BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tâm Khẩu Nhất Quán ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-02-25 10:32:24
/Tâm Khẩu Nhất Quán  ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Khẩu xuất từ tâm khởi

Tâm tịnh khẩu liền thanh

Khẩu xuất lời bất tịnh

Tức đồng tâm chưa thanh.

 

Tu đạo tức tu tâm

Quay về tâm thanh tịnh

Từ tâm quản thân khẩu

Nhất quán hợp về đạo.


 

Tâm Khẩu Nhất Quán

 

( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

 

Tu Khẩu cũng đồng nghĩa đang tu tâm, tu tâm cũng đồng nghĩa đang tu khẩu, khẩu và tâm là nhất quán đấy.

 

Đồ nhi nay có cơ duyên có thể đến tu đạo, đại biểu rằng căn cơ lũy kiếp của các con tốt; nếu đã có cơ duyên có thể tu đạo, thì phải tịnh hóa tự bản thân, cải cách bản thân. Kiếp này có cơ duyên đến tu đạo thì phải tu một cách xác thực, chớ có để cho những nghiệp cũ của lũy kiếp vẫn còn chưa sạch thì lại không ngớt tạo xuống những nghiệp mới nữa rồi.

 

 

Nếu đã hiểu sự đáng sợ của việc gieo tạo nhân xấu ác, hiểu tính nghiêm trọng của việc gieo tạo nhân quả, thì kiếp này chớ có để bản thân lại tạo xuống bất cứ những nhân quả, ác nghiệp gì nữa, đặc biệt là ở phương diện của khẩu thì càng phải cẩn thận, để tâm chú ý, chớ có nghĩ rằng chỉ là lời nói miệng mà thôi, có nghiêm trọng vậy không ?

 

 

Đồ nhi phải biết rằng, có khi một lời nói lành khích lệ người ta thì có thể kết xuống mối duyên lành với người ta rồi; trái lại, một lời ác để làm tổn thương người, hủy báng người khác thì cũng sẽ kết xuống mối nhân quả xấu với người ta rồi.

 

 

Đồ nhi hãy nghĩ xem, khi trong lòng con sản sinh sự bất bình, bất mãn, sản sinh thiên kiến, thành kiến với ai đó, thì miệng của con có muốn nói hay không ?

 

Chính là do bởi tâm của con đã sản sinh thành kiến, thiên kiến với người khác, trong lòng đã có bất bình, bất mãn, vậy nên miệng của con bèn sẽ muốn nói thị phi đúng sai của người ta, phê bình người ta, chính là do bởi tâm của con đã sản sinh tâm đố kị đối với người ta, vậy nên miệng của con muốn đi nói những lời, những đề tài hủy báng người ta, hủy hoại tổn thương danh dự của người ta.

 

 

Nếu như tâm của con rất là thanh tịnh, đối với bất cứ ai cũng đều chẳng có thành kiến, thiên kiến, bất bình, bất mãn, thì tự nhiên miệng của con cũng sẽ bèn thanh tịnh theo, miệng của con bèn sẽ chẳng nói những điều thị phi, phê bình người khác, vậy nên tu khẩu phải tu tâm trước, tu tâm thì tự nhiên khẩu tu.

Số lượt xem : 941