BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Bố thí

Tác giả liangfulai on 2023-05-11 22:35:49
/Bố thí

Bố thí có 3 loại : dùng tài vật để giúp đỡ cứu tế người gọi là tài thí; trì giới nhẫn nhục gọi là vô úy thí; thuyết pháp độ hóa người gọi là pháp thí.


Người nếu tu hành, tam thí đều quan trọng, nhưng lấy pháp thí làm thượng thừa. Bởi vì xả cơm thí áo, trợ giúp tiền bạc cứu thế, tuy là hành vi từ thiện lớn nhất, xã hội triêm ân, người đời ca ngợi, thật ra những người được cứu đa phần thuộc về hình thể, dựa theo chân công thật thiện thì vẫn còn chỗ chưa đủ, chưa sánh được.

 

Nếu hành pháp thí, thiện ngôn khuyến hóa, trực siêu linh tánh; kim đan phổ tán, cùng bước lên con đường giác ngộ, ở đời thì hóa hành tục mỹ, nơi người thì siêu phàm nhập thánh, hơn gấp trăm lần tài thí chuyên cứu cái thân thể giả tạm. Phật Như Lai thuyết pháp trong kim cang kinh có nói rằng : Nếu có người nào đem bảy thứ báu đầy cả ngần ấy Hằng-hà sa-số cõi Tam-thiên đại-thiên để làm việc bố-thí thì cũng chẳng bằng thọ-trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu trong kinh và giảng nói cho người khác nghe.

 

Còn về phần vô úy thí thì là hàng phục thân tâm, giải thoát uẩn thức, vẫn là thiên về tự liễu ( tự mình ngộ biết, hiểu rõ ), vẫn không bằng thuyết pháp độ người là công đức vô lượng. Khổng Tử nói rằng : “ nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân ” ( nghĩa rằng : Cho nên nói về lòng nhân tức là: Hễ mình muốn thành tựu thì trước hết hãy thành tựu kẻ khác, mình muốn thông đạt (đạt đạo), thì trước hết hãy làm kẻ khác thông đạt (đạt đạo)

 

Thế nhưng tài thí tuy chẳng phải là thượng thừa, nếu dùng thích hợp thì cũng chẳng  khác mấy với pháp thí. Như in ấn sách khuyến thiện, trợ giúp tiền bạc để bàn đạo, khai hoang xiển đạo,... tuy thuộc là tài thí, nhưng thật sự thì là tài và pháp kiêm thí. Khổng Tử nói rằng : “ người có thể hoằng đạo, chẳng phải đạo hoằng người ”. Thiên đạo giáng thế, vốn là trời mượn sức người, người dựa vào trời mà thành, tuy gọi là thiên đạo, thật sự thì do người bàn, đương nhiên tất cả mọi phương thức không thể hoàn toàn thoát khỏi trần tục, đấy gọi là mượn cái giả để tu cái thật, hòa đồng với trần tục, mục đích tuy là đến bỉ ngạn ( bờ bên kia ) nhưng trước khi chưa tới bờ bên kia thì vẫn cần phải dùng bè, thế nhưng mọi thứ đều nên vô sở trụ nơi tâm. Như Lai thuyết pháp dùng bè để ví von quả thật là có nguyên nhân. Ví như bàn đạo, tiếp đãi những người qua lại phật đường, in ấn thư huấn và bố trí đạo trường, thiết lập phật đường…chỗ nào cũng cần có tiền, có tiền thì có thể phát đạt, chẳng có tiền thì một bước nhỏ cũng khó phát triển.

 

Người nếu biết thấu nghĩa thật của tam thí, người có thể thuyết pháp thì rộng hành pháp thí, người có tiền tài thì hành tài thí cũng có thể giải tiêu những món nợ oan nghiệt chồng chất, lại có thể đắc được chân công thật thiện, để không uổng phụ một đời tu đạo. Thế nhưng những người có tiền tài thường thường lại không thể nhìn thấu tiền tài, thậm chí xem tiền tài như mạng sống, có khi sinh mạng có thể hy sinh, nhưng tiền tài thì không thể xả bỏ; cả đời làm ăn kinh doanh, cực phí tâm tư, và cho đến khi vô thường đến một cái, vạn thứ mà mình có đều thành Không, nào biết rằng tiền tài là vật hữu dụng, nếu biết tận dụng tốt thì có thể cứu tánh mệnh, không biết tận dụng tốt thì tánh mệnh vì nó mà hủy hoại mất, huống hồ tiền bạc đều có chủ của nó, thí xả tuyệt đối không có chuyện không đắc được cái gì cả. Xả một phần tiền tài, tức được một phần phước báo.

 

 

Điều cần chú ý khi bố thí

 

Khi bố thí nếu có nhân tướng của thọ thí thì sẽ có sự lựa chọn, có tâm phân biệt, thì tâm lượng nhỏ; tâm nhỏ thì phước cũng nhỏ. Nếu bố thí có chỗ trụ, có chỗ chấp trước, bất kẻ là trụ ở bất kì một loại nào của cảnh giới lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp …đều là hành bố thí mà có chỗ trụ. Loại bố thí có chỗ trụ này chỉ có phước đức, chẳng có công đức; chỉ có bố thí mà chẳng có bố thí ba la mật, không thể đến bỉ ngạn ( bờ bên kia ), không thể giải thoát.

 

Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng.

Trụ tướng bố thí sanh thiên phước,

Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.

Thế lực tận, tiễn hoàn đọa,

Chiêu đắc lai sanh bất như ý.

Tranh tự vô vi thực tướng môn,

Nhất siêu trực nhập Như Lai địa.

 

Dịch Nghĩa

 

Thảy thảy hữu vi pháp chẳng đồng.

Của cho trụ tướng phước trời hưởng,

Ví như tên bắn nhắm hư không.

Ðà bắn hết mũi tên rơi,

Kiếp sau hận cũ lại bời bời,

Sao bằng tự cửa vô vi ấy,

Một nhảy vào liền đất Như Lai

Số lượt xem : 1197