu đạo. Hành hiếu đạo chẳng những tốt đối với cha mẹ mà càng là tốt với tự bản thân, bởi vì khi mình đối nhân xử thế, trước tiên sẽ nghĩ đến liệu có lỗi với Tổ Tiên hay không, liệu có khiến cho cha mẹ xấu hổ hay không. Nếu sẽ có lỗi, sẽ khiến cha mẹ xấu hổ thì tuyệt đối chẳng dám làm bậy, thì cơ hội làm xằng làm bậy bèn là số không. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đối xử mọi người như cha mẹ, ngài ấy từng bảo rằng : “ Thiên hạ tất cả những người nam đều là cha ta, thiên hạ tất cả những người nữ đều là mẹ ta. Nếu không độ tận chúng sinh trong thiên hạ thì thề không thành Phật. ”
XII. Phải tích cực lạc quan
Cùng là một sự việc, do bởi góc nhìn khác nhau nên kết quả cũng sẽ khác biệt lớn.
Có một câu chuyện như thế này, có một công ty phái hai nghiệp vụ tới Châu Phi sát hạch. Kết quả là nghiệp vụ viên thứ nhất nhìn thấy Châu Phi chẳng ai mặc giày thì bèn gọi điện nói với tổng công ty rằng ở đấy chẳng có cơ hội kinh doanh, bởi vì ở đấy chẳng có người mặc giày.
Một nghiệp vụ viên khác nhìn thấy người Châu Phi đều đi chân trần thì phấn khởi nói với tổng công ty rằng ở đấy có cơ hội kinh doanh rất tốt, bởi vì những người ở đấy đều chẳng có mặc giày. Xin hỏi hai nghiệp vụ viên này, vị nào sẽ được công ty trọng dụng ? Góc nhìn khác nhau thì kết quả bèn khác nhau, vậy nên chúng ta nhất định phải nhìn sự việc một cách chính diện tích cực, và phải tích cực nỗ lực thì sự việc mới được như điều chúng ta mong muốn. Kết quả cũng mới phát triển theo hướng chính diện tích cực.
Lời Kết
1.Nhận biết nhân sinh quan tu đạo đúng đắn, trừ bỏ đi những tánh khí nóng giận, thói tật xấu, tư tâm ích kỷ, thành kiến, thường làm sự phản tỉnh, tồn tâm cảm ân, tu trở về nguyên trạng ban đầu, ẩn ác dương thiện, thường gìn giữ tâm bình khí hòa, chỗ nào cũng nghĩ thay cho người khác.
2.Hiểu rõ tu đạo là bổn phận của mình. Tu đạo có thể cải biến vận mệnh. Tu đạo có thể gầy dựng công đức, ngộ thấy Tự Tánh Phật.
3.Xây dựng nhân sinh quan tu đạo đúng đắn phải biết kiểm điểm trong lòng, chân thành học tập, chọn lành mà theo, ẩn ác dương thiện, có thể sáng tạo ra giá trị, có thể đồng thể Vô Ngã, có thể tích cực lạc quan, vui vẻ bỏ ra tâm sức.
Cuối cùng, xin dùng một câu chuyện để chia sẻ với mọi người. Có một vị cư sĩ ở bên bờ biển tình cờ gặp một vị Thiền sư và thỉnh cầu vị Thiền sư ấy khai thị. Thiền sư bèn lập tức ở bên bờ biển bốc lấy một nắm cát, để ở trong tay, sau đó từ ở trên nắm cát trong tay, lại đặt vào một hạt cát, rồi đem nó rải trên bãi cát, để vị cư sĩ này đi tìm ra một hạt cát cuối cùng nhất được đặt trên tay. Kết quả đương nhiên chẳng dễ gì tìm ra.
Tiếp đó, vị Thiền sư này lại đem nắm cát để trên tay, sau đó lại từ trong túi lấy ra một hạt ngọc trai để ở trên cát, đem nó rải ở trên bãi cát, để vị cư sĩ này đi tìm viên ngọc trai ấy. Kết quả thì rất nhanh đã tìm ra được rồi. Thiền Sư khai thị : “ trong muôn vàn chúng sinh, nếu như chẳng có chỗ đặc biệt riêng biệt, chẳng có công phu chân chính, thì cát trên tay với cát trên bãi cát lại có gì khác biệt đâu chứ ? Cớ sao không đem nó chuyển biến thành một hạt ngọc trai, khiến cho giá trị của sinh mệnh khác với mọi người ? ”
Bồi dưỡng nhân sinh quan tu hành đúng đắn, khéo dùng nước trí tuệ của chúng ta, kích phát tiềm năng nội tại của chúng ta, lập công lập ngôn lập đức, nhân lúc sinh thời mà sống một cách chân thiện mĩ, từ trong sự ngắn tạm mà sáng tạo ra sự vĩnh hằng, từ trong sự bình đạm mà cầu sự kì lạ, như vậy mới không uống đến nhân gian, sống uổng phí thời gian.
Số lượt xem : 454