Mỗi ngày thêm đổi mới ( Lời của Thầy )
Cẩu nhật tân, hựu nhật tân
苟日新又日新
Mỗi ngày thêm đổi mới
( Lời của Thầy )
( Nếu con có thể làm mọi thứ tốt hơn cho một ngày hôm nay, con nên làm mọi thứ tốt hơn mỗi ngày, và chẳng bao giờ ngưng làm điều như thế - người phẩm đức cao thượng chẳng có chỗ nào lúc nào mà không truy cầu theo đuổi những cái hoàn thiện )
Đồ Nhi ơi ! Khi các con soi gương mỗi ngày, hãy tự nhắc nhở bản thân mình, hôm nay “ tâm ” có tốt hay không ? Hôm nay mình đã làm được những điều mà thầy khích lệ ủng hộ đi làm hay chưa ? đã đọc sách chưa ? mình đã hồi quang phản chiếu hay chưa ? mình có dùng tâm từ bi để dẫn dắt chúng sanh hay chưa ? Sau khi đã bạt mạng xông pha vào việc độ hóa chúng sanh, đến đêm khuya tĩnh mịch, con sẽ cảm thấy rất trống vắng, có không ? Vì sao vậy ? Bởi vì nội tâm của con chẳng có làm phong phú ! Khi con xông tiến về phía trước độ hóa chúng sanh, con chỉ nghĩ muốn độ đạo thân đến phật đường, thế nhưng nguồn lương thực trong nội tâm con lại thiếu thốn, hiểu không ? Hãy ghi nhớ lấy, khi độ người khác, con chớ quên thuận tiện độ luôn cả bản thân; khi con cứu lấy người khác, thuận tiện con cũng hãy cứu lấy bản thân ! Hình tướng không thể vĩnh viễn thành toàn con được, chớ có cứ cậy mãi rằng thầy sẽ thành toàn con. Các con nếu muốn thầy đi cứu các con thì tự bản thân con trước tiên phải tự cứu lấy mình ! Các đồ nhi ơi ! Các con cứ hay thích đối xử quá tốt với bản thân mình, tha thứ cho bản thân mình, có không ? Một lần không sửa đổi chẳng sao, hai năm sau lại sửa vậy, phải không ? Có khi lúc các con đang dẫn đạo chúng sanh đều là tự bảo rằng : “ không sao, mình sai, mình dữ dằn, mình vô lí, mình từ từ sửa ”. Con đã tê liệt trong cái “ từ từ sửa ” rồi. Ta hỏi con, con muốn từ từ bao nhiêu ? Các con thường nói đời người vô thường, vô thường là như thế nào ? một chút cũng không cách nào lâu dài được ! Các con hãy tự mình thể hội thật kĩ ! Các con chính là thường tự cho mình cơ hội, do đó vĩnh viễn không cách nào tiến bộ được; “ không sao đâu ! mình sai một lần, hôm nay mình lại nổi nóng rồi, tham muốn dục vọng của mình lại đến rồi, không sao đâu, lại sửa vậy ! ”. Các con là sửa rồi lại phạm, không sao đâu, lại cơ hội lần nữa, tu đạo, bàn đạo đến lúc ấy chẳng còn cơ hội rồi ! Chẳng phải thầy đây không cho các con cơ hội, chớ có trách thầy đây vô tình ! Kiếp này chẳng tu, kiếp này chẳng bàn, con nói lần sau, kiếp sau lại đến tu, chẳng có cơ hội nữa rồi ! Nếu như không có cơ hội rồi, bây giờ con sẽ cảm giác thế nào ? ( không có cảm giác ) chính là bởi vì quá nhiều người không có cảm giác, do vậy mà phản ứng chậm chạp, chẳng chút quan tâm, cuối cùng luân hồi trong biển khổ sinh tử. Cũng giống như các con hiện tại vậy, vì sao các con vẫn ngồi ở đây ? chính là bởi vì đã phản ứng chậm chạp, chẳng chút quan tâm, chẳng còn cảm giác rồi, cho nên mới không ngừng sinh tử luân hồi. Các con thường do một câu nói của chính mình mà làm khảo rớt chúng sanh, thế nhưng con vẫn cứ nói : “ mình từ từ tu, mình từ từ sửa ! ”. Bảo con xem những việc phàm tình thế tục nhẹ một chút, con nói : “ Thầy ơi, sự nghiệp của con rất bận. ”; Chính là bởi vì nghiệp lực của con, tự mình trói buộc lấy tâm của chính mình, khiến cho bản thân vĩnh viễn luân hồi trong biển khổ của sinh tử. Các đồ nhi ơi, đã tối mạt hậu rồi, hôm nay chẳng lên bờ, con còn đợi khi nào ? Nếu như kiếp này con chẳng gặp được đạo, hoặc là đã gặp được đạo, nhưng con chẳng tu, vẫn cứ không ngừng phóng túng nuông chiều dục vọng của con, chẳng thể chặt đứt gốc rễ trên sự tham, sân, si, vậy thì sau này vẫn phải tiếp tục luân hồi địa ngục, ta hỏi con, con phải khi nào mới có thể lại gặp được kì đại khai phổ độ ?
Có hay không người nào đó tự mình thường nói rằng : “ tôi chính là người như vậy đấy ! ” có không ? Chính vì con là như vậy, cho nên con vẫn còn ở nhân gian đấy ! Nếu như đồ nhi các con muốn sửa đổi, thì phải khẩn thiết chân thành mà sửa đổi, không thể cứ mãi nói rằng : “ cá tính của tôi chính là như vậy đấy ”. Chính là do con có một cái tôi, nhục thể của tôi, cá tính của tôi, thói xấu của tôi, sự chấp trước của tôi, cho nên con vĩnh viễn trầm luân trong biển khổ của sinh tử, chẳng được siêu sanh, lang thang lưu lạc sinh tử. Con sẽ đau khổ, con sẽ phiền não, tất cả mọi thứ của cõi phàm con chẳng cách nào nắm bắt được, những sự việc phát sinh hôm nay con đều chẳng thể biết được, đấy toàn là do con đã mê muội mất bổn tánh của con, đã che đậy mất lương tri của con ! Mục đích thật sự của phật đường là gì ? Mục đích thật sự của phật đường là tiếp dẫn chúng sanh, để chúng ta tu lấy bản thân, độ hóa người khác. Ý nghĩa của phật đường là tu kỉ độ nhân, để chúng ta lúc nào cũng chẳng rời phật đường, thì đại biểu chúng ta lúc nào cũng đều phải có cái tâm tu kỉ độ nhân.
Các đồ nhi hãy nghĩ xem, từ lúc các con cầu đạo đến nay, mới bắt đầu tham dự pháp hội thì thầy đã gửi tặng con 6 chữ rồi, những 6 chữ nào ? ( sửa thói hư, bỏ tánh nóng ), vậy các đồ nhi đều đã sửa chưa ? Có hay không lúc nào cũng ghi nhớ trong tâm ? Nay con hãy hồi tưởng lại xem đã sửa đổi những gì ? có chỗ nào vẫn còn đặc biệt chấp trước hay không ? có điều gì trước đây không hiểu, đến nay vẫn chẳng hiểu ? có phải là người mà trước đây con ghét đến nay con vẫn còn ghét ? Trước đây rất phiền, đến nay vẫn rất phiền ? trước đây thường mắng người, nay cái miệng vẫn chẳng thể nào khóa lại được ? nếu như có, có phải là đã có tiến bộ ? đã sửa đổi những gì ? trước đây khi chưa thiết lập phật đường thì chẳng biết hiến hương, nay có biết hiến hương chưa ? Trước đây chẳng biết chấp lễ, nay có biết chưa ? Điều mà Đàn Chủ phải học thì còn rất nhiều ! Phật đường nên quản lý lo liệu thế nào, hiến cúng như thế nào ? Mồng một, mười lăm phải làm những gì ? Những cái này phải rõ ràng !
Mục đích trở về phật đường là để ôn tập, học tập. Vì sao mà các Điểm truyền sư, giảng sư, bàn sự nhân viên phải dụng tâm thiết lập các loại lớp nghiên cứu ? Bởi vì biết rằng mọi người bình thường công việc đều rất bận rộn, lại phải tu đạo, học đạo, đều bận bịu đến quên cả, do vậy mở các lớp để tìm mọi người trở về đây, cưỡng bức các con ôn tập. Thời gian trôi qua rất nhanh, bước chân đi chạy quá nhanh, những việc mà các con phải làm thì các con cũng đều quên làm rồi. Do vậy, tu đạo mỗi ngày đều phải tiến bộ, chớ có đến cả việc tu trì cũng quên mất đi; lại còn rất nhiều những đạo lý mà các con trước đây đều đã nghe qua, thế nhưng khi thật sự gặp phải sự việc thì có nghe mà chẳng có hiểu, đã nghe qua rồi nhưng lại chẳng biết dùng. Phải biết rằng, Phật đường chính là nơi mọi người thực hiện lý tưởng, lý tưởng của con là làm một người tốt, một người thành công, do đó ít nhất con phải làm được việc hiếu thảo với cha mẹ, làm một chút những việc có ý nghĩa; nếu không, con người con đây sống trên đời phải làm cái gì ?
Nếu như phật đường là nơi thực hiện lý tưởng thì các đồ nhi phải hướng về mục tiêu mà tiến về phía trước. Chúng ta tu đạo phải tu “ quên ”, vì sao phải quên ? phải quên những gì ? Quên đi những lời khen chê, quên đi cái lợi hại, quên đi sự sinh tử, quên đi những thị phi đúng sai. Thế nào là quên đi những lời khen chê ? đấy là chỉ người khác làm tổn thương con, là sự làm tổn thương ở bên ngoài đối với bên trong ! Đấy là quên những lời khen chê.
Vậy thế nào là quên đi cái lợi hại ? Nếu như khi con muốn đắc được những thứ có lợi cho bản thân mình, nhưng người khác lại cạnh tranh với con, so đo tính toán khiến cho con không đắc được lợi ích này, con nên làm thế nào ? Vậy thì phải vứt bỏ đi cái phần chấp trước trong tâm ấy mới ổn được.
Thế nào là quên sinh tử ? Các đồ nhi vì sao tu đạo ? có phải là vì lo sợ chết mà tu bàn đạo ? là vì sợ rằng sau khi chết sẽ đến địa ngục, còn cầu đạo, bàn đạo sẽ trở về Lí Thiên, do đó các con mới đến tu bàn, có như thế không ? Vì lo sợ thiên tai nhân họa đến rồi, sẽ ập lên trên thân mình nên mới vội vàng tu bàn đạo, có không ? những quan niệm như thế này đều không đúng đắn, những điều ấy chỉ là một phương thức, một quá trình bổ trợ cho việc tu bàn của con mà thôi, chứ chẳng phải là căn bản gốc rễ ! Do đó, các đồ nhi đều đã là những nhân viên bàn sự rồi, muốn các con nghe lớp nhiều, đấy là phương pháp đơn giản nhất, cơ bản nhất, căn bản nhất. Có một số các con mãi cho đến nay vẫn chưa hiểu rõ lắm đối với việc tu bàn đạo ! Có phải là bài đã nghe quá nhiều ? Như vậy thì là hiểu chẳng đủ nhiều đối với đạo, với bản thân.
Mạt hậu rồi, bất luận là trên tâm tánh hay đạo lý đều phải tinh tiến thêm nữa ! Các đồ nhi ơi, các con nói tu đạo là việc dễ dàng chăng ? nói là dễ thì lại cũng chẳng phải dễ, nói đơn giản thì cũng rất đơn giản, bởi vì tu đạo chỉ là một lòng vì chúng sanh mà thôi ! Điều nói đến chỉ là việc hy sinh phụng hiến, thế nhưng khi bắt tay vào làm thì lại không dễ dàng gì !
Các con đều có một gia đình, ngày nào cũng vì gia đình mình, các con xem tâm thần của các con toàn bộ thảy đều xoay quanh trên những sự tranh cãi của nhân sự trong gia đình. Còn nữa, các con vì chuyện tình cảm mà loạn mất tâm thần. Các con hãy xem con đường tu đạo, con đường này là quang minh sáng ngời biết bao, nhưng các con có khi lại cứ hay không có lòng tin đối với bản thân, đi đến cuối cùng, tu đến cuối cùng tự mình lại trốn tránh, như thế có đúng không ?
Tu đạo là xem người khác tu, hay là tự mình tu ? Tu đạo là tu cho chính bản thân mình, chẳng phải vì người khác mà tu. Bản thân con nếu chẳng cách nào nhìn thấu mở, thì sẽ có vô biên những băn khoăn do dự. Nếu các con chẳng rõ lí đối với sự việc, chẳng hiểu, lại kết những ác cảm thù hằn, anh em chẳng hòa thuận, tranh chấp lẫn nhau, ngay đến bản thân con đều chẳng tự tại như vậy, một cái tâm chẳng cách nào khuây khỏa thoát khỏi phiền muộn, đi đến lúc đó đều là nhìn thấy người khác chẳng thuận, vậy con làm sao có thể tự tại được ?
Con lại nghĩ nghĩ xem, tu đạo vốn dĩ càng tu càng hờ hững không màng danh lợi; con nếu như đối với sự được mất danh lợi vẫn còn chấp trước, trong quá trình tiến lui sẽ cảm thấy rối rắm phân vân, hiểu không ? Các đồ nhi thường ở trước phật khấu đầu với ta, các con thường đã nói rất nhiều tâm sự, khi các con khổ não các con chỉ biết kể khổ với thầy, thế nhưng tự bản thân các con lại chẳng có nghĩ xem vì sao lại như thế ? Cái tâm này của con sao lại gánh vác nhiều như vậy, nặng như vậy ? Đồ nhi ơi, sao con chẳng buông xuống ? Khi con buông xuống rồi, con mới có thể hiểu được cái “ tôi ” này của con tuyệt đối chẳng phải vì những thứ này mà cầu. Đồ nhi trong quá trình trên con đường tu đạo, có lúc phải thả con mắt nhìn xem trời đất, lập chí phải khác với phàm tục, học tập làm thế nào để có thể bay được càng cao càng xa, dùng tinh thần chọn lựa việc tốt, đúng đắn mà làm, vả lại kiên trì chẳng đổi để theo đuổi một loại cảnh giới mới hoàn mĩ.
Tiểu đồ nhi, hãy nghe lời thầy nói, chúng ta bàn việc trời, một trái tim biểu bạch với ơn trên, ơn trên sẽ biết được cả; sự hy sinh của con ông trời đều nhìn thấy cả, con chẳng cần biện bác, con cũng chẳng cần vội vội vàng vàng mà giải thích, thầy đây chỉ hy vọng con có thể tu được tâm bình khí hòa, nâng cao chính mình, biết không ? Đạo từ đâu mà nhìn thấy ? Thầy đã chẳng còn nhục thể rồi, từ trên thân của thầy có nhìn thấy được không ? Tượng phật này đặt ở đây nhìn thấy được không ? Đạo chính là ở trên thân con. Nếu như con không đem nó đại biểu ra ngoài, làm sao mà nhìn thấy được ? Thầy đây truyền cái đạo này cho các con, các con nếu chẳng biết thật tốt mà tu, vậy thì đã làm lãng phí tổn hại mất cái đạo quý báu của thầy rồi. Từ xưa các bậc Thánh Hiền muốn tu cái đạo này đều là sau khi chịu tận hết nghìn ma vạn khảo mới có thể đắc được cái đạo này, còn thầy đây dễ dàng tùy tiện như vậy đem đạo truyền cho các con; các đồ nhi nếu chẳng thật tốt mà tu, các con chẳng hổ thẹn phụ lòng ơn trên chăng ? Các con có lỗi phụ lòng với Lão Mẫu đấy !
Con người ai chẳng có lỗi ? Thầy đây đã từng làm qua người, cũng biết được nỗi khổ của làm người, thế nhưng có lỗi thì đừng ngại ngùng hổ thẹn đi sửa đổi, cải thiện hiểu không ? ngay cả Thánh Hiền đều đã từng có lỗi, các con có lỗi chỉ cần thật tốt mà sửa một phen, chính là đồ nhi tốt của thầy rồi ! Ở vào thời mạt hậu này, thầy hy vọng các con đều có thể nhận lí, thật tốt mà tu, chớ có vĩnh viễn rơi vào trong sự đối đãi phân biệt “ nhơn ” ( người khác ), “ ngã ” ( mình, tôi ) : người tu đạo là người tu thật sự thì chẳng có lỗi lầm, người tu đạo là người tu thật sự thì cũng chẳng có thị phi đúng sai, hiểu không ? Con phải đi sửa sai, có lỗi thì sửa, càng sửa thì những lỗi lầm sai trái của con tự nhiên càng ít. Con từ người đến phật, ở chính giữa này phải trải qua biết bao nhiêu sự tôi luyện, các con biết không ? Các con chẳng phải là khối đá cứng ngắc, mà là ngọc trong đá !
Ngọc này giấu ở trong đá, đá bao bọc bên ngoài, giống như cái linh tánh này ẩn bên trong vậy, nhục thể bao bọc bên ngoài vậy. Ngọc này phải làm thế nào mới có thể khai khẩn ra được ? ( phải mài ) phải mài như thế nào ? Những người xung quanh bên cạnh con chính là đang mài con, mỗi khi mài bỏ một miếng thì cảm giác giống như có chút trưởng thành, bởi vì mỗi lần mài bỏ một miếng thì con sẽ phát giác có rất nhiều những góc cạnh, thói hư mà trước đây chưa phát giác, nay đã phát giác rồi, đấy chính là đại biểu rằng con đã trưởng thành rồi. Con nếu như phát hiện khắp bản thân mình đầy khắp những tội nghiệp, những lỗi lầm sai trái, thì sẽ nhìn thấy con đang tiến bộ rồi. Nếu như con chẳng nhìn thấy những lỗi lầm sai trái, chẳng nhìn thấy được những tội nghiệp, điều đó biểu thị rằng con đang giẫm chân tại chỗ.
Con người đừng làm những việc trái với lương tâm để tránh sau này phải hối hận. Làm nhiều những việc trái với lương tâm thì thiên lí khó dung. Hôm nay mọi người bàn đạo đều chẳng có thật lòng đang bàn; thầy đây chẳng trách các con, thầy bắt đầu từ việc nghiêm khắc với bản thân mình; các con có phải là cũng phải bắt đầu từ việc nghiêm khắc với bản thân, sau đó mới có thể yêu cầu người khác ? xả nhiều thêm một chút cũng chẳng sao, đúng không ?
Giảng viên là những người ứng cử của giảng sư tương lai, không được tồn cái tâm nhút nhát sợ sệt. Các đồ nhi giờ đây sợ cái gì ? sợ bản thân mình làm không tốt, nói cả đống nhưng làm chẳng được, phải vậy không ? Nếu như con sợ thì sao có thể tiến bộ được ? phải tự buông bỏ bản thân mình trước, như vậy thì những đạo lý con nói ra mới hợp với thiên tâm ! Con nếu như chẳng tự buông bỏ bản thân, cứ mãi sợ, sợ mình làm mê muội dẫn dắt sai chúng sanh, sợ giảng không tốt, sợ gánh lấy tội, vậy thì những chúng sanh trong thiên hạ còn có đạo lý có thể nghe chăng ? Cái tội này là phải ai gánh đây ? ( bản thân ) Giảng viên sau khi trải qua một khoảng thời gian mài luyện, tôi luyện, có phải là nên hướng lên trên mà leo ? Con không hướng lên trên mà leo, chỉ treo cái mác danh của giảng viên thì con chẳng làm được đến “ Thật ”; cửu huyền thất tổ của con cũng sẽ buồn rầu thay cho con, họ đang chờ đợi sự thăng cấp của con đấy ! Con thăng thì họ cũng thăng, con giáng thì họ cũng giáng ( xuống ), then chốt thăng giáng chẳng phải là những lời nói suông !
Các con có lo lắng và chướng ngại không ? có lo lắng, có chướng ngại mới là con người, điều này không đại biểu là chẳng tốt, bởi vì sự tình là chẳng có tuyệt đối; có những quan tâm lo lắng mà đến, không sao cả, chúng ta vẫn cứ đến làm phật. Làm sai chuyện thì phải biết sám hối, tuy rằng thầy biết các con nhất định sẽ tái phạm, thế nhưng, con người là con người mà ! Phạm lỗi sai rồi, chỉ cần biết mình đã sai và chịu sửa đổi cải thiện thì chính là cái thiện lớn nhất ! Thầy yêu cầu chẳng nhiều, chỉ cần các con sửa đổi tâm, đem cái tâm tham, sân, si sửa đổi thành cái tâm cảm ân thì được rồi. Thầy hy vọng các con có thể vui vẻ, cho dù khó tránh khỏi sẽ mày nhăn mặt nhó, nhưng không sao, đều là quá trình mà ! Chỉ cần các con ghi nhớ lấy phần tâm này của thầy đối với các con, các con trả thầy một tấm chân tình thì được rồi ! Tu đạo có thể nghĩ thông, nhìn thông thì cái gì cũng thông mở cả ! Con xem, trên gương mặt của các con đều có nếp nhăn, nếu như chẳng cười nữa, nếp nhăn sẽ càng nhiều thêm rồi. Cái gì gọi là “ mĩ ” ( đẹp ) ? dùng gương mặt vui cười để đối đãi với người, cười nhiều vào là đúng rồi !
“ Một con người thì phải có chí khí, phải có hòa khí, nhưng không được có ngạo khí. ” Câu nói này các đồ nhi phải thường xuyên lấy ra suy ngẫm. Khi con tiến bộ, con có kiêu ngạo không ? tụt lùi rồi có dũng khí để tiến về phía trước nữa không ? Điểm này thì các đồ nhi thường thường phải suy ngẫm. Tiến bộ rồi có kiêu ngạo không ? hay là càng hạ mình khiêm tốn đi học hỏi ? Khi tụt lùi, chúng ta có chùn bước nao núng hay không ? cái gì cũng không đi học. Giữa các anh chị em khó tránh khỏi có những lúc ý kiến chẳng hợp, làm thế nào đây ? có phải là đến phật đường thì cậu làm việc của cậu, tôi làm việc của tôi, chẳng ai để ý đến ai, như thế có tốt không ? Đây là phật đường của mọi người, mục đích đến đây là gì ? là học tập lẫn nhau, thành toàn lẫn nhau. Hôm nay đạo thân mới đến đây, nhìn thấy các con ai cũng như vậy, các con nói xem họ có còn dám đến không ? Khi trong lòng các con có nút thắt thì chớ có cố chấp chẳng biết linh động biến thông, bởi vì cái nút thắt này sẽ càng thắt càng nhiều, càng lớn, đúng không ? Khi con thắt lên một nút thắt thì phải nghĩ cách mở cái nút thắt này ra, phải tìm ra chơn tướng, “ vì sao trong tâm mình lại thắt cái nút này ? mình phải làm thế nào mới có thể gỡ nút thắt này ra ? ”, điều này thì phải dựa vào công phu lúc bình thường của các con rồi ! Lúc bình thường đạo học của mình có tinh tiến hay không, hay là mơ mơ màng màng qua ngày ?
Phật đường hữu hình, chúng ta phải quét lau sạch sẽ, phải chỉnh lí một cách chỉnh tề có trật tự, thế nhưng còn cái phật đường vô hình ấy thì phải quét dọn như thế nào đây ?
Một cái phật đường trang nghiêm như vậy phải quét dọn như thế nào đây ? Chúng ta hãy nghĩ xem, một ngày mình đã si tâm vọng tưởng bao nhiêu ? hận người khác bao nhiêu ? cái tâm lười biếng bao nhiêu ? con đã chịu suy nghĩ qua chưa ? Nếu chưa, vậy thì chúng ta phải làm thế nào dọn dẹp sạch sẽ cái phật đường vô hình này ? Các đồ nhi mỗi ngày đều phải làm công phu phản tỉnh, nghĩ xem bản thân mình trong một ngày có làm sai những việc gì không ? Sự việc đã làm thành công rồi, con có khởi lên cái tâm kiêu ngạo hay không ? Tâm có hài lòng thỏa mãn với những gì đang có hay không ? có cái tâm đòi hỏi bản thân mình tinh tiến hay không ? cái gọi là 「見賢思齊焉,見不賢而內自省也。」 “ kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã ” ( Dịch nghĩa : nhìn thấy những người hiền đức đa tài thì muốn noi theo học tập, trái lại nhìn thấy những người chẳng tài đức, những người không cầu tiến thì hướng vào trong phản tỉnh lại bản thân mình, liệu mình có những thói xấu giống với họ không, nhắc nhở bản thân không ngừng cải tiến, chẳng cho phép mình tụt lùi về sau. ) có đúng vậy không ? Nếu như các con nhìn thấy người khác không tốt, chớ có hà khắc đi khiển trách người khác, cũng chớ có ôm ấp sự bất mãn trong lòng, chớ có khiến bản thân khí chẳng thuận, nhìn chẳng thuận, những cái ấy đều chẳng có ích gì đối với bản thân, với người khác cũng sẽ chẳng có sự giúp đỡ tích cực gì. Con nhìn thấy người khác không tốt, thì hãy nhanh chóng phản tỉnh lấy bản thân, chớ có giống với họ vậy, như thế chẳng phải rất dễ chịu sao ? Vậy nhìn thấy những người hiền đức đa tài thì sao ? nhìn thấy người ta tốt thì phải nhanh chóng học tập, nếu có thể làm được như thế, các con tu đạo bàn đạo còn có những khó khăn trở ngại gì nữa ? Nếu như con thiếu cái tâm đồng cảm thì bàn đạo sẽ chẳng cách nào tinh tiến được; con thiếu cái tâm thể hội thì sẽ chẳng biết cái gì là cảm ân; Con một khi ngừng bước chân thì tất cả mọi thứ sẽ mất đi hy vọng, các con có biết không ?
Mạt hậu rồi, các đồ nhi lúc nào cũng phải biết thật sự đòi hỏi bản thân. Bước chân phải điều chỉnh thì mới nhanh được, chớ có chỉ nhận sự yêu cầu của người khác, nếu không thì con sẽ khó khuất phục, dễ tụt lùi, bởi vì con có cái tâm kháng cự, bởi vì con chẳng phục, bởi vì con có cái tâm bất bình, cho nên sẽ ảnh hưởng đến sự tu luyện của con, dẫn đến cái tâm của con dập dờn lên xuống. Cho nên các đồ nhi ơi, ở cái thời mạt hậu này rồi, thật sự phải tự yêu cầu đòi hỏi ở bản thân, phải tinh tiến lại tinh tiến, được không ? Phải chơn đạo hành trì, ngày đêm chớ uể oải biếng nhác; thời thời khắc khắc thúc ngựa phi nhanh chẳng dừng vó !
Mạt hậu rồi, thử hỏi còn có bao nhiêu thời gian có thể tu bàn nữa ? Con hãy lại ngẫm nghĩ bản thân mình xem, còn có bao nhiêu tội chưa liễu dứt hết, chưa tiêu hết ? Lại nghĩ xem, còn có bao nhiêu năm cơ hội để liễu tội ? Có phải là con phải thúc ngựa phi nhanh, ngựa chẳng dừng vó ? Con nói xem còn có bao nhiêu thời gian để con đi lãng phí ? Còn có bao nhiêu thời gian để đi nghĩ bậy nghĩ bạ ? Gặp người, mở miệng thì là nói đạo lý, còn có thị phi để có thể nói chăng ? Nếu con có tồn tại thị phi đúng sai, thì biểu thị rằng tâm của con chẳng thanh tịnh du nhàn nữa rồi ! Con chẳng tồn cái tâm tích cực, cái tâm hướng đạo, con chẳng có cái tâm muốn liễu dứt những tội nghiệp của bản thân, cho nên con mới có thời gian nói nhiều thị phi, tham dự vào những chuyện thị phi. Cho nên, mở miệng thì là độ người, thành toàn người, vậy mới là người tu đạo, đúng không ? Đấy mới là những việc mà các tu sĩ bạch dương nên làm ! là nên bảo thủ thành tâm bền chí , đạo tâm vĩnh tồn, cần mẫn chẳng sợ vất vả cực nhọc ! Chẳng oán trách, chẳng hối hận ! biết không ?
Đức chính là phải dựa vào các con đem nó biểu hiện ra ngoài, chớ chẳng phải là khiến cho người ta nhìn thấy con thì cảm thấy con rất mới lạ, rất kì quái; có thể càng bình phàm thì càng không đơn giản đấy ! đấy là cái chẳng bình phàm trong cái bình phàm ! Đạo thân, đạo thân, phải hay không “ đạo ” là thân nhất ? Nếu đã như vậy, sau này đến phật đường thì chớ có lại nói thị phi nữa, được không ? Việc sinh tử chuyện lớn của bản thân đều chẳng cách nào liễu thoát, lại còn đi lo chuyện người khác ? Đã không còn thời gian rồi, đúng không ? Vậy các con phải dùng những thời gian dư ra để làm gì ? có phải là thường phải xem sách nhiều vào để làm phong phú đạo học của mình ? về nhà các con đều có xem sách không ? Tối nay 8 giờ có phim truyền hình dài tập rất hay, một ngày không xem thật đáng tiếc, có không ? Do đó, thân là nhân viên bàn sự thì phải nắm bắt lấy thời gian, ngày càng tinh tiến, mới có thể thật sự làm tốt công việc, liễu nguyện của mình mà chẳng thẹn nơi tâm !
Bàn việc trời chẳng có phân cao thấp, bạn, tôi ! Điểm Truyền Sư khi điểm đạo thì điểm đạo, lúc bình thường cũng là bàn sự nhân viên, phải không ?
Vì sao nói tu đạo phải chẳng rời 3 thứ ? chẳng rời cái gì ? ( chẳng rời phật đường, chẳng rời Tiền Hiền, chẳng rời kinh điển ) Vì sao phải không rời kinh điển ? vì kinh điển là giúp cho các con có lòng tin đối với cái “ Đạo ” này ! Xem bất cứ kinh điển nào đều là dùng để ấn chứng, sẽ khiến con càng thêm niềm vui pháp tràn trề ! Sẽ càng thêm khẳng định cái Đạo này ! Do đó, chẳng phải nói là nhân viên bàn sự bình thường thì chẳng cần tinh tiến ! Thế nào là tinh tiến ? chính là khiến cho cái tâm trạng cảm xúc này của con có thể chuyển hóa mãi, cứ mãi cải biến, không ngừng nhìn thấy những khuyết điểm trong tâm mình, đem những khuyết điểm này từ từ sửa bỏ ! Lại còn nữa, có một số các đồ nhi ở phật đường đều có thể quỳ xuống, thế nhưng ở trong nhà làm chuyện sai trái, có dám quỳ xuống khấu đầu sám hối, nhận lỗi với cha mẹ hay không ? Hy vọng rằng các đồ nhi thật sự làm được, chỉ cần con đi khấu đầu, đi sám hối, thầy đây tin rằng chẳng có việc gì giải quyết chẳng được ! Con người chỉ cần có thể cúi thấp đầu thì chẳng có việc gì không thể giải quyết ! Điều đáng sợ chính là không thể khiêm tốn hạ mình.
Các đồ nhi có chú ý đến hoa sen hay không, chúng mọc ở những nơi như thế nào ? ở bùn lầy đấy ! Mọi người đều biết rằng hoa sen là ra từ bùn lầy mà không nhiễm, vậy thì các đồ nhi phải ở trong cõi trần mà chẳng nhiễm bụi trần, phải không ? Tu đạo rời chẳng khỏi quần cư ( tập thể ) ! Các đồ nhi có phát hiện không ? Hiện nay Bạch Dương ứng vận, đạo giáng hỏa trạch ( thứ dân ), đều tu ở gia đình, không thể rời khỏi đám đông. Nếu như rời khỏi đám đông để tu, thầy có thể nói rằng đấy gọi là “ thâu sinh ” đấy ! Nói thế nào đây ? bởi vì đấy gọi là “ tự liễu hán ” ( người chỉ lo cho bản thân, chẳng lo cho đại cuộc ” ! Đấy là nương vào một nơi thanh tịnh để tu, không có trải qua sự mài luyện của nhân sự ! Như thế thì không thành tựu được gì, các đồ nhi có hiểu không ? Hoa sen là mọc ở nơi nào ? bùn lầy đấy ! là nơi ẩm thấp đầy bùn, chúng sinh trưởng ở nơi bẩn nhất đấy ! Ở cao cao trên đất, chúng có mọc ra hoa sen không ? Do đó, đạo ẩn giấu ở nơi thấp đấy !
Số lượt xem : 737