BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiền ( Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2022-12-04 21:28:23
/Thiền   ( Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn )

Dân quốc năm thứ 91 ( năm 2002 )  Tuế Thứ Nhâm Ngọ ngày 27, 28 tháng 4 ( âm lịch ngày 15,16 tháng 3 ) tại Di Lặc Phật Viện ở Đẩu Nam.


 

Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn

 

Hành công lập đức tuy gặp nghịch cảnh mà chẳng nhụt chí nản lòng

Gánh vác Thánh Nghiệp tuy trải nghiệm vạn khổ mà chẳng khước từ

Hoằng pháp lợi sanh tuy gặp ma chướng mà chẳng khiếp sợ

Nhiệm ( vụ ) nặng đường xa tuy trải qua mọi sự huỷ báng mà chẳng thoái lùi.

Từ bi tam giới tuy sinh mệnh đã tận mà chẳng ngưng nghỉ.

 

Giải thích :

 

Hành công lập đức tuy gặp nghịch cảnh mà chẳng nhụt chí nản lòng :

 

Cái gì là hành công lập đức ? Nơi tốt nhất để hành công lập đức là ở đâu ? ( Phật đường ) Đương nhiên ở bên ngoài cũng là nơi hành công lập đức. Thế nhưng, Phật đường cho cơ hội nhiều nhất. Khi đang hành công lập đức, gặp phải những nghịch cảnh, có người sẽ bị ngăn cấm cản trở, phê bình, sẽ lực bất tòng tâm. Thế nhưng khi con gặp phải nghịch cảnh thì phải không nhụt chí mất đi dũng khí và lòng tin, trái lại càng phải có chí hướng, thì mới có thể hành công lập đức được.

 

Gánh vác Thánh nghiệp tuy trải nghiệm vạn khổ mà chẳng khước từ.

 

Cái gì gọi là Thánh nghiệp ? Ở Phật đường phục vụ nhiều người gọi là Thánh nghiệp. Ở nhà làm những việc trong nhà thì là việc phàm. Những người làm giảng sư, đàn chủ khi Điểm Truyền Sư dặn dò làm sự việc thường thoái thác rất bận, không có thời gian, có việc gì đó phải làm hoặc nói rằng chẳng có năng lực, như thế đúng không ? Hành công lập đức thì nên chủ động gánh vác lên chớ không thoái thác đẩy nhường, là cái gọi là có việc thì lập công dễ, chẳng có việc thì lập công khó, phải nắm bắt lấy mỗi một lần cơ hội.

 

Hoằng pháp lợi sanh tuy gặp ma chướng mà chẳng khiếp sợ

 

Nhất Quán Đạo của chúng ta là hoằng dương Tiên Thiên Đại Đạo, hoằng dương chánh pháp, lợi ích chúng sanh đấy, việc này sẽ có ma chướng không ? có những khảo nghiệm không ? Trong hành trình đời người bình thường đều có những khảo nghiệm, huống hồ là thánh nghiệp hoằng pháp lợi sanh. Đời người của con tuy rằng có những ma chướng, đường đi gập ghềnh trắc trở chông gai cản trở con, nhưng con vẫn phải có thể “ núi lở sạt trước mặt mà chẳng sợ hãi đổi sắc ”. Do đó gặp phải những ma chướng thì không được khiếp sợ, làm bất cứ việc gì gặp phải khảo nghiệm thì chớ có sợ hãi mới có biện pháp đột phá, mới có cách để vượt qua.

 

 

Nhiệm nặng đường xa tuy trải qua mọi sự huỷ báng mà chẳng thoái lùi.

 

Gánh vác thánh nghiệp chẳng những nặng nề, vả lại đạo vụ này lại rất xa xôi. Nhiệm nặng đường xa, gặp phải huỷ báng cũng chẳng thoái rút. Có người nói với con rằng phật đường thật chẳng có ý nghĩa, thôi đừng có đi ! Sau đó nghe những lời ấy rồi thì không đến nữa rồi, đúng không ? Đạo trường có lúc không hoàn toàn đều là tốt cả, vì sao vậy ? Bởi vì có người thì có thị phi, vả lại người vẫn còn đang tu, mỗi một người đều đã thành Thánh rồi chưa ? Nếu mỗi một người đều hoàn mĩ thì chẳng ngồi ở đây nữa rồi. Do đó nói, nếu đã chẳng có hoàn mĩ như vậy thì phải bao dung, chí ít những việc mà con làm là phải có lợi ích cho chúng sinh, là từ bi, là đại ái, và đến khắp mọi chúng sanh của tam giới. Do đó, có đạo vụ tốt như thế, thì con phải đi.

 

 

Từ bi tam giới tuy sinh mệnh đã tận mà chẳng ngưng nghỉ.

 

Cái gì gọi là Tam Giới ? Đạo không chỉ độ vô số chúng sanh cõi phàm, mà còn cả các vị thần tiên của cõi khí thiên, lại còn những thiện hồn nơi địa phủ. Chỉ cần con có phần tình yêu thương, phần từ bi này, dụng tâm cầu nguyện, dụng tâm trợ niệm, thì sẽ đắc được sự cảm ứng. Tuy rằng cái nhục thể này mấy chục năm thì chẳng còn nữa rồi, thế nhưng linh tánh bất diệt bất tử, phần tình yêu thường này, phần từ bi này thì vĩnh viễn tồn tại. Cho dù là nhục thể chẳng còn nữa, cái tâm từ bi với chúng sanh này vẫn có thể kéo dài tiếp diễn, có thể đạt đến sự vĩnh hằng của sinh mệnh, chỉ còn mỗi xem coi con làm hay không làm mà thôi, chẳng liên quan với việc nhục thể của con đã sống bao nhiêu tuổi. Thầy đã chẳng còn nhục thể, thế nhưng tâm của thầy vẫn là tiếp tục bảo trì, chí ít có thể mượn cái nhục thể của bé gái này. Tinh thần của các đồ nhi đều phải bất diệt, chớ có chịu sự giới hạn của không gian môi trường hoàn cảnh bên ngoài.

 

Thiền

 

 

 

 

 

Bên ngoài rời lìa các tướng là Thiền, bên trong bất loạn là định. Các đồ nhi có định lực hay không ? Mỗi khi sự việc xảy đến rồi có lẽ con sẽ tâm trạng kích động mà loạn cả tay chân, hoảng loạn nổi nóng, nhẫn nhịn chẳng nổi cơn giận, bởi vì chẳng có định lực đấy mà ! Do vậy khi sự việc đến rồi, tâm của con phải có thể ổn định được xuống thì xử sự mới sẽ viên mãn. Bên trong chẳng loạn là định. Con nhìn thấy một cảnh giới hoặc sự tình có thiện có ác, có thị có phi, có đúng, có sai, thì cái tâm của con phải chăng có thể giống như nước chẳng động không vậy ? Điều này thì phải xem công phu của con rồi. Gặp phải một việc không tốt, con nổi giận rồi, con rất phẫn nộ bất bình, thậm chí là oán trời trách người. Nếu như con đối với bất cứ sự việc gì đều có thể bao dung, cũng có thể đi tiếp nhận, thì tâm của con bèn càng cởi mở, rộng mở. Do đó bất cứ việc gì cũng đều là bởi vì một cái tâm này của con chịu sự ảnh hưởng ở bên ngoài.

 

Con rất xinh đẹp, ăn mặc trang phục rất thời thượng, thế nhưng tâm của con chẳng có tu tốt thì có ích gì không ? ( chẳng có ích ) Không thể bỏ gốc tìm ngọn đấy ! Duy chỉ có tâm mới là gốc rễ căn bản, tu đạo mới là gốc rễ căn bản. Các con chẳng có từ gốc rễ căn bản mà tu, con thật chẳng dễ gì mới đắc được cái thân người này, chỗ đáng quý của cái thân người này ở đâu vậy ? Ở chỗ thân người có thể đắc đạo, tu đạo. Con hôm nay nếu như chẳng phải là làm người, là một con chó hoặc một con gà, một con gà có thể đắc đạo không ?  Thật chẳng dễ dàng gì phải không ? Con hôm nay đắc được thân người thì phải trân trọng, bất kể là con dáng vẻ đẹp hay xấu, bất kể con là càn đạo hay là khôn đạo đều chẳng sao cả, chỉ cần chúng ta có cái cơ duyên này để tu đạo thì phải nắm bắt lấy, có thể đắc đạo, tu đạo thật chẳng dễ dàng thế đâu, là luỹ kiếp tu mà được đấy, hiểu không ? Con có thế ngồi đây nghe pháp hội càng là không đơn giản đấy ! Có một số người ngồi không nổi lại bỏ về rồi, có một số người đến nhìn xem một cái lại tạm biệt rồi, cũng có người nghe rồi nghe rồi ngủ gật rồi, vốn dĩ chẳng hiểu hiện đang phát sinh sự việc gì, cũng chẳng hiểu những người ở phía trước đang nói những lời gì. Nếu như con hôm nay đầu óc rõ ràng, trí tuệ khai thông, đến đây nghe lớp, đến đây đốn ngộ những đạo lí của đời người, ngộ rồi thì con mới sẽ học đạo, tu đạo, hành đạo, bàn đạo, tự bản thân tốt, lại còn muốn người khác tốt, bản thân chúng ta tốt, cũng vì tốt cho người khác thì mới là tốt nhất. Xin hỏi các đồ nhi có cần phải có phần tâm này không ? ( cần ) Phải từ từ bồi dưỡng, từng bước từng bước giống như leo thang vậy.

 

Khởi tâm động niệm, động những niệm đầu không tốt rồi, đấy chính là vọng tưởng. Vậy thì những vọng tưởng của con là những gì ? Tham, sân, si, ái là vọng tưởng, tửu sắc, tài khí là vọng tưởng. Một người vì sao làm chuyện xấu vậy ? Bởi vì anh ta muốn đắc được thứ anh ta cần mà bất chấp thủ đoạn, do đó anh ta bèn đã làm chuyện xấu rồi. Do đó phàm việc gì cũng phải suy nghĩ thật kĩ rồi sau đó mới làm, thì mới không phạm sai lầm đoạ lạc để rồi bèn phải hối hận cả đời.

 

Đồ nhi ơi ! Thứ mà hôm nay thầy tặng cho các con là một chữ Thiền, tuy rằng là một chữ thế nhưng hàm ý trong này thì lại rất nhiều. Đồ nhi từ từ mà thể hội vậy. Vì sao mà tặng cho các con một chữ thiền này vậy ? Là hy vọng rằng các con có thể thiền định, tu thiền hành thiền đi độ hoá chúng sanh. Con trước hết phải khiến cho bản thân con yên định thì mới có thể giúp đỡ người khác. Nếu như tâm của con nóng nảy bốc đồng, con phải làm thế nào đi dẫn dắt người khác đây ? Làm thế nào đi giúp đỡ người khác đây ? Do đó người trước tiên phải an định bản thân thì mới có thể đi độ người khác được.

 

 

 

 

Đồ nhi ơi ! Mỗi một người đều có vấn đề, đều có đau khổ, đều có những vấn đề nan giải. Nếu như gặp phải vấn đề rồi thì phải tùy duyên mà viên dung, có được không ? Việc gì cũng chớ có chấp trước thì sẽ không đau khổ. Phàm việc gì cũng tuỳ duyên, vui vẻ, xem nhạt, mở rộng tấm lòng thản nhiên đối mặt với hiện thực, học buông xuống, phóng khoáng thanh cao thoát tục, nâng lên được thì phải bỏ xuống được, hãy đem hòn đá trên người con buông xuống, chớ có mà cứ mãi nhặt sỏi đá bỏ vào trong bọc; khi con học buông xuống thì sẽ có cảnh giới khác đấy. Nếu như các ngón tay của con cứ nắm chặt mà chẳng mở, vậy thì con sẽ mất đi càng nhiều thứNếu như mở ra rồi, vậy thì toàn thế giới đều là của con cả. Do đó tâm của con phải mở rộng. Trên thế gian cái gì cũng đều là giả cả, phàm việc gì cũng chớ có xem quá nặng, hãy mượn nhờ vào cái tướng giả để tu cái linh tánh của chúng ta mới là cái thậtHãy nhớ là mở tay ra, thả lỏng.

 

 

 

 

Trách nhiệm của thế giới đại đồng ở trên thân của mỗi một người, điều quan trọng nhất là đồ nhi phải duỗi đưa ra đôi tay từ bi. Hãy thật tốt mà tu đạo, thật tốt mà bàn đạo. Có lòng tin thì có hy vọng, có hy vọng thì có sức mạnh, thầy đem cầu này gửi tặng các con. Hãy thật tốt mà gánh vác, thật tốt mà bảo trọng.

Số lượt xem : 1482