BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ngàn vàng khó mua “ sớm biết trước ” ( Nam Hải Cổ Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2022-05-04 09:41:18
/Ngàn vàng khó mua “ sớm biết trước ”  ( Nam Hải Cổ Phật từ huấn )

Ngàn vàng khó mua "chân thành tín"

Ngàn vàng khó mua "đạo tôn quý"

Ngàn vàng khó mua "sớm biết trước"

Ngàn vàng khó mua "tấc thời gian"

Ngàn vàng khó mua "dũng mãnh tiến"

Ngàn vàng khó mua "trí tuệ sâu"

Ngàn vàng khó mua "Bạch Dương Kì"

Ngàn vàng khó mua "gốc kim tuyến"


Sự tu bàn của thời kì Bạch Dương là nửa Thánh nửa phàm, khiến cho người người đều có việc làm, có đạo có thể bàn, bởi vì sự mài luyện trong vạc trời lò đất tránh không khỏi phải tu, phải mài; nhưng nếu chẳng có tu bàn đạo, chẳng làm chút công đức để tiêu giảm những món nợ oan khiên của bản thânthì trên nghiệp phàm vẫn là sẽ có rất nhiều chuyện để mài, thậm chí dày vò thân và tâm, đau khổ khó mà nói hết được. Đáng mừng thay, may là vào thời kì Bạch Dương, mạt hậu nhất trước đại thanh toán có đạo giáng thế, khiến cho người ta có thể tu bàn đạo, hành công liễu nguyện để tiêu các món nợ oan khiên luỹ kiếp, nếu không thì hiện nay tai nạn lan rộng khắp nơi, chẳng phải là chỉ có thiên tai huỷ hoại gia viên, khiến chúng sanh chịu khổ chịu nạn, mà còn có những thay đổi biến hoá vô thường trong cuộc sống cá nhân …, các con đây đều chẳng cách nào nắm bắt được, lại làm sao có thể được thân và tâm yên ổn đây ? Huống hồ tu đạo nếu chẳng có sự bàn đạo để bổ trợ, chỉ độc thiện kì thân tu thiện làm tốt cho riêng mình ) nhưng lại chẳng có công đức, lúc tai nạn đến cũng chẳng cách nào chống cự lại mọi cái, con lại muốn oán trách ông trời đó sao ? Ông trời cho người đời đều là sự đãi ngộ bình đẳng, mỗi người đều có cơ hội đắc đạo, tu đạo, bàn đạo. Người rõ lí thì biết nắm bắt lấy cơ hội, siêng hành chẳng biếng nhác tranh thủ từng phút giây, chẳng cần phải quá nhiều những sự giải thíchNếu nói rằng sự nghiệp, việc học rất nhiều, rất bận, khi con đối mặt với giây khắc cuối cùng nhất của sinh mệnh, tất cả mọi lí do đều dùng chẳng được. Nay đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật, nếu đã là vì đạo mà bỏ ra tâm sức, làm sao mà sợ mình làm chẳng được đây ? Có cái gọi là : con người có thiện nguyện thì ông trời tất sẽ thuận theo, càng huống hồ tiềm năng của con người lớn bao nhiêu, con có biết chăng ? ( không biết ) . Nếu đã chẳng biết, sao có thể bởi vì hoàn cảnh môi trường trước mắt mà giới hạn bước chân của bản thân ? Do vậy phải có lòng tin đối với chính bản thân, con có lòng tin đối với bản thân đồng nghĩa với con có lòng tin đối với Thiên Đạo, do đó niềm tin là mẹ của sự tu đạo, là nguồn của mọi công đức.

Chẳng rõ lí sao có thể tu đạo ?

Bởi vì trong tâm có niềm tin, do đó ngàn ma vạn khảo đạo chẳng thoái, ngàn nện trăm luyện chí vẫn kiên.

Bởi vì có niềm tin, do đó có Nguyện;

Bởi vì có niềm tin, do đó có Hành.

Do đó niềm tin là nền tảng của bồ đề,

Nguyện là cốt cán ( phần chủ yếu ) của bồ đề;

 

Trong đời người phải lập xuống mục tiêu chí hướng, nếu chẳng có mục tiêu thì giống như con ruồi không đầu mờ mịt chẳng có phương hướng, trong lòng mê hoặc chẳng biết làm thế nào mới tốt, đụng tường đụng vách khắp nơi, gây ra thương tích đầy mình, rồi lại oán trời trách người, hà tất như vậy ?

Hôm nay các con tu bàn trong đạo trường có quy luật, cấp trên của con từ bi để các con có phương châm mục tiêu tu bàn, và thiết lập xuống rất nhiều các lớp định kì để các con thuận dựa theo mà đi; trong các chương trình học khiến các con không ngừng trau dồi làm phong phú những lí niệm của Đạo, phát ra tâm từ bi quảng đại và niềm tin vô songbởi vì chẳng nỡ để chúng sanh chịu khổ chịu nạn, do vậy có thể chẳng sợ khổ, chẳng sợ khó khăn mà ân cần độ hoá. Những người có tâm như thế này có thể gọi là “ bậc Bồ Tát ”.

Nếu các vị Hiền Sĩ đang ngồi tham dự đều là Bồ Tát, vậy thì phải có tinh thần hành sâu hạnh Bồ Tát, người hành sâu hạnh Bồ Tát có tinh thần sâu “ bất thoái ”, gặp khó khăn chẳng thoái lùi, trăm ngàn trắc trở không thể làm chùng nản chí.

Các con thảy đều có trí tuệ, cũng có chí hướng không giống như của người bình thường, hãy nên khích lệ bản thân dũng cảm thẳng tiến về phía trước, tiếp theo sau đó là đồng bộ thực tập bài học, mong các Hiền Sĩ mỗi người tự phát huy năng lực, phát khải tâm từ bi cứu độ chúng sanh.

Cùng thời gian như nhau, trong đạo trường mỗi người đều là nỗ lực làm vì chúng sanh, một mặt là tiêu nghiệp của bản thân, liễu cái nguyện của bản thân, mặt khác là hộ trì giúp đỡ đạo trường, chúng sanh cũng vì sự nỗ lực của các con mà thoát lìa biển khổ.

Thế nhưng cùng là thời gian như nhau, người ta vì Đạo, vì chúng sanh mà nỗ lực làm, nếu như con để thời gian uổng phí trôi qua, bận rộn ở nghiệp phàm của bản thân, cuối cùng thì người tổn thất lại là ai đây ? Những người thông minh trí tuệ như các con phải chọn những việc tốt đúng đắn mà làm, vả lại kiên trì chẳng biến đổi, chọn lựa những cái tốt mà theo, và gánh lên chức trách của thuyền trưởng, chức trách của người tu đạo, độ hoá chúng sanh. Thời gian cứu độ chúng sanh này là thời gian hoàng kim, là cái mà ngàn vàng khó mua đượccác con đây chớ vì cái nhỏ mà đánh mất cái lớn, vì việc phàm mà bỏ lỡ mất việc Thánh.

 

Cơ Hội

 

 

 

Trí nhân hay khéo nắm bắt lấy cơ hội, trân quý cơ duyên.

Dại nhân thường để vuột mất cơ hội.

Người thành công sáng tạo cơ hội.

Kẻ thất bại ngồi đợi thời cơ, nằm kêu gọi cơ hội, ngủ mơ mộng cơ hội, làm “người ôm cây đợi thỏ”, cho đến chẳng màng đến cơ hội đang có.

Cơ hội thường là chỉ dành cho người đã có sự chuẩn bị thật tốt. Nó thường xuất hiện ở bên cạnh chúng ta, chỉ là người trí thì có thể phát hiện ra nó, tận dụng nó để đi hướng đến sự thành công. Kẻ dại thì thường đánh mất nó rồi lại cứ oán trách sự không công bằng của vận mệnh.

Cơ chẳng thể để mất,

Bởi Thời chẳng dễ gì lại gặp lần nữa.

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 1873