Phát Tâm Bồ Đề
Phát Tâm Bồ Đề
( Những lời từ bi của Hoạt Phật Lão Sư )
Đồ nhi có cầu đạo, thế nhưng chẳng có học đạo, tu đạo, bàn đạo, cho đến chẳng có hành công lập đức, liễu nguyện tiêu nghiệp, chỉ có mỗi cầu đạo không thôi thì không đại biểu rằng con từ nay về sau không đoạ vào sáu nẻo luân hồi nữa, cũng không đại biểu rằng một nửa đời còn lại hoặc là kiếp sau thì mệnh sẽ tốt.
Nếu như con chỉ là chú trọng kiếp sau, chú trọng đủ thứ những sự tao ngộ nhân quả của kiếp sau mà hành thiện tích đức, vì để tiêu nghiệp chướng của kiếp này, vì để tạo phước báo của kiếp sau, trong lòng nghĩ rằng ít nhất vẫn còn có tương lai và kiếp sau tốt đẹp, loại phát tâm và tu hành này vẫn là thuộc về cách nghĩ và cách làm của pháp hạ thừa.
Vì sao phải gọi là Cao Tăng “ đắc đạo ” chớ không gọi là cao tăng “đắc pháp” ? Bởi vì duy chỉ có đạo mới có thể thật sự siêu sanh liễu tử, thoát lìa luân hồi, vậy nên ý nghĩa thật sự của cầu đạo chính là phải lợi ích những chúng sanh hữu tình, độ hoá chúng sanh, cứu độ những chúng sanh hữu tình.
Cái tâm lợi ích, độ hoá chúng sanh, đấy gọi là “ phát tâm bồ đề ” : cũng có nghĩa là nói rằng đồ nhi vì muốn cứu vô số chúng sanh mà bằng lòng hy sinh phụng hiến, hy sinh những gì ? Ví dụ như thời gian, tinh thần, thể lực của cá nhân, cái tôi nhỏ của cá nhân, những tài vật, phước báo và tất cả mọi vật chất của cá nhân; vì để cứu độ chúng sanh mà hy sinh phụng hiến, đấy gọi là “ phát tâm bồ đề ”, cũng duy chỉ có phát cái tâm bồ đề lợi ích cho người khác thì mới có thể hiển chứng phật tánh một cách sâu sắc, thể hội sự tồn tại của phật tánh, vậy nên phổ độ chúng sanh là “ lấy cái tâm bồ đề làm cái nhân chính, lấy cái tâm từ bi làm căn bản ”.
Các đồ nhi tu đạo là vì cái gì ? Là vì để trở về Lí Thiên, vậy thì chúng sanh làm sao đây ? Việc Phổ độ Tam Tào phải làm thế nào đây ? Nếu như tu đạo chỉ là thuần tuý vì để tiêu oan giải nghiệt, vì để tránh kiếp tị nạn, chỉ là vì muốn hành thiện tích đức, hoặc là rộng kết thiện duyên để kết giao bạn bè, vậy thì động cơ như thế là không đúng đắn đâu đấy.
Vậy nên đồ nhi sau khi cầu đạo phải phát tâm hướng đạo, tu đạo, vậy thì những tâm tư, niệm lự ( niệm đầu, suy nghĩ ) của con bèn phải quy dựa về chân lí, an trụ nơi chánh pháp, và phải thường thường tư duy thân người khó được, vô thường nhanh chóng, những năm mạt kiếp nhân quả đòi báo nhanh chóng, luân hồi khốn khổ hoạn nạn. Có thể thường tư duy chân lý, chánh pháp, thì con bèn sẽ khá có cái tâm xuất lìa, đối với thế gian hồng trần bèn sẽ khá là không so đo tính toán, vô tranh với đời, sẽ khá dễ nhìn thấu, buông xuống, tấm lòng rộng mở tươi sáng, sẽ khá là không tham trước, nhiễm chấp, cũng sẽ khá là không bận rộn bình phàm, mưu cầu danh lợi, bận rộn mà qua một kiếp người, vậy thì sinh mệnh của con mới có phương hướng, đời người mới có mục tiêu.
Phát Tâm Bồ Đề
( Trích từ Kinh Lương Hoàng Sám )
Tịnh tâm đại chúng lắng lòng nghe
Nghe rồi cùng phát tâm bồ đề
Tâm phát, nguyện lập, chúng sanh độ
Trợ nhau bất thối, cội Đạo về.
Tịnh tâm đại chúng lắng lòng nghe
Nghe rồi cùng phát tâm bồ đề
Tâm phát, nguyện lập, chúng sanh độ
Trợ nhau bất thối, cội Đạo về.
Tâm Bồ Đề tức là tâm Phật
Công đức, tuệ chẳng thể nghĩ bàn
Phát một niệm còn được công đức
Huống gì lại phát tâm luôn luôn.
Luỹ kiếp tu vô lượng phước đức
Dẫu làm đủ hết thảy việc lành
Không bằng tâm Bồ Đề một niệm
Công đức ấy chẳng thể so lường.
Kinh Đại Tập ghi chép dạy rằng
Ví như ngôi nhà tối trăm năm
Chỉ thắp một ngọn đèn nho nhỏ
Cũng có thể phá tan tối tăm.
Chớ cho một niệm phát là nhỏ
Là không quan trọng, chẳng bận tâm
Chỉ làm phước đức, tâm không phát
Như kẻ cày ruộng chẳng gieo giống.
Vì lý do ấy, phải phát tâm
Vô thượng Bồ Đề làm duyên nhân
Trước báo ân Phật, sau chứng quả
Khả cứu vớt muôn loài chúng sinh.
Nay đã cùng gặp thời buổi tốt
Chớ để phiền não lấp tánh tâm
Tâm Bồ Đề thường nỗ lực phát
Công đức không thể nghĩ bàn sánh.
Phát tâm là cách cúng dường lớn
Hơn tất cả muôn khác cúng dường
Không chỉ một phen, phải luôn phát
Cho tâm mãi tương tục rộng lớn.
Phát tâm Bồ Đề phải quán tưởng
Từ thân nhân cho đến chẳng thân
Chúng sanh khắp sáu nẻo, mười phương
Thiết phương tiện, tìm muôn cách cứu.
Tưởng đến một người, rồi đến hai
Hai, ba cho đến đầy một nhà
Một Do Tuần, Diêm Phù đầy cõi
Đến cả bốn châu khắp thiên hạ.
Quán tưởng như vậy lần rộng khắp
Ngập toàn khắp thế giới mười phương
Bốn phương đều cha mẹ huynh đệ
Trên là Sư Trưởng, dưới Hậu Sinh.
Bốn phương góc, bạn bè đồng sự
Ta thấy họ đau khổ muôn đường
Thề diệt hết ngọn nguồn đau khổ
Nói pháp họ nghe giải thoát đường.
Ngày nay đại chúng trong đạo tràng
Phát Bồ Đề tâm phải y chang
Nhất tâm thống thiết, đầu thành lễ
Tâm niệm, miệng nói, thệ nguyện vang.
Đệ tử chúng con, họ và tên …
Nay đối trước Tam Bảo mười phương
Tu đạo Bồ Tát thề chẳng thối
Độ rốt ráo chúng sanh sáu đường.
Đệ tử hằng sanh tâm độ thoát
An lập, che chở, mãi yêu thương
Chúng sanh độ tận, thảy thành Phật
Mới chịu chứng quả vui Niết Bàn.
Nếu chúng con đoạ ba đường ác
Hoặc lâm tám nạn, trong ba cõi
Chịu đủ thân, khổ sở muôn loại
Thề không vì khổ ấy tâm thối.
Nếu có chúng sanh bị ách nạn
Trọng tội trong ba đường sáu nẻo
Đệ tử chúng con họ và tên…
Thề luôn cứu hộ, chẳng bỏ rơi.
Từ nay cho đến ngày thành Phật
Chúng con sẽ nâng đỡ hết thảy
Muôn loài vô lượng biên chúng sanh
Khiến họ được giải thoát, an vui.
Chúng con sẽ không vì tự thân
Mà cầu đạo Bồ Đề vô thượng
Chỉ vì hết thảy chúng mười phương
Cầu chứng quả Bồ Đề vô thượng.
Chúng sanh nào ngu si, ám độn
Không biết chánh pháp, tà kiến mê
Nguyện nhờ Tam Bảo, muôn phương tiện
Khiến họ thành nhất thiết chủng trí.
Nguyện tận hư không giới mười phương
Chư Phật Bồ Tát và Thánh Hiền
Đem sức bổn nguyện hiện tiền giám
Luôn gia hộ nhiếp thọ chúng con.
Đệ tử chúng con, họ và tên …
Nay phát tâm Bồ Đề vô thượng
Tại khắp chỗ sở sanh, thời điểm
Một lòng kiên cố chẳng thối lui.
Nguyện tận hư không giới mười phương
Chư Phật Bồ Tát rủ lòng thương
Đem năng lực vô biên tự tại
Bố thí chúng sanh khắp sáu đường.
Lại từ bi cho tất cả chúng
Hữu, vô hình đang phát tâm nay
Khiến họ đầy đủ công đức lực
Thành tựu Bồ Đề nguyện, hạnh lực.
Nguyện cho tất cả các chúng sanh
Nơi nào cũng được như sở nguyện
Một lòng kiên cố không thối chuyển.
Viên mãn hạnh Bồ Đề vô thượng.
Số lượt xem : 1636