Sư đồ vấn đáp Lục
Sư đồ vấn đáp Lục
Nghìn lời vạn lời muốn nói, thời gian chẳng cho thì lại biết làm thế nào, bất tri bất giác mà nước mắt tuôn rơi, nghĩ nghĩ xem những sự chấp trước của đồ nhi phải chăng đã vứt bỏ, phải chăng do thầy bận rộn nên chăm lo cho các đồ nhi chưa được chu đáo, chẳng cách nào đích thân điểm phá; các đồ nhi trong lòng u sầu, phải chăng oán thầy nên chẳng tu đạo nữa.
Bất kể sự đời vô thường biến hóa nhanh chóng như thế nào thì đều phải ghi nhớ được tự tánh phật, đấy là sợi dây duy nhất có thể tìm thấy để thầy trò ta trở về nhà, bất kể là đồ nhi có tiếp nhận hay không, lòng yêu thương của thầy đều chẳng lùi rút, núi Nam Bình Sơn vĩnh viễn vì con mà chờ đợi.
Lão Sư từ bi, con xin hỏi thầy, thầy đã từng ở trong pháp hội có nói qua rằng chúng ta hiện nay trước mắt chỉ đi được nửa đường, chúng ta lẽ ra phải đăng đường nhập thất, và thầy đã từng nói qua : “ Quên huyền quan rồi đã thành Phật ”, hàm nghĩa thật sự của điều này là ở đâu ?
Chấp trước huyền quan theo người đi, mở ra huyền quan thấy Chơn Phật, quên huyền quan rồi đã thành Phật. Con hôm nay độ mấy người ? từ trước đến nay tổng cộng đã độ mấy người ? ( quên rồi ) đúng đấy ! Nghe hiểu không ? ( Phải hàm dưỡng một cái tâm không chấp trước ), vốn dĩ là thế đấy ! ( có phải là tự nhiên, vô vi, đúng không ? ) . Đạo lý này đều như nhau, nói đi nói lại đều là chuyển ở đó, rõ ràng là đã độ 100 người, bảo mình đừng có đi nghĩ đến, cái mà thầy nói là chớ có mà có chỗ quải ngại, có chỗ chấp trước, ví dụ như nói, hôm nay mình đã độ 100 người, có 100 cái công, đài sen của mình lại lên một tầng rồi, con mỗi ngày đều đang nghĩ, có ý nghĩa gì không ? Sau đó thì con ở đó nghĩ đi nghĩ lại, rất vui đấy, rồi thì làm một giấc mộng đẹp, mặc giày tiên áo tiên ở đấy bay bay, ở kia đi lại, hôm nay mình đã uống Quỳnh Tương, lại uống Ngọc Dịch, mỗi ngày đều làm mộng; cái gọi là rời xa điên đảo mộng tưởng, có điên đảo mộng tưởng thì có chỗ quải ngại, có chỗ quải ngại thì có chỗ phiền não, có chỗ phiền não thì chẳng thể sanh tâm bồ đề rồi.
Vậy có người sẽ hỏi rằng bảo các con chớ có chấp trước, vì sao vẫn còn phải phê những văn chương này ? Nguyên do của Pháp hội mỗi cái mỗi khác, có khi cần phải dựa vào hiển hóa, ngay tại chỗ cũng cần phải có sự điểm hóa của những văn tự này thì mới hiểu được. Hôm nay con muốn nói cho người khác nghe, có phải là phải đem tất cả những thứ mình biết được đều moi hết ra, phải không ? Rất đơn giản, vậy hôm nay Tiên Phật muốn thành toàn các con cũng là nhân tài thí giáo, đem tất cả những tâm ý của thầy thảy đều moi hết ra, nếu không thì các con đều chỉ nói Đạo tốt, đặt cái tượng phật cho con lạy, con đang lạy cái gì, thật kì lạ chẳng hiểu nổi đấy ! Thế nhưng mà kì lạ chẳng hiểu nổi cũng tốt đấy !
Chú thích : Nhân tài thí giáo nghĩa là căn cứ vào những tình huống cụ thể như trình độ nhận thức, năng lực, chí hướng sở thích, tố chất bản thân của các học sinh khác nhau mà người thầy tiến hành những sự giáo dục chỉ đạo khác nhau thích hợp với đặc điểm của mỗi học sinh, kích phát niềm hứng thú học tập của học sinh, bù đắp những chỗ thiếu sót của học sinh, xây dựng niềm tin học tập cho các học sinh, từ đấy mà thúc tiến sự phát triển toàn diện của học sinh )
Thầy từ bi ơi, mỗi người đều có nhân duyên của mỗi người. Trong số các để tử của Tiên Thiên Đại Đạo có lẽ do nhân duyên khác mà chuyển đến những giáo phái khác, phải chăng là phải tùy theo nhân duyên của họ hay là tận tâm tận sức đi thành toàn họ ?
Có phải là chỉ có tu đạo mới có thể thành đạo ? Cơ Đốc Giáo có thể thành đạo không ? Tà giáo do người ngay chánh bàn cũng là chánh giáo; chánh giáo do kẻ tà bàn thì cũng là tà giáo, nhân duyên của mỗi người chớ có cưỡng cầu, vào cửa phật rồi lại rời khỏi thì cũng chớ có đi phê bình họ, càng chớ có cho rằng những đạo lý của chúng ta là chí cao vô thượng. Một người tu đạo thật sự không thể có loại suy nghĩ như thế này, bản thân phải biểu hiện ra bên ngoài để khiến cho người ta tán đồng. Người ta tiến vào vì sao cảm thấy không thích hợp, chính là do bản thân chúng ta có vấn đề. Biểu hiện của con người đại biểu cho Đạo; biểu hiện của con người không tốt thì cái Đạo biểu hiện ra bên ngoài không tốt, người ta sẽ rời khỏi, hoặc là đến những giáo phái khác. Phật đường ở đâu ? ở bản thân ! Thượng Đế ở đâu ? ở bản thân ! Cái gì cũng đều ở bản thân đấy ! Do đó chúng ta chớ có đi làm những hành vi cử chỉ cứng ngắc ấy, phải tự nhiên, vô vi, chớ có cho người ta áp lực; cho dù người ta tiến vào cửa phật rồi lại đi ra, thì cũng phải xem như là anh chị em mà quan tâm chiếu cố; chớ có bảo rằng người này căn cơ không tốt; những lời này không được nói, nếu không thì khẩu đức tu dưỡng chẳng tốt, tâm cảnh của mình chẳng tốt, chẳng phải là người ta không tốt !
Con phải phát huy đạo trường của thầy như thế nào ? Phải dựa vào bản thân mình thật tốt mà biểu hiện ! Phải biểu hiện như thế nào đây ? ( học thầy, giúp thầy độ chúng sanh, chẳng phân Tôn Giáo ) Đúng vậy, chẳng phân tôn giáo, chẳng phân pháp môn, đàm huyền luận diệu lẫn nhau, họ có ưu điểm, chúng ta cũng có ưu điểm, đánh bóng lẫn nhau, chẳng phân giáo phái, chỉ cần con đi theo thầy, chỉ cần tâm chẳng thay đổi, chỉ cần có lòng tin đối với thầy, chấp giữ đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật, từ bản thân làm ra ngoài đại biểu cho Đạo thì sức tín phục của người khác đối với đạo trường sẽ giơ lên ngón tay cái. Nếu chỉ biết nói mình đang tu đạo, bản thân lại làm chẳng được tốt, thói hư tật xấu cả đống lớn, kiêu ngạo tự mãn, như vậy người khác sẽ tin rằng Đạo rất tốt không ?
Thầy hy vọng mọi người chúng con thân thể khỏe mạnh, đệ tử nghĩ đến Nho gia tu hành khá bình thường, nhưng Đạo gia có công phu diệu xảo kéo ( rút ) Khảm điền Li, rất có mùi vị, con người chịu sự ảnh hưởng của âm dương ngũ hành, sự trói buộc của tứ đại giả hợp, rất khó mà chăm sóc được chu toàn, phải chăng có thể thỉnh thầy dạy cho vài chiêu ?
Con người xuống đây có ai chẳng sinh bệnh không ? Thân thể vì sao không tốt vậy ? Trước hết cần phải phản tỉnh, có phải là rất háu ăn ? Mùa hè đến thì thích ăn kem, có phải là thường hay nổi nóng ? Thường nổi cơn nóng giận thì cái khí này chẳng cách nào phóng ra ngoài,…Nguyên nhân sinh bệnh thì rất nhiều, chứ chẳng phải là tu đạo thì sẽ thường thường sinh bệnh; vì sao mà người ta càng tu càng tốt, tu đến tướng mạo nhìn rất tốt ? Xem xem tâm cảnh của con như thế nào thì sẽ hiển hiện ra tướng mạo như thế ấy. Sinh bệnh cũng chẳng phải là việc của ngày một ngày hai, mà là do ngày tháng đã tích lũy, cũng chớ có nói rằng sinh bệnh rồi thì nhanh chóng cầu, nhanh chóng cầu; có bệnh thì nhất định trước hết cần phải cầu bác sĩ. Hôm nay sinh bệnh thì phải nghĩ nghĩ xem bản thân mình có phải là chẳng có yêu thương trân trọng thân thể, hoặc là tâm cảnh chẳng có buông mở ra, hay là thói quen sinh hoạt chẳng có điều chỉnh tốt. Có lẽ có người sẽ nói, hôm nay tu bàn đạo, con đang bận vội, chẳng giữ quy tắc giao thông, có đèn đỏ thì vượt. Con thành tâm như vậy là vì để đi bàn đạo, nếu như Tiên Phật không phù hộ bảo vệ cho con, vậy chẳng phải đang bàn giả sao ? Như thế có đúng không ? Nếu là như thế, vậy thì Tiên Phật mỗi ngày theo bên con, đến cuối cùng chỉ độ một mình con thì được rồi.
Công phu rút Khảm điền Li rất đơn giản, chỉ cần công phu đúng đắn, chớ có tẩu hỏa nhập ma thì được. Nếu như mỗi ngày con đều muốn tĩnh tọa, đều tĩnh ở đó thì chẳng cần làm việc rồi, có phải là không hợp với lẽ thường ? Thầy điểm mở huyền quan khiếu cho con, đấy là tốt nhất, chỉ là xem con đi vận dụng như thế nào.
Nếu như thật sự muốn tĩnh tọa thì đầu lưỡi hãy chống hàm trên, đầu phải ngay ngắn, eo phải thẳng, giữ hậu môn, nghĩa là nâng thu hậu môn theo hướng lên ( làm cho hội âm bộ và cơ thịt hậu môn co rút lên trên ), phải giữ lấy hậu môn mới không khiến cho khí phóng ra ngoài, mỗi ngày tĩnh 10 phút hoặc 15 phút, chẳng cần quá nhiều, có lúc hồi quang phản chiếu, thâu tụ cái tâm đã phóng thả ra ngoài, con sẽ cảm thấy tâm linh vô cùng thanh tịnh. Mắt của trẻ nhỏ đều là trong sáng, vì sao mà mắt chúng ta lại đục đục vậy ? Chính là do phóng thả ra bên ngài nhiều quá rồi, tinh khí thần hễ tán thì thân thể sẽ không tốt, nhìn quá nhiều, nghĩ quá nhiều, ăn quá nhiều, ngủ quá nhiều, đều là tốt, hiểu không ?
Lão Sư từ bi, có vị đạo thân, anh ta có cầu đạo, thế nhưng không có thân mềm như bông, xin hỏi thầy rằng anh ta sẽ đi đâu vậy ? Nếu do liên quan đến địa lý, chẳng kịp đến phật đường cầu thì làm sao đây ?
Các con nghĩ xem, nếu như anh ta đã có cầu đạo, vì sao mà thân chẳng mềm mại như bông vậy ? ( Bởi vì có chỗ chấp trước ) Vậy nếu đã như thế, chúng ta lại vì sao phải chấp trước anh ta mềm mại như bông hay không ? ( Phải chăng không có mời Điểm Truyền Sư từ bi, cầu Lão Sư từ bi dẫn anh ta về ? ) Nếu như anh ta đã cầu Đạo rồi, thầy đã nói qua rằng : “ Thiên bảng ghi danh, địa phủ rút tên ”, thế nhưng thầy cũng đã nói qua rằng : “ lập nguyện mà chẳng liễu, khó mà về cố hương ”.
Nếu như người ta đến cầu đạo, sau đó nói rằng muốn đến nơi khác tu, như thế có thể thành đạo không ? Con nếu nói với anh ta rằng có thể, sau này anh ta không bước ra đạo trường để tu bàn, vậy thì con làm thế nào ? Hôm nay đã nói với người ta rằng có thể rồi, vậy thì con cũng phải thường xuyên quan tâm đến anh ta, tìm hiểu quá trình tu đạo của anh ta, anh ta tu như thế nào, thường đến thăm nom, quan tâm anh ta, chớ có quá chú ý đến việc anh ta nhất định phải tu ở đâu.
Những pháp môn khác phải chăng cũng có thể thành đạo ?
Đức chúa Giê Su có thành đạo hay không ? ( có ) Thế nhưng những đệ tử của ngài có toàn bộ đều thành đạo hay không ? Thầy đây thành đạo, các đệ tử của thầy có toàn bộ đều thành đạo hay không ? Chỉ là nói chúng ta dẫn họ tiến đến phật đường thì tương đối chẳng cần lo lắng, thường thường nhìn thấy, thường thường đi theo, nếu như rời khỏi đạo trường rồi, con có thể chú ý đến họ không ? Cơ hội muốn đi quan tâm chẳng nhiều, mỗi người đều bận rộn với sự nghiệp, thánh nghiệp của mình, do đó phải cố gắng hết sức đưa họ đến đạo trường. Hiện nay Cơ Đốc Giáo vẫn mãi đang tuyên truyền phúc âm, phước báo; cái này thông thường chỉ là tu phước, chẳng tu huệ; chúng ta thì là phước tuệ song tu, như thế mới có thể viên mãn; tu phước báo là cái tốt của lũy kiếp mà thôi, có thể siêu thoát được không ? Rất khó nói, thầy chẳng nói là không được, chỉ là rất khó !
Vậy nói thế nào với anh ta thì tương đối tốt đây, mới không khiến cho anh ta sau khi cầu đạo rồi lại đến những pháp môn khác ?
Có thể nói với anh ta rằng tu đạo chớ có chân đạp hai thuyền, nếu đạp vậy thì sẽ rất nguy hiểm, cố gắng hết sức nói uyển chuyển một chút, nếu như quả thật không xong, thì tùy anh ta đi vậy. Chỉ cần anh ta có duyên, Tiên Phật nhất định sẽ lại điểm hóa anh ta trở lại, chớ có lo về điều này, chỉ là phải chú ý kĩ xảo nói chuyện, do đó làm giảng sư phải học tập thật nhiều, giảng nhiều, xem nhiều, biết không ?
Lão Sư từ bi, giả dụ như đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo đã làm giảng sư rồi, sau đó đến những pháp môn khác mà rời khỏi đạo trường, chúng con phải thành toàn như thế nào đây ?
Điều này thì phải xem công phu của cá nhân mỗi người rồi, chớ có để cho con đi thành toàn anh ta mà trái lại biến thành anh ta đến thành toàn con. Con nói rằng không thể được, người ta đã bước ra ngoài rồi, nói có ích gì không ?
Trước lúc việc này xảy ra, anh ta cũng đã có tu trì Thiên Đạo, như vậy anh ta sau khi chết sẽ trở về chỗ của Thầy chứ ?
Thầy khi nãy mới nói, chúng ta mỗi cái pháp môn đều có thể tu hành đấy sao ?
Thầy cũng chẳng nói rằng anh ta không thể về, quan trọng nhất chính là anh ta ở chỗ đó tu như thế nào. Thầy không dám bảo chứng rằng anh ta ở bên đó có tu thành hay không, bởi vì cho dù con vào cửa phật, thầy cũng chẳng dám bảo chứng rằng con nhất định có thể tu thành. Anh ta đến chỗ đó, có thể nói rằng anh ta nhất định tu không được tốt sao ? Thế nhưng mà chính là phải khiến cho anh ta hiểu rằng chúng ta tu đạo phải thật tu, Đạo thật sự ở đâu ? ở chỗ nào ? Đều ở trong tâm của bản thân. Cái Đạo này tốt hay không tốt, bản thân mình phải biểu hiện ra ngoài. Thầy cũng chẳng nói rằng Đạo của họ không tốt, còn về việc có thể thành đạo hay không thì thầy cũng không có nói rằng không thể. Thế nhưng điều mà thầy sợ là đến bên đó rồi, chúng ta nhìn không thấy anh ta, rất khó mà giúp đỡ anh ta, chúng ta cũng chẳng cách nào hiểu biết được quá trình tu đạo của anh ta như thế nào.
Khi nãy bàn đến việc thân mềm như bông, anh ta thân là giảng sư cũng biết tam bảo, vậy phương thức tu trì của anh ta là phản đạo, thế nhưng chẳng có bại đức, có phải là vẫn có thể trở về ?
Lập nguyện mà chẳng liễu, khó mà về cố hương. Anh ta đến chỗ của tôn giáo khác rồi, thầy đã nói qua, ở đâu cũng được, thế nhưng chúng ta phải hiểu rằng thiên thời thiên vận đang chuyển. Trước đây Cơ Đốc Giáo rất hưng thịnh, vì sao đến nay không hưng thịnh như vậy nữa rồi ? Bởi vì vận đã chuyển qua rồi. Thầy đã nói qua, con đi ra bên ngoài tu, có đến được trình độ ấy thì có thể trở về, không đến được trình độ ấy thì tất nhiên chẳng thể trở về. Hiện nay ứng thời ứng vận, Tam Tào Phổ Độ, ai gánh lấy cái trách nhiệm này đây ? ( Lão Tổ Sư, Lão Sư, Sư Mẫu ) Do đó thiên thời thiên vận đang chuyển, đạo ứng vận trên thân Thiên Đạo, thế nhưng ở bên ngoài con cũng phải đi thừa nhận người khác, chẳng hy vọng các con đi tranh biện; tu đạo không phải là tranh biện, mà là những hành vi làm ra bên ngoài. Con không thể nói với người khác rằng hiện nay Đạo ứng vận ở trên thân chúng tôi; các vị đều chẳng có Đạo rồi, như thế người ta sẽ tin không ?
Lão Sư từ bi ơi, những chúng sanh mạt pháp, những khảo nghiệm của thời mạt hậu tất nhiên là muôn màu muôn vẻ, chúng ta nhất định cần phải dự phòng những pháp môn kì quái gì ? Lại còn nữa là ngoài việc hàm dưỡng đức tánh ra thì phải tăng cường làm phong phú những mặt nào để ứng phó với những khảo nghiệm của thời mạt hậu ?
Thầy đã nói qua, Khảo nghiệm thời mạt hậu chính là khảo nghiệm Đạo tình cảm con người, phạm vi này rất rộng đấy. Xưa kia các đệ tử của Ngũ Tổ vốn dĩ là bái Thần Tú Đại Sư làm thầy, do có ân tình, Thần Tú có bàn giao dặn dò họ chớ có đi bái Lục Tổ. Vậy đại sự của mạt hậu sau này cũng đại loại tương tự về mặt này, một đường kim tuyến và nhân tình thế cố ( cách làm người xử thế ứng đối tiến thoái ) nên phân biện và tiếp xúc qua lại như thế nào ?
Chúng ta tham gia kì thi thì có giấy thi đề thi; vậy đạo khảo cũng giống như vậy, giấy thi đề thi mà mỗi người tiếp nhận được là khác nhau. Chúng ta quan sát Quốc vận và Đạo vận tương đồng, bởi vì cái Đạo này từ từ rồi sẽ biến thành công khai hóa, sau khi công khai hóa rồi sẽ biến thành Giáo, lúc bấy giờ muốn cầu đạo rất khó khăn. Có người thậm chí nói rằng đã chẳng còn rồi, sự chuyển biến của cục thế này chẳng phải là cái mà thầy có thể khống chế được. Giấy thi đề thi mà mỗi người nhận được không giống nhau. Có người nói Lão Tiền Nhân tuổi tác lớn rồi, trở về trời rồi thì làm thế nào đây ? Chúng ta có cần phải phiền não về những việc này không ? Việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh; giấy thi đề thi phải nhận được cái gì vẫn còn chưa biết. Đạo khảo chẳng có ra đề thi giấy thi trước đâu, Đạo là công bằng nhất đấy, chẳng có ra đề mục trước đâu; có người vẫn chưa có tự mình tiếp nhận kì thi đấy ! Chẳng phải là nói những học sinh tài trí xuất chúng thì khảo đơn giản một tí, những người không có học thì khảo khó một tí, cũng chẳng phải là những người khá giàu thì khảo đơn giản một tí, Đạo là nhất luật bình đẳng đấy, Đại Đạo vô tình, công chánh vô tư. Mặt trời chẳng có chuyện chỉ soi sáng mỗi nhà của con, chớ có phiền não nhiều như thế.
Thầy đây khuyên một câu rằng cục thế càng không ổn định thì càng phải khuyên bảo lẫn nhau, khuyên hóa, an ủi tâm của các đạo thân, điều này mới là cái mà chúng ta thật sự phải đi làm. Chỉ cần các con đi theo Dẫn Bảo Sư, Điểm Truyền Sư, Tiền Nhân, Lão Tiền Nhân, một đường kim tuyến thật tốt mà nắm bắt lấy, sau đó anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, nhẫn chịu kiên trì đến cùng, nhất định đột phá nó, chấp giữ cái tâm này mà tu bàn. Hiện tại thì Đạo tâm kiên cường, sau này như thế nào thì rất khó nói, bởi vì tâm người dao động chẳng định, sẽ dễ dàng thay đổi, thầy chẳng dám tin chắc sau này các con sẽ nhận được bảng thành tích như thế nào.
Các đồ nhi ơi, các con bàn đạo chớ có cứ mãi bàn, cứ mãi bàn, bàn đến rất bận, những người mà mọi người độ toàn bộ đều bận, bận đi bận lại, cái tâm của các con đều rớt mất rồi. Các con từ chỗ vẫn chưa phát tâm đến bắt đầu phát tâm, càng lúc càng háo hức; sau khi háo hức rồi cũng chớ có quên phải thu tâm. Tu đạo vốn dĩ chính là như thế mà, vì sao vậy ? Bởi vì nếu như cứ mãi háo hức háo hức, con sẽ sản sinh một thứ tâm chấp trước. Thầy chẳng muốn các con càng bàn càng háo hức nhưng lại càng bàn càng có tâm chấp trước !
Vì sao mà rất nhiều người bàn đấy bàn đấy, con nhìn họ rất hồng triển, thế nhưng lại chẳng thành đạo nổi, bởi vì họ chẳng biết rằng tất cả mọi thứ đều chẳng phải là của mình. Khi mình nên thu thì thu, khi mình nên thủ ( giữ ) thì nên thủ, bởi vì trình độ của mình chẳng đủ, con khai hoang đấy khai hoang đấy, chấp trước cái công đức này mà ! Khai hoang thì phải như thế nào đây ? Con chỉ khai ( mở ) mà chẳng thủ ( giữ ) , nhất tâm cứ thả ra ngoài, thả rồi thì chấp trước ở những thứ bên ngoài, hình hình sắc sắc, hãy tự mình đi lãnh ngộ lấy vậy ! Khiếu mở rồi phải háo hức đi độ hóa chúng sanh, công quả viên mãn rồi thì thật tốt mà thu tâm, hiểu không ? Ta xem các con hiện nay đều là chú trọng bàn đạo, chẳng có tu đạo. Tu đạo là thể, bàn đạo là dụng, thể dụng phải đồng thời đều có, gốc ngọn phải đồng thời chăm lo. Có dụng chẳng có thể, có thể chẳng có dụng, như thế đều không xong, do đó tu đạo cũng rất quan trọng.
Trời cậy người, người cậy trời, Đại Đạo của ông trời cần phải cậy vào các con đi tuyên dương, còn các con thì cần phần lực lượng này của ông trời, tu bản thân, độ người khác. Chỉ cần các con lập chí học Thánh Hiền Tiên Phật độ hóa chúng sanh, bàn đạo tinh tiến, nhất định có tiên phật lúc nào cũng phù hộ cho các con, giúp đỡ các con, biết không ? Hành trình đời người, hành trình tu đạo hãy nhìn về phía trước, đi rất nhanh, con phải mau chóng bước đi nhanh thêm, những người ở phía sau đã chẳng thể đi nổi, bò lấy, con tốt nhất là cũng có thể dùng tay kéo lấy anh ta, như vậy thì đời người của con mới sẽ không sống một cách uổng phí.
Xưa kia có một vị Lãn Thiền Hòa Thượng, lúc ông ta học đạo thì vô cùng lười biếng, những người lười biếng là không thể thành đạo được đâu đấy, thế nhưng đến một ngày nọ, sau khi ông ta bị Sư Phụ điểm tỉnh rồi thì biến thành vô cùng siêng năng, cuối cùng đã đốn ngộ rồi. Sau khi đốn ngộ rồi, các con biết ông ta làm việc gì không ? Ông ta mỗi ngày đi trăm dặm đường hóa duyên trở về, cung phụng những người chưa ngộ đạo, chưa thành đạo, điểm này các con có hiểu được là ý gì không ? Đấy gọi là người đã hiểu mới là nên phục vụ chúng sanh, hiểu thông cảm, quan tâm chăm sóc chúng sanh, biết không ? Chúng sanh vốn dĩ là đến từ trời, do đó sau khi các con hiểu rồi mới là lúc mới bắt đầu phải làm, phải không ? huống hồ chúng ta đều vẫn chưa minh Tánh ?
Có một số các đồ nhi nhìn thấy người khác vận tốt thì trong tâm không được cân bằng, hướng về thầy đòi sự công bằng, ôi ! Chỉ do phước báo mỗi người tu có được không giống nhau, cầu thầy cũng vô ích, đấy là do từ nghiệp báo của mỗi người mà đến đấy. Do đó con hôm nay nếu phước báo không tốt thì con chỉ còn có cách thật tốt mà tồn tích một chút âm đức ( những đức hạnh tốt đẹp chẳng để người ta biết ) , người khác không nhìn thấy, thế nhưng thầy sẽ giúp con ghi nhớ lấy, ở Lí Thiên mở một tài khoản ngân hàng, đấy chính là tích âm đức tích ở trên trời rồi. Con nếu như tồn tích một chút âm đức thì con làm việc tương đối bình thuận chút. Có người tu đạo rồi vẫn là phát sinh rất nhiều vấn đề, vì sao vậy ? Bởi vì chẳng có tồn tích một chút âm đức, âm đức là cái mà người khác nhìn chẳng thấy được; cái mà người khác nhìn thấy được, đấy chỉ là công phu bề mặt, lẽ nào phải khiến cho mỗi người đều nhìn thấy việc con đang làm, vậy mới xem là có đức chăng ? Không hẳn vậy, nếu như làm công đức muốn làm cho người khác nhìn thấy, tu đạo như thế thì không đúng đắn rồi.
Có người thích hợp ở trước đài, có người thích hợp ở sau màn, bất kể là ở trước đài hay là ở sau màn thì đều phải tận hết bổn phận của mình, mỗi người đều có thể đem đặc điểm của mình phát huy ra ngoài thì là tốt nhất, chớ có so đo với người khác, núi này cao có núi khác cao hơn, mọi thứ chỉ cầu “ tận tâm ” thì được rồi.
Trong đạo trường có văn cũng có võ, người thuộc về văn thì đi hành văn, người thuộc về võ thì đi hành võ. Nếu như con cứ khăng khăng muốn một người làm, văn võ bao trọn gói, vậy thì con nhất định sẽ thất bại. Khi ở chỗ con có thể hát nổi thì con hãy to tiếng hát, khi hát chẳng nổi thì bồi dưỡng tinh lực chờ đợi thời cơ, đợi khi có thể hát thì lại hát, hiểu không ?
Hiện nay hiếm Thánh hiếm Hiền, ông trời đang săn lùng nhân tài, các con thay trời tuyên dương, mỗi người đều tận hết tài năng của mình, thế nhưng nếu như cái gốc chẳng vững chắc thì sẽ rất dễ sụp đổ; cho dù là nhân tài tốt giỏi hơn đi chăng nữa, con tuân theo phương châm của họ nhưng lí niệm lại chẳng rõ chẳng đúng đắn, vậy thì có ích gì ? Nên hạ công phu ở đâu, biết không ? Muốn làm trụ cột thì trước hết phải đánh nền móng thật tốt; nền móng này không chỉ là có học vấn thì đủ, nền móng này nhất định cần bản thân con đi tu dưỡng từ mặt tâm tánh, bồi dưỡng đức tánh của con, vậy thì phải bắt đầu học từ cái Đạo đối nhân xử sự; cái Đạo đối nhân xử sự thì con phải hướng về những người có đức hạnh ở xung quanh con để học tập, lâu rồi chúng ta sẽ mài giũa ra tánh chất đặc thù của chúng ta, đặc biệt là các con ở đạo trường mài qua mài lại, mài lâu rồi thì cũng chẳng còn những thói quen không tốt nữa rồi.
Trên hành trình tu đạo có rất nhiều cái khảo, muốn ăn chay cũng khảo, muốn bàn đạo cũng khảo, mọi việc đều có khảo, đến lúc ấy thì phải xem tâm của các con, trí tuệ của các con rồi; trước hết phải trừ bỏ đi cái tâm phàm thì đạo tâm của con mới có thể sinh ra đấy !
Những vị Tiên Phật khác thường nói rằng : “ Tế Công Hoạt Phật à, đồ đệ của ông chỉ biết yêu cầu chúng tôi nhưng lại chẳng yêu cầu bản thân ”. Các con thường nói rằng : “ Vì sao Tiên Phật đều chẳng từ bi, chẳng xoay chuyển cho vậy ? ”. Vậy thầy đây lại hỏi hỏi các con, vì sao những điều mà tiên phật yêu cầu ở các con các con cũng đều chẳng từ bi xoay chuyển cho vậy ? Các con có thường xuyên phản quán tự hỏi hay không đấy ! Những điều mà Tiên Phật yêu cầu, con đã làm được chưa ? Chỉ cần con phối hợp với Tiên Phật thì nhất định sẽ có chuyển cơ ( dấu hiệu tình thế xoay chuyển tốt ), sẽ âm thầm xoay chuyển đấy; có khó khăn thì thầy nhất định sẽ giúp đỡ, các đồ nhi phải tin tưởng ở Thầy đấy !
Có những Đàn Chủ mỗi ngày đều quỳ ở trước Phật hỏi rằng : Thầy ơi, làm thế nào đây ? Các con rốt cuộc vẫn là những người phàm kẻ mê, nhìn chẳng thấy thầy đang đứng ở phía trước mặt các con, thầy nói như vậy chẳng phải là muốn các con chấp trước ở cái hình tướng này; phải biết rằng chỉ cần con có cái thành ý này thì các vị Tiên Phật đều ở bên cạnh con bất cứ lúc nào.
Các con có lúc phải nhìn thấy Tiên Phật việc gì cũng đều ổn thì mới tin tưởng Tiên Phật, do đó có rất nhiều người đang hoài nghi, vậy thì là tâm cảnh của họ vẫn chưa có đạt đến một cảnh giới. Nếu như tâm cảnh có thể đạt đến mức Người và Trời hợp nhất, con nhất định đối với sự việc gì cũng đều hiểu biết, dẫn đến việc đối với những đạo lí của vạn sự vạn vật con tự nhiên cũng sẽ hiểu rõ, vì sao thế ? Đấy chính là sự áo diệu giữa đất trời, cũng chính là sự áo diệu của tự tánh. Có người chẳng cần nhìn thấy Tiên Phật mượn khiếu thì đã rất tin tưởng vào Tiên Phật, có người phải nhìn thấy Tiên Phật mượn khiếu mới tin tưởng Tiên Phật, có người nhìn thấy Tiên Phật mượn khiếu mà vẫn là nửa tin nửa ngờ, do đó tâm cảnh của con phải từ từ nâng cao thì mới có trình độ này, sau đó thì con mới biết tu đạo bàn đạo là gì. Có Đạo là “ Quân tử thẹn về lời nói hơn hành động ”, các con biểu bạch với ông trời nhiều như thế, những việc mà các con đã làm thì lại có bao nhiêu. Phải biết rằng các con đến Phật đường bàn sự tuy là vì để liễu nguyện, ít nhiều phải vì cha mẹ, tổ tiên. Con người sống trên đời là thần thánh, tôn quý biết bao nhiêu, các con phải trân trọng lấy !
Có người nói rằng người trong thiên hạ đều là anh chị em của chúng ta, đâu đâu cũng đều là các Nguyên Phật Tử, đạo trường các nơi cũng đều là đạo trường của Lão Mẫu, do đó chúng ta đương nhiên có thể lúc này ở đây, lúc khác đến kia, có thể bây giờ thì theo vị Điểm Truyền Sư này, cũng có thể ngày mai đi theo vị Điểm Truyền Sư khác, như thế đúng không ?
Đấy là có người nghĩ như vậy, phải biết rằng tuy là thầy nói với các con rằng Đạo là vô hình vô tượng, điều đó cũng chẳng có nghĩa là nói cái gì cũng chẳng có, những lễ tiết nên tuân thủ thì vẫn phải tuân thủ đấy ! Cùng một ý nghĩa đó, chúng ta từ lúc sinh ra cho đến nay, tự nhiên thì hiểu biết được cha mẹ của chúng ta là người nào, hiểu được chúng ta cầu đạo ở đâu, là những ai đã vun bồi chúng ta, đấy chính là gia đình của chúng ta, chúng ta chớ có lại tùy tiện đi lung tung nữa. Chúng ta nhận ân huệ của người ta thì phải biết báo đáp. Chúng ta cầu đạo ở đâu, ai đã đưa chúng ta đến cầu đạo, ai đã đưa chúng ta đến hiểu rõ đạo lý, từng tí từng ti một đều phải ghi nhớ lấy. Tuy rằng duyên phận của mỗi người mỗi khác, thế nhưng chúng ta phải ghi nhớ lấy, phải để ở trong tâm, có cơ hội có thể cống hiến, có thể báo đáp thì chúng ta phải tận hết năng lực của mình.
Đạo thật sự là rất sâu sắc uyên thâm, chẳng phải là một lời nói một hành động của Thầy đây có thể giảng nói hết được. Thầy đây mượn tướng là bất đắc dĩ đấy, thầy cũng đã nói qua rằng mượn tướng Người Trời gặp mặt là kì thứ ba mới có, chẳng đơn giản đấy ! Người trời hiến kế, duy chỉ có mượn vào việc hiển hóa, chúng ta phải trân trọng lấy nhau, càng không đơn giản là chúng ta phải phổ độ Tam Tào, tuy rằng các con sáu vạn năm nay lăn lộn quằn quại trong biển khổ, hiếm có dịp vào lúc này có thể đứng lên; sau khi đứng lên thì phải có chí hướng đấy, không có chí hướng thì sẽ chẳng cách nào kiên định, phải không ? Có chí hướng vẫn còn phải đoàn kết, có Đạo chính là bầu không khí hòa bình dung hợp dẫn đến sự cát tường, đoàn kết chính là sức mạnh, do đó các con phải vun bồi quan tâm chăm sóc lẫn nhau đấy !
Bàn sự chẳng viên thông, mệt chết cũng chẳng có công, đồ nhi ơi, cái đạo lý này các con có thể hiểu không ? Tu đạo phải tu được tự nhiên, dựa theo thiên tánh phật tánh mà làm, có một số những hạn chế là để chúng ta theo giới để thận trọng, thế nhưng chớ có đem giới luật biến thành những sự trói buộc, sau khi đã thành sự trói buộc rồi thì chẳng cách nào dựa theo phật tánh mà làm rồi.
Các con chớ có tu theo kiểu nghề nghiệp hóa, hôm nay đến phật đường thì mặt mang nụ cười, thế nhưng trong lòng thật sự rất buồn rất khó chịu, lại còn làm ra cái vẻ mặt cười, như thế vốn dĩ không hợp với đạo lý ! Có khó khăn thì chẳng nên cười rồi, nên là môi xệ xuống, nước mắt rơi xuống, hành vi tự nhiên như thế, giống như con nít nên khóc thì khóc, nên cười thì cười, nếu như gượng ép nhẫn chịu, có một ngày sẽ bùng nổ đấy. Tu đạo chớ có tu theo kiểu nghề nghiệp hóa, mang lấy một vẻ cười giả tạo, phải xuất phát từ sự tự nhiên, nội tâm chân thành quan tâm đến người khác, yêu thương bảo vệ người khác mới là biểu hiện của cái tâm, cái tánh thật sự.
Giảng sư các con giảng đạo lý đều đã giảng đến đi ra ngoài đề rồi. Các con hãy đi thể hội tỉ mỉ, thường thường một số những câu châm ngôn thuộc nằm lòng các con đều đã ngộ sai rồi, con ngộ chẳng được những tinh hoa trong đó thì tu có ích gì ? Chẳng tìm thấy phương pháp học tập đúng đắn thì con đọc nhiều sách như vậy có ích gì, chẳng tìm thấy đường, con tùy tiện đi lung tung có ích gì ? Cái tu này, tu chính là rơi vào pháp hữu vi rồi, con biết không ? Hãy buông xuống, hãy buông xuống, chớ có lại cầm lấy, Đạo là dùng ngộ đấy, chẳng phải dùng giảng nói đâu, cũng chẳng phải là dùng thảo luận đâu, tự mình hãy từ từ đi nghĩ vậy ! “ Giảng đạo chẳng rời thân ” câu nói này mỗi một người đều treo bên cửa miệng, vậy mà mỗi một người lại đều rời rất xa rất xa.
Sự tôn quý của thiên mệnh, các con tuy rằng tuân thủ vẫn còn cần phải tuân hành, tuân hành như thế nào, hiểu không ? Mười lăm điều phật quy đã làm được bao nhiêu điều rồi. Thầy chưa từng trách các con, chỉ là trong lòng vô cùng lo lắng như lửa đốt vì chúng sanh trong thiên hạ. Các con mỗi người đều là những người gánh vác sứ mệnh lớn, các con chẳng biết đích thân nỗ lực thực hiện thì làm thế nào mà liễu nguyện ? Phải biết buông xuống được thì mới xả ra được, xả chẳng ra thì lại làm thế nào “ đắc ” được đây ? Đồ nhi phải biết sứ mệnh của mình, chẳng phải là giống như trò chơi con nít, bàn một cái, chơi một cái thì đủ rồi, hoàn toàn ở một phần tâm niệm ấy của các con, tự mình làm không được chu đáo tự mình có thể biết không ? Người khác nếu bảo với các con, con lại chịu nghe theo không ?
Sự khỏe mạnh về thân thể của một người đều là từ trong ra ngoài; tâm của con nếu có thể thanh tịnh, vậy thì những sự quấy nhiễu đến từ bên ngoài là tiêm nhiễm đầu độc chẳng nổi các con đâu; không có thân thể thì là bàn Đại Đạo chẳng được đâu, đặc biệt là những tội nghiệt hiện nay đến đòi nợ rất cấp bách; chẳng có bảo vệ lấy bản thân mình trước thì làm sao mà bàn sự cho thầy, phải không ?
Hy vọng các con những người ở phía trước có thể giống như chim Hải Âu vậy, tự do tự tại đến khắp các nơi đi bố đạo ( thuyết giáo ); hy vọng các con những người ở phía sau cũng có thể giống như chim hải âu vậy, thanh cao thoát tục tự tại, tâm cảnh cũng có thể nâng cao, sau này tiền hô hậu ứng, cùng nhau bàn đại sự thâu viên, phải tự do tự tại giống như hải âu vậy, chẳng phải là dễ dàng đấy, chẳng phải nói là thân phóng đãng hành động tùy tiện chẳng tự kiềm chế thì là tự tại, mà là phải tâm tự tự tại tại, tâm thanh cao thoát tục, tâm chẳng bị khốn ở chỗ khó thì mới là tinh thần hải âu thật sự.
Số lượt xem : 427