BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thấy núi lại là núi ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-04-18 23:27:44
/Thấy núi lại là núi  ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Nhất cơ nhất vận, mỗi một thời đại làm công việc của mỗi một thời đại. Thời điểm hiện tại, nếu như yêu cầu mỗi một càn đạo, khôn đạo các con , nam nam nữ nữ đều để tóc dài, tết ( bện ) cái đuôi sam ( bím tóc ) thì sẽ thế nào đây ? Không hợp trào lưu triều đại rồi, đúng không ? Chúng ta tu đạo chính là phải theo kịp với thời đại, mà chúng ta tuy rằng chạy theo bước chân của thời đại, thế nhưng lại sáng tạo phong cách mới chớ không theo những kiểu cách lỗi thời lạc hậu, bởi vì chúng ta đã nắm giữ chắc chân lí rồi.


 

Các con thường nói tu đạo có 3 giai đoạn : 

 

Giai đoạn thứ 1 : thấy núi là núi, thấy nước là nước

Giai đoạn thứ 2 : thấy núi không phải là núi, thấy nước chẳng phải là nước.

Giai đoạn thứ 3 : Thấy núi lại là núi, thấy nước lại là nước.

 

Hy vọng lúc các con nhảy từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn thứ 3 tuy rằng có một chút  sự đấu tranh , có một chút khốn khó, thế nhưng cũng phải cực lực đi đột phá nó.

 

Chúng ta lúc ban đầu có thể là một người theo thuyết vô thần, đúng không ? Có thể lúc ban đầu chúng ta đối với tất cả những việc mà mình không hiểu đều chẳng để tâm để ý đến; cái mà mình quan tâm để ý đến chỉ là cuộc sống của chính mình, tất cả những gì mà chỉ có mắt mình nhìn thấy được thì mình mới tin, phải không ? Thế nhưng sau khi cầu đạo rồi, do đủ thứ các kiểu nói, đủ thứ các hiển hoá mà Tiền Hiền đã bảo với mình, khiến cho chúng ta đối với những tầng diện hư vô mơ hồ như có như không này đã có một thứ ảo tưởng trên mặt tinh thần, có không ? Do đó có những bệnh tật gì rồi thì hoài nghi liệu có phải là oan nghiệt đến tìm thấy mình rồi không; lúc lái xe thì bắt đầu niệm tam bảo rồi, lúc gặp phải nguy hiểm thì gọi “ thầy ơi ” ! Không sai, những hiển hoá của đạo trường, có, vì sao có hiển hoá ? Bởi vì những người thuộc cấp độ khác nhau thì có những nhu cầu ở các cấp độ khác nhau, phải không ? Con không thể vì cấp độ của con cao mà phủ nhận tất cả những việc con không cho là như vậy ( không đồng ý ) , đúng không ? Vậy chúng ta cũng không thể vì cảnh giới của chúng ta thấp mà không thể tiếp nhận những đạo lí khác. Bất cứ việc gì, chúng ta cũng phải đứng trên lập trường khách quan, khách quan mới có thể dung nạp vạn vật, hiểu không ? Do đó cấp độ khác nhau thì có nhu cầu khác nhau, thầy đối với những người khác nhau thì cho họ những phương pháp khác nhau. Mà có thể đối với các con thì vốn dĩ chẳng cần phương pháp, bởi vì bản thân các con chính là thầy rồi mà ! Các con cũng hiểu rằng bản thân các con có thể làm thầy của chính mình, vậy thì chẳng cần người ta dẫn dắt nữa rồi, đúng không ? Mỗi thời thì nói những lời của mỗi thời đó, thế nhưng bất kể dùng bất cứ những cách nói nào, nghìn nghìn vạn vạn đủ thứ các từ nói, chung quy chỉ là muốn nhắc nhở con, đạo của con ở đâu đây ? Cái mà con phải cầu là cái đạo gì ? cái đạo của mình có đúng hay không ? Tiên Phật trăm nghìn vạn ức các hoá thân, mà các con đều là hoá thân của tiên phật, đúng không ? phải có sự tự tin này đấy ! Tiên Phật phải mượn khiếu đến thì con mới đến sao ? Cũng giống như bây giờ thầy đang mượn khiếu đến thì mới có thầy hay sao ? không phải đâu, thời thời khắc khắc lúc nào cũng đều có, đúng không ? Mà thời thời khắc khắc đều có, cái niềm tin này không phải là miệng nói suông mà thôi, là chúng ta thật sự có thể thể hội được. Chúng ta thời thời khắc khắc đều sinh hoạt ở cùng với thầy, bởi vì chúng ta thời thời khắc khắc đều chẳng rời cái này, cái nào đây ? là tự tánh phật đấy ! phải không ? Chúng ta thời thời khắc khắc đều chẳng rời khỏi nó đấy ! Vậy thì chúng ta làm sao lại tách rời phân li với Lão Mẫu, với Thầy đây ! đúng không ?

 

Có thể con bởi vì cảm thấy rằng đạo rất tốt, miệng lưỡi lanh lợi thao thao bất tuyệt đã độ không ít người, vậy xin hỏi con có “ dịch vụ hậu mãi ” ( dịch vụ sau khi bán hàng, phục vụ sau mua ) hay không ? Hiện nay cái mà nhấn mạnh xem trọng là phẩm chất phục vụ, đúng không ? Vậy sau khi con đã độ người, có để cho họ hiểu được cái đạo mà chúng ta đến đây để cầu là cái đạo gì không, chúng ta sau khi cầu đạo sẽ đối mặt với đời người như thế nào ? Chúng ta có làm được chưa ? Hay là ở đâu có lớp nghiên cứu thì con bèn một luồng nhiệt huyết đem họ đưa đến đấy, ở đâu có pháp hội thì đưa họ đến đó, bởi vì con cũng là tu qua kiểu như thế, do đó con bèn dùng cái phương pháp này đi dẫn người. Thế nhưng, chạy đi chạy lại, cái tâm của bản thân con đã nghiêm túc thiết thực, đã an định chưa ? hay là cái tâm của con vẫn cứ phất phơ, lềnh bềnh trôi nổi nay đây mai đó chẳng tìm thấy một điểm định. Thầy chẳng phải nói rằng con đường tu đạo mà trước kia con đã đi đều là sai cả, chỉ là muốn xoay chuyển với con một chút về các lí niệm, để cho con hiểu được rằng việc giảng đạo đức nói nhân nghĩa thì cũng có nhiều người đang làm, việc khổ tu khổ luyện thì cũng có nhiều người đang làm, còn chúng ta những người đứng ở giữa, chúng ta nên tự ứng đối xử lí như thế nào đây ? Hy vọng rằng cái tâm hướng ra ngoài độ người này của các con cũng có thể dùng để hướng vào bên trong để độ chính bản thân mình, kỉ lập lập nhân mà ! Nếu như chúng ta chưa có tự độ lấy bản thân mình, chỉ mới toàn là ở bên ngoài độ rất nhiều người, ở bên ngoài đã bàn ra một vùng các đạo trường, đi đến đâu có thể đều đã trở thành đại biểu của tư cách già dặn, phẩm chất tốt rồi, phải không ? thế nhưng có ai biết đâu rằng nội tâm của con những năm đó đến nay là bị tổn thương nhiều, hay là trưởng thành nhiều rồi, vì sao mà tu đạo vẫn còn càng tu càng bị tổn thương vậy ? Vì sao chẳng phải là càng tu càng vui vẻ vậy ? Vì sao vậy ? Chúng ta dẫn dắt người khác, một then chốt quan trọng nhất chính là phải cho họ một lí niệm đúng đắn, chớ chẳng phải là dẫn họ đến phật đường giúp đỡ đạo vụ, thao bàn đạo vụ, hay là cùng nhau đi độ người, thăm hỏi người, những cái này đều là mạt pháp, quan trọng nhất chính là phải cho họ một lí niệm đúng đắn. Họ nếu như không biết tu đạo, không biết hành đạo, họ bèn chẳng có cách nào phát hiện ra rằng tu đạo vui biết chừng nào, đúng không ? cho đến việc hiện nay thả rộng tầm mắt nhìn xem đạo trường, có ai chẳng phải là bệnh tật đau ốm đeo bám quấn lấy thân ! Những căn bệnh của nhục thể do từ tâm mà khởi, tâm của con không đúng đắn, do đó dẫn đến sự không cần bằng của nhục thể, lại cộng thêm sự vận dụng không khéo, sự vận dụng nhục thể một cách không thoả đáng dẫn đến việc sức khoẻ dần dần rời khỏi con mà đi rồi.

 

 

Chúng ta tu đạo vì sao mà càng tu càng không thuận vậy ? phỏng theo một câu nói đạo lí mà các con thường hay nói, đấy là tiêu oan giải nghiệt, phải không ? có phải đều là nói như thế ? Hoàn cảnh của con càng không thuận lợi, chứng tỏ rằng ông trời đang tiêu oan giải nghiệt thay con, có phải không ? Được rồi, bây giờ có người sinh bệnh rồi, con bảo rằng đấy là bệnh khảo, đúng không ? Cái kiểu lí luận này, thầy bảo với con rằng không thể thành lập ( không logic, không thể bảo vệ, không trụ lại được ), hiểu không ? Mỗi người dù ít dù nhiều đều có một số những căn bệnh, đấy đều có liên quan với hoàn cảnh, nghiệp lực của bản thân cá nhân, đúng không ? Không thể toàn bộ đều trộn lẫn gộp lại hết mà nói hoặc xem là như nhau được. Lại còn tâm cảnh của cá nhân cũng rất quan trọng. Con nếu như chẳng có cho họ một lí niệm tu đạo đúng đắn, họ bèn chẳng có cách nào hiểu được lợi ích của việc tu đạo là ở đâu, cái tâm ấy không ngay chánh thì cái thân ấy làm sao mà ngay chánh được ? Tâm chẳng có một luồng khí lương thiện yên ổn thì thân bèn sẽ chẳng có cái khí lương thiện yên ổn, dưới sự ảnh hưởng lẫn nhau, lâu rồi bèn sẽ thành một loại tuần hoàn ác tính. Kết quả là mỗi một người đều không giống người tu đạo, chẳng giống một người có đạo, đúng không ? trông thì có vẻ rất thành tâm, thế nhưng trên thực tế thì sao ? có thể là ở đây thì hành vương đạo, ở kia thì hành bá đạo; lúc có người nhìn thấy thì hành vương đạo, lúc chẳng có người nhìn thấy thì hành bá đạo, đúng không ? Vậy thì chúng ta tu đạo có ý nghĩa gì đây ? Chúng ta muốn khai sáng thánh nghiệp của chúng ta, chúng ta muốn tế thế cứu người, thế nhưng chúng ta phải dùng cái gì để tế thế cứu người đây ? Bản thân chúng ta chẳng có một khái niệm đúng đắn, chúng ta lại làm thế nào mà tế thế cứu người đây ? Vậy thì chúng ta chỉ là làm trễ lỡ sự học tập tiến bộ của các hậu học thêm mà thôi, đúng không ? chớ chẳng có cách nào thật sự cứu họ thoát khỏi biển khổ, trái lại còn bắt vớt họ lên từ biển khổ này đem bỏ vào một biển khổ khác mà thôi ? phỏng theo một câu mà các con vẫn thường hay nói, đấy là công hay là tội đây ?

 

 

Ơn trên phái Minh Sư đến chỉ là giúp đỡ con, để cho con hiểu con phải đi con đường gì, hiểu rằng con có con đường lớn ( đại đạo ) quang minh sáng ngời này, chớ chẳng phải là ban cho con một cái đại đạo. “ Tam Bảo ” cũng không phải là ông trời ban cho con đâu, là bản thân con tự nhiên thì có rồi đấy, đúng không ? Các con đến cầu đạo là cầu cái gì ? Là đến để tìm về tự tánh linh diệu của chính con, chớ chẳng phải là ông trời muốn ban cho con một con đường lớn. Ông trời chỉ là ứng với cái thời vận này bảo với con rằng con có một pháp môn phương tiện, sao còn chẳng mau chóng mà tu, không mau chóng mà tu nữa thì càng mê càng chìm, sẽ càng khó trở mình rồi, đúng không ? Do vậy mới phái Minh Sư đến bảo với con cái đạo gốc ban đầu, chớ chẳng phải là muốn bảo với con rằng ông trời cho con một con đường lớn, hiểu không ? Chúng ta đến phật đường chẳng phải là muốn cậu đến đắc được cái gì, tôi dẫn cậu đến phật đường là bởi vì tôi hiểu rằng chúng ta có một cái thiên lí lương tâm, chúng ta nên phát huy nó, do đó tôi dẫn cậu đến, mượn nhờ vào lực lượng của mọi người để khiến cậu càng hiểu rõ rằng cậu có một tự tánh phật gốc ban đầu, phải không ? Bởi vì tôi sợ sức của một mình tôi chẳng đủ, có thể sẽ dẫn dắt sai cho cậu, do đó tôi mới mời cậu đến phật đường, nói như thế thì người ta chẳng phải khá ư là có thể tiếp nhận đó sao, đúng không ?

 

 

 

Đồ nhi ơi, đạo mà các con bàn ở đâu vậy ? đạo trường của các con ở đâu vậy ? Cái đạo mà các con bàn là cái đạo gì ? Thiên Đạo, Nhân Đạo, Vương Đạo hay là cái đạo của bản thân ? Mỗi ngày miệng ầm lên rằng mấy giờ mấy giờ phải bàn đạo, hôm thứ mấy phải bàn đạo, con vì sao phải đi vậy ? Bởi vì sợ chẳng đủ người bàn sự, phải không ? Mọi người giúp đỡ việc ghi danh, giảng tam bảo, làm dẫn bảo sư, đấy chính là cái mà các con gọi là bàn đạo, phải không ? Các con có nghĩ qua rằng ở trong gia đình, chúng ta có thể đem những đạo lí chân chính thật sự làm ra bên ngoài cũng gọi là bàn đạo, phải không ? Vậy thử hỏi con đã làm được bao nhiêu phần rồi ? nhiều hay là ít ? Nếu như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con chỗ nào cũng đều là đạo trường, vậy thì con làm gì mà có tội, làm gì mà có lỗi, làm gì mà có sai đây ? Cái mà chúng ta gọi là bàn đạo, chỉ là một hình thức, một hình thức chúng ta phải độ hoá người, chúng ta mượn nhờ vào cách này đi hoàn thành, cũng giống như đạo rất tốt, nhưng chúng ta nhất định cần phải mượn nhờ vào việc giảng đạo đức, nói nhân nghĩa để thành toàn người khác, thành toàn bản thân, đúng không ? Đấy là một pháp môn, một phương cách mà thôi, thế nhưng con nếu như pháp môn chẳng đúng, phương cách đã sai rồi thì sẽ tạo thành hiệu quả khác, phải không ? Do vậy chúng ta không thể xem nhẹ pháp môn này. Vậy thì chúng ta tại sao phải lựa chọn phương thức này vậy ? Bởi vì chúng ta cho rằng pháp môn này trực tiếp nhất, dễ dàng nhất, vả lại thích hợp nhất. Thế nhưng mà khi một lí niệm phát ra ngoài phải thực thi bằng hành động thì sẽ do bởi vì những khí bỉnh vật dục của cá nhân mỗi người, sự che lấp của mỗi người khác nhau mà có sự sai khác, phải không ?

 

 

Kính Thiên Địa, lễ Thần Minh. Vị Thần Minh thật sự ở đâu đây ? Thế nhưng mà, các con dần dần đem cái định nghĩa Tiên Phật định hình thành những tiên phật mượn khiếu trong pháp hội, đúng không ? Những tiên phật mượn khiếu đến bên trong pháp hội thì các con còn đem họ phân ra đẳng cấp, có không ? đến mà chẳng có báo phật hiệu thì chẳng phải là tiên phật thật, phải không ? Sự thật giả của Tiên Phật là dùng lời nói để luận định phán đoán đó sao ? Có phải là nên dùng diệu trí tuệ của con để phán đoán, trí tuệ còn chưa đủ, còn phải là “ diệu trí tuệ ”. Những hình hình tướng tướng trước mắt, cũng chẳng ai có cách để phán đoán vị ấy là thật hay là giả, vậy thì chúng ta nên làm thế nào đi nắm bắt cái thật này đây ? Chúng ta phải làm thế nào mới có thể hiểu rõ cái gì gọi là thật, cái gì gọi là giả ? Chính là ngừng nơi chỗ của sự chí thiện, có phải không ? Chí thiện, chí là ý nghĩa gì đây ? “ Chí ” là một sự cực hạn, “ Thiện ” là sự lương thiện nhất, hoàn mĩ nhất đấy, chính là cái thiên lí lương tâm ấy của trước khi niệm đầu của chúng ta vẫn chưa động, đấy gọi là “ chí thiện ”. Vậy thì trong một ngày 24 tiếng, thiên lí lương tâm của chúng ta đã phát hiện bao nhiêu phút, có bao nhiêu phút chúng ta không phải là đang dùng thiên lí lương tâm làm việc, có từng nghĩ qua vấn đề này hay chưa ? Một người khi vị chơn chủ nhân của anh ta không thể làm chủ được thì cũng giống như một quốc gia, vị nguyên thủ này chẳng thể đương chính nắm giữ quyền lực ), khi không thể có quyền, không thể chủ trì xử lí một số các sự việc, những người dân bản quốc đang ở nước ngoài vẻ bên ngoài cảm thấy quốc vận của chúng ta có vẻ như không tồi, phải không ? Những người chẳng quan tâm đến các sự việc đang ở tại đất nước mình cũng sẽ cảm thấy những ngày tháng của chúng ta trôi qua một cách không tồi phải không ? Thế nhưng những người thật sự hiểu được nội tình thì mới biết rằng cái quốc gia này đã sinh bệnh rồi, phải không ? Cùng là đạo lí ấy, khi thiên lí lương tâm của chúng ta chẳng thể làm chủ, vẻ bên ngoài trông có vẻ như người này vẫn tốt ổn, nhưng trên thực tế lâu dần rồi mới hiển hiện ra thì ra từ sớm đã sinh bệnh rồi, vả lại còn là bệnh không nhẹ đâu đấy !

 

 

Các con lời lời tiếng tiếng nói rằng muốn đến tu đạo, đến phật đường tương kính như khách, đấy mới là đạo, về đến nhà sao không thể cũng tương kính như khách vậy ? Bởi vì ở phật đường cậu qua tôi lại, chẳng có ai biết gốc gác nội tình chân tướng lẫn nhau, chẳng có cùng sống chung dưới một mái nhà, do đó chẳng biết được diện mục của đối phương, do vậy mà vẫn có thể dùng một cái mặt nạ giả để qua lại tốt với nhau, đúng không ? Cái mặt nạ giả này hễ về đến nhà rồi thì chẳng màng dùng đến nữa rồi, phải không ? bèn sẽ hoàn toàn hiện rõ nguyên hình rồi. Vậy thì có thể đảo lộn ngược lại một cái hay không, giả như nói con đảo ngược lại một cái, đến phật đường cái mà hiện lộ rõ nguyên hình là cái bản thân tồi tệ của bộ mặt thật sự, về đến nhà mới đeo lên cái mặt nạ giả thiện ấy, làm như vậy sẽ có hiệu quả gì đây ? sẽ chẳng có ai làm như thế cả, đúng không ? Bởi vì mỗi một người đều là chú trọng cái vẻ bề ngoài đấy.

 

Những đức hạnh mà chúng ta làm chẳng nổi thì chúng ta chính là phải dựa vào sự tu đạo để mà làm, phải không ? Chúng ta có phải là phải mượn nhờ vào tự tánh linh diệu của chúng ta, mượn nhờ vào lực lượng của nó để tu sửa những tạp niệm của chúng ta, những dục niệm và tánh khí xấu, sau đó chúng ta mới có thể dĩ thân hành đạo, dĩ thân thị đạo, đúng không ? Nếu như người tu đạo chúng ta đây chẳng thể dĩ thân thị đạo, vậy có phải là biểu thị rằng chúng ta có sự làm nhục bẽ mặt đạo không đây !

 

Hôm nay, chúng ta nói rằng đạo giáng hoả trạch, hoả trạch này chẳng phải chính là chỉ những gia đình bình thường của chúng ta, những bình dân bá tánh bình thường đó sao ! Do đó chúng ta bèn nên bắt tay vào từ chỗ này, đấy mới là nền tảng cơ sở tu đạo bàn đạo của chúng ta, đúng không ? Do đó thầy cũng hy vọng các con ghi nhớ lấy, con đường tu đạo và con đường đời người là đạo lí như nhau. Mỗi người đều sẽ có những trở ngại, trước lúc gặp phải những trở ngại thì mỗi người đều rất thuận. Lúc con đang ở trong thuận cảnh, con phải để chừa lại cho bản thân một con đường lui phía sau. Thầy chẳng phải nói là muốn con tham sống sợ chết, thầy hy vọng rằng các con phải an đốn gia đình trước hết, vả lại phải bỏ ra cái tâm yêu thương thật sự ở bên trong gia đình của con, để họ đều hiểu rằng mình đang tu đạo là điều rất đúng đắn, là vì để tốt cho chúng sanh, vì để tốt cho gia đình. Nếu như họ có thể tán đồng, vậy thì họ cũng sẽ giúp đỡ con, có thể sẽ còn nói với con rằng hãy cố gắng hết sức có thể mà đi bàn vậy, về việc gia đình con chẳng phải bận tâm lo lắng chi cả, nghe thấy câu này, ôi ấm áp gần gũi thân thiết biết bao, đúng không ? Nếu như chúng ta có thể làm được, vậy thì con có thể tận hết sức có thể mà đi bàn cũng chẳng sao, bởi vì con có sự hậu thuẫn, con chẳng có những ưu hoạn đến từ hậu phương gia đình hoặc tương lai sau này.

 

Nếu như hôm nay con tính hy sinh phụng hiến, được rồi, toàn tâm xả thân bàn đạo ở đạo trường, lại quẳng gia đình sang một bèn chẳng thèm đoái hoài đến, trong nhất thời có vẻ như mọi người đều hoan nghênh con, thế nhưng nếu như có một ngày nào đó, khi lòng nhiệt tình của con dần dần nguội lạnh đi, khi từng tí một từ từ biến mất, con lại quay về đến hiện thực thì lại chẳng có ai có thể tiếp nạp con, an ủi con, con cũng chẳng có một nơi có thể đi, lúc bấy giờ, có thể con sẽ cho rằng, nhiều năm nay con đều đã dụng tâm sai rồi; có thể phản ứng đầu tiên của con chính là : “ tu đạo vốn dĩ chẳng có thay đổi mình cái gì cả, trái lại còn đẩy mình vào vực sâu vạn trượng ”, phải vậy không ? Do đó chẳng trách gì ( chẳng ngạc nhiên gì ) sẽ có rất nhiều những trường hợp ví dụ về phản đạo bại đức, oán trời trách người, chính là như thế mà đến đấy. Truy cho đến cùng thì thật ra là lí niệm của bản thân chúng ta không rõ ràng đấy, phải không ? Bản thân chúng ta dụng tâm sai, sao có thể trách ai được đây ? Ông trời có rõ rõ ràng ràng muốn con “ phải làm thế nào làm thế nào ” không ? đâu có ! Việc trời chính là người làm đấy, vậy phương pháp làm của con người con sai rồi, con còn trách trời sao !

 

Giả thiết rằng hôm nay con của chúng ta ra khỏi nhà ở bên ngoài, khi nó chịu phải những sự đả kích, chịu phải rất nhiều những sự đau lòng chua xót, khi bản thân đã chẳng cách nào gánh chịu được nữa, nơi mà nó nghĩ đến là chỗ nào đây ? Nếu như nó sẽ nhớ nghĩ đến nhà, nghĩ đến quay về tìm chúng ta, điều đó biểu thị rằng sự giáo dục của chúng ta đối với nó từ nhỏ đã có một sự hiệu quả rồi, đúng không ? Vậy thì, nhân cách của nó nếu như kiện toàn thì nó mới có năng lực đi gánh vác những việc mà nó nên gánh vác lấy. Khi năng lực của nó đến một chỗ trở ngại nào đó, khi cần phải đi đột phá, con chính là sự hậu thuẫn của nó, con bèn phải ở phía sau nó giúp đỡ nó xông qua, phải không ? Cũng như vậy, chúng ta ở trên đạo trường vun bồi giáo dục những hậu học mới cũng là như vậy, họ mới tiến vào, cũng là một đứa con, chúng ta phải khiến cho trong lòng họ tràn ngập những sự ấm áp, tràn ngập sự an định, cảm giác như một cảng tránh gió an toàn vậy, đạo trường lớn của chúng ta phải làm được đến mức có thể xứng gọi là một cảng tránh gió, nếu như chúng ta làm được thì chúng ta đã thành công rồi, phải không ?

 

Chúng ta phải làm thế nào viên mãn đời người đây ? Đời này kiếp này giữa chúng ta và những người thân thích với nhau có đi làm viên mãn đoạn duyên phận này không ? Chúng ta đời này kiếp này chẳng có đi làm viên mãn đoạn duyên phận này, sau này cũng sẽ dẫn đến thành một đoạn nghiệt duyên, phải không ? Đấy là đạo lí rất bình thường, rất đơn giản, thế nhưng các con đều bỏ mặc không chú ý đến rồi, đều hướng về kinh điển mà đi tìm kiếm. Đương nhiên đấy chỉ là cách nói của một cấp độ, cách nói của một cấp độ khác chính là nói mình bất chấp kiếp sau, mình cũng bất chấp kiếp trước, mình cái gì cũng đều bất chấp, mình chỉ yêu cầu mình hiện tại có thể tận được bổn phận của mình, có thể làm viên mãn được đoạn duyên phận này của mình thì được rồi. Mỗi cách nói khác nhau, thế nhưng mục đích cuối cùng nhất của mỗi loại yêu cầu đều là vì để sáng tạo ra một thế giới đại đồng hạnh phúc đấy !

 

Cái gọi là bỏ nhà xả nghiệp, các con phải bỏ cái nhà nào, xả cái nghiệp nào đây ? Cái gọi là nhà, cái gọi là nghiệp ở đâu đây ? Các con có phải là nên dẹp bỏ đi sự xa cách ghẻ lạnh giữa các nhà với nhau , loại quan niệm mà nhà anh nhà tôi ấy, có phải là nên dẹp bỏ những cái này ? xả cái nghiệp gì đây ? xả bỏ cái sự nghiệp của con sao ? xả bỏ những nghiệp lực vô minh trong tâm của các con ấy ! Những nghiệp lực ấy trong tâm của các con chính là những niệm đầu không tốt, đấy mới gọi là bỏ nhà xả nghiệp, hiểu không ?

 

Chúng ta phải hiểu rằng chúng ta trên lộ trình tu đạo vốn dĩ chính là chúng ta đang đi trên con đường đời người của chúng ta, phải không ? Hai cái là một thể đấy, mà chúng ta giữa lộ trình tu đạo này, con cũng phải trở về hiện thực, nhìn đời người hiện thực này, phải hiểu một cách rõ ràng rằng con hiện tại đang trải qua cuộc sống của con người, con phải hiểu bổn phận của con người, đúng không ? chớ chẳng phải là những đạo lí đường hoàng bệ vệ, những cái cớ đường hoàng bệ vệ đem con thoát li khỏi quần chúng. Đạo rất tốt, thế nhưng vẫn có người phê bình, bởi vì vẫn còn có người lí niệm không đúng đắn, những gì làm ra đều khiến người khác phê bình, trở thành chứng cứ để người khác cười nhạo, phải không ?

 

Một bộ nhâncộng thêm một chữ vi hợp lại thành chữ gì vậy ? chữ nguỵ của nguỵ trang ( che đậy, trá hình, bề ngoài lừa dối ) , phải không ? Các con đều phân loại xếp nó vào mặt che đậy, đúng không ? cái mà người, vì, người làm ra, con người sáng tạo ra cái pháp môn này, chỉ là giả đấy, còn chúng ta là mượn nhờ vào cái giả này để tu cái thật của chúng ta, đúng không ? Vậy thì con chắc là sẽ không chán ghét cái từ nguỵ này , nguỵ trang, nguỵ trang rất tốt đấy, có cái gì không tốt nào ? Chúng ta phải nguỵ trang chính mình, vì sao vậy ? Thầy đã từng nói qua rằng muốn các con thật sự đi đối mặt với chính mình, vì sao bây giờ lại muốn khuyên các con nguỵ trang bản thân ? Bởi vì cảnh giới của mỗi người có chỗ khác nhau, đúng không ? Con không thể vì quan niệm của con, lí niệm của con là như thế, con bèn làm như thế, nhận định như thế, có thể chúng ta chưa có đạt đến cảnh giới chí thiện chí mĩ, mà chúng ta hành động chẳng cần động não suy ngẫm, thẳng thắn nhận định như thế, làm như vậy rồi người ta có thể tiếp nhận hay không ?

 

Cái mà thầy nói là phải dùng bản thân chân thật của con thời thời khắc khắc tự mình phản tỉnh, cái công phu quán chiếu soi ngược tự tánh linh diệu, còn cái ý nguỵ trang thì như là đạo rất tốt, thế nhưng chẳng cách nào nói ra được, vậy thì chúng ta truyền đạt như thế nào mới có thể khiến người khác biết đây ? Do vậy chúng ta phải “ nhân tạo ” ra một con đường, phải “ nhân tạo ” ra một phật đường, để cho họ có kênh phương tiện này, có cái phương pháp này đi hiểu rõ tự tánh linh diệu của chính bản thân họ, sau khi hiểu rồi thì có thể gia nhập vào các hạng liệt tu đạo của chúng ta, sau đó thì sao, “ như cắt như chà, như gọt như mài ” giữa mọi người lẫn nhau, trong tám chữ này đã đại biểu niềm vui vô song, chính là cái thầy đã từng nói rằng, con có cắt có chà, có gọt có mài thì con mới phát hiện ra rằng : “ Ái chà, mình thì ra làm chưa được đủ, thì ra là mình cố chấp như vậy, thì ra là mình không tốt như vậy ”, phát hiện ra điểm này rồi, sau khi thật sự hốt nhiên đại ngộ, con bèn sẽ rất vui, đúng không ? Do vậy tu đạo sẽ càng tu càng vui, mà tâm của con nếu như vui vẻ, nhục thể cho dù là có bệnh, con chỉ cần thêm chút y học trị liệu bèn sẽ hồi sức lại rất nhanh, biết không ? Nếu như lí niệm của bản thân con đã đúng đắn rồi, tâm lành mạnh, rõ ràng rồi, thân thể cũng chăm sóc tốt rồi, như thế thì người ta mới không nói rằng con làm sao mà tu đạo càng tu càng tệ hại, càng tu càng ốm càng có bệnh, càng tu tánh khí nóng nảy càng lớn, phải không ? Được rồi, khi những điều này chúng ta đều đã làm rõ rồi, gia đình của chúng ta bèn có thể hiển hiện ra một gia đình mẫu mực, một đất nước lí tưởng. Cái gọi là đất nước lí tưởng chính là ở trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta, chớ chẳng phải là ở trên những lí luận này. Nếu như cái đất nước lí tưởng của chúng ta đã hiển hiện ra rồi, gia đình mẫu mực cũng đã hiển hiện ra rồi, chúng ta dĩ thân thị đạo, thân giáo quan trọng hơn ngôn giáo. Nếu như mỗi một người đều dĩ thân thị đạo, bất cứ việc gì chúng ta chẳng cần nói, những người xung quanh tự nhiên chẳng lệnh mà theo, hiểu không ?

 

Khi tự tánh linh diệu của chúng ta phát hiện ra, nó chính là vị Minh Sư bị che lấp, chúng ta bèn phải đi lễ bái nó. Cái gọi là lễ bái nghĩa là chúng ta phải đi thể ngộ nó, mà khi thể ngộ hành động của mỗi một người khác nhau, đúng không ? Phật giáo có những lễ tiết của phật giáo, các tông phái có những lễ tiết của các tông phái, đấy là do con người chế định đấy; duy chỉ có dựa theo cái tiêu chuẩn này mới có thể biểu hiện ra chút ít cái thứ cảm giác lễ kính ấy trong lòng, đúng không ? Do vậy mà diễn biến thành một bộ phật quy lễ tiết này; nếu đã chế định bộ phật quy lễ tiết này, chúng ta bèn phải tuân theo nó, thế nhưng trước khi chúng ta muốn thực hiện bộ phật quy lễ tiết này, chúng ta trước hết phải hiểu rõ ý nghĩa thật sự của nó, phải không ? Nếu không thì nhất khấu tái khấu, khấu mãi chẳng xong, đang khấu cái gì ? Con chẳng có khéo thể ngộ thêm, khéo giải thích thêm, người khác đều sẽ sợ hãi mà chẳng dám đến cầu đạo rồi, hễ khấu thì khấu mãi chẳng xong, rốt cuộc là đang khấu cái gì ? có thể người khác sẽ nói rằng tôi dựa vào cái gì để đi quỳ dưới những thần tượng được điêu khắc bằng gỗ và đất sét ấy ? hoặc là nói, tôi đều chưa từng khấu bái qua cha mẹ của tôi, anh dựa vào cái gì muốn tôi đi khấu bái họ đây ? Người ta sẽ có những nghi vấn này, phải không ? Vậy thì chúng ta phải nói rõ với người khác. Mà con muốn nói những cái này thì bản thân con nhất định cần phải có sự hiểu biết này, phải có sự nhận thức này thì con mới nói ra được đấy ! đúng không ?

 

Khi chúng ta đang cúc cung tiếp giá, chúng ta nên có một cách nghĩ : “ mình một cúc cung như vậy thì mình bèn đã hiểu rõ rằng mình chính là người thầy của chính mình, mình có một tự tánh rất thanh tịnh trong sạch, cái tự tánh chẳng bị qua sự ô nhiễm, nó chính là người thầy của mình. Mình hiện tại đang phản tỉnh, mình lúc nào mới có thể thiện dụng nó đây ? bèn như thế, hy vọng khi con tiếp giá, con phải có cách nghĩ như vậy, sự thể ngộ như vậy.

 

Đồ nhi ơi, Tiên Phật mượn khiếu là ý gì đây ? Các con nói là vì để điểm hoá, điểm gì đây ? hoá gì đây ? Đấy chỉ là một kênh phương tiện mà thôi, đúng không ? Bất kể là con nói gì, đấy đều là hiệu quả, sự điểm hoá, sự khải hoá, đấy đều là hiệu quả. Trước hiệu quả cần phải có một kênh phương tiện, một phương thức, cũng giống như cách học của mọi người không giống nhau, phải không ? Phương thức bàn đạo của mỗi một nơi đều khác nhau, đúng không ? thế nhưng phương pháp tuy khác nhau, nhưng mục đích lại như nhau, hiểu không ? Vậy thì Tiên Phật mượn khiếu thì sao ? hình tượng của mỗi một lần đều khác nhau, là ý nghĩa gì đây ? Đấy là bảo với con rằng đạo vốn dĩ là vô hình vô tượng, trong lòng con suy nghĩ hình tượng gì thì là hình tượng ấy, hiểu không ?

 

Phàm mọi thứ đều có đạo, cái mà mắt nhìn, cái mà tai nghe, cái mà tâm niệm nghĩ, đều có đạo, chỉ là nó có thích hợp dùng để làm sự tham khảo cho chúng ta trên con đường tu đạo không thôi, phải không ?

 

Phàm là đồng trung cầu dị thì dễ khởi lên chiến tranh, cũng như tự tánh linh diệu của mỗi người chúng ta đều là như nhau, thế nhưng chúng ta phát ra bên ngoài, những hành vi việc làm thì hoàn toàn khác nhau; mà vào những lúc không thể tiếp nhận lẫn nhau, không thể viên dung lẫn nhau thì sẽ khởi lên những sự xung đột. Trái lại, nếu như trong những môi trường hoàn cảnh mọi người đều khác nhau, trong những tâm trạng mọi người đều khác nhau, chúng ta có thể tìm thấy diệu trí tuệ của chúng ta – cái mà mọi người hoàn toàn giống nhau, mỗi một người đều hoàn toàn như nhau, tìm thấy cái này rồi, đồng trung cầu dị và dị trung cầu đồng bèn đã khác rồi, do đó đấy chính là nhìn xem những quan điểm về sự việc khác nhau, trong dị đi cầu đồng, thì mọi người mới có thể duy trì bảo vệ cái đại đồng này, có đại đồng mới có thể dung nạp những cái tiểu dị, phải không ? Đại dị làm sao mà dung nạp những tiểu đồng đây ? đều đã khác nhau rồi, còn ai sẽ đi quản việc con vẫn cứ ở đó đây ? đúng không ?

 

Đồ nhi ơi, nếu như hôm nay con ở phật đường, vào lúc đông người thì là một kiểu phong cách, về đến nhà lại là một kiểu phong cách, lúc tự ở một mình lại có một kiểu phong cách khác, vậy có đúng không ? biết và hành hợp phải hợp nhất, bất kể ở đâu cũng đều là như nhau. Hiện nay rất nhiều người tu đạo, ngay đến cả tu đạo cũng đều muốn danh dự thể diện; nếu chỉ là tu công phu vẻ bên ngoài, vậy thì không thiết thực tế rồi. Ví dụ như một ngôi nhà, vẻ bề ngoài làm được rất đàng hoàng, rất đẹp, nhưng phía bên trong nếu như trống rỗng không thật, sau này ngôi nhà sẽ dễ dàng sụp đổ; đức hạnh của các con nếu như chỉ xây dựng trên vẻ bề ngoài, nhưng thật ra nội tâm thì ích kỉ hiểm ác, người như thế là sẽ bị người ta bỏ rơi đấy.

 

Những việc mà các con làm ra ngoài, người khác từ trong những cái nhỏ nhặt thì có thể nhìn ra được rồi, các con tư tưởng và lời nói hành động có nhất trí hay không. Con mắt của nhân loại là sắc bén đấy, các con chớ có nghĩ vì sao anh ta được nhân duyên như vậy, vì sao mình không được nhân duyên như vậy ? Có lúc là cái tâm của chính bản thân mình đang tác quái, có khi là nhân duyên của tiền kiếp. Thế nhưng sự tụ hợp của nhân duyên tiền kiếp vẫn phải đi đột phá; duy chỉ có cái tâm chân thành mới có cách đột phá. Hôm nay con vẻ ngoài là như thế, thế nhưng nội tâm thì lại là cực xem thường, đến cuối cùng thì con sẽ biểu hiện ra sự hiểm ác của nội tâm một cách rất tự nhiên.

 

Con người ở cùng nhau nếu như chẳng có sự chân thành, một hai lần có thể che đậy, thế nhưng qua lâu rồi thì người ta nhất định sẽ cảm nhận phát giác ra, do đó chớ có lừa dối tâm của chính mình. Tâm là do ông trời ban phú cho các con, ông trời ban cho con cái tâm thuần chơn thuần chánh đấy, nếu các con tự làm tổn hại vẩn đục rồi, thầy sẽ thu chẳng được tần số của các con rồi.

 

Thật ra các con đều nói rằng có việc gì thì cứ ôm tam bảo, ôm cái gì đây ? Thật ra con chẳng cần hợp tay ôm tam bảo, có thể dĩ tâm ấn tâm thì có thể tự cứu rồi. Con có cái năng lực này thì chẳng cần dùng đến tam bảo, lúc tâm tâm tương ứng đều có thể mời được tiên phật, bởi vì tâm của con và tâm của tiên phật giống nhau rồi, tâm của phật là nhìn được xa, trông được rõ, nhìn được thấu. Tâm của các con và tâm của tiên phật vốn dĩ là giống nhau cả đấy, chỉ là mê muội đi một chút, dẫn đến đánh mất đi cái tâm gốc ban đầu. Chúng ta giờ đây đã cầu đạo, đã tu đạo, phải thật tốt mà tìm về lại cái tâm gốc của chính mình, cái tâm của bản thân mình, bản thân mình có thể đi làm cho nó vững vàng đấy.

Số lượt xem : 1074