BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nhận Lí Thật Tu

Tác giả liangfulai on 2023-03-08 22:23:45
/Nhận Lí Thật Tu

Bởi vì vấn đề nhân sự mà rời khỏi đạo trường, chịu thiệt thòi vẫn là bản thân.

Ở đâu có người thì ở đấy sẽ có những thị phi. Đạo trường cũng sẽ có thị phi, đấy là sự thật. Mọi người đều là đến để hy sinh phụng hiến, đều vẫn còn đang tu đạo học tập, nếu như vì vấn đề nhân sự mà rời khỏi đạo trường thì quả thật là vì nhỏ mất lớn, chịu thiệt thòi to đấy !


Chẳng muốn đi làm, con vẫn cứ đi, vì sao vậy ? Vì để kiếm tiến, vì mưu sinh cho cuộc sống.

 

Chẳng muốn đến đạo trường, vẫn là phải đi, vì sao vậy ? Bởi vì đạo trường là nơi có thể hành công liễu nguyện, tiêu nghiệp chướng, được phật quang phổ chiếu, gột rửa những ô cấu của thân tâm, là nơi để hoá giải những tâm trạng cảm xúc tiêu cực.

 

Đấy là những điều mà đi làm ở công sở chẳng cách nào kiếm được

 

Đến đạo trường còn đắc được vận khí tốt, bởi vì phật đường có dương khí, có phật lực gia trì;

 

thường đến phật đường, con có sự chân tu thật luyện thì vận khí sẽ thay đổi tốt. Nếu như chúng ta có thể vì để kiếm tiền mà nhịn chịu những sự phân tranh nhân sự của chỗ làm, nhẫn chịu những thị phi xung đột, thậm chí là những sự áp bức hà hiếp của đồng nghiệp và cấp trên thì cớ sao lại không thể vì vấn đề sanh tử đại sự mà nhẫn chịu những sự không viên mãn về vấn đề nhân sự của trong đạo trường ?

 

Tiêu Dao Đồng Tử từ bi rằng : “ quét dọn phật đường thì có công đức, chỗ đất mà mình đã quét dọn qua, có một trăm người đi qua thì đã kết thiện duyên với một trăm người rồi, mình đến lau chùi phật đường, làm phẳng lư hương, phàm là những người dùng qua thì đều đã kết thiện duyên với mình đấy. Nếu như kiếp này rất nghèo khổ, chẳng có tiền tài để có thể tài thí kết duyên với chúng sanh, cũng chẳng có pháp thí giảng đạo lí cho người khác nghe, vậy thì phải biết hành vô uý thí, nấu cơm, nhặt rau, nấu món, quét đất, dâng khăn, chăm sóc đạo thân … đều là cơ hội hành công liễu nguyện tốt nhất mà ông trời dành cho chúng sanh. Vậy nên tu hành chẳng phải là đặc quyền của những người có tiền, mà là đặc quyền của những người hữu duyên và có tâm. Sở dĩ nhân duyên tốt thì nhất định là có nguyên nhân cả, bởi vì anh ta tỉ mỉ ân cần quan tâm chu đáo, có thể thường buông xuống bản thân để đi phục vụ người khác thì sẽ đắc được nhân duyên rất tốt. Nếu như thân phận, địa vị rất cao mà vẫn có thể rất cung kính đối đãi với mọi người, vậy thì nhân duyên kiếp sau sẽ càng tốt, đấy gọi là “ lễ kính Chư Phật ”. Một người mà muốn thành công thì nhất định phải có đức khiêm, trong bát quái có “ quẻ khiêm ” là quẻ tốt nhất, trong đó chẳng có những tai hoạ, tất cả đều rất bình thuận. Quân tử có đức khiêm nhất định sẽ nhận được sự tôn kính của người khác, vậy nên thành tựu càng cao phải càng khiêm cung thì mới là “ công thành, danh toại, thân thoái, là cái đạo của trời ” mà đạo gia đã nói. ”

 

Có một số đạo thân sẽ nói rằng : “ Tôi cũng biết vậy, hiểu ý nghĩa tích cực của tu đạo, thế nhưng nhìn thấy thái độ sắc mặt đắc chí của những kẻ tiểu nhân ấy thì trong lòng tôi bất bình, đi đạo trường thì chỉ có thể nhẫn nại, nhịn chịu đó sao ? ”. Những kẻ thị phi trong đạo trường cứ thích nói những lời thị phi, luận bàn những chuyện phiếm, bới móc những khuyết điểm của người khác, biếng nhác ích kỉ, so đo tính toán từng chút một, đặt điều sanh sự, tệ hại nhất là tẩy chay bài trừ những người khác ý kiến với mình. Vậy nên ở đạo trường nhất định phải chú ý đến bản thân, hỏi bản thân mình xem là đến để trợ đạo ? hay là đến để khảo đạo ?

 

Những kẻ khảo đạo làm chuyện xấu ác, người lãnh đạo đạo trường chẳng có xử lí, ông trời thời gian đến rồi sẽ ra tay trừng phạt.

Có những người thích bàn những chuyện thị phi, chuyện tầm phào ngôi lê đôi mách, hay chế tạo ra các vấn đề, họ thường nói rằng : “ Mình phát tâm như vậy, Lão Mẫu cớ sao không phù hộ, mình chẳng phải là sinh bệnh thì là không ngớt đủ thứ những chuyện lớn nhỏ, không thuận ”.

 

Ở đạo trường là phải hành công liễu nguyện, làm việc nhiều, ít mở miệng, lời nói sai rồi sẽ tạo nghiệp, đem những công đức mà mình đã tu hành tích luỹ thảy đều làm tổn sạch hết. Nếu như ở đạo trường mà là người sanh thị phi, phá hoại những sự hoà hợp, theo phật pháp mà nói thì là phá hoại sự hoà hợp tăng, phạm vào trọng tội ngũ nghịch, ông trời chỉ dùng những tai bệnh bất thuận, sự nghiệp không thuận, gia đình chẳng bình an để trừng phạt răn đe cảnh cáo chúng ta thì xem là đã chừa lại cơ hội sửa lỗi sai cho chúng ta rồi đấy.

 

Tu đạo thì việc hành công liễu nguyện đều còn chẳng kịp nữa là, lại làm gì còn có thời gian để chế tạo thị phi, tạo ra những vấn đề đối lập ?

 

Thầy Tế Công Hoạt Phật nói rằng : “ Đạo và đạo trường là khác nhau đấy. Đạo trường có thể sẽ có những khiếm khuyết, những phân tranh, những sự không viên mãn trên những vấn đề nhân sự nào đó, thế nhưng bản thân của “ Đạo ” thì chẳng có. Bởi vì đạo vốn dĩ vô hình vô tướng, ở đâu mà có những sự phân tranh, làm gì mà có những sự đối đãi đây ? 

 

Các đồ nhi ơi ! Nếu như quả thật muốn tu hành thì phải nâng cao tâm cảnh của bản thân, nhận lí thật tu, hà tất chấp trước ở những chuyện không như ý của đạo trường vậy ? nếu như quả thật là có những chuyện không như ý, đấy cũng là do con người tu chưa được tốt đấy thôi !

 

Đồ nhi ơi ! Khi con gặp phải chuyện, thì phải hành sự một cách lí trí, tuyệt đối chớ có dễ dàng khởi lên cái tâm sân nộ, nếu không thì sẽ huỷ hoại những công đức mà trước kia con đã tu đấy. Các đồ nhi ơi ! Có thể cầu đạo thật không dễ dàng gì, Tổ Tiên của các con cũng chờ đợi triêm quang của các con đấy, con phải ngẫm nghĩ xem, một mình con tu hành, Huyền Tổ chờ đợi con hành công, triêm quang của con, vậy nên con phải có cái tâm bền bỉ, ý chí kiên cường không được dao động, phải có lí trí, đồ nhi hiểu chăng ?

 

Tu đạo chẳng nhận người mà tu, chỉ nhận lí mà hành, chúng ta chẳng cầu mong có công, chỉ cầu chẳng có lỗi. Công đức chẳng phải là làm để cho người khác xem đâu, cũng chẳng cần so đo tính toán những gì mình đã làm có bao nhiêu công đức, con phải chăng là chơn công thật thiện thì là do ông trời định luận; đồ nhi chỉ cần mang giữ lấy cái tâm vô vi, làm một cách vô vi ( chẳng có tạo tác, chẳng có điều kiện, chẳng có những mong cầu ), lập sẵn mục tiêu, nhận lí thật tu thì là được rồi.

 

Người tu đạo hiện nay rất dễ lòng tin không đủ, bởi vì đều là tu đạo thích xem hình tướng bên ngoài, hễ có nghịch cảnh thì bèn không tu nữa, hễ có chuyện không thuận lòng thì bảo rằng thôi không bàn đạo nữa. Đồ nhi ơi ! Nếu như phải chờ đợi đến khi cái gì cũng đều tốt, cái gì cũng đều thuận lợi cả thì mới đến tu đạo bàn đạo, vậy thì con tu cái đạo gì, bàn cái đạo gì đây ?

 

Tu đạo là phải nhận lí, chẳng phải trước tướng. Đồ nhi nói : “ Thầy ơi, con chỉ muốn bình an thôi ”, thử hỏi, thời khắc này con có bình an không ? Ông trời bất cứ lúc nào cũng đều đang âm thầm trợ giúp cho các con, chúng ta sao có thể hễ gặp phải những rào cản trở ngại thì xoá sạch hết những sự trợ giúp mà ông trời đã từng đối với chúng ta ?

 

Mọi người đều biết rằng mọi thứ trên cõi nhân gian đều là ngắn tạm cả, duy chỉ có một Chơn Chủ Nhân ngồi ngay ngắn ở đây, vậy nên phải mượn giả tu thật, nhận lí thật tu.

 

Đời người vất vả khổ cực như thế, bất kể là con đến nơi đâu cũng đều có những nghiệp phải liễu, trong có gia nghiệp, ngoài có sự nghiệp, mỗi ngày đều bị những món nghiệp này quậy đến đỗi rất mỏi mệt. Vậy nên về đến phật đường thì phải buông xuống, để cho vị chủ nhân của bản thân nghỉ ngơi một cái, tịnh một cái, đi cảm nhận cái hoà khí ấy giữa đấy trời, thì con mới biết được rằng sự tĩnh lặng của tâm linh là một thứ phúc khí đấy !  

 

Đồ nhi ơi, sự việc chỉ làm có một nửa thôi thì sao có thể thành công được ? Nếu như con bỏ dở nửa chừng thì quá là đáng tiếc rồi. Tu đạo cũng vậy thôi, lúc mới bắt đầu thì con có thể là rất nhiệt tình, thế nhưng đối với đạo lí thì lại nhận chẳng rõ, con đường của con bèn sẽ đi lệch hướng, bèn sẽ rời đạo càng xa, như thế xem ra sự khởi đầu tốt không nhất định bèn sẽ có kết quả tốt; thế nhưng điều quan trọng là con phải thời thời khắc khắc tự phản tỉnh bản thân, tự tinh tấn bản thân, lại thêm có mục tiêu, có chí hướng thì mới không dẫn đến sự mịt mùng xa vời, uổng đi một chuyến.

 

Sự tu đạo thời kì Bạch Dương thật chẳng dễ dàng. Đồ nhi ơi, các con tu đạo là tu như thế nào ? Lúc gặp phải nghịch cảnh thì chẳng có tâm trạng mà tu bàn, đợi đến khi thuận cảnh thì quên mất việc tu bàn; lúc gặp phải khảo nghiệm lại khốn khó tu bàn, kinh tế túng quẫn khốn cùng càng chẳng có thời gian tu bàn; theo như thầy nhìn thấy thì đồ nhi thông thường là vào những lúc có vấn đề cần phải cầu xin sự giúp đỡ thì mới Thêm, Giảm tu, có cái tâm thái trao đổi điều kiện với ông trời đấy ! Sự tu đạo như thế, sao có thể xem là thể ngộ đây ? 

Số lượt xem : 1013