BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nghĩa Thật của Thanh Khẩu

Tác giả liangfulai on 2022-05-12 10:02:22
/Nghĩa Thật của Thanh Khẩu

Những lời từ bi khai thị của

Giáo Chủ cõi U Minh - Địa Tạng Cổ Phật

 

Dân Quốc năm thứ 94 ( năm 2005 ) ngày 15 tháng 5

 

 


 

Các Nguyên Nhơn, Nguyên Nhơn vô hình của 3 cõi thời thời khắc khắc đều đang chờ đợi :

 

đợi đến lúc nào được trở mình

đợi đến ngày nào được trở mình

đợi đến ngày nào người đời cho họ một phần công đức.

 

Bởi vì tự thân của họ khó mà tự cứu lấy mình, tự thân muốn có công đức vẫn còn cần phải có cơ duyên trợ đạo.

Có một số thiện hồn hoặc các vị thần của cõi khí thiên khá là may mắn, tự mình có thể kiếm lấy công đức, cũng có thể giúp đỡ cho người thế gian hành thiện, giúp đỡ người thế gian thoát lìa cảnh khốn hiểm ác.

 

Đối với những chúng sanh của cõi địa ngục, chúng sanh cõi súc sanh, chúng sanh cõi ngạ quỷ, chúng sanh cõi A Tu La mà nói, họ muốn cầu lấy một phần công đức thì lại vô cùng khốn khó, bởi vì người cõi thế gian khó mà hiểu được tiếng lòng của họ, khó mà hiểu được những nỗi đau khổ của họ, cho dù là các vị Hiền Sĩ tu bàn đạo nhiều năm ở trên đạo trường Tam Tào, thế nhưng thường thường vẫn là vì bị những tánh khí bẩm tánh, thói hư tật xấu của bản thân làm chướng ngại mà sản sinh đủ thứ các loại nghiệp thức vô minh, quên mất đi những nỗi khổ của chúng sanh trong tứ sanh lục đạo. Có một số Hiền Sĩ thì keo kiệt bủn xỉn về tiền tài, keo kiệt về sức lực, chẳng chịu tương trợ, hoặc là cảm thấy rằng mình đã tương trợ qua, cớ sao vẫn còn phải tương trợ nữa ? Xả không được mọi thứ, bởi vậy mà các Nguyên Nhơn của tứ sanh lục đạo đau khổ khó mà chịu nổi.

 

Các vị Hiền Sĩ phải chăng có hồi hướng cho “ những thịt chúng sanh mà kiếp này mình đã ăn ” hay không ? phải chăng thường thường hồi hướng ?

Nếu như có một số các Hiền Sĩ là ăn chay từ trong bụng mẹ, đương nhiên có thể không cần điều này, thế nhưng những thịt chúng sanh mà mình luỹ kiếp đã ăn thì lại thế nào đây ? Những món nợ nghiệp của kiếp này thì các Hiền Sĩ đương nhiên phải ghi nhớ kĩ rồi, nếu như Hiền Sĩ đã tu bàn đạo trên đạo trường nhiều năm, có kiên trì tiếp tục không ngừng làm điều này thì có thể lại làm thêm cho “ những thịt chúng sanh mà luỹ kiếp mình đã ăn ”, tiêu trừ những món nợ nghiệp của luỹ kiếp để phòng ngừa những chướng ngại do các oan nghiệp đến đòi báo tạo thànhLúc các oan nghiệp đến đòi báo, nhẹ thì sinh bệnh, nặng thì mất mạng. Đời này kiếp này mạng người chỉ có một mạng, nếu như muốn hoàn trả cho những chúng sanh mà mình đã nợ trong luỹ kiếp, phải trả bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp đây ? Nhiều đời nhiều kiếp cũng đều trả không hết được, đền không hết được. Vậy nên kiếp này lấy sự hồi hướng làm sự tiêu nghiệp, đấy là sự khai ân khai xá lớn nhất mà ông trời ban cho các Hiền Sĩ tu bàn đạo trong đạo trường Tam Tào, các Hiền Sĩ phải thật tốt mà nắm bắt lấy.

 

Cổ Phật ta đây ở trong địa phủ đã thu rất nhiều công văn, cũng đã tiêu trừ rất nhiều món nợ nghiệp của các Hiền Sĩ, thế nhưng các Hiền Sĩ vẫn phải ghi nhớ kĩ rằng những món nợ nghiệp của các con vẫn còn có rất nhiều chưa tiêu trừ sạch hết, vậy nên nhất định cần phải kiên trì tiếp tục không ngừng làm sự hồi hướng công đức, tiếp tục không ngừng tiêu các món nợ nghiệp, mà các món nợ nghiệp nhân quả đã tạo xuống trong luỹ kiếp thì đếm không xuể, ngoài những thịt chúng sanh mà mình đã ăn ra, lại còn có những mạng người mà mình đã hại, thì lại phải làm sự hoàn trả bồi thường như thế nào đây ? Vậy nên thời thời khắc khắc phải thường mang cái tâm sám hối, sám hối những lỗi lầm sai trái mà mình đã phạm phải trong luỹ kiếp, sám hối những lỗi lầm sai trái mà kiếp này mình đã phạm.

 

Đối với khẩu nghiệp thì càng phải cẩn thận, sự thanh tịnh của khẩu ngữ, mỗi một lời, mỗi một câu nói, trước khi xuất khẩu đều phải ngẫm đi nghĩ lại thật kĩ, ngẫm nghĩ xem câu nói này phải chăng sẽ làm tổn thương đến người khác ? phải chăng sẽ làm tổn thương đạo trường ? phải chăng là những lời chẳng nên nói ?

 

Mỗi khi nói một câu nói đều phải cẩn thận, một câu nói nói hay thì có thể gầy dựng một đất nước, nói không hay cũng có thể dẫn khởi những cuộc chiến tranh mang tính chất toàn thế giới, làm huỷ diệt rất nhiều quốc gia, chính là cái gọi là “ nhất ngôn hưng bang, nhất ngôn tang bang.

 

Ở đạo trường Bạch Dương, một câu nói khích lệ có thể khiến cho một người lòng đã như tro nguội đánh mất ý chí có thể nhặt lại lòng tin, khiến cho con đường tu đạo của anh ta trở nên tràn đầy hy vọng; có hy vọng tiếp tục đi trên con đường tu đạo này, đấy là tiếp tục kéo dài tuệ mệnh tu đạo của người ta. Thế nhưng một câu nói oán trách vô ý cũng có thể cắt đứt tuệ mệnh tu hành của người khác, khiến cho người ta đánh mất niềm hy vọng đối với đạo trường, cảm thấy đạo trường chẳng có sự ấm ấp, chẳng có sự quan tâm, vì thế mà rời khỏi đạo trường.

 

Một câu nói không để ý, một lời oán trách vô ý thì lại sẽ chặt đứt tuệ mệnh tu đạo của người khác, khiến cho người ta đi trên con đường lang thang phiêu bạt sanh tử luân hồi, hạng tội lỗi này vô cùng nghiêm trọng, vậy nên các vị Hiền Sĩ phải nên cẩn thận đối với tính nghiêm trọng và sự đáng sợ của lời nói; phàm việc gì cũng hãy suy ngẫm kĩ càng rồi sau đó mới làm, những lời trước khi nói ra miệng đều phải ngẫm đi rồi lại nghĩ lại nhiều lần.

 

Bây giờ lại chuyển về đề tài động vật.

 

Động vật nếu như lúc chuyển thành thân động vật, có thể biết sám hối, biết những việc sai mà mình đã làm, hoặc luỹ kiếp đã từng gieo trồng xuống những nhân duyên lành thì bèn có cơ hội gặp được Tiên Phật điểm hoá, hoặc gặp được sự chỉ dẫn, chỉ đạo của những thiện tri thức vô hình, có cơ hội đi trên con đường chánh, tu luyện chánh pháp mà sau đó trở thành các loài tinh quái. Sau khi đã trở thành các Nguyên Nhơn thuộc loài tinh quái rồi, việc tu hành vẫn cứ là rất khổ, vẫn cứ là cần phải lao tâm lao lực tu luyện tự tánh khiến cho tất cả mọi tạp chất của tự tánh toàn bộ đều rửa sạch, đấy là hướng vào nội tâm tu, càng là vô cùng khổ. Thế nhưng sau khi đã trở thành loài tinh quái rồi thì có nhiều cơ hội có thể hành thiện hơn so với lúc mang thân động vật, càng có cơ hội đắc được cơ duyên trợ đạo và cơ hội cầu đạo, vậy nên lấy linh tu luyện mà nói thì quả thật là còn may mắn hơn rất nhiều so với thân động vật, thế nhưng quá trình tu luyện của các linh tu luyện thì nỗi khổ tu luyện ấy người phàm chẳng cách nào tưởng tượng nổi, thời thời khắc khắc nhất định cần phải cẩn thận niệm đầu sinh phát của mình - phải chăng là đã khởi ác niệm ? phải chăng là đã khởi dục niệm ? phải chăng là đã khởi niệm bất bình ? Lại còn phải phòng ngừa sự cám dỗ và dẫn dắt sai lầm của những loài tinh quái khác, vậy nên quá trình tu luyện khá là cực khổ vất vả.

 

Nhân Quả của Những Nguyên Nhơn hoá sanh.

 

Con bọ ngựa sở dĩ chuyển thành thân bọ ngựa đấy là do bởi âm dương ngũ hành dẫn đến lúc vẫn còn sống. Lúc còn sống thì là lạnh lùng tàn khốc, chẳng có tâm đồng cảm, tâm địa tàn nhẫn, xử sự độc ác, chẳng biết liêm sỉ, giết người không chớp mắt, vả lại bất cứ lúc nào cũng chuẩn bị dồn người ta vào chỗ chết, vậy nên lúc chuyển thành thân bọ ngựa thì hiển hiện ra đặc điểm tiêu biểu động vật chính là “ luôn mang vũ khí bên mình, chuẩn bị công kích những sinh vật khác ”, đấy chính là cá tính của Nguyên Nhơn lúc vẫn còn sống mang theo đầu thai chuyển kiếp trên mình của động vật, yếu tố di truyền hợp với thân động vật; còn nếu muốn tu luyện, muốn sám hối thì khá ư là khốn khó, bởi vì bọ ngựa thuộc về loài hoá sinh.

 

Các vị Hiền Sĩ ở trong nhà phải chăng thường hay nhìn thấy những hoá sinh thuộc các loài sinh sống trong nhà ?

 

Ví dụ như : muỗi, bọ ngựa, ruồi, kiến, nhện … ,còn chuột thì không thuộc loài hoá sinh.

Những loại hoá sanh sống trong nhà này ở trong nhà phải chăng người bình thường nhìn thấy thì bèn sanh khởi tâm ghét hận ?

Sanh khởi cái tâm ghét hận cũng là điều bình thường, phải chăng có người hễ nhìn thấy những loài hoá sanh này thì bèn muốn bắt để nấu ăn ?

Vậy thì chúng có gì khác biệt so với tập tính của những con chó con mèo ? mà những loài hoá sanh sống trong nhà này sở dĩ sẽ khiến loài người hễ nhìn thấy thì bèn sanh khởi cái tâm ghét hận cũng là do nhân quả của chúng dẫn đến mà thành.

Lúc nó còn sống thì chẳng có chuyện ác gì là không làm, người ngoài chẳng làm gì được nó, bởi vậy lúc chuyển thành loài hoá sinh thì khắp nơi chuốc oán, ai nhìn thấy cũng hô đánh, hô bắt, nhìn thấy rồi thì bèn muốn đánh chết nó, vậy nên thế gian mới có sự phát minh và vận dụng thuốc trừ sâu, các viên long não, mà đấy cũng là quả báo của loài hoá sinh trong nhà do lúc còn sống tạo ác dẫn đến, nay cung cấp cho các vị Hiền Sĩ làm sự thức tỉnh cảnh giác.

 

Tuy rằng giữa loài hoá sinh với loài người đã kết xuống rất nhiều mối ác duyên trong luỹ kiếp, thế nhưng cũng có rất nhiều cái cũng là không có liên quan gì đến nhân quả. Các vị Hiền Sĩ chẳng biết được giữa các vị với loài hoá sanh phải chăng có những mối quan hệ nhân nhân quả quả, vậy nên bất cứ một loại hoá sanh nào thì các Hiền Sĩ cũng đều không thể tuỳ ý đi đánh chết chúng hoặc dùng thuốc trừ sâu bọ khiến cho chúng chết, chỉ có thể đuổi chúng đi thôi. Thế nhưng lúc đuổi chúng đi cũng phải dùng thái độ ôn hoà để đuổi những loài hoá sanh này, không được sinh khởi cái tâm ác độc, không được dùng phương pháp gây đau khổ bức khiến chúng rời khỏi một cách đau đớn, vì như thế cũng sẽ lại tạo xuống mối nhân quả mới đấy.

 

Tham bàn Tam Tào, ông trời cũng ban cho loài hoá sinh cơ hội để trở mình.

 

Các vị Hiền sĩ phải thường mang cái tâm từ bi, tuy rằng những loài hoá sinh này khiến người ta hễ nhìn thì sinh lòng chán ghét, thế nhưng Hiền Sĩ cũng phải hoá giải cái khí oán hận của bản thâncó một số những Nguyên Nhơn thuộc loài hoá sanh bởi vì luỹ kiếp đã làm hại các vị Hiền Sĩ, vậy nên khiến các vị Hiền Sĩ hễ nhìn thấy chúng thì muốn đánh chết chúng, lúc này thì các vị Hiền Sĩ bèn giống với tâm thái của những oan khiếm của các vị vậyTrước khi muốn đánh chết những loài hoá sinh, hãy nghĩ xem bản thân mình phải chăng nên thả cho chúng một con đường sống ? Bản thân mình phải chăng nên buông tha cho chúng, không cần đòi báo đối với chúng ?

 

Nếu như các vị Hiền Sĩ nhìn thấy các loài hoá sanh mà muốn đánh chết chúng, vậy thì lúc những oan thân chủ nợ của các vị Hiền Sĩ muốn đòi báo đối với các vị cũng hy vọng các vị chết một cách nhanh chóng dứt khoát vậy, đấy là một loại nhân quả báo ứng, bởi vậy nên mọi người nhất định cần phải buông xuống cái tâm thù hận. Các Nguyên Nhơn nhất định cần phải buông xuống cái tâm thù hận, ngay đến động vật, linh tu luyện cũng đều phải buông xuống cái tâm thù hận.

 

Linh thể của bản thân các loài hoá sanh không đầy đủ hoàn chỉnh, thần thức đã không hoàn chỉnh cho nên khó mà phán đoán thị phi đúng sai, còn các vị Hiền Sĩ có được thân người, linh thể hoàn chỉnh, thần thức rõ ràng, ý thức tỉnh táo, nên có thể phán đoán thị phi đúng sai; đối với các loài hoá sanh hãy thả cho chúng một con đường sống, và tương trợ cho chúng một phần công đức hồi hướng, trợ giúp cho chúng sớm ngày có thể hợp linh, sớm ngày có thể trở mình.

 

Động vật tứ sanh luân chuyển trong môi trường hoàn cảnh nghiệp báo vô cùng đáng thương ! vả lại bị quản chế bởi ảnh hưởng yếu tố di truyền của thân động vật cho nên nghiệp báo mà chúng phải chịu cũng là rất đáng thương, mà tự thân lại chẳng cách nào cầu được sự giải thoát.

 

Các vị Hiền Sĩ nhất định cần phải thật tốt mà suy ngẫm, suy ngẫm xem “ thân động vật vì sao mà đầu thai chuyển kiếp thành thân động vật vậy ? ”

 

Chính là bởi tánh khí bẩm tánh của chúng tạo thành trở nên thân động vật, quay ngược lại mà suy ngẫm xem, nghĩ nghĩ xem bản thân phải chăng nên sàn lọc loại bỏ những tập tánh không nên có, những thói xấu không nên có ?

Nếu như đã có những tập tánh, những thói xấu này rồi, vậy thì lại có gì khác biệt so với loài động vật đây !

Chẳng qua chỉ là sự khác nhau về mặt nhục thể; nhục thân, hình thể, hình trạng khác nhau, thế nhưng về mặt tập tánh thì cũng có gì khác biệt đâu !

 

Thân làm con người thì nhất định cần phải có những luân lí đạo đức mà con người nên hiểu biết, có những chân lí Tam Tào và những hành vi làm người nên có, có những lời nói, thái độ, sự suy ngẫm mà làm người nên có, như thế mới không uổng phí thân là một con người. Nếu như chẳng có những quan niệm luân lí đạo đức, chẳng có lòng từ bi đối với người, thường mang cái tâm ác độc, hung hãn tàn bạo thì có gì khác biệt so với các loài hổ, sói, rắn, bọ cạp đâu ?

 

Tất cả hữu tình duy tâm đã tạo, tâm hung ác tàn nhẫn thì thành hổ sói, tâm độc thì thành loài rắn, bọ cạp. Tất cả những sinh vật hữu hình trên thế gian, bao gồm các vị Hiền Sĩ, những động vật của tứ sanh, đều là tất cả những chúng sanh hữu tình. Sự tu dưỡng, đạo đức hàm dưỡng của các vị như thế nào, thì cái mà các vị trình hiện ra bên ngoài bèn chính là loại hình thể theo thế ấy. Vậy nên nếu như một người mà sự tu dưỡng, đạo đức hàm dưỡng rất tốt, biểu hiện ở trên tướng mặt, trên lời nói thân thể tứ chi bèn sẽ là một thứ thái độ từ bi hoà nhã, diện mạo từ bi hiền lành cát tường; thế nhưng nếu như trong tâm thường mang những ác niệm, những quái niệm, tà niệm, vậy thì cái mà diện mạo và hành vi trình hiện ra bên ngoài bèn là một thứ hiện tượng quái dị và diện mạo quái dị. 

 

Mời các Hiền Sĩ hãy đứng dậy, thể hội lần nữa cảm giác loài chim bay lượn xem. Nếu như không nỗ lực bay, lại ngừng lại, thì có khả năng gặp phải sự săn giết của những kẻ địch tự nhiên, vậy nên nhất định cần phải nỗ lực bay. Lúc bay thì khổ sở, lúc không bay cũng rất khổ sở, có phải là tiến thoái lưỡng nan không ? Động vật chính là như thế đấy, thường ở trong tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, thế nhưng lại chẳng biết làm thế nào cho tốt ! Có một số người ngưỡng mộ loài chim bay lượn, rất tự do, rất tự tại, thế nhưng chẳng biết rằng chúng đang nếm chịu hình phạt. Sau khi tay động, hãy hướng con mắt nhìn về phía trước, nhìn thẳng ngay phía trước, nhãn thần không được chớp, nhìn thẳng về phía trước, tay cũng không được buông xuống. Loài chim trong lúc bay lượn có thể nhìn trái nhìn phải hay không ? Con mắt vẫn cứ là nhìn thẳng, giống với loài cá vậy; nếu như ngừng xuống, lúc phần đầu chuyển động thì thường thường là đang làm sạch lông vũ, hoặc là làm sạch những kí sinh trùng, những vi khuẩn trên thân, hoặc là gãi ngứa. Những loài chim di trú theo mùa vào lúc phương bắc khá ư hàn lạnh thì sẽ di trú bay về phương nam. Chúng phải bay đường dài, cũng phải nếm chịu đủ thứ những nỗi đau khổ. Chúng nếu như chẳng di trú về phương nam thì bèn sẽ phải chịu đựng nỗi khổ của thời tiết băng giá, vậy nên chúng cũng chịu sự ảnh hưởng nhân tố di truyền của loài chim di trú, nhất định cần phải bay về phương nam, nhất định cần phải không ngừng rung động đôi cánh.

 

Thế gian có người ưa thích ăn trứng của loài cá, loài tôm, hoặc những động vật vừa mới ra đời. Nếu như là con cái của mình chết yểu như thế hoặc chết non trong bụng mẹ, thân làm cha mẹ có phải là trong lòng sẽ rất đau khổ ?

Nếu như con cái của mình còn sống sờ sờ bị người ta bắt đem đi từ ngay bên cạnh mình, bản thân mình sẽ chịu đựng gặp phải nỗi đau khổ của sự sinh li, nỗi đau của cốt nhục chia lìa. Người đời sau khi hiểu biết được thứ đau khổ này thì phải biết nghiệp báo sản sinh của việc ăn thịt động vật, những động vật vừa mới chào đời và những trứng của động vật trứng cá, trứng tôm.

 

Các Hiền Sĩ chớ có cảm thấy khổ, cũng chớ cảm thấy mệt mỏi, nếm chịu một chút chút khổ, một chút chút mệt mỏi để cho tứ sanh, các oan khiếm xem xem bản thân mình phải chăng đã hiểu được nỗi đau khổ của chúng để ngăn ngừa nỗi oán hận của chúng không ngừng tăng thêm, bởi vì người đời chẳng có cái tâm sám hối, tâm cảm ơn thì sẽ khiến cho niệm đầu đòi báo của chúng sẽ không ngừng tăng mạnh, những ý niệm đòi báo không ngừng tăng thêm, lúc đòi báo sẽ muốn giày vò người ta sống không bằng chết đi, chết đi rồi lại sống lại; vậy nên phải thường mang cái tâm cảm ân, tâm sám hối để ngăn ngừa nỗi oán hận của chúng càng thêm sâu nặng.

 

Hôm nay sau khi các Hiền Sĩ bế ban, phải nhớ hồi hướng lại cho “ những thịt chúng sanh mà kiếp này mình đã ăn ”, hoặc “ những thịt chúng sanh mà mình luỹ kiếp đã ăn ” để làm viên mãn cái lớp hôm nay.

 

Cổ Phật ta đây hôm nay đã đưa các oan thân của các Hiền Sĩ – các oan thân chủ nợ Tứ Sanh đến đây để họ lắng nghe chân lí, cũng để họ nhìn thấy cái tâm sám hối của các vị Hiền Sĩ đã đến loại mức độ nào rồi, để cho họ cũng có thể buông xuống cái tâm oán hận, tương trợ cho sự phát triển của đạo vụ Tam Tào, không đòi báo nữa, bằng lòng tiếp nhận sự hồi hướng công đức của các vị Hiền Sĩ.

Các oan thân chủ nợ nếu như lúc tâm oán hận quá ư nặng, thì cho dù là các Hiền Sĩ nhân gian dùng công đức hồi hướng tiêu trừ một phần nợ nghiệp này, họ cũng không hẳn muốn tiếp nhận, vậy nên nhất định cần phải mang cái tâm sám hối thì mới có thể tiêu trừ cái tâm oán hận của họ, cái niệm oán hận của họ.

 

Hôm nay động vật có thể có cơ hội trở mình, đấy là do ông trời khai xá, do sự khuyên hoá của Chư Phật và sự hồi hướng công đức của nhân gian, chớ nếu không thì luân chuyển ngàn đời trăm đời, mấy mươi năm, mấy trăm năm, mấy ngàn năm sau mới có thể có cơ hội hợp linh lại đấy, vậy thì động vật phải luân chuyển đến lúc nào mới có thể lại luân chuyển thành thân người đây ? Luân chuyển đến thân người thì mới có cơ duyên tu đạo khá lớnvậy nên kì này là một lần cơ hội khó mà có được, là thời cơ thù thắng, nhất định cần phải dựa vào sự tương trợ của các vị Hiền Sĩ. Các Hiền Sĩ nhân gian cùng nhau đến tương trợ, Chư Thiên Tiên Phật giúp đỡ trợ đạo ở trong vô hình, giúp đỡ khuyên hoá, lại nương nhờ vào ân điển khai xá của Hoàng Mẫu khiến cho họ bởi vì đắc được công đức hồi hướng, chân lí nghe lọt vào tai mà buông xuống lòng oán hận, như thế thì các Nguyên Nhơn trong cõi vô hình và các Hiền Sĩ nhân tào hữu hình đều cùng có cơ hội để trở mình.

 

Cổ Phật ta tặng cho các vị Hiền Sĩ vài câu nói :

Miệng chẳng ăn thịt chúng sanh, ở đâu mà có những bệnh tật vô minh quấy rầy tấm thân.

Miệng chẳng thích thịt của chúng sanh, trưởng dưỡng tâm nhân đức từ bi.

Miệng chẳng tham thịt chúng sanh, thanh tâm ít dục dễ tu hành.

Miệng chẳng nói thị phi đen trắng, nào sợ lời huỷ báng tìm đến bên mình.

Miệng chẳng nói dâm ngữ, tà ngữ, vọng ngữ, ỷ ngữ, ác ngữ, thì chẳng sợ nhân quả khẩu nghiệp tìm đến.

Lời nói cẩn thận, cần phòng việc làm hại làm trì trệ tuệ mệnh tu đạo của người khác.

 

Đặc biệt là điều cuối cùng “ cần phòng việc làm hại làm trì trệ tuệ mệnh tu đạo của người khác ”, báo ứng gặp phải do việc này gây ra chính là con đường tu đạo của tự thân sẽ gập ghềnh trắc trở nguy hiểm, thường hay sẽ liên tục có những chuyện không thuận theo ý, bởi vì bản thân mình đã cắt đứt tuệ mệnh tu đạo của người ta, trong lòng của những duyên nhơn triêm quang không phục, những món nợ nhân quả của người ta sẽ chuyển sang quấy nhiễu thân mình, cũng muốn chặt đứt tuệ mệnh tu đạo của mình, vậy nên các vị Hiền Sĩ cần phải cẩn thận sự đáng sợ của lời nói.

 

Cẩn thận lời nói

“ Lời nói ” là một loại công cụ, “ tốt ” thì có thể thành tựu một con người, “ xấu ” cũng có thể làm hại chết một con người, vậy nên “ nhất ngôn thành nhơn, nhất ngôn bại nhơn ”.

 

Một lời nói có thể thành tựu một con người - nhất ngôn thành nhơn.

Một lời nói có thể huỷ bại một con người - nhất ngôn bại nhơn.

Lời nói như đao kiếm, những lời lẽ ngôn từ lạnh lùng khiến người ta chẳng muốn tu đạo, lúc mà khởi lên cái tâm chẳng muốn tu đạo thì các duyên nhơn nhân quả của tự thân anh ta lại cố ý tìm cách ngăn trở trong đó, anh ta bèn như thế mà bị vuột mất khỏi đạo trường. Nếu như các vị không cho các Nguyên Nhơn Nhân Quả có cơ hội có thể thừa dịp sấn tới thì người tu đạo này cũng bèn sẽ không vuột khỏi đạo trường.

 

Nói quay về lại điểm ban đầu thì là bởi vì những lời lẽ của tự thân dẫn đến việc người ta lang thang phiêu bạt sinh tử,  truy ngược về nguồn gốc căn nguyên thì chính là như vậy, vậy nên hãy cẩn thận một lời oán trách nho nhỏ, một lời lẽ không cẩn thận nho nhỏ.

Thanh khẩu chính là những lời nói ra miệng đều thanh tịnh, những thứ ăn vào trong miệng đều thanh tịnh, ra trong vào sạch, thanh thanh bạch bạch, làm trong sạch cái miệng của mình, như vậy thì ý niệm mới thanh tịnh.

 

Đối lại mà nói, ý niệm của tự thân thanh tịnh thì mới không dẫn khởi sự ô trọc của miệng, vậy nên trên mặt tâm niệm của bản thân, trên ý thức phải tu được thanh thanh tịnh tịnh thì tự nhiên sẽ không nói ra những lời lẽ làm tổn thương gây hại cho người khác, sẽ không nói ra những lời lẽ không cẩn thận, đấy là cái đạo mà người người đều phải tu đấy.

Tuy rằng chẳng dễ dàng tu, chẳng dễ gì sửa đổi, chính là bởi vì không dễ dàng cho nên nhất định cần phải tu nhất định cần phải sửa đổi. Kiếp này nếu như chẳng tu chẳng sửa thì chẳng phải là một người tu đạo hoàn chỉnh trọn vẹn, chẳng phải là một người thanh khẩu hoàn chỉnh trọn vẹn. Lời nói ra chẳng thể cẩn thận dè dặt, chẳng thể thanh thanh tịnh tịnh, chẳng thể thiện ngôn thiện ngữ thì nhân quả lại làm sao mà đoạn dứt được đây ?

Một câu nói khiến cho người ta đau lòng buồn bã, như thế cũng tạo xuống một hạt giống nhân quả, dẫn đến sự luân hồi sau này.

Tuy rằng các vị Hiền Sĩ hôm nay ở trong đạo trường Bạch Dương, là các tu sĩ Bạch Dương, có thể dùng công đức để tiêu nợ nghiệp, thế nhưng những nhân quả nho nhỏ chẳng đoạn dứt, thì Hiền Sĩ phải làm bao nhiêu công đức để bù trừ lại cho các món nợ nghiệp đây ?

 

Lời nói nho nhỏ không cẩn thận thì các vị Hiền Sĩ phải làm càng nhiều công đức hơn để tiêu trừ càng nhiều những khẩu nghiệp, cứ thêm thêm giảm giảm như thế thì mất nhiều được ít.

Các chúng sanh thuộc loài thuỷ tộc thì nhiều biết bao nhiêu, vì sao mà lại đoạ chuyển làm thân loài thuỷ tộc vậy ? chính là bởi lúc còn sống đã tạo rất nhiều loại khẩu nghiệp, bởi vậy nên đoạ lạc thành thân loài thuỷ tộc. Hãy ngẫm nghĩ xem vì sao mà các Nguyên Nhơn thuỷ tộc lại nhiều như vậy, thì bèn có thể biết những nhân quả mà người đời đã tạo xuống trên mặt khẩu nghiệp là sâu nặng biết bao. Các Nguyên Nhơn thuộc loài hoá sanh sau khi đã hợp linh rồi thì trước tiên phải đầu thai chuyển thành thân loài thuỷ tộc hoặc loài thấp sanh, từng ải từng ải một, không ngừng không ngừng qua các hình phạt, các món nợ nghiệp không ngừng không ngừng tiêu đi thì mới có thể đắc được toàn linh trọn vẹn. Các vị Hiền sĩ hiện tại là linh thể đầy đủ trọn vẹn, khẩu ý nhất định cần phải thanh tịnh, chớ có lại tạo khẩu nghiệp, nếu không lại đi hướng xuống dưới bèn là cõi địa ngục và cõi súc sanh, đi hướng lên trên thì có thể trở về thiên đường, hướng xuống dưới bèn là cái thân vạn kiếp khó đầu thai trở lại làm thân người, phải nên ghi nhớ kĩ !

 

Các vị Hiền Sĩ, hôm nay là pháp hội thanh khẩu, chơn nghĩa thanh khẩu cẩn phải nghe được một cách rõ ràng, làm thanh tịnh cái miệng của bản thân, làm thanh tịnh cái tâm của chính mình thì mới có thể làm thanh tịnh người khác. Tự bản thân mình chẳng cách nào thanh tịnh, muốn làm thanh tịnh người khác thì người ta cũng sẽ chẳng phục, tuyệt đối phải ghi nhớ kĩ trong tâm đấy. Chớ có lãng phí thời gian của một ngày, hãy thường xuyên ngẫm nghĩ đến tiếng lòng của các Nguyên Nhơn Tam Tào, những nỗi khổ của các Nguyên Nhơn Tam Tào, thì mới có thể hiểu sự thù thắng và sự khó khăn của việc bàn phổ độ Tam Tào.

 

Cổ Phật ta đây để lại một bài “ thanh khẩu huấn ” cho các vị Hiền Sĩ tự mà tham khảo, tự mà nghiên cứu học tập.

 

Cổ Phật đây từ giá với Lão Mẫu, bèn thế rời khỏi, để các Nguyên Nhơn tiếp tục nghe lớp. Cổ Phật đây lùi sang một bên tiếp tục xem các vị Hiền Sĩ tiếp tục không ngừng phát tâm, chớ có thoái lùi mất cái đạo tâm này, tam giới kêu gào bi ai.

 

Số lượt xem : 1147