BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ấn Chứng Đạo Thật, Lý Thật, Thiên Mệnh Thật (Phần hai)

Tác giả liangfulai on 2022-10-05 10:06:14
/Ấn Chứng Đạo Thật, Lý Thật, Thiên Mệnh Thật (Phần hai)

Phần Ấn Chứng tiếp theo sau đây là nói về:

1. Các Chủng Loại Cờ

2.Thanh Khẩu Phá Giới

3. Đóa Sen trên các xe dùng chở đạo thân

4. Sự thù thắng của việc quay về Phật đường khấu đầu

5. Phật Đường trước và sau an tọa

6. Sự thù thắng của việc tụng kinh và những điều cần chú ý


Hạt giống bồ đề:

Mỗi một người đều có một hạt giống bồ đề bẩm sinh, tồn tại ở nơi sâu thẳm của con tim trẻ sơ sinh, nho nhỏ như hoa còn ngậm nụ chờ hé nở, sẽ tuỳ theo sự tu trì của tâm tánh sau này, và có hành thiện hay không? Còn về phần hình trạng sắc màu của nó thì sẽ có những thay đổi khác nhau hoặc khô héo.

 

 

Chủng loại cờ vàng:

1. Cờ cầu đạo:

Những người đã cầu đạo rồi thì trên vai bên phải sẽ hiển hiện ra một lá cờ cầu đạo màu vàng, là do ơn trên từ bi ban cho.

 

Cờ Cầu Đạo

 

2. Cờ thanh khẩu:

Khi lập xuống “nguyện thanh khẩu trường chay”, từ trên trời sẽ giáng xuống một luồng bạch quang giáng đến người lập nguyện, trên vai phía bên trái sẽ có gắn một cây cờ thanh khẩu, một đoá sen màu trắng, đoá sen ấy ở trên trước ngực trái, phân biệt trong ngoài với hạt giống bồ đề.

 

 

 

Ngày 29 tháng 6, dân quốc năm thứ 97 (2008), tại Nhà Văn Hoá Giáo Dục Sùng Đức ở Đài Bắc, tham gia lớp đàn chủ (lập nguyện thanh khẩu).

 

Khi thỉnh đàn, lễ đường trình hiện trạng thái trong suốt, Chư Thiên Tiên Phật Bồ Tát giáng lâm. Hôm nay lập nguyện, do Bạch Thuỷ Thánh Đế từ bi giám ban. Lúc đốt tờ biểu văn lập nguyện, Tiểu Trịnh Huynh nhìn thấy vô số đường bạch quang từ trên trời giáng xuống, đến phía bên trên ngực trái của những vị đạo thân lập nguyện, và hiển hiện một đoá hoa sen trắng. Thế nhưng có những đạo thân bên cạnh có một số vị chẳng có bạch quang, chẳng có đoá sen trắng. Tiểu Trịnh Huynh thỉnh vấn Thầy Tế Công, mới biết là họ có tâm bằng lòng hộ trì phật đường, học tập tu đạo hành đạo như thế nào, là lập ( nguyện phó Đàn Chủ ), nhưng chưa lập (nguyện Thanh Khẩu).

 

Động Vật và Thực Vật cùng là có sinh mệnh, cớ sao những người thanh khẩu trường chay có thể ăn thực vật?

 

Thầy Tế Công từ bi nói rằng: “cây cỏ chỉ có một hồn, gọi là sinh hồn, đầu của nó hướng xuống dưới, chỉ biết sinh hoa kết trái, chẳng biết các cảm xúc khổ vui. Nếu là các loài động vật thì có hai hồn, một là sinh hồn, chỉ sinh trưởng di chuyển chạy nhảy, hai là giác hồn, cảm giác vui vẻ đau khổ, đầu của chúng ngang thẳng, gặp khó biết tránh, gặp thức ăn biết cầu xin, biết ấm no đói lạnh. Con người có 3 hồn, một là sinh hồn, hai là giác hồn, ba là linh hồn, đầu con người hướng trời, con người có 3 hồn này nơi thân, cái gì cũng biết, cái gì cũng hiểu. Đầu của cây cỏ hướng đất, đầu của cầm thú ngang thẳng, đầu của thân người đội trời.”

 

Bậc giác từng nói “tiền tài, sắc dục, danh lợi, ăn, ngủ là năm Ma Chướng lớn của sự tu hành”. Bình tâm mà nói, chúng ta ăn thực vật chủ yếu là đang hấp thu tinh hoa của nhật nguyệt, tinh tuý của vũ trụ. Một quả trái, một bó rau cần phải trải qua sự sinh dưỡng của thiên địa âm dương, chúng ta mới có được để mà ăn. Và rau củ quả không có giác hồn và linh hồn, thuộc loài vô tình, không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúctư tưởnghành nghiệp, không liên quan đến đau ngứa, chỉ duy trì sức sống đơn thuần nhất. Khi chúng ta vẫn chưa tu trì đến viên mãn rốt ráo, thì tạm thời lấy việc không ăn quá đỗi, không ăn nhiều, không lãng phí, không xem thường để làm nguyên tắc, dùng cái tâm cảm ân để ăn, bởi vì chúng ta vẫn còn sống trong cái thế giới nhị nguyên “tương đối”, luôn có sự phân biết đối đãi, và vẫn phải cần đến thức ăn để nuôi sống duy trì sinh mệnh, tu đạo hành đạo, hành công lập đức, cứu độ chúng sanh, còn cần mượn cái thân giả này để tu cái tánh linh thật, để đạt đến cảnh giới trình độ tu chứng cao của Tiên Phật Bồ Tát, đến cái thế giới “tuyệt đối” hoàn toàn bình đẳng, không có sự phân biệt giữa thấp và cao, giữa tốt và xấu hay giữa chúng sinh hữu tình và vô tình nữa thì mới không còn vướng mắc vào chuyện ăn uống.

 

Động vật thì đều có giác hồn, thuộc loài hữu tình, có tình thức, có hệ thần kinh biết đau đớn, khoái lạc, yêu ghét sợ hãi, biết cử động; khi bị bắt bị giết, do kinh hãi khiếp sợ, phẫn nộ, trong cơ thể sẽ sản sinh độc tố. Chúng ta nếu đem ăn vào bụng, sau nhiều ngày tháng tích luỹ, khi độc tố tích luỹ đến một mức độ nhất định thì thân thể sẽ sản sinh ra các loại bệnh tật đau ốm, các loại bệnh nhân quả báo ứng. Vậy nên mọi người hãy phát huy tâm đồng cảm, tâm từ bi, đối đãi tốt với động vật, bởi vì chúng sanh bình đẳng.

 

3. Cờ Giảng Sư:

Người đã lập nguyện giảng sư rồi thì ở trên đầu có gắn một lá cờ (cờ Giảng Sư).

 

 

4. Tiên Y (áo Tiên) của Giảng Sư:

1.Mỗi một cây cờ vàng lớn nhỏ và độ cao không giống nhau. Phần lưng của Tiên Y đều có 4 chữ ghi “thay trời tuyên hoá”.

 

2.Có một hôm, Tiểu Trịnh Huynh nhìn thấy một vị giảng sư, cây cờ vàng và Tiên Y Giảng Sư trên thân đã biến mất. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng vị giảng sư này đã không quay trở về phật đường để hành công liễu nguyện nữa rồi.

 

 

 

 

5. Ra nước ngoài khai hoang:

Người có ra nước ngoài khai hoang thì trên vai trái có gắn một cây cờ (cờ ra nước ngoài khai hoang).

 

 

 

 

 

6. Cờ Điểm Truyền Sư:

 

Điểm Truyền Sư thì có 4 cây hoặc 5 cây cờ màu vàng.

 

 

 

Thanh khẩu phá giới:

 

Trong quá trình giảng bài giảng chuyên đề, Trịnh Huynh có nhìn thấy một số đạo thân cờ thanh khẩu, đoá sen trắng trên người đã biến mất. Bởi vì họ đã khai trai phá giới, ăn mặn trở lại, dẫn đến huyền quan khiếu ảm đạm chẳng có ánh sáng.

 

Cho dẫu đã đắc được lá cờ vàng hoặc đoá sen trắng do ơn trên ban, nếu như khai trai phá giới, ơn trên cũng sẽ thu hồi lại.

 

Ảnh hưởng của việc người lập nguyện thanh khẩu trường chay mà miệng ăn mặn:

 

A.  Người có ý: Nếu là người có ý phá giới, thì lá cờ thanh khẩu, đoá hoa sen trắng trên vai sẽ lập tức bị ơn trên thâu hồi.

 

Lưu Điểm Truyền Sư gợi ý đối với trường hợp này: “tại phật đường sau khi thỉnh đàn, hiến lên bó nhang lớn, đốt lên tờ biểu văn sám hối, khấu đầu sám hối. Người thật lòng hối cải thì sau đó lại lập nguyện thanh khẩu trở lại từ đầu."

Tiên Phật từ bi nói rằng: “Mỗi một người chỉ có một lần cơ hội sám hối”.

 

B.  Người vô ý: Do sơ suất hoặc không biết mà lỡ ăn phải đồ mặn, có thể tạo thành tình trạng nôn mửa tháo dạ.

Lưu Điểm Truyền Sư gợi ý: “có thể đến phật đường thắp lên ngọn đèn phật, khấu đầu sám hối, thỉnh trà cúng uống thì được rồi.”

 

Biểu Văn Sám Hối Khai Trai

 

 

Ý nghĩa của các loại cờ màu sắc khác nhau:

 

Theo như trích dẫn trong bài huấn Quan Thánh Đế Quân Cứu Kiếp Độ Người Chỉ Mê:

“ Người có tội, Thần tỏ biết,

Người người trên đầu gắn cờ hiệu,

Chẳng nhận người, nhận cờ hiệu,

Chiếu theo cờ hiệu gặp thật báo;

Cắm cờ xanh, súng nổ pháo;

Cắm cờ đỏ, dùng lửa thiêu;

Cắm cờ đen, nước dìm chết;

Cắm cờ trắng, nếm dao thép;

Duy có tích phước hành thiện tốt,

Cắm cây cờ vàng Thần Thánh hộ…”

 

Đoá hoa sen trên xe:

 

Cầu đạo, tu đạo để siêu sanh liễu tử, không chịu nỗi khổ luân hồi nữa. Bàn đạo, để cho đời người của chúng ta càng thêm viên mãn. Tiên Phật nói rằng: “có việc thì gầy công dễ, không việc thì gầy công khó”. Đạo trường có hoạt động, ví dụ như bàn đạo, pháp hội, mở lớp nghiên cứu, … các đạo thân đều sẽ dụng tâm hộ trì, đón tiễn mọi người đến tham dự, khiến cho hoạt động thuận lợi viên mãn.

 

Tiểu Trịnh Huynh nhìn thấy các xe mà đón tiễn đạo thân đến phật đường thì bất luận là các xe lớn nhỏ, xe máy, trong các xe ấy đều sẽ hiển hiện một đoá sen còn ngậm nụ.

 

 

Xe mà thường hay chở đạo thân thì là một đoá sen lớn nở rộ to bao gồm hạt sen.

 

 

Phàm là các Điểm Truyền Sư có lãnh thiên mệnh, thì xe tự dụng đều có đài sen.

 

 

 

Sau khi thông qua việc tìm cầu được sự chứng thực từ thầy Tế Công, Tiểu Trịnh Huynh nói rằng: “Chỉ cần là thành ý xuất phát từ nội tâm, phát tâm đón tiễn các đạo thân thì trên xe đều sẽ có một đoá sen còn ngậm nụ. Còn bên trong những hoa đã nở còn có các hạt sen thì là ngoài sự thành tâm phát tâm ra, còn chẳng có cái tâm phân biệt đối đãi, xe càng lớn, đón tiễn đạo thân càng nhiều thì sẽ có một đoá hoa đã nở, đồng thời bên trong hoa sen có hạt sen. Còn xe tự dụng của Điểm Truyền Sư thì có toà sen, là bởi vì Điểm Truyền Sư từ khi cầu đạo đến nay, ôm đạo phụng hành, ghi nhớ kĩ không quên, sau khi lãnh thiên mệnh thay Thầy truyền đạo, dốc tận tâm sức trung thành, kiên trì giữ vững cương vị, hy sinh phụng hiến, độ hoá chúng sanh, là đoá sen do sự khẳng định của ơn trên ban cho.

 

Sự thù thắng của việc quay về phật đường khấu đầu:

A.   Mồng 1, 15 

Sau khi an toạ phật đường họ Trịnh, mỗi lần mồng 1, 15, các đạo thân sẽ quay về phật đường hiến cúng khấu đầu. Lúc hiến cúng, Tiểu Trịnh Huynh nhìn thấy các đạo thân quay về tham gia thì tổ tiên của họ cũng quỳ ở phía bên ngoài cửa phật đường cùng nhau khấu đầu. Bên ngoài cửa có Quan Pháp Luật Chủ và Lữ Pháp Luật Chủ đảm nhiệm Thượng Hạ Chấp Lễ, tổ tiên nghe khẩu lệnh mà khấu đầu. Cảnh tượng này mỗi lần mồng 1, 15 hiến cúng đều sẽ có.

 

 

 

B. Đêm giao thừa 

 

   Vào lúc đêm giao thừa, các đạo thân quay về tham dự hiến cúng khấu đầu, cùng với tổ tiên đều ở bên trong phật đường, bởi vì đêm giao thừa mỗi năm là một lần duy nhất mà tổ tiên được ơn trên cho phép tiến vào bên trong phật đường quỳ khấu đầu.

 

 

 

 

Trước khi an toạ phật đường:

1. Vào cái hôm thiết lập phật đường, phật đường sẽ có một đoá sen nở rộ. Sau khi an toạ, đoá hoa sen sẽ bay thẳng lên trời. “Nhân gian một phật đường, trên trời một đoá sen”.

 

 

2. Thầy Tế Công từ bi dẫn Tiểu Trịnh Huynh đi ngao du Vô Cực Lí Thiên để ấn chứng, nhìn thấy Lí Thiên có một đoá hoa sen, bên trong có tên họ phật đường, và tên của những người trợ đạo vào cái hôm an toạ, và chia làm danh sách: tài thí, pháp thí, vô uý thí.

3. Phật đường công cộng thường làm Thánh sự, thì trong đoá sen lại mọc thêm một đoá sen, và có kim quang.

 

 

4. Bên trong Phật đường, nếu có cung phụng Thần Khí Thiên (như Thổ Công, Má Tổ …) , Tổ Tiên, thì khi thắp đèn Phật, hướng về Lão Mẫu tiếp giá rồi thì trong khoảng thời gian mãi cho đến khi tắt đèn Phật tiễn giá, Khí Thiên Thần và Tổ Tiên nhất định cần phải tuân thủ Phật quy, lui ra bên ngoài Phật Đường. Sau khi tắt đèn Phật rồi mới có thể lễ lạy các vị Thần Cõi Khí Thiên và Tổ Tiên.

 

Sự thù thắng của việc tụng kinh:

 

1. Khi các đạo thân tụng kinh ở phật đường, Tiểu Trịnh Huynh nhìn thấy hai bên trái phải mỗi bên có 3 vị thần hộ pháp đến hộ pháp, có Thiên Quan ghi chép người tụng kinh tổng cộng niệm mấy bộ kinh và tên của các kinh ấy.

 

 

2. Khi tụng niệm “Đào Viên Minh Thánh Kinh”, Tiểu Trịnh Huynh nhìn thấy thần hộ pháp và Thiên Quan ghi chép, và có hai vị Thiên Long hộ pháp uốn lượn xoay vòng, mãi cho đến khi tụng kinh xong mới biến mất.

Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng : “chỉ cần tâm thành, cho dù không thắp nhang, ông trời đều sẽ phù hộ”. Tụng kinh có thể tụ tập thiện khí thiện Thần, khiến cho con người thanh tịnh, gia đình càng hài hoà.

 

 

Những điều nên chú ý khi tụng kinh:

1. Trong nhà có phật đường hoặc phòng thờ thần minh, trước khi tụng kinh hãy hiến 3 nén nhang và trà cúng (1 hoặc 3 cốc, đặt ở trên bàn thờ).

2. Trong nhà chẳng có phật đường hoặc phòng thờ thần minh thì hãy ở phòng khách hoặc chỗ sạch sẽ thanh tịnh sáng sủa mà tụng kinh. Trang phục vẻ ngoài chỉnh tề. Hiến nhang trầm và trà cúng (Phật đường Tiên Thiên chẳng cần thắp đèn Phật).

3. Người chưa ăn chay thì trước khi tụng kinh hãy đánh răng súc miệng trước.

4. Nếu có bài vị tổ tiên thì tổ tiên sẽ ở hiện trường nghe kinh.

 

Thầy Tế Công từ bi rằng : "Lợi ích của niệm kinh không chỉ ở pháp thí, mà còn có thể khiến cho bản thân nâng cao tâm tánh. Niệm kinh là để bản thân có thể hiểu rõ sự áo diệu của kinh điển, pháp

ngữ của Tiên Phật, cũng có thể để bản thân hiểu rõ bản thân phải làm thế nào thì mới tốt hơn."

 

Niệm kinh khiến cho bản thân tịnh tâm, hồi hướng cho các chúng sanh mà mình luỹ kiếp đã làm tổn thương qua. Mượn nhờ vào sự gột rửa của kinh điển, pháp thí xoay chuyển, có thể khiến cho

những chúng sanh mà mình đã làm tổn hại qua sớm ngày lìa khổ được vui; mượn nhờ vào lực lượng của Tiên Phật, Phật quang phổ chiếu, sự xoay chuyển của văn tự kinh điển mà sớm ngày siêu

sanh lìa khổ, đấy là sức mạnh của kinh điển. 

Kinh điển cũng là một môn chương trình dạy học, văn tự giáo hóa, không chấp trước, như vậy hiểu không?

 

Số lượt xem : 1937