BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đạo ở trên thân con ( Lời của thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-05-24 17:55:42
/Đạo ở trên thân con  ( Lời của thầy )

Đồ nhi hiện tại tu đạo phải bao hàm đức tánh, đức tánh là cái gì đây ? chính là “ thành ư trung, hình ư ngoại ” ( suy nghĩ bên trong và lời nói hành động bên ngoài nhất trí với nhau, một người nội tâm chân thành thì nhất định sẽ biểu hiện ra bên ngoài qua lời nói, hành động ), thật tâm muốn giúp đỡ người khác nhưng chẳng cầu sự báo đáp, âm thầm mà làm, đấy mới là đức tánh thật, công đức thật. 


Do đó, thầy đây hy vọng các con phải dưỡng đức, đức chẳng phải là miệng nói, sự tốt xấu của đức tánh là phải để cho người khác cảm nhận đấy; sự cảm nhận mà mỗi người cho người khác đều không giống nhau, đấy chính là đặc tính của mỗi một người; cái đặc tính này gọi là khí chất, khí chất chính là sự biểu hiện của cái bên trong, là ngôn ngữ lời nói chẳng cách nào hình dung ra được, là sự cảm nhận giữa người với người, cũng là sự cảm giác giữa linh tánh với linh tánh, cũng vì vậy mà “ Đạo ” chính là linh tánh mà bản thân mình nhìn chẳng thấy, đấy mới là thật, hy vọng mọi người phải thật tốt mà tham ngộ mới phải.

 

 

Cung kính với người khác chính là đang làm trang nghiêm bản thân mình

 

 

Thật ra vị Đạo Sư của mỗi một người vẫn là bản thân, người có thể cứu lấy mình vẫn là chính mình, mọi thứ thảy đều dựa vào tâm niệm của mình đi làm, tâm của mình phải định, tâm muốn định thì phải học hỏi nhiều các vị Thánh Hiền Tiên Phật, giẫm lên những vết chân hướng đến con đường Thánh thì mới có thể hiểu được những lời nào, những lí nào hợp với ý trời. Thầy hy vọng các đồ nhi tự mình đi ra con đường của chính mình. Thầy yêu cầu mọi người giữ lấy một cái tâm của chính mình, đạo trong ngày thường, đạo ở tự thân, tự bản thân mình chẳng nghiên cứu mà lại đi nghiên cứu người khác, đấy là điều vô ích.

 

Hôm nay muốn thành đạo, hôm nay muốn có thành tựu vẫn là bản thân mình phải nghĩ được thông thì mới có thể; muốn làm tiên phật thì cũng phải tự bản thân mình buông xả được mới có thể thành Tiên Phật. Năng lực, tiềm lực của mỗi người vô hạn, chỉ có điều là bản thân chẳng có đi phát hiện khai quật mà thôi; núi báu vẫn phải là tự mình đi khai quật; mỗi người đều có trí tuệ mà ông trời ban cho, do vậy phải tự mình đi khai quật, tự mình đi tìm lấy. Hôm nay muốn tu thì cứ tu, muốn bàn thì cứ bàn, chẳng ai có thể miễn cưỡng con được. Đạo tâm của các con chính là cái tâm sơ phát ấy; phát tâm, thoái tâm chỉ ở giữa một niệm. Hôm nay có chịu tu hay không, chịu bàn hay không thì phải xem bản thân các con rồi.

 

Đồ nhi có từng nghĩ qua chưa, dựa vào một người phàm con đây thì tài đâu, đức đâu để khiến cho tổ tiên của con triêm được quang của con, con đã có làm những việc thiện gì không ? Con có hành công lập đức không ? Chỉ là ngồi ở phật đường nghe giảng sư giảng bài không thôi thì Tổ Tiên đã có thể triêm cái quang của con được nghe ở phía bên ngoài đấy, sao còn chẳng trân trọng lấy ?

 

Đồ nhi phải biết ẩn ác dương thiện ( không bàn về những cái xấu của người khác, chỉ tuyên dương những cái tốt của người ) , phát dương nhiều về những đức tánh của người khác, chớ có thường ghi nhớ những khuyết điểm của ngườiTu đạo phải có tấm lòng khoan hồng độ lượng, phải học cái tâm của Phật Di Lặc đi bao dung. Bước đầu của sự bao dung tức là nhẫn nhịn, tu đạo phải cương nhu bổ sung điều chỉnh phối hợp lẫn nhau, hiểu không ? Con người vẫn cứ phải để lại đức mới có thể sinh cùng trời đất, sinh và phối hợp lẫn nhau, trời, đất, người tức là Tam Tài. Năng lực con người sao có thể sánh với trời, chỉ có đức tánh của con người mới có thể vượt qua trời đất, cũng vì vậy mà bản thân mình phải giữ lấy cái đức của mình. Hiện nay thiên thời khẩn cấp, tu đạo phải một bước xem như là hai bước đi, tuy là khó khăn, thế nhưng thầy hy vong các con có thể tận tâm, tận tâm độ người, tận tâm chăm lo gia đình. Tu đạo chẳng phân biệt già và trẻ, càn và khôn, trước và sau, đồng tâm hiệp lực mới có thể kiến đạo thành đạo. Tu đạo là hoạt bát lung linh, nhưng cũng không được có cái tâm cống cao ( kiêu ngạo tự đại ). Mọi người đều là phân linh của Lão Mẫu, nên phò trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau; sanh tử toàn nằm trong sự nắm bắt của bản thân, hy vọng rằng các đồ nhi học học cái tâm “ Tế Công ” của thầy đây.

 

Trong tâm có nghi hoặc, trong tâm có sự bất mãn thì nhất định cần phải tự mình đi dẹp yên hóa giải; thủy hỏa tương dung, mới chẳng sanh trăm bệnh. Sau khi tu đạo con sẽ biết rằng giữa đất trời vạn vật và kết cấu thân người, âm dương ngũ hành của chúng ta và tất cả mọi tư tưởng thật ra đều là sự phối hợp, liên quan dính líu lẫn nhau.

 

Tu đạo chẳng phải là ở phật đường mới có thể tu, chẳng phải là ở phật đường mới có thể tránh kiếp tị nạn. Bản thân chúng ta thì có một phật đường; tu đạo là mỗi nơi mỗi xó xỉnh cũng phải làm việc mà con nên làm, đấy chính là Đạo đấy ! Chứ chẳng phải là đến phật đường nghe đạo lí hai tiếng đồng hồ thì là Đạo. Hai tiếng đồng hồ ở phật đường rất dễ tu, tôi cười với cậu, cậu cười với tôi, cậu khách sáo, tôi cũng khách sáo với cậu, rất dễ dàng đấy ! Ở bên ngoài, ở công ty con đã làm được chưa ? Ở trong gia đình con đã làm được chưa ? Chúng ta phải đem đạo dung nhập vào xã hội, dung nhập vào gia đình, dung nhập và thế giới, phật đường chỉ là một sự phụ trợ, giúp đỡ; mọi người có người bạn Đạo dẫn dắt tay nhau cùng tiến mà thôi. Cái gọi là học đạo, đạo là ở giữa cuộc sống ngày thường, trong ngày thường thì đã có Đạo, do đó mình làm người xử thế thời thời khắc khắc hợp với Đạo, mình chính là đang học đạo, mình học tập cái đạo đối đãi với người như thế nào, mình học tập noi theo cái đạo của đất trời như thế nào, mình học tập cái gì là đạo của thiên đức địa đức, cho nên mới gọi là học đạo, hiểu không ? Chớ chẳng phải nói rằng mình đến phật đường học tham từ giá rồi, nghe đạo lí, mình chính là đang học đạo, chẳng phải như thế đâu ! Thời thời khắc khắc con phải ghi nhớ kĩ con là cái gì ! Bất kể con là người, là phật, là tiên, là thánh, là hiền đều tốt; con là hóa thân của sự hoàn mĩ nhất, con là kiệt tác tốt nhất mà thượng đế đã làm ra, tức là hóa thân của sự hoàn mĩ nhất. Những điều mà con làm ra cũng phải khiến cho người ta cảm thấy hoàn mĩ nhấtCon phải thời thời khắc khắc nghĩ đến ưu điểm của mình và những ưu điểm của người khác. Con nếu như đã có ưu điểm, vậy thì con phải thật tốt mà biểu hiện nó ra bên ngoài để người khác thấy được. Con người đều thích người khác hiểu được ưu điểm của mình chứ chẳng hy vọng người khác biết được khuyết điểm của mình, do đó nếu như con đã hy vọng người khác hiểu biết ưu điểm của con, vậy con nhất định cần phải đem ưu điểm của con hiển hiện ra ngoài để người khác nhìn thấy. Khi con thời thời khắc khắc đem những ưu điểm của mình hiển hiện ra ngoài, cũng thời thời khắc khắc nghĩ đến những ưu điểm của người khác, vậy thì trên thế gian mới thật sự chẳng có khiếm khuyết.

 

Trời và đất chẳng có lời nói, do đó các con phải dĩ thân thị đạo ( đem đạo hành ra bên ngoài thân, làm việc gì cũng hợp với trung đạo, chẳng thiên chẳng lệch ) . Con nếu như đã đại biểu cho Đạo thì phải đem đạo dẫn ra bên ngoài, con đi đến đâu thì khiến cho người ta cảm nhận được “ đạo thì ở đấy ”. Nếu như bản thân các con làm được rất tốt thì người ta sẽ nói rằng “ đạo rất tốt ”, nếu bản thân mình làm chưa tốt thì người ta sẽ nói rằng “ đạo không tốt ”, do đó là công hay là tội đều là ở giữa nhất cử nhất niệm của các con, do đó nhất cử nhất động của các con đều không thể chểnh mảng đấy !

 

Ở đạo trường, thầy lúc nào cũng dẫn dắt dạy bảo, đều là dạy con trước tiên trở thành một người hoàn chỉnh, lại làm một vị tiên phật tôn quý nhất; chưa đạt đến mức của tiên phật thì vẫn còn tha thứ được, nếu con người hoàn chỉnh mà cũng chẳng làm được, vậy thì hết chỗ nói rồi.

 

Có câu nói rằng : “ điệu khúc càng cao nhã thì càng ít người có thể hát theo cùng ”, chúng ta làm người chớ có quá cao ngạo, cao ngạo cô độc thì sẽ cô đơn lẻ loi. Hiện nay, người ở núi sâu, động cổ thì tu chẳng liễu đạo, ở trong cõi hồng trần thì cũng phải tùy duyên mà xử; nếu như là rất kiêu ngạo thì các con xem xem chẳng những tu chẳng liễu đạo mà con làm người cũng chẳng xong ! biết không ?

 

Chớ có cứ mãi ghi nhớ kĩ những khuyết điểm của người khác, phải chú ý những ưu điểm của người khác. Chúng ta tu đạo chẳng tự nhiên, chẳng vui vẻ như vậy chính là khuyết điểm đã nhìn xem nhiều rồi; nếu chúng ta nhìn hướng về mặt tốt, vậy thì đời người của chúng ta sẽ càng đẹp đẽ, cuộc sống của chúng ta sẽ càng qua một cách tốt hơn, phải không ?

 

Vì sao mà người ta sản sinh cái tâm không cân bằng vậy ? Bởi vì tâm của anh ta bất chánh ( không ngay ), không ngay thì là xiên méo; tâm đã xiên méo rồi thì tất cả mọi sự vật đều chẳng cách nào nhìn thấy rõ được, càng chẳng cách nào hiểu được bản thân.

 

Vạn sự vạn vật để nơi đáy lòng, gặp phải những khốn khó và điều không như ý thì chẳng phải là dùng sự nhẫn nhịn để đè nén nó xuống, con phải hóa chúng đi mới là thượng sách, nhẫn nhịn lâu rồi thì sẽ bùng nổ, dung nham núi lửa bùng nổ thì sẽ như thế nào đây ! sẽ làm tổn thương đến cả những người vô tội, phải không ? trăm ngày trồng cây, một hôm bỗng lửa thiêu rừng công đức, uổng phí việc đang tu đấy !

 

Đối xử với người khác thì phải chân thành; nếu lén lút âm thầm nghĩ một số những việc không tốt thì tuy rằng chưa nói ra, những niệm đầu không tốt ấy cũng sẽ làm tổn thương đến tâm của chính mình, thương tâm thì sẽ hủy đức, đức tánh là phải dựa vào những chỗ ẩn vi ( chỗ ẩn mật, nhỏ bé ) để chương hiển; chỉ có giảng nói hay thì không nhất định là có đức; đức là bồi dưỡng ở trong ngày thường, giữa sự tiến hành, ở chỗ ẩn vi mà đi hành đấy; đức tánh là để người ta đi cảm nhận đấy, nói chẳng ra đấy, cực kì là kị nói nhiều làm ít, thể ngộ cạnCác đồ nhi ơi, có khi lùi một bước mà là tốt đấy; cứ mãi tranh đến cùng thì dễ dàng làm tổn thương đến bản thân mình. Tuy rằng cảm thấy lùi một bước giống như rất mất mặt, thật ra các con chớ nghĩ vậy, việc gì cũng không nhất định phải tranh đến cùng; lùi một bước bỏ đi cái tư tâm thì người ta càng có thể cảm nhận được đức tánh của con, hãy để cho người ta âm thầm tiếp nhận đức tánh của con, đấy chẳng phải là cao siêu nhất hay sao ?

 

Phải nhị lục thời trung ( thời thời khắc khắc ) có thể cảm tạ; chỉ cần các con mỗi ngày tồn cái tâm cảm ân, bất kể con ở đâu thì đều có thể được ích lợi vô cùng, người khác đều sẽ thích con, cái đạo lí này muốn làm thì lại chẳng đơn giản đấy !

 

Có người quan hệ nhân luân ( luân thường ) của họ làm được rất tốt; có người thì lại chẳng có quan niệm nhân luân; có một số các đồ nhi đã tu đạo rồi, thế nhưng gia đình vẫn không hòa hợp, vì sao vậy ? Bởi vì các con chẳng có tận cái trách nhiệm nhân luân; do đó hôm nay chớ có nói rằng mình đã cầu đạo rồi, mình cứ mãi xông, cứ mãi cao, cái gì cũng chẳng chăm lo đến nữa, nhà cũng mặc kệ chẳng chăm lo nữa, người cũng mặc kệ. Con sống trong đám đông, sống trong nhóm người thì phải biết đạo lí làm người. Hôm nay con chẳng hiểu biết cái đạo làm người thì con uổng làm người rồi !

 

Tu đạo nhất định cần phải có trí tuệ. Tu đạo là đang khai sáng gia đình mĩ mãn, chứ tuyệt đối chẳng phải là để các con đem cái duyên của kiếp này dẫn đến nghiệt duyên của kiếp sau. Đoạn duyên của con trong kiếp này nếu chẳng có viên mãn thì kiếp sau con sẽ gặp phải một đoạn nghiệt duyên đấy !

 

Trong nhà có sự ma sát thì xem các con dùng cái tâm gì đem sự ma sát hóa thành trợ lực, đạo giáng hỏa trạch ( nhà dân ), thánh phàm song tu, đúng không ? Hãy khéo léo mà vận dụng thời gian của các con, vận dụng diệu trí tuệ của các con để đem một số những thị phi chẳng nên có xoay chuyển đi. Nếu con ở phật đường đã làm một tấm gương khá tốt, về đến gia đình rồi có phải là cũng có thể như vậy ?

 

Đồ nhi ơi ! các con là “ lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão ” ( khi phụng dưỡng hiếu kính bậc trưởng bối của mình thì cũng không quên những người già khác không có quan hệ thân duyên với mình ) , hay là chỉ biết cái già của người già ? Con ở đạo trường là một trụ cột tấm gương mẫu mực, sau khi trở về nhà thì sao ? có phải là ở bên ngoài thì hành vương đạo, ở nhà thì hành bá đạo ? Bây giờ con ở phật đường, người ở phía trước muốn con ngồi thẳng thì con ngồi thẳng, muốn con phản tỉnh thì con phản tỉnh, tuân theo 100 %, sau đó các con sau khi trở về môi trường thân thuộc của mình rồi thì sao ? là lộ nguyên hình hay la khôi phục bổn lai diện mục ? Nếu như các con thật sự có thể làm được nhân đạo, tận trách nhiệm của con, vậy mới có thể làm tấm gương cột mốc cho người khác, chớ có để bị người ta nói thành “ trong ngoài chẳng một ( chẳng giống nhau ) ”.

 

Nếu như người thân của con làm sai một sự việc, con bèn khiển trách anh ta thì anh ta cũng không hẳn sẽ hiểu được tâm ý của con; thế nhưng con nếu như có thể hiểu được cá tính của đối phương thì có thể thật tốt mà đi đàm luận trao đổi ý kiến, đi khuyên bảo anh ta. Cái lí của trời đất cũng là như thế; hiểu anh ta chẳng phải là đi tâng bốc bợ đỡ anh ta, mà là từ trong điều này mọi người sinh sống hòa hợp với nhau, mọi người đều hòa nhã thân thiện mới có thể sinh trí tuệ.

 

Tu đạo chẳng phải là muốn các con hoàn toàn vứt bỏ đi cái giả. Con nói rằng cha mẹ là giả thì con chẳng hiếu thuận, đúng không ? Con nói rằng tiền tài là giả thì con chẳng làm việc, đúng không ? Bổn phận của con đã tận rồi thì mới có thể thành tựu cái thật; bổn phận làm người đã tận rồi thì mới có thể thành tựu thần; có cái thật mới nhìn thấy được cái giả. Khi con ngộ thấu rồi thì trong tâm chẳng có thật giả rồi.

 

Đồ nhi ơi, các con có hay không một cái tâm tư muốn độ cha mẹ vậy ? Có ! Thế nhưng chẳng biết bắt đầu độ từ đâu, phải không ? Có rất nhiều những người con rất ư là kì lạ, chẳng cách nào có sắc mặt vui vẻ, lời nói ôn hòa đối với cha mẹ của mình, làm sao đây ? Tiếp tục nổi nóng sao ? Nếu như chẳng biết làm thế nào thì hãy nghĩ xem lúc đến phật đường, người ta phục vụ con như thế nào thì con trở về nhà phục vụ họ như thế ấy, lại còn phải có thật tâm thật ý như vậy mới có hiệu quả.

 

Các con phải đem con cháu của các con giáo dục cho được tốt, để cho họ đều có thể rõ lí, chớ có để cho họ có chỗ làm nguy hại đối với xã hội, được không ? Đấy cũng là một công đức lớn nhất đấy !

 

Nếu như trong quá trình tu đạo, các con đã được xem là tiền bối, là giảng sư thâm niên của đạo trường rồi, vậy thì các con đã thật sự làm được một tấm gương mẫu mực của phận làm tiền bối hay chưa ? Mỗi người ra ngoài đều rất thanh lịch sáng sủa, chỉnh tề ngay ngắn, từ đầu đến cuối, vẻ nhìn hoàn toàn mới toanh, thế nhưng sau khi trở về nhà thì bù xù lôi thôi lếch thếch, ăn mặc tùy tiện, có phải vậy không ! Sau đó, khi nhặt lấy tờ báo, khi đang chỉnh lý một số chén đĩa thì lại la hét lên rằng : “ sao ai đó xem xong tờ báo cũng chẳng biết thuận tay mà thu dọn đấy ! ”, chẳng có cái tâm chịu đựng vất vả gian khổ mà không phàn nàn kêu ca oán trách thì tu cái đạo gì đây ! Vậy thì đối phương bèn nói rằng : “ em giúp anh thu một cái thì có sao đâu ? ”, “ đúng đấy, vậy anh tự mình thu dọn một cái cũng có làm sao đâu ? ”. Mỗi người hiểu và thông cảm lẫn nhau một cái thì đã chẳng có việc gì rồi mà ! Bên này lại nói rằng : “ em cả ngày ở trong nhà, vừa phải nấu cơm, vừa phải dạy bảo con cái, lại phải chỉnh lí dọn dẹp cả nhà, anh thiết lập phật đường rồi lại còn phải giúp anh dọn dẹp sạch sẽ phật đường, anh từ lúc thiết lập phật đường cho đến nay cũng chưa từng lên qua phật đường rửa qua ly cúng một lần, vậy anh thiết lập phật đường để làm gì ? ”, những cái này đều là những lời phàn nàn úp mở của các con, có không ? Được, bên này cũng nói rằng : “ Anh mỗi ngày đều bận đi làm, lại còn phải ra ngoài đi độ người, lại còn phải ra ngoài giảng đạo, anh chạy đi chạy lại, cái mà anh làm là vì cái gì, anh thiết lập một cái phật đường là để trong nhà chúng ta an định, anh làm là vì cái gì ? Anh có phải là vì em, vì gia đình không ? ” , bắt đầu cãi nhau rồi, ông nói ông có lí, bà nói bà có lí, cả hai đều có lí, thế nhưng mà đắc lí thì chớ có mà được thế làm lấn tới, không khoan thứ cho người, đúng không ? Bởi vì anh ta có lập trường của anh ta, mình có lập trường của mình. Chúng ta không thể lấy lập trường của mình để đi kiềm chế lập trường của người khác, phải không ?

 

 

 

 

Phàm việc gì cũng nghĩ nhiều cho đối phương, dùng nhiều lòng yêu thương một chút thì sẽ chẳng khởi tranh chấp và cũng mới có thể kính nhau như khách vậy. Kính nhau như đối đãi với khách, câu nói này không phải là lí luận mà là thật đấy ! Chỉ cần anh nhẫn nhịn một cái, em nhường một cái, phàm việc gì bất kể con có lí hay không có lí, hãy nhanh chóng ngưng, một đồng tiền thì sẽ chẳng kêu leng keng rồi, phải không ? Vậy thì có một phía nhất định phải đứng lên để làm một người lớn, đợi cho đến khi tâm bình khí hòa thì lại bình tĩnh mà thảo luận một cái, điểm này thì cả hai người nhất định đều phải có loại công thức này; nếu chẳng có cái công thức này thì chớ có mà kết hợp ở cùng nhau, hiểu không ? Giữa vợ chồng lẫn nhau phải có thể như cắt như giũa, như đục như mài; trong sự cắt, giũa, đục, mài này thì một điểm quan trọng nhất chính là sự tôn trọngchỉ cần có thể tôn trọng lẫn nhau thì rất nhiều những điều không vui vẻ bèn có thể do vậy mà hóa giải, phải không ? Chúng ta phải đem đạo dẫn đến vào bên trong cái hôn nhân này, sau đó ảnh hưởng tất cả những người xung quanh, để họ biết được rằng cuộc hôn nhân của người tu đạo là tốt đẹp như thế, gia đình của người tu đạo là an tường hài hòa như thế. Chúng ta tu đạo phải lập một tấm gương mẫu mực, đơn giản nhất chính là lập một gia đình mẫu mực; chỉ cần có đạo thân đến nhà con thăm viếng điều tra bất cứ lúc nào, trong nhà bất cứ lúc nào cũng sạch sẽ, thái độ ôn hòa dễ gần, đi bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào cũng như thế, vậy thì cái gia đình này có đạo, đúng không ? Cái gia đình này có tư cách để bàn nói về việc tu đạo, đúng không ?

 

Giữa anh em với nhau hiện nay đã hiếm có thứ tình nghĩa rất sâu của quá khứ rồi, đúng không ? Mỗi một xã hội công thương đều rất bận rộn, lại thêm việc con sau khi vào đạo rồi thì mãi bàn đạo giảng nói đạo lí, tình cảm với người nhà càng xa cách rồi. Vậy thì chúng ta phải làm thế nào để hóa giải một số những việc không vui giữa anh chị em chúng ta đây ? Chúng ta làm thế nào có thể giống như lúc nhỏ đánh một cái, om sòm một cái, cãi vã một cái thì xem như xong, qua rồi sau đó vẫn tương thân tương ái như trước, chúng ta làm thế nào có thể quay trở về cái kiểu tâm thái ấy lúc còn nhỏ đây ? Chúng ta có phải là phải lấy việc tu đạo để làm, đúng không ? Những cái này mà chúng ta làm chẳng được thì chúng ta có phải là phải nhờ vào tự tánh linh diệu của chúng ta, nhờ vào sức mạnh của nó để tu sửa những tạp niệm của chúng ta, tu sửa những tánh nóng của chúng ta, sau đó chúng ta mới có thể dĩ thân hành đạo, dĩ thân thị đạo, đúng không ? Sau khi dĩ thân thị đạo ( đem đạo hành ra bên ngoài thân, làm việc gì cũng hợp với trung đạo, chẳng thiên chẳng lệch ), một người có đức thì chắc chắn không cô đơn; chỉ cần con khiến họ đã chứng thực rằng con tu đạo cũng khá lắm thì họ tự nhiên sẽ hóa giải thành kiến đối với con, phải không ? Vì sao mà giữa anh em với nhau đến nay thành kiến vẫn tồn tại, là bởi vì chúng ta không thể dĩ thân thị đạo, phải không ? Chúng ta nếu đã chẳng thể dĩ thân thị đạo, vậy có phải là biểu thị rằng chúng ta có sự làm nhục Đạo ? Chúng ta chẳng xứng để bàn về việc tu đạo ? phải không ?

 Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh có kệ rằng :

Sắc loại tự hữu đạo,

Các bất tương phương não,

Ly đạo biệt mích đạo,

Chung thân bất kiến đạo.

 

Dịch Nghĩa

 

Muôn loài tự có đạo,

Mỗi mỗi chẳng ngại nhau,

Rời đạo đi tìm đạo,

Suốt đời chẳng thấy đạo.

Số lượt xem : 527