BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý nghĩa của ma khảo

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 13:11:14
/Ý nghĩa của ma khảo

Lời nói đầu

 

 Sư Tôn rằng : “ Đại pháp đại ẩn có đại hiện, chân đạo chân khảo nghiệm chân tâm 


Nếu chẳng phải là một lần lạnh thấu xương, sao được hương mai ( hoa mai ) thơm xông mũi ?

 

Tu đạo cần phải có ma khảo, chân đạo chân khảo nghiệm chân tâm. Trong chơn đạo tàng giả, trong giả đạo tàng chơn, biết thấu chân giả mới nhìn thấy chơn nhân.


Tây Du Kí do khúc chiết li kì xem mới hay, tu đạo phải thiên ma vạn khảo mới có thể công quả viên mãn.

 

Trong con đường tu đạo chẳng có cái gọi là người khác khảo bạn, nói toạc ra thì là tự mình khảo mình, mà kẻ địch lớn nhất của mình chính là bản thân mình. Nếu có thể chiến thắng bản thân tất nhiên có thể thông qua được nghìn ma vạn khảo.

 

Trong hành trình cuộc đời con người, hoàn cảnh khó khăn và trở ngại lúc nào cũng có. Cũng vậy, trong con đường tu đạo “ khảo ” cũng tồn tại ở bất cứ mọi nơi, thế nhưng có những khảo nghiệm nào đó là chỉ khi tâm tánh của mình không đủ viên dung ( viên dung : cảnh giới không có mâu thuẫn, trở ngại ) thì mới cảm giác được sự tồn tại của nó. Nếu đối với những người tu trì tâm tánh đạt đến hỏa hầu tương đương, thì đối mặt với “ khảo ” mà bản thân mình chẳng phát hiện ( chẳng cảm thấy rằng mình đang bị khảo ) , có thể biết rằng người đó đã qua ải một cách nhẹ nhàng, tiến bộ hơn một bậc rồi.

 

* Ý nghĩa của ma khảo

 

“ Khảo ” là khảo nghiệm, khảo nghiệm cái thật giả của người đó, làm tăng thêm tài năng mà người đó còn thiếu sót.

“ Ma ” là ma nạn ( sự giày vò ), giày vò ý chí của người đó, cho nên giảm thiểu những lỗi lầm của người đó. Chẳng bị khảo nghiệm thì chẳng thành phật, chẳng bị giày vò thì chẳng thành đạo, do đó có chân đạo tất có chân khảo, không khảo thì khó phân biệt thật giả, chẳng giày vò thì lỗi lầm khó sửa đổi. Chẳng những tu đạo như thế, mà từ xưa đến nay, phàm là những nhân tài lớn trụ cột của quốc gia hoặc những vĩ nhân xây dựng sự nghiệp vĩ đại …chẳng ai là không nếm đủ sự gian nan khốn khổ, chịu sự khảo nghiệm giày vò.

 

Mạnh Tử rằng : “ trời sắp đem sứ mệnh trọng đại giáng xuống thân một người nào đó thì trước hết nhất định phải khiến cho ý chí của anh ta chịu sự mài luyện, khiến cho gân cốt của anh ta bị mệt lử, khiến cho cơ thể anh ta nhịn chịu cơn đói, khiến cho anh ta có rất nhiều nỗi khổ khốn cùng, làm việc cứ là chẳng thuận lợi, như thế để chấn động tâm chí của anh ta, khiến cho tánh tình của anh ta bền bỉ ngoan cường, làm tăng trưởng tài năng mà anh ta còn thiếu sót. ”


Từ đây thấy rằng những sự giày vò phiền phức này là bậc thang mà thánh hiền tiên phật, những người có tài năng lớn nhất định phải trải qua. Hãy nhìn xem đức Thích Ca có ma khảo của việc chặt đứt thân thể, công chúa Diệu Thiện có hiểm họa của hỏa ách và sát thân, đức Khổng Thánh có tai họa bị vây khốn ở đất Khuông tuyệt lương thực, Thần Quang có cái họa đứng tuyết chặt tay, Khâu Tổ chịu 72 lần cơn đói lớn. Hàn Tín có nỗi nhục phải chui qua háng người khác…Thánh hiền tiên phật, vương tước, công tước, tướng soái, tể tướng chẳng ai là không chịu đựng trải qua khảo kiếp giày vò mà thành tựu.

 

* Những chủng loại ma khảo và nguyên do

 


Thiên khảo : Đạo đức bị từ bỏ, lễ giáo tận suy, lòng người có khiếm khuyết, kiếp nạn lớn sắp ập đến. Muốn cứu vãn xoay chuyển lòng người, duy trì thế đạo, chẳng phải là ơn trên giáng đạo thì không thể được. Nhưng mà trời và đất chẳng nói năng được, nhất định phải dựa vào con người để hoằng đạo ( phát dương chân lý, hoằng dương đại đạo ), chẳng phải là đạo có thể hoằng người, ơn trên trì giáng chân đạo, tất sanh những người tế thế cứu đời để thay trời tuyên hóa, hiển dương chân tông, do vậy tất nhiên cần phải tuyển chọn những người hiền năng để úy thác cho những nhiệm vụ trọng đại.

 

Vả lại từ trong thời kì tam kì mạt kiếp này tuyển chọn ra 3600 Thánh, 48000 Hiền, chẳng có khảo nghiệm sao có thể thấy bổn chân của họ, sao có thể biết họ tu đạo là chân thành hay chăng, ý chí có kiên quyết hay không, có bất chấp những khốn khó trở ngại bên ngoài mà tiếp tục kiên trì xuống như thế nào, nhẫn nhục trì giới ra sao ? mà sự giày vò khảo tra thẩm hạch nghiêm khắc đấy là ý tuyển chọn những tài năng xuất chúng, vốn là xuất phát từ tâm nhân từ yêu thương bảo vệ chứ chẳng phải là cố ý làm khó, vô cớ làm khổ người.

 

Khảo có thuận khảo, nghịch khảo, hữu tình khảo, vô tình khảo hoặc mượn việc khảo, bệnh khảo, điên đảo khảo, nội khảo, ngoại khảo. Phàm là phú quý thông đạt thuận lợi thì là thuận khảo, bần khổ tai bệnh là nghịch khảo. Nghịch khảo thì dễ ngộ, thuận khảo thì khó giác, do vậy người tu đạo nên phát chí lớn xông thiên, nên lập lòng tin kiên quyết, nhẫn nhục chịu khổ, mặc cho khảo mà chẳng thoái lùi, mặc cho sự giày vò mà chẳng chịu khuất phục, càng khảo càng kiên cường, càng giày vò càng vững chắc, đấy mới là chân nhân.

 

Ma khảo : ma khảo có ma khảo của nghiệt cũ tiền kiếp, tức là nghiệt tích lũy của nhiều kiếp, có ma chướng của kiếp này chuốc lấy, tức là ma chướng của nội tâm hoặc ma từ bên ngoài.

 

Con người giáng thế đến nay đã hơn sáu vạn năm. Sự sinh tử luân hồi trong khoảng thời gian đó tránh không khỏi việc tạo xuống đủ thứ tội nghiệt, đã kết vô số món nợ, tự nhiên có oán báo oán, có thù báo thù, có những cái chưa giải, đời đời đeo bám chẳng dứt, vĩnh viễn tìm báo thù chẳng ngưng, càng kết càng nhiều, càng giải càng rối loạn, đấy gọi là cái duyên chẳng liễu dứt.


Ma chướng của kiếp này đến như thế nào ? thật ra là do con người rơi vào hậu thiên, đạo tâm bị che khuất làm mờ, huyết tâm dụng sự, dục thịnh lý suy, cử chỉ chẳng hợp với thường đạo, hành động nhiều cái vượt ra quy củ, hành vi không thận trọng, cử chỉ tùy tiện, ngạo mạn, hung tợn, tâm tư không thỏa đáng, hành vi điên đảo, khó tránh sai lầm phát sinh, nghiệp chướng từ đây mà sinh. Nội tâm mình nếu đã có ma chướng, tự sanh tham vọng ngạo mạn, phóng túng hoành hành, vọng khởi tà niệm, vọng cầu những cái không thuộc về mình. Ma bên ngoài thừa cơ mà nhập khiếu, trong ngoài câu kết nhau, nổi lên sóng gió, chuốc lấy thị phi, tức thành ma khảo.

 

Gặp phải đúng vào lúc tam kì mạt hội, sáu vạn năm nay một lần tổng thanh toán, bất kể là thù mới hận cũ rốt cuộc cũng phải trả hết, không thể tiếp tục trì hoãn kéo dài xuống. Thử xem vài chục năm nay, thiên tai thường xuyên, sự thảm khốc của nhân họa liên tiếp xuất hiện miên miên chẳng dứt. Đấy là hiện tượng mở đầu của cuộc đại thanh toán, tương lai kiếp nạn lớn ập đến, nội ma ngoại khảo, thiên ma, địa ma, trong ngoài liên kết thành cuộc đại thanh toán của hội lần này, e rằng khó mà được may mắn tránh khỏi.

 

* Làm thế nào giải thoát sự dày vò ?


 Cái đến của thiên khảo, tuy nói rằng do trời giáng, thật ra một nửa là do người tu đạo giữ tâm không thận trọng, tin đạo chẳng vững, thấy khó khăn thì nghĩ đến thay đổi, gặp khảo mà sợ, dễ lật lọng trở mặt, dễ dao động dễ nghi hoặc mà dẫn đến. Còn nếu có thể nhận lý thật tu, một lòng chẳng hai, dũng cảm tiến về trước, bài trừ hàng vạn cái khó, bị khích động mà chẳng dao động, tà thuyết bất nhập, chẳng tham lợi nhỏ, chẳng dục cầu, chẳng tham công, gặp khảo thì nhẫn chịu, gặp khó khăn chẳng sợ, chỉ là một tâm chứ chẳng có hai niệm, kiên trì đến cùng, thà chết để phòng giữ lấy thiện đạo thì thiên khảo chẳng trừ mà tự tiêu trừ.

 

Cái đến của ma khảo đều là do con người tự bắt đầu ; ma khảo có nghiệt cũ khảo, có ngoại ma khảo, có nội ma khảo, người tu đạo nhất định cần phải chân tâm hướng đạo, hạ sẵn quyết tâm thật tu, cẩn thận gìn giữ quy giới, hành công lập đức để trả nợ nghiệt cũ, trả sạch những nghiệp nợ của những kiếp trước, giải thoát nhân quả của nhiều kiếp, tức nghiệt cũ tự tiêu !

 

Cứ tiếp tục mà thật tu nội công, nhanh chóng trừ thập ác bát tà trong tâm, những thói hư tật xấu, tánh nóng nảy, tà tư vọng niệm, trừ bỏ đi nhân tâm, huyết tâm, khôi phục trở về bổn tâm thanh tịnh thì ma bên trong bị diệt. Ma bên trong nếu đã diệt thì ma bên ngoài tự nhiên chẳng có cơ duyên để có thể vào, tức ma khảo tự nhiên chẳng tiêu mà tự tiêu !

 

Tiêu tai ương hạo kiếp


Tai ương hạo kiếp là do con người tạo thành, chẳng phải là do trời tạo thành; tuy nói rằng ơn trên đạo và kiếp cùng giáng, đạo thuần túy là do ơn trên giáng, nhưng kiếp thì lại là yêu cầu của việc trời ứng với lòng người mà trợ duyên để thành những kiếp ấy, để cho người tự làm tự chịu. Người xưa nói rằng : “ trời tạo nghiệt thì vẫn còn có thể tránh, tự tạo nghiệt thì chẳng thể sống ” ( nghĩa là : những tai hại do giới tự nhiên tạo thành cho con người thì con người vẫn còn có thể sinh tồn, nhưng những tội nghiệt do con người tự tạo ra thì lại là chẳng cách nào trốn tránh được sự trừng phạt ).

 

Đạo là để cứu hộ những người lương thiện, chân thành thật tu thì vọng tâm dục niệm trừ hết, ma nghiệt bên trong và ngoài đều tiêu hết thì cái lương tâm vốn dĩ chí thiện tự nhiên hợp nhất với đạo mà được cứu, do đó nói rằng đạo có thể cứu kiếp.


Kiếp là để thu dọn kết thúc ma nghiệtNội tâm nếu đã chẳng có sự tồn tại của ma nghiệt, thiên ma ngoại ma sao dám xâm phạm, tự nhiên có thể thoát khỏi tai ương hạo kiếp.

 

Trong tiến trình tu hành, khảo nghiệm và thành quả là đi cùng nhau mà đến. Trong kinh thánh có câu danh ngôn nói rằng : “ Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không chết đi, không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi, vẫn là một hạt,  nhưng nếu nó chết đi, thì nó sẽ sinh ra nhiều bông hạt " ( Phúc Âm: Ga 12, 20-33 ). Muốn khiến cho sinh mệnh có thể càng có ý nghĩa, thường là phải bỏ ra cái giá phải trả.


Cũng giống như những bức họa trên đồ sứ, nhất định cần phải trải qua lửa đốt mới có thể tồn giữ vĩnh cửu, cây bách hương ( cây tuyết tùng ) trên những rặng núi nhất định cần phải trải qua sự lay động của những cơn gió dữ dội thì mới rễ bám càng sâu; hạt lúc mì nhất định cần phải xay nghiền thành bột mới có thể làm thành bánh mì, nhang thánh nhất định phải qua lửa mới có thể phát ra mùi thơm nồng, đất nhất định cần phải trải qua cày xới mới có thể thích hợp để gieo trồng. Sở dĩ các bậc Thánh triết ( những thánh nhân hoặc hiền nhân có tài đức tu dưỡng đạt đến cảnh giới cao nhất ) có thể thành công thì cũng phải trải qua từng chập gian nan, ma khảo mới có thể có thành tựu, thậm chí là từ mồ hôi, máu, mạng sống để đan dệt mà thành.

 

Số lượt xem : 1753