BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiên Ân Sư Đức Và Tôn Sư Trọng Đạo ( Tiền Nhân Trần Đại Cô )

Tác giả liangfulai on 2022-09-11 16:05:26
/Thiên Ân Sư Đức Và Tôn Sư Trọng Đạo ( Tiền Nhân Trần Đại Cô )

Tiền Nhân của chúng ta họ Trần, tên là Hồng Trân, là người Thiên Tân, mọi người gọi là Trần Tiền Nhân, đi theo Lão Tiền Nhân chịu khổ chịu mệt hơn 50 năm; từ nhỏ đã lập chí học Bồ Tát, cả đời đơn thân thanh tịnh, tuyệt chẳng phải là hoàn cảnh không tốt, mà là nhân duyên khác với mọi người.


Phụ thân là hội trưởng ( chủ tịch ) của câu lạc bộ thương mại Thiên Tân, thích hành thiện giúp người, sáng lập ra “ Hội Tuất Lê ” cứu tế các cô nhi quả mẫu. Tiền Nhân nhìn thấy lúc các quả mẫu lãnh được tiền cứu tế cứ là mừng rỡ chảy xuống những giọt nước mắt cảm kích, trong cái tâm linh nho nhỏ ấy bèn đã lập chí phải noi theo phụ thân làm công việc cứu độ người đời.

Thời kì ban đầu đến Đài Loan bàn đạo, cuộc sống khốn khổ, về sau sau khi đạo vụ bàn được rộng mở rồi, Tiền Nhân Đại Cô tại Đài Loan liền từ bắc đến nam thành lập 5 tổ chức quỹ tài trợ văn hóa giáo dục như Sùng Đức, Sùng Nhân, Sùng Lễ, Sùng Nghĩa và Quang Tuệ, chuyên chú tâm ý dốc tận tâm sức vào công tác phục vụ xã hội. Xả thân tình, cầu đạo tình, ngài đã làm cảm động tất cả các đại cô đại thúc !

 

14 tuổi đi du địa phủ, hiểu rõ thiên đường, địa ngục quả thật là có, kiên định lòng tin tu đạo ”

 

15 tuổi do học tập quá sức mà chẳng may mắc phải bệnh lao phổi, được hồ tiên chữa trị cho, vào mồng một, mười lăm của mỗi tháng đều mang thịt đến tế hồ tiên ”.

 

Năm 18 tuổi ( 29.4.19 ) sau khi cầu đạo, hồ tiên bảo rằng không được lại mang thịt đến tế bái nữa, và khích lệ Tiền Nhân hãy thật tốt mà tu, thành tựu sau này sẽ bất phàm, phải nghĩ cách mà cứu độ cho hồ tiên.

 

Có một hôm ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thác mộng cho ngài, muốn Tiền Nhân thanh khẩu, Tiền Nhân lập chí phải học tập noi theo ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Chính là vào cái đêm trước một ngày mà Đạo Trưởng muốn tuyển chọn nhân tài, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi ở trong giấc mơ đã chỉ điểm giảng nói đạo lí cho Tiền Nhân rằng : “ con cho rằng hoàn cảnh của con rất tốt, chẳng thể hy sinh cái khẩu phúc, con hãy nghĩ lại xem lúc bấy giờ Diệu Thiện ta là công chúa của một nước vẫn nhìn thấu vinh hoa phú quý mà tu hành ” . Tiền Nhân trong lòng nghĩ ngợi, bèn nói với Bồ Tát rằng : “ con đã hạ sẵn quyết tâm phải tu đạo rồi ” . Cách ngày, đạo trường muốn tuyển chọn đề bạt nhân tài, Tiền Nhân bèn lập nguyện thanh khẩu. Ngày thứ 2 phụ thân mua thức ăn chay về nói rằng : “ mẹ của con ngày ngày cầu phúc, nhà họ Trần có thể sinh ra hiền tôn hiếu tử, chính là con chăng ? thế nhưng phải thật tốt mà tu, có thủy có chung ” . Tiền Nhân từ đấy càng cảm kích hoài niệm thâm ân của phụ mẫu khó báo đáp.

 

Được Hồ Đạo Trưởng đề bạt, gặp Sư Tôn, thông qua Sư Tôn từ bi dặn dò phó chúc : “ con nguyện học Quán Thế Âm Bồ Tát, nhất định có thể thành công, thầy đợi con, không thể nhầm lẫn được, không thể nhầm lẫn được ” , lại nói rằng : “ sau này đạo của ta chắc chắn truyền khắp các nước trên toàn thế giới ! ” . Mấy câu nói này đã trở thành nguyên động lực lớn nhất khiến cho Tiền Nhân sau này càng gặp trắc trở càng trở nên dũng cảm.

 

Kết xuống mối phật duyên thiên thu vạn đời với chúng sanh Đài Loan.

 

Dân quốc năm thứ 36 ( năm 1947 ) Tiền Nhân Lão đến Đài Loan khai hoang, nhiễm phải căn bệnh phù, giữa đường trở về nhà trị liệu, thuyền bị nạn gặp sự hiển hóa

 

Tiền Nhân vào lúc 25 tuổi, Thiên Tân Đạo Trưởng từ bi tuyển chọn nhân tài đến Đài Loan khai hoang, phụ thân của Tiền Nhân vui mừng chúc mừng trước cho sự thành công. Tiền Nhân đến Đài Loan nửa năm, do không hợp thủy thổ ( không thích nghi với khí hậu, môi trường sống thay đổi ) , đạo vụ lại chẳng thể mở rộng, mệt mỏi kiệt sức đến sanh bệnh. Tiền Nhân bị phù toàn thân, chỉ còn cách viết thư muốn phụ thân thỉnh xin Đạo Trường điều Tiền Nhân quay trở về lại Thiên Tân. Lúc sắp đi, Tiền Nhân ngồi xe kéo đến trước phủ tổng thống đài bắc, Tiền Nhân khóc một cách thống thiết bi ai mà nói rằng : “ Người Đài Loan ơi, tôi lập nguyện đến để độ các vị, kết quả cũng chẳng độ được mấy người, hoang cũng chưa khai, nguyện cũng chưa liễu, xin lỗi các vị, nếu như có duyên, chúng ta kiếp sau gặp lại vậy ! ” , nói xong Tiền Nhân bèn xé giấy phép lưu trú ra thành từng mảnh vụn ném tung lên không trung.

 

 

Lúc bấy giờ Tiền Nhân bèn ngồi thuyền quay trở về Đại Lục, thuyền chạy đi đến ngày thứ 2, đột nhiên sóng to gió mạnh mưa chớp bão bùng, thuyền trưởng căng thẳng vô cùng cứ mãi kêu lên rằng : “ kì lạ ! kì lạ ! Thời tiết quang đãng như thế, muôn dặm chẳng có mây, cớ sao lại như vậy, xưa nay cũng chưa từng có tình hình kiểu như thế này xuất hiện ” . Mắt nhìn thấy toàn chiếc thuyền giống như sắp lật vậy, Tiền Nhân mới hoắt nhiên đại ngộ, lẽ nào là do mình lập nguyện chưa liễu, trận mưa sấm lớn này lẽ nào là do mình mà đến ? do vậy Tiền Nhân bèn quỳ ở trên boong ( sàn ) khoang tàu mà cầu Lão Mẫu từ bi rằng : “ Hôm nay trận sóng gió này nếu như là do con mà đến, thì xin hãy trong vòng 10 phút bèn gió yên sóng lặng, con quay về thăm cha mẹ, chữa trị thân thể khỏi bệnh rồi sẽ lại lần nữa đến Đài Loan độ hóa chúng sanh, hoàn thành nguyện của con ”. Kể cũng lạ, chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi mà mặt biển lại bình lặng xuống trở lại. Đấy là một đoạn nhân duyên thúc đẩy Tiền Nhân lại đến Đài Loan lần nữa.

 

Dân Quốc năm thứ 37 ( năm 1948 ) Tiền Nhân lại theo Lão Tiền Nhân đến Đài Loan lần nữa.

 

Tháng 6 năm dân quốc thứ 38 ( năm 1949 ) Đại Lục bị thất thủ, tin tức chẳng thông, 2 bờ ( Đại lục và Đài Loan ) chia tách đoạn tuyệt, có nhà mà chẳng về được, có cha mẹ mà chẳng được gặp, kinh tế lại rơi vào cảnh khốn cùng; lúc bấy giờ các Tiền Nhân ban ngày khóc, ban đêm khóc càng dữ dội, từ từ cũng mở lòng ra thản nhiên mà đối mặt với hiện thực, có khóc đi chăng nữa cũng không phải là cách. Lão Tiền Nhân bèn dẫn dắt mọi người thiết lập công ty thương mại Đồng Đức, mọi người ban đêm bàn đạo, ban ngày ép mì sợi, xay đậu phụ, làm tương chao ớt ( ép đến ngón tay cũng bị trật ) , khâu những chiếc giầy vải trẻ em, mang tới ngoài chợ kí gởi cửa tiệm bán giùm để có tiền đắp vào khoản chi hàng ngày, cuộc sống vất vả và đạm bạc, miễn cưỡng duy trì qua ngày.

 

 

 

Cùng năm đó ở Đẩu Lục, Hàn Đạo Trưởng đã mua cửa hàng chụp ảnh Thanh Niên ngay đằng trước bến xe lửa để thiết lập một Tiên Thiên Phật Đường. Lão Tiền Nhân mỗi ngày đều giảng đạo ở trên đường, không lâu sau dẫn đến sự chú ý của cảnh sát khiến họ ngày ngày đều đến điều tra.

 

Kiên nghị chất phác, luôn kiến lập kì công, khai hoang Đài Loan, Thánh Tích đầy khắp

 

Dân quốc năm thứ 40 ( năm 1951 ) năm 28 tuổi, Tiền Nhân lãnh thiên mệnh Điểm Truyền Sư, bèn đơn thương độc mã trở về Đầu Lục bàn đạo. Trước tiên, độ bà Trần của khách sạn Thái Hòa ( Chiêm Thiêm – Từ Đức Đại Tiên ) . Vì độ chúng sanh mà Tiền Nhân nhẫn nhục chịu oan, chưa từng oán trách. Tiên phật phù hộ, các đạo thân ngày càng nhiều thêm, ra vào phật đường gia đình chẳng tiện, sau đó có ông Lâm Thư Chiêu thể ngộ được sự tôn quý của đạo, nguyện đem Loan Đường hậu thiên quyên ra, do đó vào năm thứ 41 ( năm 1952 ) bèn thành lập một ngôi Tiên Thiên Đại Miếu đầu tiênSùng Tu Đường.

 

 

Sùng Tu Đường tại thành phố Đẩu Lục, huyện Vân Lâm

 

Lúc bấy giờ Tiên Phật hiển hóa rất nhiều. Tiền nhân điểm đạo cho một người câm, người bị câm sau khi cầu đạo, có thể mở miệng nói chuyện; người què chân bẩm sinh đi khập khiễng sau khi cầu đạo cũng buông bỏ cây gậy đi bộ được; người trên cổ bị bướu cũng được Tế Công Hoạt Phật trị khỏi; người bị sưng phù ở tuyến hàm bên má cũng được Bồ Tát từ bi cứu độ mà hết sưng, trong khoảng thời gian ngắn mà tiếng tăm truyền xa đến nghìn dặm, mọi người tranh giành nhau mà đến cầu đạo, huyện Vân Lâm, huyện Gia Nghĩa bèn thế mà đã bàn mở rộng rồi. Cảnh sát lại bắt đầu chú ý rồi, chuyên tìm Trần Đại Cô muốn giải tán Nhất Quán Đạo, khắp nơi muốn tìm bắt Trần Đại Cô, thế nhưng Tiền Nhân và cảnh sát đã vài lần đi lướt qua nhau nhưng lại nhận không ra, đấy đều là Tiên Phật phù hộ.

 

Tại Chơn Nhất Đường có vị nữ tu sĩ Bành Phổ Thành ( Huệ Từ Tiên Cô ) có một hôm nằm mộng thấy Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ thị “ cầu đạo ” và hiển hiện tướng mạo của Tiền Nhân, tiếp liền 3 đêm đều cùng một giấc mộng. Lần thứ 3, Quán Thế Âm Bồ Tát còn chỉ thị rằng ngày mai tự có người dẫn cô đến cầu đạo. Cách ngày, cô thay xong quần áo mới, quả nhiên Chiêm Điểm Truyền Sư tâm huyết trào dâng, đi độ vị nữ tu sĩ ấy, vừa gặp mặt, Chiêm Điểm Truyền Sư bèn nói rằng “xin chúc mừng ! Cô muốn cầu đạo bái phật tổ ”,  vị nữ tu sĩ nói rằng : “ cô làm sao biết được tôi sắp đi bái phật tổ. Ồ ! thì ra chính là phái cô đến dẫn tôi đi lạy phật tổ, Quán Thế Âm Bồ Tát quả thật linh nghiệm ” . Đến khách sạn Thái Hòa, vị nữ tu sĩ nhìn thấy Tiền Nhân của chúng ta thì lập tức quỳ xuống ôm lấy chân của Tiền Nhân, miệng bảo rằng Cô Trần cô không được đi, trong giấc mơ Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ thị rằng nhìn thấy cô nhất định phải cầu xin cô truyền đạo cho tôi, vả lại để tôi độ người trợ giúp cô bàn đạo, hoằng đạo. Vị nữ tu sĩ đem việc hiển hóa Quán Thế Âm Bồ Tát thác mộng chỉ thị cầu đạo nói ra. Cô gái mà trong giấc mơ Quán Thế Âm Bồ Tát đã chỉ ra hiển thị cảnh tượng chính là Tiền Nhân của chúng ta. Sau đó Vị nữ tu sĩ dùng một câu “ đạo rất tốt ” mà đã độ hơn 500 người cầu đạo.

 

Nữ tu sĩ Bành Phổ Thành tại Chân Nhất Đường chẳng biết nói đạo lý, chỉ biết nói : " Đạo rất tốt !Đạo rất tốt ! "

Khi người ta hỏi " Tốt như thế nào ? " thì cô ấy cứ bảo : " Cô / cậu chỉ cần theo tôi đi cầu đạo thì biết thôi !"

Do bởi cô ấy cho người ta ấn tượng lương thiện, nhìn thấy cô " đạo rất tốt " này thì khó tránh khỏi bị lòng thành của cô ấy làm cảm động, có người cũng vì thế mà theo cô đi cầu đạo.

Câu nói " đạo rất tốt " này bèn thế mà đã độ hơn 500 người cầu đạo.

 

Dân quốc năm thứ 64 ( năm 1975 ) , Sư Mẫu vì để tránh những sự quấy nhiễu vô nghĩa, bèn đến nơi mà Tiền Nhân ở, mới phát hiện ra cửa sổ đóng lại rồi mà mèo vẫn có thể chạy vào trong nhà, căn nhà tồi tàn cũ rích biết bao, mà lúc bấy giờ Tiền Nhân vẫn còn rất trẻ, suy tưởng cũng có thể biết một cô gái trẻ tuổi sống trong căn nhà kiểu như thế thì quả thật là nguy hiểm.

 

Sư Mẫu nói với Tiền Nhân rằng “ Ngoan ! ngoan ! Đâu ngờ rằng con ở trong căn nhà như thế, ôi đáng thương quá ! Con à ! phải nhẫn nại đấy, sau này sẽ có một ngày nào đó, đạo sáng tỏ bao trùm khắp bốn cõi, con sẽ hân hoan phấn chấn trút được hết những nặng trĩu trong lòng, trước cửa lãnh tụ viết chữ lớn, đồng tử chơn tu thơm muôn phương, tương lai sau này ông trời sẽ cho con có những ngôi nhà ở không xuể ( không hết ) ” . Lời nói của Sư Mẫu, ngôn xuất pháp tùy ( lời vừa nói ra thì bèn có hiệu lực ) , quả nhiên không sai, trải qua quang cảnh của năm mươi mấy năm, Tiền Nhân nay đã nhận được sự khẳng định của các phương, tặng cho vô số biển ngạch ( Bảng đề chữ to treo trước nhà, sảnh lớn hoặc ở thư phòng ), các hậu học trong giới sinh viên học sinh nhiều vô số; các chùa miếu lớn trong và ngoài nước, các phật đường công cộng đều có những căn phòng vì Tiền Nhân mà chuẩn bị sẵn, đi đến chỗ nào cũng đều có nhà, quả thật là để cho Tiền Nhân ở chẳng hết, chính là sự miêu tả chơn thật “ bốn biển là nhà ” của người tu đạo.

 

Tiền Nhân nay đã nhận được sự khẳng định của các phương, tặng cho vô số biển ngạch 

( Bảng đề chữ to treo trước nhà, sảnh lớn hoặc ở thư phòng )

 

 

Dân quốc năm thứ 57 ( năm 1968 ) từ Đại học Phùng Giáp ( Feng Chia University ) khai bàn đạo trường giới sinh viên học sinh, Tiền Nhân đặc biệt thương yêu đối với giới sinh viên học sinh, “ yêu thương các hậu học như đối với người thân ” .

 

Mỗi một vị học sinh đều là một miếng ngọc bảo quý trong lòng của Tiền Nhân.

 

1.Mỗi năm ngày tết ngày lễ Tiền Nhân đều sẽ phát tiền trợ cấp thêm thức ăn cho các Hỏa Thực Đoàn của giới sinh viên học sinh.

 

2.Giới sinh viên học sinh thiết lập phật đường công cộng, nếu họ dùng những thức ăn phong phú thịnh soạn để hiếu kính Tiền Nhân, thì Tiền Nhân vẫn cứ là xót lòng mà nuốt chẳng trôi cơm, nói thẳng rằng học sinh không có tiền, đơn giản thì được rồi. Sự từ bi thành toàn của Tiền Nhân đã tạo tựu vô số nhân tài của giới sinh viên học sinh, khiến học trở thành những trụ cột của đạo trường.

 

Lão Tiền Nhân từ bi khích lệ Tiền Nhân đi Đài Bắc khai hoang.

 

Dân quốc năm thứ 65 ( năm 1976 ) khai hoang đạo trường Nhật Bản, có Điểm Truyền Sư Cao Thôn người Nhật phát tâm bàn đạo mà dần dần đã khai sáng ra một mảng đạo trường nhật bản.

 

Dân quốc năm thứ 66 ( năm 1977 ) khai hoang đạo trường Singapore, đạo vụ hồng triển, hiện nay cũng đã có đạo trường giới sinh viên học sinh.

 

 

 

7 đạo trường lớn Đài Loan hiện nay ( Vân Lâm, Chương Hóa, Đài Bắc, Đài Trung, Miêu Lật, Cao Hùng, Đài Nam ) , 7 đạo trường lớn của giới sinh viên học sinh (Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng, Gia Nghĩa, Vân Lâm, Chương Hóa

 

 

7 đạo trường lớn nước ngoài ( Nhật Bản, Singapore, Kuala Lumpur-capital of Malaysia, Alor Setar-City in Malaysia, Bangkok, Los AngelesJakarta -Capital of Indonesia) và 17 đạo vụ trung tâm nước ngoài  ( Hồng kong, MaCao, Vancouver ( thành phố của Canada),   Auckland, SanFrancisco, New York, Medan ( thành phố ở Indonesia ) , Nepal, Manila (Capital of the Philippines) , Sarawak, Sydney, Chiang Mai, cambodia, Johor Bahru, Nakhon Ratchasima, sabah, Klang. ) Đạo vụ mở rộng khắp năm châu lớn đều có đạo trường Phát Nhất Sùng Đức. Tiền Nhân đã trải nghiệm qua tiến trình gian nan khốn khổ, tôi luyện trong sinh mệnh khắc nghiệt, vĩnh viễn tỏa ánh hào quang chói lọi của sinh mệnh, ngài chính là tấm gương sáng mẫu mực tốt nhất dùng sinh mệnh để viết nên kinh điển.

 

 

Dân quốc năm thứ 73 ( năm 1984 ) , mẫu thân của Tiền Nhân quy không, nhìn vật mà nhớ tưởng đến mẹ, lệ khóc thành máu; lúc bấy giờ Thái Lan truyền đến tin mẫu thân của Tiền Nhân bệnh nguy, Tiền Nhân rất muốn quay về, thế nhưng vì chúng sanh của Đài Loan, Tiền Nhân vẫn cứ nhẫn chịu đau xót ở lại Đài Loan tiếp tục bàn đạo. Sau đó sau khi mẫu thân của Tiền Nhân đã qua đời, triển chuyển nhờ người gởi đến cho Tiền Nhân một chiếc áo len ( dựa vào khổ người tầm vóc của Tiền Nhân trước kia ) và một bó tóc, mãi cho đến dân quốc năm thứ 75 ( năm 1986 ) , Tiền Nhân mới nhận được di vật của mẫu thân. Tiền nhân nhìn vật nhớ mẹ, đau khóc mấy ngày trời, mắt đều đã khóc ra máu thấm ướt đầy chiếc gối; sau đó có đạo thân vì Tiền Nhân mà đã làm một đôi câu đối rằng : “ Từ Mẫu ban áo, ân tình nặng vĩnh làm kỉ niệm, ngu nhi chưa từng mặc lên người, thấy vật nhớ Nương ” .

 

Tiền Nhân nếm tận mọi đau khổ, chịu tận mọi ủy khúc, một tấm lòng chân thành làm cảm động ông trời, cũng khiến cho cha mẹ của bản thân vì sự tu đạo bàn đạo của mình mà được liễu thoát khỏi nỗi khổ của luân hồi, được chứng phẩm vị tiên phật. Lão Mẫu từ bi sắc phong phụ thân của Tiền Nhân làm “ Thừa Ân Đại Đế ” , mẫu thân được sắc phong làm “ Huyền Linh Bồ Tát ” . Huấn văn kết duyên có câu rằng : “ xả được một đứa con gái trời dụng, hơn vàng vạn lượng cúng trời xanh ” .

 

Niềm Vinh Dự : Tiền Nhân đến Đài Loan hơn 50 năm, nhận được sự khẳng định của quốc gia, xã hội, được thưởng vô số.

Ngày 13 / 11 / 1991 ( dân quốc năm thứ 80 ) Bộ Giáo Dục ban tặng phần thưởng “ Đoàn Thể Có Công Giáo Dục Xã Hội ” .

 

Tháng 10 / 1993 Cục Giáo Dục huyện Đài Trung ban tặng Ngân Thuẫn ( còn gọi là Mộc Bạc - Vật phẩm có hình như cái mộc, thường dùng làm bảng khen thưởng hoặc để làm đồ kỉ niệm ) “ Đạo Sư thanh niên ” để khẳng định Tiền Nhân.

 

Ngày 12/11/ 1993 tại nhà kỉ niệm quốc phụ Tôn Trung Sơn, Tiền Nhân được ban tặng phần thưởng “ cá nhân có công giáo dục xã hội ” .

 

Tháng 12/ 1994 ( dân quốc năm thứ 83 ) Quỹ Tài Trợ Văn Hóa Giáo Dục Sùng Nhân được phần thưởng thành tích ưu tú “ Đoàn Thể có công giáo dục xã hội 

 

Dân quốc năm thứ 83 chính phủ thành phố đài bắc ban thưởng “ Đoàn thể có công phụ đạo thanh thiếu niên ” .

 

Ngày 17 tháng 10 năm 1995 ( dân quốc năm thứ 84 ) Viện cứu tế phúc lợi xã hội hoàng gia thái lan ban thưởng cho Tiền Nhân để biểu thị sự tôn trọng, truyền hình cũng tranh giành nhau báo cáo.

 

Tháng 11 năm 1995 ( dân quốc năm thứ 84 ) Quỹ Tài Trợ Văn Hóa Giáo Dục Quang Tuệ được ban tặng phần thưởng “ Đoàn Thể có công giáo dục xã hội ” .

 

Ngày 31 tháng 12 năm 1995 được ban tặng huy chương Hoa Hạ.

 

Ngày 12/11/1996 Quỹ tài trợ văn hoa giáo dục Sùng Nghĩa được phần thưởng thành tích ưu tú “ Đoàn Thể Có Công Giáo Dục Xã Hội Toàn Quốc ” .

 

Dân quốc năm thứ 86 ( năm 1997 ) Quỹ Tài Trợ Văn Hóa Giáo Dục Sùng Lễ được phần thưởng thành tích ưu tú “ Đoàn Thể Có Công Giáo Dục Xã Hội Toàn Quốc ” .

 

Ngày 12/11/2003 tại nhà kỉ niệm quốc phụ Tôn Trung Sơn được ban phần thưởng “ Cá Nhân và Đoàn Thể có công giáo dục xã hội 

 

Phụ chú : Hôm đó do Phạm Thứ Trưởng bộ giáo dục đại biểu ban thưởng, Phạm Thứ Trưởng nhìn thấy Tiền Nhân thì nói rằng : “ Chúc mừng chủ tịch Trần ! ngài năm nay lại đến lãnh thưởng, thật không dễ dàng đâu ! Có rất nhiều người nỗ lực cả đời người, xin thế nào thì vẫn cứ là chẳng cách nào được tuyển chọn, ngài và các tình nguyện viên ấy quả thật là không đơn giản, vì xã hội, vì mọi người mà cung cấp kiểu mẫu giáo dục xã hội hay tốt, chẳng oán chẳng hối, vả lại là càng làm càng nhiều, càng làm càng lớn, quả thật là khiến người khâm phục đấy ! 

 

Từ năm 1993 ( Dân quốc năm thứ 82 ) Tiền Nhân lần đầu tiếp nhận Bộ Giáo Dục ban tặng thưởng “ Đoàn thể có công giáo dục xã hội mở rộng thi hành toàn quốc ” , đến nay đã tích lũy 3 tòa “ phần thưởng cá nhân có công giáo dục xã hội ” , 9 tòa “ phần thưởng đoàn thể có công giáo dục xã hội ” .

 

Ngày 6/2/2004 Tiền Nhân tiếp nhận “ huân chương cảnh tinh ”, Tiền Nhân được mời vào phủ tổng thống lãnh thưởng, khẳng định; cũng đã kiến chứng Nhất Quán Đạo được nhà nước khẳng định.

 

Phụ chú : Tổng Thống phát biểu lời khẳng định Tiền Nhân cả đời phụng hiến tâm sức, tích cực tham gia vào các sự nghiệp công ích như giáo dục, từ thiện, văn hóa, phúc lợi xã hội, thành tựu xuất sắc, đặc biệt dựa theo “điều lệ huân chương ” ban cho phần thưởng biểu dương công khai, ban “ Huân Chương Cảnh Tinh ” , nhân đó biểu đạt sự sùng kính tối cao và sự cảm tạ chân thành của chính phủ trung hoa dân quốc đối với sự việc công ích thúc đẩy dân gian.

 

Tiền Nhân thật sự có thể nói là : “ vì pháp quên thân, là vị bồ tát không nghỉ ngơi trong lòng của tất cả mọi người 

 

Có một lần ra nước ngoài, Tiền Nhân bị trúng gió nhẹ, ở bệnh viện Singapore; bệnh viện Singapore quy định nếu chẳng phải là bác sĩ cho phép thì không được phép xuất viện. Tiền Nhân nghĩ đến cách ngày còn phải đến Indonesia để chủ trì nhiều hạng khai mạc, hội nghị; trao đổi ý kiến với bác sĩ, Tiền Nhân nói rằng : “ thân thể của tôi không khỏe thì là nỗi đau khổ của một mình tôi, thế nhưng tôi đi nói chuyện có thể làm thay đổi rất nhiều người, một con người thay đổi thì tương đương với việc cứu vãn một gia đình, do đó tôi nhất định phải đi ” . Bác sĩ nghe rồi cảm động sâu sắc, cho phép xuất viện, nhưng không cho phép nói nhiều, quá nhọc nhằn mệt mỏi, nếu không thì sẽ có sự nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng Tiền Nhân sau khi nhìn thấy đạo thân thì vẫn cứ nhịn chẳng nỗi mà đã từ bi thật nhiều. Thứ tinh thần đem tánh mạng của bản thân gác sang một bên, nhất tâm lấy chúng sanh làm chính chẳng phải chính là hóa thân của bồ tát đó sao ?

 

Tiền Nhân của chúng ta là một vị Tiền Nhân rất có trí tuệ, lần đầu tiên đề xướng phương châm “ Tập thể lãnh đạo, chỉnh thể dẫn động ” xây dựng “ lớp trung nghĩa tự ban ” “ Tam Giới Nhất Nguyên – Giới Xã Hội, Giới Tri Thức, Giới Thanh Thiếu Niên ” , từ kiểu mẫu bình an cho đến đạo trường tiêu chuẩn, dẫn dắt chúng ta sáng tạo một đạo trường có thể phát triển to lớn dài lâu mãi mãi. Tiền Nhân vì pháp quên thân, là một vị bồ tát chẳng nghỉ ngơi.

 

“ Vị Tiền Nhân luôn cảm ân ” “ chẳng có ngọn Hỏa Diệm Sơn nào mà không đi qua được ”

 

Tiền Nhân Lão có chí hướng kiên cường “kế thừa sự nghiệp của các bậc Thánh xưa, mở ra con đường vị lai sau này” , nơi tận sâu đáy lòng, ngài thủy chung ôm giữ một cái tâm thừa thượng khải hạ, tôn sư trọng đạo; những lời của Sư Tôn, những từ bi chỉ thị của Sư Mẫu, lời dặn dò kì vọng của phụ thân thường vang lên bên tai, khích lệ Tiền Nhân.

 

Tiền Nhân cả đời người phụng hành lời dạy bảo của phụ thân : “ chẳng có ngọn Hỏa Diệm Sơn nào mà đi không qua được ” , do đó bất kể gặp phải những khốn khó gì, Tiền Nhân vẫn cứ là khắc phục một cách kiên cường, mỗi bước một dấu chân, cung kính cẩn thận, chẳng dám có chút qua loa sơ ý.

 

Tuy rằng Tiền Nhân nhận được sự khẳng định của các phương, đã được rất nhiều phần thưởng, đạo vụ hồng triển, nhưng Tiền Nhân vẫn cứ là nói rằng nếu như chẳng phải là sự nỗ lực của mọi người, ngài ấy cũng chẳng được nhận thưởng, nếu chẳng phải là có chúng sanh khả độ, ngài có thể sẽ chỉ là một bà lão chẳng kết hôn mà thôi, do đó Tiền Nhân nói rằng ngài ấy phải cảm tạ cái ân của chúng sanh.

 

Tiền Nhân nói rằng : “ Chỉ cần mọi người có thể bình an, chỉ cần chúng sanh được cứu lên pháp thuyền, có mệt chết đi thì cũng cam nguyện, bản thân mình như thế nào đều cũng không quan trọng, đấy chính là tấm lòng bồ tát, chính là cái nguyện của bồ tát, chúng ta phải có tấm lòng của bồ tát, phải có nguyện của bồ tát, phải có hành động của bồ tát, tương lai sau này rốt cuộc là bồ tát ”

 

“ Hãy noi theo đạo nghĩa phẩm hạnh từ bi hỷ xả của bồ tát, dùng sinh mệnh hữu hạn để sáng tạo tuệ mệnh vĩnh hằng bất hủ ”

 

Giống như Ân Sư từ bi rằng : “ Nếu như chẳng có Tiền Nhân các con lãnh thiên mệnh, chẳng có Tiền Nhân của các con thì sẽ chẳng có các con, thì sẽ chẳng có đạo trường sùng đức quy mô to lớn. Các con phải biết uống nước nhớ nguồn, càng phải biết cảm ân Tiền Nhân của các con; các con chớ có xem nhẹ thiên mệnh; thiên mệnh là ban phú cho người có đức hạnh, biết không ? ”

 

Ngày 6/5/1995 tại Thiên Nhất Cung của Nhật Bản, ông trời có mệnh muốn Tiền Nhân đại diện thay thiên mệnh.

 

“ Chim theo phượng hoàng bay được xa, người theo thánh hiền phẩm đức cao ” . Những người của Sùng Đức nên thể hội và theo gót Tiền Nhân Đại Đức thì mới có thể chí đạo lập đức, sải cánh bay cao xa, đạt tiêu chuẩn cùng triêm vinh quang.

 

Tiền Nhân từ bi nói rằng : “ hôm nay có đạo trường to lớn hoàn hảo này, phải cảm tạ cái ân khai đạo của Lão Tổ Sư, ân truyền đạo của Sư tôn Sư Mẫu, ân khai hoang của Lão Tiền Nhân.

 

Chúng ta hồi tưởng lại cả cuộc đời của Tiền Nhân Lão chính là cái mà Mạnh tử gọi là :  “ trời sắp đem sứ mệnh trọng đại giáng xuống thân một người nào đó thì trước hết nhất định phải khiến cho ý chí của anh ta chịu sự mài luyện, khiến cho gân cốt của anh ta bị mệt lử, khiến cho cơ thể anh ta nhịn chịu cơn đói, khiến cho anh ta có rất nhiều nỗi khổ khốn cùng, làm việc cứ là chẳng thuận lợi, như thế để chấn động tâm chí của anh ta, khiến cho tánh tình của anh ta bền bỉ ngoan cường, làm tăng trưởng tài năng mà anh ta còn thiếu sót. ”

 

Tinh thần độ người cứu đời đại từ đại bi đại hỷ đại xả của Tiền Nhân Lão có thể nói là bồ tát nhân gian hiện đại hóa tụ họp nhà tôn giáo, nhà giáo dục, nhà từ thiện ở một thân. Ngài là vị thủy thủ vĩnh hằng trên pháp thuyền chỉ dẫn đường lối cho chúng ta đi. Ngài là vị bồ tát vĩnh bất thoái chuyển – thiên hạ chẳng có ngọn núi lửa nào đi chẳng qua nổi.

Là vị bồ tát vĩnh viễn không nghỉ ngơi – vì pháp quên thân, đốt cháy bản thân để soi sáng người khác.

 

Tấm lòng bồ tát

 

Dùng tấm lòng kêu gọi huynh đệ khắp bốn bể

Ngài - bậc giác ngộ dẫn dắt con cái của Thượng Đế

Biết bao tháng ngày chống chịu những gió mưa, trong khốn khó mài luyện bản thân mình.

 

Dùng tấm lòng sáng tạo đất trời lí tưởng

Ngài, đấng tích cực tạo tựu vô số người tài giỏi

Lệ tâm huyết rơi, lẽ nào có thể quên được, mây trắng cũng chúc phúc ngài.

 

Cái tâm tu đạo như tùng bách kiên nghị

Xanh biếc như ngọc trong trong mùa đông giá rét

Cùng nhau giúp đỡ, hợp sức hoàn thành, phải tự cường chẳng nghỉ

Vì chúng sanh sáng tạo khu vườn hạnh phúc

Cái tâm tu đạo như tâm của bồ tát

Sinh mệnh hữu tận mà hy vọng vô tận

Soi sáng người khác phải đốt cháy bản thân

Cho dù vô danh cũng đỉnh thiên lập địa.

Số lượt xem : 1760