XEM GƯƠNG LÀM THẦY
Một buổi nói chuyện giữa Thầy và trò:
Trò hỏi Thầy: "Thầy ơi, trên thế giới này, thị thị phi phi, tranh đoạt lẫn nhau, phiền não không dứt, mà con thì chưa thể thanh tịnh ở tánh không. Có phương pháp cụ thể rõ ràng hay không? Thầy chỉ dạy cho con được không, để bình thường con có thể tâm bình khí hòa, như như bất động."
Thầy trả lời: "Tu hành có rất nhiều pháp môn. Nhiều kinh sách lấy Lục độ ba la mật làm chỗ dựa. Hôm nay chúng ta lấy gương xung quanh chúng ta, xem xem có thể giải quyết vấn đề của con hay không."
Thầy nói tiếp: "Con xem, bất kể vật gì để trước tấm gương thì đều phản chiếu hình ảnh phải không ? lại còn là phản chiếu toàn bộ hình ảnh không bị thiếu sót. Sau khi lấy vật ra khỏi thì trong gương còn hình ảnh lưu lại không?"
Trò trả lời: "không".
Thầy giải thích: "Ở đây, trí tuệ gọi là 'vật đến thì ứng, vật đi thì tịnh." Đệ tử con trong cuộc sống phải làm được "việc đến thì ứng, việc đi thì quên", được vậy thì tâm trạng con sẽ thong thả hơn nhiều."
Thầy nói sâu hơn: "nếu là nhân vật lớn, ngôi sao đến soi gương, con nói xem tấm gương có vui mừng quá mà soi kỹ hơn không? Nếu là ăn mày hoặc trẻ mồ côi đến soi gương, tấm gương có vì không ưa mà ứng phó hời hợt hay không?"
Trò trả lời: "không"
Thầy nói: đây gọi là "ở thánh không tăng, ở phàm không giảm". Cho nên con có thể bao dung, dùng tâm bình đẳng mà đối đãi với nhân, sự, vật, như vậy thị phi so đo của con sẽ ít lại, phiền não đương nhiên cũng sẽ biến thành vô hình."
Thầy lại hỏi: "vật thể A đang soi gương, tấm gương một mặt phản chiếu A một mặt có nghĩ đến B hay không?"
Trò trả lời: "không"
Thầy nói: "đấy gọi là 'nắm bắt hiện tại, không trụ chỗ nào "
Thầy sau cùng nói rõ: "khi tấm gương phản chiếu vật thể, bản thân tấm gương không thay đổi màu sắc, màu đỏ thì hiện màu đỏ, màu xanh thì hiện màu xanh, đúng không? Đây gọi là 'tùy duyên không thay đổi, không thay đổi tùy duyên'. Đồ đệ, gương phản chiếu người, phản chiếu vật, phản chiếu nước, phản chiếu lửa, mà bản chất của nó trước sau không đổi, đây gọi là 'thể bất động, nhưng hiện rõ ràng; hiện rõ ràng, nhưng thể bất động'. Cho nên chúng ta ở thế gian gặp phải vô số cảnh ngộ, có thể xem gương làm thầy.
Đệ tử ngộ thấu rồi vui vẻ khấu tạ.
Số lượt xem : 1465