BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trung Nghĩa Đỉnh ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-10-19 22:31:01
/Trung Nghĩa Đỉnh ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

TRUNG NGHĨA ĐỈNH

( Tế Công Hoạt Phật Từ Huấn ) 

                                                                                                                                                Phiên dịch bởi Liềng Giảng Viên


 

 

Tế Công Hoạt Phật Từ Huấn : ( TRUNG NGHĨA ĐỈNH )

tháng 5 năm 2017                         Thiên Nhất Cung              Nhật Bản

 

Thiên hạ quý, quý ở chỗ thiên chức quý;

Tu bàn quý, quý ở chỗ trước sau như một.

Các đồ nhi ơi! có thể gặp một đại sự nhân duyên này,

thì nên dùng tâm thái tích cực nhất,

đối mặt với cơ duyên tốt nhất của mình,

chuẩn bị thật tốt mọi lúc mọi nơi, sẵn sàng xuất phát.

 

Những ngày vui vẻ nhất, nên nói là khoảnh khắc mà

bản thân các con phát tâm phát nguyện,

đó mới là điều đáng vui mừng nhất.

bởi nền tảng của thành công là niềm tin ,

nếu như không thể giữ mãi " niềm tin ",

thì làm sao thành công đây?

 

Tu bàn đạo, có người rất tích cực,

có người lại rất bị động. Tại sao lại vậy ?

Là bởi phương hướng của các con,

niềm tin của chính con đã thay đổi,

để rồi khiến cho bản thân làm hỏng kế hoạch.

 

「tu bàn tu bàn」、「nghỉ bàn nghỉ bàn」,

phía trước là chữ "tu" của tu bàn,

phía sau là chữ '' nghỉ " của nghỉ ngơi.

Nếu không có " niềm tin " mãnh liệt,

con đường của các con sẽ càng lúc càng tối,

thì làm sao có được ánh sáng? làm sao để cứu người đây?

Vì thế, các đồ nhi !

cuộc sống của tu bàn, cần có mục tiêu tích cực

noi theo thánh hiền, có niềm tin về sự thành công.

 

Đồ nhi à!

nhân duyên của mỗi một người với đức phật đều không giống nhau,

có dài có ngắn, căn cơ có cạn có sâu.

Nếu như kiếp này con có thể hiểu được sự thù thắng của tu bàn,

con bèn có thể gieo trồng xuống hạt giống bên cạnh Phật;

hạt giống này có thể trưởng thành, nảy mầm, trở thành cây to che chắn,

cho người sau hóng mát, đơm hoa kết trái,

có thể sinh sôi bất diệt, sự sinh sôi bất diệt này,

mới là sức mạnh to lớn nhất mà hạt giống phát huy.

 

Các đồ nhi! tu Đạo không sợ chậm, chỉ sợ đứng yên;

mỗi bước nhỏ con đi, cũng là một bước lớn trong cuộc đời của mình.

Tu bàn không nghỉ ngơi, cho dù tuổi tác con nay bao nhiêu,

bất kể các con có thành công giữa chừng hay không,

nhưng tâm sơ phát này tuyệt đối không thay đổi.

Với chí hướng nhất quyết kiên cố này, ắt có thể thành thánh thành hiền.

 

Hy vọng các đồ nhi đứng vững trên đôi chân của mình,

cũng có nghĩa là thật tốt làm tốt bổn phận của mình;

thiên chức là vô cùng thù thắng,

các con phải biết ơn bằng cả một tấm lòng

để hạnh phúc liễu nguyện,

để vui vẻ liễu nguyện, để hoan hỷ bố thí,

luôn mang đến cho mọi người năng lượng tích cực,

mới có thể “giữ mãi thiện niệm như thủơ ban đầu”.

 

Đồ nhi phải cố gắng học tập, học tập là có phương pháp đấy.

Học những gì đây? học tập những kinh nghiệm thánh nhân để lại.

Kinh nghiệm ở đâu đây? trong kinh điển《Tứ Thư》

Con có thể chân chính dốc tâm sức học từ sự tinh túy của các thánh hiền,

chỉ như vậy con mới thật sự nâng cao,

Chớ không phải học tập những đạo lý thô thiển.

Nếu con muốn cùng tồn tại cùng thánh nhân,

vậy thì con nên thật tốt mà học tập

những kinh điển do các thánh nhân để lại.

Đừng sợ khó, đừng sợ sâu,

từ một câu, cho đến một đoạn rồi một chương,

thật tốt mà dốc tâm sức học,

học tập từ một quyển một lần, rồi lại một lần.

 

Mỗi một bộ kinh điển đều nên hết sức dụng tâm để học tập.

Một năm sau, một lần, hai lần, ba lần, bốn lần,

sau năm lần, con nhất định có thể thuyết giảng cho hậu học nghe.

Trí tuệ tiên thiên của các con đều đã được khai mở,

vì thế con có thể thật tốt mà học tập,

và không làm mất đi đức hạnh của tiền hiền,

bởi vì các thánh hiền, đều đã dạy bảo con từ trong các kinh điển.

 

Đồ nhi ơi! học đạo học các kinh điển,

học những huấn văn mà chư Tiên Phật để lại;

Xem một lần, học hai lần, lần thứ ba có thể học giảng.

Thay trời tuyên hóa, cũng chính là như vậy.

dù con có bận rộn hay mệt mỏi,

tu Đạo tuyệt đối không được rời khỏi kinh điển của các thánh hiền

và không rời khỏi huấn văn Tiên Phật.

 

Khi con giảng đạo lý cho người khác nghe, hãy dùng lời của Tiên Phật,

lời của thánh nhân, thì sẽ không bao giờ sai;

Chớ không phải là dùng tâm đắc của bản thân,

Vậy thì sẽ thể hiển rõ trí tuệ con không đủ sâu, không đủ rộng.

Phải có thể khiến cho các chúng sinh như là uống nước,

từng gáo từng gáo uống vào mà không hề thiếu.

Đó chính là trí tuệ của tiên thiên,

đó chính là từ bi của Tiên Phật.

 

「Chiến thắng ở điểm xuất phát」,

cuộc đời tu bàn của con nhất định sẽ thành công;

「Hy sinh phụng hiến」

cuộc đời tu bàn của con nhất định sẽ rất tuyệt vời.

「vững gốc tu Đạo, ổn định phẩm chất」,

ngày sau chắc sẽ là một đại tướng tốt của bạch dương.

 

Đồ nhi à! Nghe đạo lý cũng như gột rửa bụi bẩn,

rửa sạch tâm con, thì con sẽ vui vẻ.

Vậy “ bụi bặm” là gì đây?

đó chính là những việc thế tục, tâm thế tục,

“Tâm thế tục” là tâm ích kỷ.

Phải làm sao để làm sạch nó? chính là dùng đạo lý tẩy rửa sạch sẻ,

tâm ích kỷ của mình.

 

Các con mỗi ngày nên thật lòng cảm ơn trời đất,

bởi mọi thứ các con có đều do Bề Trên ban cho.

Có người nói rằng : “ do tôi đi làm, kiếm tiền mà có được”.

Nhưng con phải biết rằng, bởi vì bề trên chiếu cố con,

vì thế giúp đỡ con, một điểm này thôi,

rất nhiều chúng sinh đều không biết;

bởi vì không biết, nên các con không biết cảm ơn.

cho rằng đây là phước báo của chính mình.

 

Đồ nhi à! người sống trên đời, nếu biết tồn tâm cảm ơn ở mọi nơi ,

thì con sẽ vui vẻ mỗi ngày; nếu như con không biết mọi lúc đều cảm ơn,

thì con sẽ so đo tính toán mọi thứ mọi nơi

Vì vậy, đời người nên hiểu niềm vui và bi thương trong cuộc sống, đều đến từ ý niệm của các con,

Chẳng hạn như, phận làm con biết cảm ơn cha mẹ,

Vậy thì con sẽ hài lòng với mọi thứ;

còn thân làm cha mẹ, nếu biết tri túc,

thì con cái nhất định cũng rất vui vẻ.

Vậy nên, Đạo là ở trên thân các con,

con muốn làm hay không làm, đều do ý niệm của các con.

 

Đồ nhi à! Tu Đạo có vui vẻ không?

Con hãy chân thành đi làm và trong lúc làm,

con mới có sự cảm nhận;

có cảm nhận, con mới biết cách dạy lại người khác,

bởi vì tâm của con mở ra rồi,

trí tuệ của con cũng nhất định tương ứng được khai mở theo .

Đồ nhi à! cuộc sống sở hữu thật nhiều tiền,

thì mới gọi là tốt số sao? không phải đâu .

 

Đồ nhi ! “ phải tu Đạo,

cuộc sống của con mới được thay đổi;

hãy ứng xử với thái độ đúng đắn,

cuộc sống của con mọi nơi cũng có quý nhân;

hãy dùng tâm hoan hỷ, vô vi mà giúp đỡ người,

cuộc sống tựa mặt trời của con mới có thể soi sáng cho người khác. "

 

Sức khỏe không có nghĩa là hôm nay con

ăn quả tiên này rồi thì sẽ mạnh khỏe.

Điều đó đòi hỏi các con thường ngày đều dốc tâm sức làm,

chăm sóc tốt thể xác hữu dụng của chính mình,

thì mới có thể mượn giả tu chơn.

Nếu cuộc sống của con không có Đạo,

thì làm sao con có thể khỏe mạnh được?

 

Đồ nhi à! thầy hy vọng rằng các đồ nhi,

mỗi ngày đều có thể chân chính tu hành,

không nghe những âm thanh không nên nghe,

không đi đến những nơi không nên đi,

không nhìn những vật không hợp đạo.

Vì thế, nên hiểu “ tứ vật” mà thánh nhân đã dạy.

Phải có thể thật tốt học tập từ trên chơn lý,

chân chính từ cuộc sống này lập chí hướng kiên định và thật tốt tu đạo.

 

Các con hãy nắm lấy tay nhau!

nắm lấy tay nhau, tượng trưng cho sự “đoàn kết”.

Chỉ có đoàn kết , thì đoàn đội này mới có hy vọng;

chỉ có lực hướng tâm, con đường tu bàn này

mới có thể độ được càng nhiều nhân tài.

Mọi người đồng tâm, nơi nơi hợp tác,

một lòng một dạ thuận theo ý chỉ của bề trên,

noi theo bước chân của Thầy, nhất định sẽ thành công!

Chắc chắn sẽ tỏa sáng rực rỡ!

 

Đỉnh túc: chân đỉnh có ba chân, một chân là huấn kinh.

Một chân là thực vụ, một chân là tu trì.

Ba chân đứng, gọi là đỉnh, ba chân sập, gọi là nồi.

Vì vậy, người tu Đạo, dựa vào đức của đỉnh, lập thân tu Đạo.

Ba chân này đứng vững, thiên hạ có thể ổn định,

đường Đạo có thể bền vững,  đao vụ vĩnh cửu nối truyền.

 

Cũng tựa như cái “đỉnh” kia, cũng cần có ba chân.

Một chân là “kinh điển huấn văn” một chân là “mười tổ vận hành”.

Một chân là “ tín niệm tu trì”,

mất đi bất cứ chân nào, đều không thể gọi là cái " đỉnh".

 

Thiên huấn văn này được gọi là "Trung Nghĩa Đỉnh",

là huấn văn của bề trên giáng xuống

trong thời đại hưng thịnh của bạch dương đại khai phổ độ.

Huấn văn " tinh thần trung nghĩa " được khắc bên trong đỉnh.

 

Thiên huấn văn này là chấn bảo bạch dương,

cũng là chấn bảo sùng đức.

Tất cả đạo vụ trung tâm, các Điểm Truyền sư đội phụ trách

vốn nên cùng nhau tiếp huấn văn,

tiếp lấy「Trung Nghĩa Đỉnh」.

Điều này tượng trưng cho “ tinh thần trung nghĩa, mãi mãi trường tồn,

uy tín thiên hạ, nguyện lực chấn động tam giới. "

Huấn văn này, mọi đạo trường đều nên bảo tồn,

trung tâm đúc đỉnh. Đây là một đại sự nhân duyên,

báo đáp thánh ân, kế thừa thiên mệnh chánh mệnh chánh truyền.

 

Số lượt xem : 492