Nam Cực Tiên Ông Khải thị biên
1. Tu đạo là phải kết thiện duyên.
2. Trong sự so đo tính toán sẽ tạo ra lỗi miệng.
3. Chịu thiệt là phước, làm cho người khác thiệt thòi là họa.
4. Có đạo chẳng có đức thì là Ma trong đạo, có đức chẳng có đạo thì khó mà thành Phật.
5. Có cơn nóng giận mà chẳng sanh thì tiêu trừ được Ma nạn, có oán chẳng báo mới là chơn tu hành.
6. Có Ngã chấp thì chính là phiền não chướng; pháp chấp thì là chướng ngại của trí tuệ.
7. Ở trong những sự thuận nghịch thì đều nên tồn cái tâm cảm ân.
8. Con người phải tiếp nhận sự tôi luyện của môi trường hoàn cảnh thì mới có thể khiến cho bản thân mình càng nâng cao thêm.
9. Nguồn gốc của khổ là đến từ sự chẳng thể buông xả của bản thân con đấy.
10. Hãy chuyển hóa tâm niệm để cải biến vận mệnh của con.
11. Cái đạo của việc dẫn dắt lãnh đạo mọi người chính là ở sự đoàn kết hài hòa, tình cảm viên dung giữa người với người.
12. Cơ hội là tự bản thân mình cho mình đấy.
13. Trong sự gánh vác thì mới trưởng thành được.
14. Sinh mệnh đáng quý, phải thật tốt mà nắm bắt khéo léo tận dụng.
15. Người tu hành phải xem trọng chân lí, nó mới là vị Đạo Sư vĩnh cửu của con.
16. Tu đạo phải biết khiêm tốn, mỗi một môi trường hoàn cảnh đều có thể khải phát ( mở mang tri thức, làm cho thông hiểu, phát huy ) con tu đạo.
17. Nghịch cảnh phải biết cảm ân, ở trong thuận cảnh thì phải trân trọng quý mến duyên phước.
18. Tu đạo thì phải làm tốt bản thân mình.
19. Noi theo bậc quân tử, giảng đạo đức chẳng nói thị phi, chỉ nói nhân nghĩa chẳng nói những lời hủy báng, luận vạn đời chẳng luận một đời.
20. Cái mà con người dễ tạo tội chính là lời nói và hành vi, do vậy miệng chớ có tùy tiện nói bừa, muốn nói thì hãy nói những lời tốt, muốn hành thì hãy hành việc ngay chánh.
21. Tu đạo thì hãy lấy những tấm gương sáng của Thánh Hiền Bồ Tát mà học tập.
22. Làm việc thì phải lập chí, chí chẳng lập thì việc chẳng thành.
23. Làm việc thì phải lập phẩm, phẩm không lập thì người chẳng tôn quý.
24. Khảo nghiệm tuy vô tình, thế nhưng là đang tạo tựu con, thành tựu con đấy.
25. Trong tâm chẳng có cái niệm từ bi, chẳng có một chút cái tâm đại ái thì chẳng xứng gọi là người tu đạo.
26. Đạo là hòa hợp cộng bàn, là mọi người đồng tâm đoàn kết nhất trí nỗ lực đều sẽ có thành quả.
27. Người tu hành thật sự phải có thể nghĩ thay cho người khác, đấy chính là đạo, chính là đức hạnh đẹp.
28. Muốn độ người cứu người thì con phải làm trâu ngựa cho chúng sanh, con mới có thể có chỗ thành tựu.
29. Môi trường hoàn cảnh khốn khó mới là sự tu hành tốt nhất.
30. Thường gặp phải những trở ngại trắc trở không được như ý thì phương pháp duy nhất chính là tự kiểm thảo lấy bản thân mình.
31. Khảo nghiệm phân ra thật giả, khảo nghiệm trừ ác dương thiện, khảo nghiệm mới có thể lưu giữ lại những nhân tài trụ cột.
32. Ông trời là chỗ dựa tốt nhất cho con.
33. Một sự chân thành có thể đánh đổ vỡ những chướng ngại kiên cố.
34. Chúng ta càng tu càng bàn, cư xử qua lại dung hợp hài hòa với người khác, càng khiêm cung đối với việc tu đức của con, càng tôn trọng đối với sinh mệnh của người khác, càng cẩn thận đối với thái độ xử sự, giữ gìn lấy một phần tâm dốc hết sức nghĩ thay cho người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để hành đạo bàn đạo, vậy thì con chính là tấm lòng bồ tát.
35. Tu đạo mỗi khi đến một hoàn cảnh môi trường nâng cao, nhìn thấy ai đó, nhìn thấy việc gì đó, người tốt hay người xấu, ân nhân hay kẻ thù xuất hiện ở trước mặt con, tâm của con đều phải từ từ tiếp nhận, đấy mới là tâm phật, mới là bổn tánh.
36. Đời người chân thiện mĩ, xem coi con dùng tâm trạng như thế nào để sinh sống.
37. Tu hành chân thiện mĩ, xem coi con dùng tâm trí như thế nào để đi con đường tu đạo này.
38. Con duy chỉ có phải tâm ý chuyên chú tham dự vào thì mới có cách đi sâu vào được.
39. Đạo trường là cảng tránh gió của chúng sanh, là một dòng chảy sạch của cõi đời ô trược.
40. Đem cái khổ của người khác xem như là cái khổ của chính mình, đấy chính là bi. Dùng cái tâm hoan hỷ cư xử qua lại với người, đấy chính là từ.
41. Con người có thể tùy duyên thì tâm mới có thể tự tại.
42. Những cái không đúng của người khác thì hãy xem như là tấm gương dùng để cảnh tỉnh bản thân; những cái tốt của người khác thì hãy dùng để khích lệ khuyến khích bản thân.
43. Ý khí dụng sự ( xử lí sự việc chỉ dựa vào tình cảm cảm xúc nông nổi, không dựa vào lí tính ) thì thường sẽ làm ra những việc phải hối hận sau này.
44. Người có đức hạnh xưa nay không hề nói bản thân mình là hoàn mĩ, vẫn cứ là hay nói rằng bản thân mình vẫn làm chưa được tốt.
45. Một niệm thiện, một niệm ác của con người sẽ quyết định sự thành bại của con.
46. Đạo đức chân chánh thật sự là phần khí chất hàm dưỡng bên trong.
47. Con người phải biết đi quán sát những lời mà người khác đã nói thì mới không kết xuống ác duyên với người khác.
48. Tu đạo phải có chánh tri, chánh kiến, chánh tư duy đi phân biện.
49. Cơ hội là bản thân tự truy cầu theo đuổi mà có, chẳng phải là chờ đợi mà có.
50. Tu đạo điều quan trọng chính là con có thể bỏ ra tâm sức mà chẳng có oán than hối hận, thứ tinh thần này mới là đáng khâm đáng phục.
51. Phàm việc gì cũng chớ có trách người khác, phải phản tỉnh lấy bản thân mình.
52. Trong việc xử sự, con phải học tập viên dung, buông hạ mình xuống, buông xả đi những sự chấp trước.
53. Xử thế thành tựu đại sự phải bắt tay vào từ việc nhỏ nhặt nhất.
54. Một người lỗi lầm có nhiều đi chăng nữa cũng chẳng nghiêm trọng bằng việc không thừa nhận những lỗi lầm sai sót của bản thân mình.
55. Con người sống thì việc bài trừ Ngã kiến là ải quan trọng hàng đầu.
56. Tuệ tánh của một người nếu như sáng tỏ thì những lựa chọn quyết định đưa ra có thể đem lại lợi ích cho vô số chúng sanh.
57. Người tu đạo lấy đức hạnh làm sự giàu có của mình.
58. Công phu của biết và hành hợp nhất phải thực hành trong cuộc sống thường ngày.
59. Có bao nhiêu sự độ lượng thì sẽ có bấy nhiêu phước khí.
60. Tu đạo bàn đạo phải hợp với thời đại nhân duyên, những cái mà chúng sanh có thể tiếp nạp; đối với những người khác nhau thì có sự dẫn đạo và thuyết lí khác nhau.
61. Tùy duyên bàn đạo, tùy duyên độ hóa, loại người này là tự tại nhất.
62. Mỗi một người đều nhận biết được sứ mệnh của bản thân mình, nhận lí thật tu thì mới có thể dẫn dắt người khác ngay chánh.
63. Đem sự tôn quý của đạo, đem phẩm đức hiển hiện ra trong cuộc sống thường ngày thì mới có thể cải thiện những tập tục của xã hội.
64. Thời thế có biến đổi như thế nào đi chăng nữa thì đạo đức vĩnh viễn bất biến.
65. Chúng ta làm công việc trợ giúp thâu viên, dạy bảo chỉ dẫn chúng sanh hành nhân nghĩa lễ trí tín, đấy chính là sứ mệnh và nhiệm vụ của chúng ta.
Số lượt xem : 1090