Quy Tắc tiêu chuẩn dành cho Đàn Chủ
Thế nào là các quy tắc tiêu chuẩn dành cho Đàn Chủ ?
I. Yêu cầu của việc hàm dưỡng nội đức
1. Có thể cung kính cẩn thận tuân thủ ngũ giới, cẩn ngôn thận hành ( cẩn thận lời nói và hành động, sửa bỏ thói hư tật xấu, trừ bỏ tính nóng nảy, giới tam độc : tham, sân, si.)
2. Tấm lòng rộng mở, khiêm tốn, có thể tiếp nạp ý kiến của người khác, cung kính có lễ phép, nuôi dưỡng thành thái độ không nóng vội, không cáu kỉnh.
II. Hỏa hầu cơ bản
1. Có thể gánh vác trách nhiệm, không sợ những lời hủy báng, tự hỏi tâm chẳng hổ thẹn với người với trời, tự khẳng định mình.
2. Hiệp trợ thao trì các loại sự vụ của phật đường, như là hiến hương sáng tối, hiến cúng mồng một, mười lăm, cần phải nhẫn nại kiên trì làm đến cùng.
III. Cách làm cụ thể đối với việc thành toàn đạo thân
1. Thành toàn đạo thân : mỗi tuần ít nhất một lần, hoặc đích thân đi thăm hỏi, hoặc điện thoại liên lạc.
2. Có thể quan tâm đến các đạo thân, tình hình có mặt của việc tham gia các lớp nghiên cứu, hiệp trợ giải quyết những vấn đề nan giải.
3. Có sự khẳng định đối với Thiên Ân Sư Đức, sự khẳng định đối với thiên mệnh, thường đề xướng nỗi khổ tâm của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân, làm tấm gương mẫu mực cho các đạo thân.
4. Kịp thời truyền đạt những tin tức gần đây nhất của đạo trường, nhân cơ hội mà thành toàn. Khích lệ cổ vũ các đạo thân tham gia các hoạt động lớn của đạo trường và các loại phân công để hành công liễu nguyện, khai thác nhân tài.
IV. Cách làm cụ thể đối với việc khai sáng đạo vụ
1. Tích cực tham gia hội nghị đàn chủ, cùng thương lượng thảo luận kế hoạch phát triển đạo vụ, toàn sức thực hiện.
2. Tận lực rộng hành tam thí ( tài thí, pháp thí, vô úy thí ), hộ trì sự phát triển của đạo vụ.
3. Mỗi tháng độ người cầu đạo, tích cực tham dự đối với đạo vụ của bổn đàn ( phật đường của mình ).
4. Phối hợp với biên độ của đạo trường lớn, thực hiện tinh thần và lý niệm tu bàn của Tiền Nhân.
V. Cách làm cụ thể đối với việc hộ trì đạo trường, hộ trì phật đường
1. Giữa các đàn chủ phải xây dựng sự tin tưởng và kính trọng lẫn nhau, cùng sáng lập ra đạo trường hoàn mĩ.
2. Thực hiện phương châm tu bàn mà Tiền Nhân đã đẩy mạnh đề xướng, hộ trì hình tượng tốt đẹp ưu tú của đạo trường.
3. Thân là đàn chủ thì bản thân phải thuộc kĩ phật quy lễ tiết, chánh kỉ thành nhân
( đoan chánh bản thân mình và giúp người khác thành tựu ), bồi dưỡng khí chất, thuộc làu các lễ tham giá, từ giá, lễ hiến cúng, hiến hương sáng tối, lễ mồng một, mười lăm, lễ tiết bàn đạo và tất cả các công tác chuẩn bị bàn đạo và thao trì.
4. Đàn chủ nên tăng cường làm vững chắc thêm bản thân mình về sự tự giác gánh vác đối với các trách nhiệm trọng đại, khiêm tốn sẵn sàng tiếp thu học tập các kĩ năng tu bàn mới có thể độ hóa một phương, tinh tiến tu trì, cẩn thận lời nói và hành động cùa mình để làm gương cho các đạo thân.
Những quy tắc làm việc
1. Chức trách của đàn chủ :
Đạo thân đến phật đường, bất kể họ là những người phú quý hay bần tiện đều bình đẳng nhất trí dùng thành ý để đối đãi với người, như vậy mới có thể thể hiện sự quý trọng của đạo.
Nên chuẩn bị thau nước và khăn tay ướt để người khác dùng lau rửa tay trước khi tham bái Lão mẫu và tiên phật.
Thầy Tế Công Hoạt Phật nói rằng :
Chức trách đàn chủ thật chẳng nhẹ,
lãnh đạo một phương giáo hóa vạn dân,
phật quy lễ tiết phải nghiên cứu rõ tường tận,
kế thừa người đi trước, dẫn dắt chỉ dạy người theo sau cùng hành,
chiêu đãi đạo thân mặt mỉm cười,
độ người lên bờ chớ bảo nghèo,
không thể lâu rồi sanh chán nản, bồi hồi do dự chẳng tiến lên.
Gặp phải khảo nghiệm vẫn tồn sự thành tâm, thành kính thì ma khảo sẽ tự hóa giải,
hàm oan chịu uất nghiệt sạch tiêu,
lúc rỗi thường nghĩ lỗi mình đã sai phạm,
tiến cử bổ nhiệm người hiền đức có tài năng.
Khai phát hướng dẫn đạo thân tự nguyện vào buổi tối hôm trước ngày mồng một, mười lăm đến phật đường chỉnh lí dọn dẹp môi trường và bàn sự.
Thầy rằng :
Bầu không khí của đạo phải nhờ vào tất cả mọi người giúp đỡ ủng hộ,
mượn nhờ sự việc để thành toàn thì lý cũng tương đồng,
chuông chẳng đánh thì chẳng ngân vang,
người chẳng có người khuyên thì lễ nghĩa chẳng có,
cũng thật tốt nhân cơ hội này để liễu nguyện,
tài, pháp, vô úy hãy lượng sức mà thí,
thí tuyển tài năng mà phân phối trách nhiệm,
tạo tựu những người đến sau duy chỉ có con đường này.
Phàm là bàn sự xong thì xử lí cung quả ( những trái cây, bánh kẹo …dùng để hiến cúng dâng lên cho Lão Mẫu và Tiên Phật ). Sau khi tiễn Phật về trời thì phật đường gia đình sẽ đem những cung quả đã dùng để cúng qua chia sẻ cho mọi người để cùng kết thiện duyên, phần còn dư thì giữ lại đem cất để thưởng và khích lệ những con cháu tập lễ hành hiếu, hoặc chuyển biếu cho hàng xóm bên cạnh để giao thiệp tình cảm. Phật đường công cộng : giảng giải ca ngợi về sự trung hiếu, hoặc khích lệ mọi người hành công đức, hoặc kính trọng người lớn tuổi và các tiền hiền …thì mới có ý nghĩa.
Thầy rằng :
Cung quả là của Lão Mẫu ban,
thưởng công đáp lại cho việc hành thiện, cái lý này nên biết
hãy chỉ dẫn từng bước tiến dần theo thứ tự cho rõ chân lý
dạy bảo họ chớ quên sự từ bi của bậc tiền nhân
hiểu rõ thiên thời cấp tốc tiến
báo ân liễu nguyện phải kịp thời
Đạo và giáo khác nhau, phải giảng tường tận
nhận khảo, chịu nhục chẳng phải là si.
Số lượt xem : 2579