BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thánh triết điển phạm ( Sư Tôn Sư Mẫu )

Tác giả liangfulai on 2022-09-10 09:43:15
/Thánh triết điển phạm   ( Sư Tôn Sư Mẫu )

Sư Tôn Trương Thiên Nhiên, Sư Mẫu Tôn Huệ Minh

Thời đã đến vận cuối, lòng người chẳng còn tốt như xưa, đạo phong khó cứu vãn, do đó trời ban ân lớn, giáng Tiên Thiên Đại Đạo xuống nhân gian, chính là vì để cứu vãn tất cả lê dân bá tánh của khắp thiên hạ.


Sư Tôn Sư Mẫu hai vị lão đại nhân đã phụng thiên chỉ của Lão Mẫu, đã lãnh thiên mệnh đến thế gian truyền đạo cứu thế, phổ độ Tam Tào trở về Lí Thiên, bèn thế mà đem tất cả tâm huyết, tinh thần, sinh mệnh của cả đời người, toàn bộ thảy đều phụng hiến cho chúng sanh thiên hạ. Nếu chẳng phải là hai vị lão đại nhân sư tôn sư mẫu hy sinh phụng hiến, bỏ ra mọi tâm sức, chúng ta sao có thể đắc đạo lên bờ, được cứu ra khỏi biển khổ. Nếu chẳng phải là hai vị lão đại nhân sư tôn sư mẫu cả đời vất vả mệt nhọc, chịu khổ, chịu mài, chịu nạn, các hậu bối chúng ta đây lại làm sao có thể bước lên tiền đồ quang minh sáng ngời, đồng chứng đại phước báo của nhân gian tịnh độ ! Thân là đồ nhi của hai vị lão đại nhân sư tôn sư mẫu, đối với từ tâm từ hành, từ ân từ đức của hai vị lão đại nhân, chúng ta không thể không biết, không thể không hiểu. Tinh thần cứu thế vĩnh hằng bất hủ của Sư Tôn Sư Mẫu, chúng ta cả đời phải khắc ghi trong lòng, trong cả đời người này, thời thời khắc khắc chẳng dám quên mất. Đại ân đại đức của Sư Tôn Sư Mẫu, tuy rằng khó mà báo được một phần vạn của cái ân này đức này, thế nhưng những người tu đạo chúng ta đây càng phải phát tinh thần đại vô úy, đồ nhi kế tục chí hướng thầy, lượng sức mà hành công liễu nguyện thật tốt mới không phụ lòng của thiên ân sư đức.

 

Hoạt Phật Sư Tôn sinh vào ngày 19 tháng 7 năm Kỷ Sửu, tức năm thứ 15 niên hiệu Quang Tự đời nhà Thanh, giáng sanh tại huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, Họ Trương, tên Khuê Sanh, tự là Quang Bích, có thánh hiệu là Thiên Nhiên Cổ Phật, là do Tế Công Hoạt Phật phân linh điển quang giáng trần, từ nhỏ đã có thiên chất thông minh sáng suốt, hiếu học chẳng mỏi mệt, đối đãi thành khẩn với tất cả mọi người, thật thà trung hậu.

 

Sư Mẫu Nguyệt Tuệ, giáng sinh vào ngày 28 tháng 8 năm 1895, là năm thứ 21 niên hiệu Quang Tự, triều đại nhà Thanh vua Đức Tông, tại huyện Đơn, tỉnh Sơn Đông, họ Tôn, húy là Tuệ Minh, là hóa thân của Nguyệt Tuệ Bồ Tát, chúng ta cũng tôn xưng là Từ Mẫu đại nhân, đồng lãnh thiên mệnh với Sư Tôn đại nhân tại tỉnh Sơn Đông vào năm dân quốc thứ 19 ( năm 1930 ).

 

Sư Tôn Sư Mẫu hai vị lão đại nhân là đời tổ thứ 18 hậu đông phương, tiếp tục đạo thống, lo liệu bàn đại sự thâu viên Tam Tào phổ độ. Khoảng thời gian trước là do Hoạt Phật Sư Tôn chưởng đạo bàn, khoảng thời gian sau là do Nguyệt Tuệ Sư Mẫu chưởng đạo bàn, Hoạt Phật Sư Tôn đại biểu cho “ thái dương ” , Nguyệt Tuệ Sư Mẫu đại biểu cho “ Thái Âm ” . Thái dương là Nhật ( mặt trời ), thái âm là nguyệt ( mặt trăng ), Nhật Nguyệt hợp nhất tức là Minh; Nhật (Nguyệt ( hợp Minh ( ) bàn Thiên Đạo. Sư Tôn Sư Mẫu hai vị lão đại nhân chính là đại biểu thay cho Minh Minh Thượng Đế - vị chơn tể vạn linh chủ tể đất trời con người vạn vật, sanh thiên sanh địa sanh nhân sanh vạn vật lo liệu bàn việc mạt hậu nhất trước (đại sự phổ độ thâu viên lần cuối cùng), vì đại sự Di Lặc thâu viên mà đến lát đường cho đại phật tổ Bạch Dương.

 

Lúc Hoạt Phật Sư Tôn bàn đạo, là đúng vào khoảng thời gian đại chiến thế giới lần thứ hai. Lúc bấy giờ ở trung quốc đại lục, cục thế rất hỗn loạn, chính là thời kì mà động loạn của nội bộ trong nước và sự xâm nhiễu của kẻ địch bên ngoài nhiều nhất; chiến loạn liên tiếp nhiều năm, cuộc sống của bá tánh vô cùng khốn khổ, mọi người e rằng khó mà bảo vệ tự thân, còn Sư Tôn đại nhận bi mẫn những nỗi khốn khổ của tất cả nhân dân, dũng cảm đứng ra gánh vác trách nhiệm, chẳng lo đến sự an nguy của cá nhân, bôn ba bốn phương mà truyền đạo cho thiên hạ, tuy kiếp lớn nhưng đạo hồng triển rộng lớn, đạo vận của sư tôn hồng triển, tiên phật khắp nơi hiển hóa giúp đỡ trợ đạo.

 

Có một lần, Sư Tôn ra bên ngoài bàn đạo; vì để tăng tốc độ đến cho kịp thời gian mà mạo hiểm đội mưa đội gió vượt qua sông, tâm luôn nhớ nghĩ tuệ mệnh đại sự của chúng sanh, chẳng sợ sự nguy hiểm của sóng gió. Thế nhưng khi thuyền đến giữa lòng sông thì trận cuồng phong bỗng nổi lên, mưa gió sấm chớp đan xen nhau khiến cho thuyền mấy lần sắp lật, khi chìm khi nổi, rất là nguy hiểm. Giữa lúc nguy cấp vạn phần, Sư Tôn vẫn là mọi thứ đều giao cho ông trời sắp đặt an bài, chẳng hoảng chẳng vội, cầu xin Lão Mẫu từ bi, ngàn phật vạn tổ từ bi, các vị đại tiên các bậc tu hành từ bi, cũng cầu tứ hải long vương từ bi giúp đỡ trợ đạo, hóa giải nguy nan; bèn chính vào lúc này bỗng nhiên đã xuất hiện hàng ngàn hạng vạn cá tôm thủy tộc tới hộ trì thân thuyền, đỡ thuyền hộ giá trong cơn sóng gió, bảo hộ cho đoàn người của Sư Tôn bình an đến bờ bên kia. Khi tới nơi, Sư Tôn nói : “ các vị đi được rồi ” , các loài cá tôm thủy tộc mới rời khỏi. Đấy tức là sự chí tôn chí quý của thiên mệnh. Sư Tôn là vị Minh Sư của Tam Tào phụng thiên thừa vận; người, quỷ, tiên đều phải nghe lệnh, ngay đến cá tôm cũng phải giúp đỡ trợ đạo, vả lại đoàn người của Sư Tôn vì bàn đạo cứu người, chẳng sợ gian nan nguy hiểm, chẳng màng đến sự sống chết của cá nhân. Ngài luôn mang giữ lấy tinh thần này, đạo bởi vì thế mà truyền khắp các nơi thiên hạ, phàm những nơi có dấu chân của ngài đến qua thì đều có vô số chúng sanh được cứu lên bờ.

 

Khi Sư Tôn Sư Mẫu hai vị lão đại nhân khai hoang đến thành Tế Nam đã độ đại đội trưởng của đại đội tuần muối. Bởi vì lão bá tánh của thời đó ăn muối là phải mua với chính phủ, gọi là muối quan. Muối quan vô cùng đắt tiền, do vậy bèn có người lén lút bán muối tư. Tuần Muối chính là những cảnh sát chuyên môn điều tra bắt giữ những người lén lút bán muối tư. Vị đại đội trưởng này đã chưởng quản 300 vị Tuần Muối, từ sau khi đã cầu đạo thì vô cùng thành tâm, thường hay đến phật đường quét dọn làm vệ sinh sạch sẽ, làm vô úy thí, vả lại hành vi tác phong hoàn toàn thay đổi, lấy thân mình làm gương để dẫn dắt các Tuần Muối thuộc hạ xem trọng việc công, cẩn thận gìn giữ kỉ cương pháp luật. Chỉ có điều là vị phu nhân của đại đội trưởng chẳng hiểu biết sự bảo quý của đạo, hành sự ương bướng, chẳng cho phép đại đội trưởng đi đến phật đường. Đại đội trưởng đội tuần muối bởi vì chẳng cách nào tiếp cận phật đường được nữa mà cả ngày ưu sầu phiền não. Có một hôm, chân của đại đội trưởng tuần muối bị nước sôi làm bỏng, trải qua rất nhiều ngày, cũng đã đi khám qua rất nhiều bác sĩ, vẫn cứ là không khỏi được. Việc này để cho Sư Tôn đại nhân biết được, vừa đúng lúc Từ Mẫu đại nhân mang theo Tam Tài bàn sự từ bên ngoài địa phương trở về. Sư Tôn đại nhân bèn chuẩn bị mời tiên phật kết duyên từ bi chỉ thị, kết quả đến Đàn là Tế Công Hoạt Phật. Tế Công Hoạt Phật chỉ thị phái người mời đại đội trưởng tuần muối đến phật đường, đã phê một bài huấn văn, đều là những đạo lí muốn ông ta thành tâm tu đạo. Sư Tôn đại nhân báo cáo với Tế Công Hoạt Phật việc có liên quan đến chân của đại đội trưởng bị bỏng. Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng : “ Việc này rất đơn giản, chỉ cần một thứ thuốc thì khỏi, thuốc này chính là độ người cầu đạo ” . Sư Tôn đại nhân nói rằng : “ Tế Công Hoạt Phật từ bi, muốn ông ấy độ người, thế nhưng chân của ông ấy không thể đi lại được đâu ! ” . Tế Công Hoạt Phật nhanh chóng chỉ thị rằng : “ Con hãy đem trà cúng đổ lên trên giấy, đắp lên chân của ông ấy thì sẽ khỏi ” . Sư Tôn đại nhân bèn xử lí dựa theo chỉ thị của Tế Công Hoạt Phật. Kể cũng kì lạ, chân của đại đội trưởng quả thật không đau rồi, đứng dậy, chuyển người bước ra khỏi cửa nhanh chóng bèn đi độ người. Do sự thành tâm và nỗ lực của đại đội trưởng tuần muối, trước tiên đã độ xong 300 vị tuần muối trong đội, lại do 300 vị tuần muối đi độ người. Bởi vì họ đều là những người có danh dự thể diện, do đó rất nhanh bèn đã độ được người. Đạo trường cũng vì thế mà đã phát triển mở rộng, đấy là sự hiển hóa đã phát sinh tại phật đường đầu tiên do Sư Tôn Sư Mẫu hai vị lão đại nhân mở tại Tế Nam, từ đấy càng có thể chứng minh sự bảo quý của đạo, sự tôn quý thần thánh của thiên mệnh, ngàn phật vạn tổ đều đến trợ đạo.

 

Đến dân quốc năm thứ 34 ( năm 1945 ) khi chiến tranh kết thúc, đạo cũng ở toàn trung quốc phát triển mở rộng ra. Đến năm 1947, chính vào thời kì đạo vụ nhiều bận rộn nhất, Hoạt Phật Sư Tôn bởi vì làm việc vất vả quá độ nên đã đột ngột quy thiên, đã hồi thiên giao chỉ với Lão Mẫu, ngày hôm đó chính là vào đêm trung thu ngày 15 tháng 8, ngài đã thành đạo rồi. Vào đêm tiết trung thu, mặt trăng tròn nhất cũng sáng ngời nhất, Nguyệt Tuệ Sư Mẫu đại biểu cho mặt trăng, ánh từ quang phổ chiếu Tam Tào, ứng vận kế thừa đạo bàn của Hoạt Phật Lão Sư, tiếp chưởng nhiệm vụ nặng nề, đấy là ông trời hiển thị điềm báo, nhật nguyệt đổi vai, hiển lộ chỉ ra sự chuyển biến của đạo vận.

 

Nguyệt Tuệ Sư Mẫu lúc bàn đạo ở trung quốc, giao thông vô cùng không tiện lợi; tỉnh sơn đông có thập phủ cửu châu 108 huyện, tổng cộng chỉ là hai con đường xe lửa, cục đường công cũng rất ít, có khi 50 km, 100 km đều chẳng có xe lửa để có thể đáp, cũng chẳng có xe hơi, đều là đi bộ. Có một số các đạo thân sống ở nơi rất xa, những đạo thân sống ở cách ngoài 50 km, vào lúc mùa thu đã gửi thư đến, trong thư nói rằng : “ Từ Mẫu đại nhân từ bi, chúng con ở đây đã độ được 30, 40 người, xin mời Từ Mẫu đại nhân từ bi đến để điểm đạo ” . Từ Mẫu đại nhân bèn trả lời thư cho người ta, bảo với họ rằng : “ hiện ở bên này rất bận rộn, chẳng có thời gian, khoảng qua một tháng hoặc sau một tháng rưỡi ngày nào đó sẽ đến chỗ của con để bàn đạo ” . Sau một tháng thì đã tuyết lớn rơi rồi, tuyết dày nửa mét đấy ! Đường đi xa xôi, giao thông lại chẳng tiện lợi, chỉ có thể dựa vào đi bộ. Có một số nơi chẳng phải là mấy tiếng đồng hồ thì đến được, phải tốn thời gian của hai, ba ngày mới có thể đến nơi cần đến, dù là như thế cũng vẫn phải đi, mang theo hành lí đi bộ trên đất, vô cùng vất vả. Từ Mẫu đại nhân ra bên ngoài bàn đạo chỉ có một vị khôn đạo đi theo bên mình, hành lí mang theo cũng chẳng nhiều, chỉ có thể mang những thức ăn đơn giản, lại còn những đạo cụ dùng để bàn đạo và một tấm chăn bông, một cái đệm. Bởi vì trong tiệm của trung quốc đại lục lúc bấy giờ, ăn cơm là phải trả tiền, ở trọ không cần tiền, thế nhưng trong tiệm chẳng có cung ứng chăn bông, đệm; chỉ trải trên đất một tấm chiếu cỏ, đặc biệt đến cái đêm tuyết rơi lớn, thời tiết vô cùng lạnh, phòng lại chẳng có công dụng chống lạnh, lạnh đến mức ngủ không được, hãy thử nghĩ xem hai người chỉ có một tấm chăn bông, một cái đệm, làm sao mà giữ ấm được đây ?

 

Do đó, Từ Mẫu đại nhân bèn đem tấm đệm gấp đôi lại, ngồi ở trên tấm đệm, hai người dùng tấm chăn bông bao vây lại, bèn thế mà ngồi cả đêm; đến lúc nửa đêm 3, 4 giờ, thời tiết càng trở lạnh, lạnh đến mức toàn thân đều run lập cập. Từ Mẫu thường thường nói rằng : “ cái đêm này giống như đã ở dài một tháng vậy ” . Vì sao vậy ? Từ Mẫu đại nhân lạnh đến mức run cầm cập, thân thể chịu chẳng nổi rồi; đợi một chốc lát gà kêu tiếng thứ nhất, trong lòng nói : “ thật dễ chịu đấy ! lúc này sắp trời sáng rồi, gà kêu một lần rồi ” , thế nhưng trời vẫn chưa sáng thì đã thức dậy, bởi vì ngồi chẳng nổi, lạnh quá mức dữ dội rồi, dậy đi lại trong nhà dễ chịu được một chút. Những con đường thôn quê của đại lục lúc bấy giờ đều là đường sỏi đá, có những con đường cao thấp không bằng phẳng, ổ gà lồi lõm, có ai có thể hiểu được con đường khoảng 50 km mà Từ Mẫu đại nhân đã đi là vất vả gian nan biết bao ? Có lúc chẳng cần đi bộ, phải ngồi thuyền, chiếc thuyền này chẳng có khoang thuyền, chỉ là một cái mặt thuyền mà thôi, mọi người đều ngồi ở trên đó, càn đạo, khôn đạo đều là ngồi như thế.

 

Nếu như hành khách trên thuyền chưa đủ thì là sẽ không nhổ neo, do đó hễ đợi thì đến mấy tiếng đồng hồ, cho dù là đã lên thuyền rồi cũng phải mười mấy tiếng đồng hồ mới đến nơi, trước sau có khoảng hơn 20 tiếng, trên thuyền cũng chẳng có nhà vệ sinh, rất không tiện, do vậy mà Từ Mẫu đại nhân thường hay nói rằng : “ sắp ra khỏi cửa, chẳng dám uống nước, cũng chẳng dám ăn quá nhiều, bởi vì đi nhà vệ sinh không tiện ” .

 

Lúc Từ Mẫu đại nhân bàn sự, đều là cứ hay nghĩ thay cho người khác trước, đặc biệt là sắp đến nhà của đạo thân nào đó bàn đạo, đã sắp gần 12 giờ trưa rồi, Sư Mẫu bèn chẳng đi nữa, bởi vì lúc này là thời gian mọi người chuẩn bị dùng bữa trưa; chỗ thôn quê cũng chẳng có món ăn gì, đến trong nhà người ta rồi, cơm canh gì cũng chẳng có, người ta sẽ rất áy náy, vả lại lại sẽ làm phiền người ta nấu cơm chay riêng thay cho mình, do đó Từ Mẫu đại nhân ở bên ngoài ăn một ít bánh hấp ( không có nhân, hình nón ) , ăn một chút rau mặn, đợi ăn no rồi mới lại tiếp tục vội lên đường tiến về phía trước cho kịp, đến nơi thì không làm phiền người ta rồi. Từ Mẫu đại nhân chính là bàn sự như thế đấy, bất cứ việc gì cũng đều nghĩ thay cho người khác trước, chẳng đem phiền phức cho người khác hoặc gây phiền hà người khác.

 

 

Lúc Từ Mẫu đại nhân bàn đạo ở đại lục, ngày thường ăn cơm đều là ăn rau mặn, bánh hấp ( không nhân, hình nón ); nếu như có Tiền Nhân, khách đến phật đường, nhiều lắm thì xào hai món, lại phối với rau mặn mà thôi; phàm việc gì cũng đều lên sẵn kế hoạch, có mấy vị khách thì chuẩn bị lượng thức ăn bấy nhiêu phần, tuyệt đối sẽ chẳng có dư thừa. Nếu như chẳng đủ thì ăn kèm với rau mặn mà ăn. Từ Mẫu đại nhân lúc dùng bữa sẽ dùng bánh hấp lau chùi sạch sẽ hết nước dùng trong khay thức ăn, chẳng để thừa lại một chút gì. Cuộc sống sinh hoạt ngày thường của Từ Mẫu đại nhân chính là tiết kiệm như thế, ngay đến y phục mà Từ Mẫu mặc cũng chỉ là y phục của những người bình thường ở thôn quê, chẳng cầu sự lộng lẫy của y phục, cũng chẳng tham vẻ ngoài ưa nhìn, y phục cũ mặc rách rồi, khâu khâu vá vá lại vẫn có thể mặc lại, cứ mãi mặc cho đến thật sự chẳng thể vá nữa thì mới đổi. Từ Mẫu từ đầu đến cuối vĩnh sống cuộc sống đơn giản, mộc mạc, tiết kiệm, trân trọng yêu quý cái phước.

 

Có một lần nọ, vào lúc tháng 6, thời tiết rất nóng nực oi bức, có khoảng 35, 36 độ C, lúc Từ Mẫu đại nhân nói rằng : “ thời tiết vì sao lại nóng như vậy ! ” , Vương Lão Tiền Nhân tùy giá bên cạnh, nói rằng : “ con đi mua một lát dưa hấu cho mẹ ăn nhé ? ” , Từ Mẫu đại nhân bèn hỏi rằng : “ mua một lát dưa hấu mất bao nhiêu tiền vậy ? ” , Vương Lão Tiền Nhân trả lời rằng : “ 5 hào tiền ” ( một lát dưa hấu lúc bấy giờ là 2 đồng bạc ) , Từ Mẫu đại nhân nghe rồi bèn nói : “ à ! chẳng cần tốn 5 hào tiền đó đâu, uống chút nước lọc thôi được rồi ” . Từ Mẫu đại nhân vì chúng ta mà chịu tận nghìn cay vạn đắng, những gì mà ngài đã làm đều là hành vi của bồ tát, của phật.

 

Từ Mẫu đại nhân lúc bàn đạo ở đại lục, những sự hiển hóa giúp đỡ trợ đạo của tiên phật rất nhiều. Lúc khai hoang ở Tế Nam, có một lần nọ, một vị Đàn Chủ đã gửi một túi vải đậu xanh đến phật đường, những hạt đậu xanh ấy vừa mới gặt từ trong ruộng, vẫn chưa khô hoàn toàn. Từ Mẫu đại nhân dùng một cái rổ mây, đem đậu xanh bỏ vào bên trong cái rổ mây, đem phơi nắng ở bên trong sân. Kết quả là có một vị Thiên Tài ( trong Tam Tài ) tên gọi là Tiểu Ngân Tử, khoảng chừng 10 tuổi, dùng hai tay bưng đậu xanh, bưng lên một nắm, từ từ thả ra, dùng miệng thổi hơi; Từ Mẫu đại nhân nhìn thấy Tiểu Ngân Tử này đang thổi những hạt đậu xanh này, bèn nói rằng : “ Tiểu Ngân Tử, con vì sao thổi những hạt đậu xanh này thế ? làm cho đậu xanh rơi vãi ra ngoài rổ mây, rớt xuống đất thì chẳng phải là làm bẩn đậu rồi sao ? ” . Tiểu Ngân Tử này bèn nói : “ ai là Tiểu Ngân Tử ?

Từ Mẫu đại nhân nghe rồi bèn lập tức hỏi : “ vậy con là ai ? ” . Vị tiểu Thiên Tài này nói : “ Ta là hoạt phật lão sư của con đây ”. Từ Mẫu đại nhân nghe thấy giọng nói của Tiểu Ngân Tử có chút khác biệt, trên mặt lại có vẻ mỉm cười, trông chẳng phải là diện mục bình thường của Tiểu Ngân Tử rồi, trong lòng bèn hiểu rõ, vội vàng nhanh chóng quỳ xuống ở trong sân, tiếp giá với Hoạt Phật Sư Tôn. Tiếp theo đó, Từ Mẫu đại nhân hỏi : “ Hoạt Phật lão sư, ngài thổi những hạt đậu xanh này để làm gì ? ”

 

Hoạt Phật Lão Sư nói rằng : “ Ta thổi những đậu xanh này là thổi hơi pháp, thổi lên hơi pháp này rồi, thì đậu xanh đã trở thành tiên đơn; những tiên đơn này trăm bệnh đều khỏi, bệnh gì ăn nó vào rồi cũng khỏi” . Từ Mẫu đại nhân bèn vội vàng quỳ xuống tạ ân, Hoạt Phật Lão Sư bèn đã thoái khiếu rồi. Những hạt đậu xanh này, phàm là đạo thân có bệnh, Từ Mẫu đại nhân bèn cho một hạt tiên đơn đậu xanh, ăn rồi bệnh bèn đã khỏi, bất luận là có bệnh gì, cho họ một hạt tiên đơn đậu xanh ăn vào rồi thì đều khỏi. Cái đạo trường này chính là như thế mà bắt đầu phát triển mở rộng.

 

Sau đó có Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư đi ra bên ngoài khai hoang, Từ Mẫu đại nhân cũng bốc một nắm đậu xanh cho họ và dặn dò rằng : “ hãy thật tốt mà bảo tồn những hạt đậu xanh này, đi khai hoang các nơi, có đạo thân cầu đạo mà thân thể không khỏe, có bệnh, thì con cho họ một hạt ” . Do một nắm tiên đơn đậu xanh này, bất luận là đến nơi nào, đạo vụ của nơi đó bèn đã mở rộng ra, đấy chính là do thiên mệnh bảo quý, do sự từ bi của tiên phật.

 

Tại nơi ở của Từ Mẫu đại nhân, có một bà lão chuyên làm vô úy thí, mỗi sáng đến phật đường dọn dẹp, quét đất, đến chiều mới về nhà, mỗi ngày như vậy, tinh tấn trước sau chẳng đổi. Có một hôm, bà lão chẳng có đến, Từ Mẫu đại nhân bèn phái người đến thăm bà lão này, hỏi ra mới biết thì ra là bà lão này thân thể không được khỏe cho lắm, nghe nói đậu xanh là tiên đơn, do đó đã ăn vụng hai hạt, nào ngờ đâu về đến nhà thì tiêu chảy, một ngày 7, 8 lần, đứng cũng đứng không nổi, do đó vốn dĩ chẳng cách nào đến phật đường. Từ Mẫu đại nhân nghe xong, trong lòng nghĩ nhất định là bị khảo rồi, đồ đệ già này quá mê muội cũng quá khách sáo rồi, nếu như thân thể không khỏe, chỉ cần nói với mình, chớ có bảo là hai hạt, cho dù là 3 hạt, 5 hạt cũng sẽ cho bà ấy, bà đã bị khảo rồi, Tiên Phật phạt. Bèn thế là Từ Mẫu đại nhân vội phái người đưa bà lão ấy đến phật đường, chuẩn bị sẵn cả bó nhang giùm bà, thắp lên ngọn phật đèn, Từ Mẫu đại nhân hiến cả bó nhang với Lão Mẫu, quỳ xuống giúp bà lão khẩn cầu Lão Mẫu từ bi khai ân xá tội. Bản thân bà lão cũng quỳ xuống khấu đầu sám hối, cầu xong rồi thì khỏi rồi, do đó nói thiên mệnh bảo quý.

 

Cả đời này của Từ Mẫu đại nhân vì chúng sanh đã chịu quá nhiều khổ nạn để đổi lấy vị lai quang minh sáng ngời của chúng ta, như Vương Lão Tiền Nhân lúc còn sống thường hay bảo với chúng ta rằng : “ Những nỗi khổ mà chúng ta chưa nếm qua, Từ Mẫu đại nhân đều đã vì chúng ta mà nếm rồi; những hoạn nạn khó khăn mà chúng ta chưa trải qua, Từ Mẫu đại nhân đều vì chúng ta mà đã chịu qua rồi ” . Sư Tôn Sư Mẫu hai vị lão đại nhân cả đời vì chúng ta mà nếm khổ chịu tội, chẳng oán chẳng trách, cái mà vì chính là hy vọng chúng ta có thể đắc đạo, tu đạo, bàn đạo; chúng ta phải thật lòng cảm nhận, phải biết ân, cảm ân, báo ân, kế thừa di chí của hai vị Lão đại nhân, thật sự làm được tốt, để cho linh trên trời của hai vị lão đại nhân Sư Tôn Sư Mẫu cũng có thể mỉm cười !

Số lượt xem : 823