BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tam Pháp Yếu của Tế Công Hoạt Phật

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 13:46:00
/Tam Pháp Yếu  của Tế Công Hoạt Phật

Tam Pháp Yếu

của Tế Công Hoạt Phật

 

1. Tinh thần Tế Công


   Ta vì mọi người thì mọi người vì ta, đấy tức dùng cái tinh thần lợi tha đem lại lợi ích cho người khác, có lợi đối với người khác ) để xử thế, tất có sự hồi báo của “ lợi mình ”. Ngày nay người đời tuy mang cái mác danh đẹp rằng “ tu đạo ”, thế nhưng lại cố chấp quá sâu ở trên các tông phái tôn giáo, nhấn mạnh quá mức về “ quyền bính ” trên mặt hình tượng như chơn thiên mệnh, chơn tổ, chơn sư, chơn kim tuyến của tự mình mà xem người khác là “ hư dối, giả tạo ”, phàm như thế, trên mặt tu trì tôn giáo tồn một thứ tâm thái “ mình phải, người khác chẳng phải ”, thì “ thật là quá quắt ! 

 

Ngày xưa Phật thường khen ngợi người khác, Thánh nhân cũng thường ca ngợi người khác, huống hồ tranh chấp trên các pháp môn tu đạo, huỷ người là tội lỗi lớn nhất, nên vội sửa chữa lỗi sai ngay. Thêm nữa, nếu tuyên bố rằng tông phái nào đó đã lỗi thời, thật chẳng phải là “ từ ngôn, thiện hành ”; cái gọi là lỗi thời là phải xem coi sự trợ ích của nó đối với tình thái của xã hội như thế nào ? Nếu như vẫn còn có giá trị đem lại lợi ích cho đời thì chẳng xem là lỗi thời; lại khinh bỉ đối với Loan Môn nói rằng : “ loan đường hậu thiên ” thì đã phạm vào cái tội khinh người. Người tu đạo nên có tấm lòng “ sâu rộng như thung lũng có thể dung nạp vạn vật, vô cùng khiêm tốn ”, Lục Tổ nói rằng : “ phật pháp tại thế gian, chẳng rời thế gian giác ”. Phàm là thiết nơi chùa miếu của thế gian, phật đường tức là “ hậu thiên loan đường ”, thế nhưng “ hậu thiên loan đường ” nếu có “ tâm tiên thiên ” và “ hành vi tiên thiên ”, lẽ nào có thể tuỳ ý nhạo báng phê bình, “ lời mở miệng làm tổn thương người, bút viết xuống sát hại chúng sanh ”. Phàm những người mắc phải bệnh đạo này thì đều chẳng có “ tinh thần Tế Công ”. Do đó những chúng sanh nguyện sâu có chí tu hành “ pháp môn Tế Công ”, nên tham khảo học tập thật nhiều vào những lời nói hành động cử chỉ của Tế công lúc còn sống tại thế… đường lớn hẻm nhỏ mặc sức ta đi, già yếu phụ nữ trẻ con đạo như nhau, bất kể con giàu nghèo, bất luận con đẹp xấu, bất kể con Tăng, Tục, đều xem như đồng bào xích tử, cùng là các phật tử trên trời, hà tất phân anh, tôi ! Ngành nghề của mỗi người không giống nhau, thế nhưng lấy một điểm “ chơn tâm ”, chơn tâm nếu như hiển hiện, thì Tăng Đạo Thánh Tục cùng hợp dòng với nhau, chùa miếu đền đường đều cùng một nhà, do đó mong rằng chúng sanh mỗi người đều mang tinh thần tế công, tôn trọng giáo phái của người khác, “ chỉ tồn tâm thuần chơn, tức là được đạo thân ”.

Lão Nạp có kệ rằng : “ các giáo và Loan Môn, đều xem như đồng đẳng, tam dương gặp khai thai, phổ độ phóng hào quang ”.

 

2. Nguyện lực tế thế

 

Chúng sanh vô lượng thề nguyện độ, đấy là một loại nguyện lực từ bi vi hoài; cái tâm ban đầu của người học phật tu đạo lúc mới bắt đầu thường dũng mãnh tinh tiến, thế nhưng hễ có chút thành tựu, tức sản sanh cái tâm tự mãn, uể oải biếng nhác chểnh mảng, kế đến bắt đầu ngồi hưởng sự cúng dường, tiếp nhận những lời khen ngợi, lâu rồi đạo tâm ngày càng lùi, càng tệ hại hơn nữa thì nặng nhiễm sắc trần, bỏ Thánh nhập Phàm.

 

Do đó một vị ở bậc thầy vị trí cấp cao, ngầm làm những hành vi xấu, thường trội hơn những tiểu tu sĩ bình thường chẳng chút danh tiếng mà tự đoạ vào Vô Gián Địa Ngục, Lão Nạp than rằng : “ vị tôn đức hèn mọn, đạo cao ma cũng đến ”, do vậy mà khuyên những người tu đạo của thế gian nhất định phải dùng cái tâm trạng “ như đi trên băng mỏng, như đối mặt vực sâu ”, cẩn thận e sợ, cảnh giác đề phòng tự kiểm soát lấy mình để tránh “ nguyện tế thế chưa liễu, địa ngục đã đến trước ”, lẽ nào chẳng bi thay !

 

Nên dùng niềm tin “ chúng sanh không độ tận, thề chẳng thành phật ”, ôm ấp cái tâm nguyện cứu đời, không thể có những chuyện như ỷ cậy vào công lao của mình mà tự cao tự đại, tham thèm danh vị, hưởng thụ cúng dường, biếng nhác ngạo mạn, xa rời chúng sanh …Đối với những việc như quyên góp in ấn kinh sách, phóng sanh, từ thiện cứu tế, tu sửa xây dựng lại chùa miếu, những việc công ích trợ giúp xã hội càng nên nhiệt tâm đi làm, để tiêu giảm nghiệp chướng, bồi dưỡng thiện đức, đạt đến tâm nguyện tế thế, nếu không thì đạo đức chẳng cách nào viên mãn.

 

3. Trí tuệ tế hoá

 

    Tế hoá chính là một loại hiện tượng điều hoà một cách hoàn mĩ; nếu như chẳng có loại “ trí tuệ ” hoàn mĩ này, trên hành trình con đường tu đạo thường sẽ rơi vào trong một loại tình cảnh “ theo một cách mù quáng ”, “ vô tri ”, “ bồi hồi ”, “ biến động ”. Bởi vì phạm vi dẫn dắt tiến đạo rất rộng, như bạn bè thân thích độ hoá, sự bàn luận của các đồng nghiệp công ty, những tờ báo tạp chí văn chương khởi tín, những sách đọc của kinh điển, sách khuyến thiện … đều là những nhân tố dẫn đạo một con người hướng đạo tu hành.

 

Thế nhưng những thứ này chịu sự ảnh hưởng của nhân tố hành vi con người, đều có tác dụng hai mặt chánh phản, do đó nếu hoàn toàn dựa vào những “ vật truyền đạo ” hữu hình này để lấy làm chuẩn tắc tiến tu ngộ đạo thì thường thường đi đến nửa đường bèn sẽ rơi vào trong đầm lầy, dẫn đến cuối cùng có người khởi tâm nghi ngờ, có người sanh thoái chí, có người uổng phí tâm, có người sanh ngoan cố, có người đi sai đường, tu đạo cả một đời cuối cùng rơi vào thành tựu “ thần tượng cái Tôi nhỏ ”. Do vậy “ trí tuệ ” mới là “ căn khí ” của sự thành đạo, đặc biệt là sự tu đạo ngày nay đã tiến vào trong “ trí tuệ khảo ”, nếu như thiếu trí tuệ, chẳng biết lựa chọn, chuyên dựa vào “ thần dị, hình tướng ” mà nhập môn, nhất định sẽ tu thành cái kết cục “ thần tượng nhỏ ”, cả đời bỏ ra tâm huyết lớn, nguyện lực lớn, “ chỉ do cất chân bước đi một bước sai, kết quả tự nhiên đoạ thiên tà ”, do đó mà nguyện người đời tu đạo nhất định phải đột phá cái “ Ngã tướng ” mới có thể hoá đi những phiền não, mở cánh cửa lòng, được sự đại tự tại.

 

Ta có kệ rằng :

Tu đạo học phật chẳng pháp môn,

Chỉ đem một tâm xem là thật

Mặc họ bay trời hay xuyên đất,

Khó động tâm ta Như Lai thần.

 

Nên đem thói xấu quét trừ sạch,

Chẳng cần so đo ( tính toán ) ai là thầy

Tự thân nếu có thể ) trở về sự thanh tịnh

Thì là đại phật tổ tây thiên.

 

Thần kì hiển hoá ( như ) hoa trong gương,

Lúc tâm gương vỡ nắm ( bám ) vào đâu ?

Tam giới duy tâm siêng nắm bắt,

Tay không nhè nhẹ ( có thể ) bổ được dưa.

 

Tế Công vốn dĩ là Tăng điên,

Bình sanh vốn ghét giả đứng đắn

Rượu miệng xuất ngôn tiêu khuẩn độc,

Quạt lác quạt đi lửa vô danh.

 

 

Thánh đức hạnh đàn thốt chơn ngôn,

Lời say huyền cơ thuật một bài

Môn đồ Tế Công nhiều tỉnh ngộ,

Siêu sanh liễu tử một chỉ ( trước ) tiên.

 

Tam pháp yếu kể trên, 5 bài kệ ngữ, sâu nguyện người đời thể ngộ thật nhiều, đặc biệt là những người gọi ta là thầy thì càng nên thể ngộ nghĩa chơn thật của “ pháp môn Tế Công ” mới có thể được thầy độ hoá có thành công.

 

Số lượt xem : 456