BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Mạt Hậu Nhất Trước ( Tế Công Hoạt Phật Từ Huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-06-19 20:02:52
/Mạt Hậu Nhất Trước ( Tế Công Hoạt Phật Từ Huấn )

Lời văn điểm đạo có chỗ rằng : “ Mạt hậu nhất trước tích vị ngôn, Minh Nhơn tại thử tố nhất phiên, Ngu Phu thức đắc hoàn hương đạo, sanh lai tử khứ kiến đương tiền ” 「末後一著昔未言,明人在此訴一番,愚夫識得還鄉道,生來死去見當前」!

 


“ Mạt hậu ” nghĩa là cuối cùng nhất, tức là chỉ Nguyên Hội này, trời định thập Phật chưởng giáo, nghiệp đã qua 9 vị Phật rồi, nay chỉ còn sót lại vị Phật thứ 10 – Long Hoa Thâu Viên của Phật Di Lặc.

XuânHạ, ThuĐông

ThànhTrụHoạiKhông

Sinhtrưởngthâu, tàng

 

Khí số của trời đất đã đến lúc Ngọ Mùi giao nhau, hội Ngọ khí số đã sắp hết tận, còn thời khắc thâu viên kết thúc ( thâu thu - 秋收 ) thì đã sát gần ngay trước mắt. Vậy nên Từ Mẫu sắc lệnh cho Chư Thiên Thần Thánh đảo trang hạ phàm, bận rộn bôn tẩu khắp nơi, mỗi mỗi đều hiển thần thông, cứu vãn các Nguyên Nhơn cùng lên pháp thuyền, chờ đợi thời cơ khai mở hội Long Hoa, gặp Phật nghe pháp chứng quả.

 

Phật Di Lặc từ lúc phát tâm ban đầu thì đã tu “ Từ Tâm Tam Muội ”, trải qua vô số kiếp cho đến hội Mùi này, nhân đầy quả chín, quang trạch từ bi của ngài thành tựu thế giới đại đồng, tịnh độ nhân gian của hội Mùi, khiến cho những linh tánh hữu duyên mỗi mỗi đều được chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, thành tựu quả vị La Hán, liễu thoát sanh tử,, được đại tự tại giải thoát. Vậy nên hội Mùi này là thế giới chứng quả, chớ chẳng phải thuộc về thời đại phàm phu tu nhân ( nhân quả ) nữa.

 

Nói một cách khác, vào hội Mùi, người thế gian hữu đạo tuân đức. Những kẻ vô đạo thất đức thì tồn tại không nổi nữa; còn hội Dậu thì nhân loại bắt đầu thâu hồi, đã chẳng còn môi trường tu đạo nữa. Vậy nên duy chỉ có những năm mạt kiếp của hội Ngọ giao với hội Mùi là thích hợp nhất để tu đạo, càng thích hợp và nên kịp thời hành công liễu nguyệnHiện nay chính là ải cuối cùng nhất của sự sinh tử ( siêu sinh hay là truỵ xuống, cũng là lần cuối cùng nhất được cứu rỗi – là thời điểm tốt được cứu vãn miễn khỏi sự sinh tử luân hồi. )

 

Lão Mẫu đại mở ân điển, buông xuống chiếc pháp thuyền Bạch Dương. Chỉ cần là đã lên chiếc pháp thuyền Bạch Dương, đắc thụ tam bảo chân truyền mà tu mà hành, chân thành kiên trì mãi mãi, thật lòng bỏ ra tất cả mọi tâm sức, dốc hết sức mà làm thì chắc chắn có thể gặp Phật nghe pháp chứng quả nơi Long Hoa Tam Hội.

 

“ Minh Nhơn ” là chỉ người thật sự biết tam bảo chơn truyền.

Hàm ý của một đoạn này là nói : “ đại sự phổ độ thâu viên lần cuối cùng này Chư Phật Chư Tổ quá khứ đều chưa từng nói qua, nay đã đến tam kì mạt kiếp, “ Minh Nhơn ” ở đây ( lúc bàn đạo tại Phật đường ) tuyên giải một lần, khiến cho các Ngu Phu Ngu Phụ cũng biết được con đường để trở về cố hương Vô Cực, biết được sanh từ đâu đến, chết từ đâu đi, tâm rõ rõ ràng ràng ngay trước mặt. ”

 

“ Mạt Hậu Nhất Trước ” - lần này Tam Tào phổ độ thâu viên, là thời điểm tốt để siêu sanh liễu tử lần cuối cùng nhất do trời thi ân ban thưởngnếu như đánh mất đi cơ hội thì còn phải chờ đợi Nguyên Hội kế tiếp trời khai thâu viên mới có cơ hội. Hãy thử nghĩ xem trải qua sự sanh tử luân hồi trường kì như thế, thay đầu đổi mặt, ai dám bảo đảm rằng cuộc phổ độ thâu viên của nguyên hội lần sau con vẫn còn có thể đắc được thân người gặp được Minh Sư ? Từ đây có thể thấy rằng Mạt Hậu Nhất Trước là quan trọng biết bao đấy ! Nhưng mà “ Mạt Hậu Nhất Trước ” dựa vào cái gì để khiến cho Tam Tào liễu thoát tứ sanh lục đạo đây ? Việc phổ độ thâu viên lại càng là dựa vào cái gì để hoàn thành đây ? Chẳng cái nào khác, đấy hoàn toàn dựa vào kết quả của đại nguyện từ bi vĩ đại của Phật Di Lặc gia bị.

 

Tam Bảo chân truyền mà thầy đã truyền cho, trong đó đạo thống chân truyền, thiên mệnh chân truyền đều là dựa vào trời định thập Phật chưởng giáo mà có, còn việc phổ hoá thì càng là dựa vào thiên mệnh và đại nguyện của Di Lặc Tổ Sư mà mở rộng; còn về tâm pháp chân truyền thì thật sự là sự tương truyền chẳng dứt của Chư Phật Chư Thánh, của đời đời tổ sư, cái mà các ngài ấy giữ vững tuân theo thảy đều là một, cũng tức là thật tướng thật nghĩa của “ Tự Tánh Chơn Phật ” mà người người đều có đủ, chẳng ai là không có.

 

Vậy nên Tam Bảo Chân Truyền đối với người thượng thượng căn mà nói thì tức chỉ tức ngộ, tức ngộ tức thành, chẳng cần phải nhờ vào sự tu trì. Đối với các căn nhơn của tam thừa mà nói thì tức thụ tức tu, tức tu tức đã kết cái phật duyên gặp Phật nghe pháp với Phật Di Lặc rồi, tức sống chẳng chịu sự trói buộc của tam giới, vượt ra khỏi ngũ hành rồi !

 

Nếu như chẳng phải vì để cứu rỗi vô số chúng sanh miễn khỏi tứ sanh lục đạo, để chừa lại những phật chủng của thiên địa nhân cho Nguyên Hội lần sau, thì hà tất làm phiền nhọc lòng Phật Di Lặc và Chư Tiên Phật Thần Thánh của các đời các triều đại và những đệ tử đã thành đạo của Tam Giáo Nho Thích Đạo phải giáng xuống trần để giúp đỡ trợ đạo !

 

Thầy đây cũng là vì muốn phổ độ thâu viên những chúng sanh mạt pháp nên mới cùng với Nguyệt Tuệ Bồ Tát đem Tam Bảo Chân Truyền - Mạt Hậu Nhất Trước mà xưa kia Chư Phật Chư Tổ đã đơn truyền độc thụ nay công khai cho người đời !

 

Nay có không ít người học chẳng hiểu rõ sự bảo quý của thiên mệnh tam bảo chân truyền, sự hi hữu của tánh lí tâm pháp, càng chẳng rõ đại nguyện từ bi vĩ đại của Tổ Sư Di Lặc mà lại nói bàn lớn những cái lí huyền diệu của tu đạo, hoặc là cứ mãi nghiên cứu, xem trọng ưa thích việc tham thiền tĩnh toạ, hoặc là mở miệng thì nhất định phải tu như thế này, khép miệng thì nhất định phải tuân hành thế nọ, nào biết rằng vạn pháp bình đẳng, chỉ là ở phương tiện dẫn đạo mà thôi; vậy nên họ thường hay gò bó giới hạn trong những kiến giải riêng tư của cá nhân mà phản đối huỷ báng những sự học của người khác; hoặc là tự cho rằng phương pháp tu trì của mình mới là đúng đắn, mới có thể đạt đến sự tuyệt đỉnh, còn sự tu trì của người khác thì là đi đường dài hoặc là đã sai lầm; hoặc là mặc sức tranh luận, ngang bướng cố chấp ý kiến bản thân, tự cho rằng mình đúng, tự khen ngợi nâng bản thân mình lên cao, dìm đè nén người khác xuống.

 

Ôi chao ! các Tu Tử hạng này sở dĩ như vậy là vì ngoài sự tự cao tự đại của cá nhân, những gì đã học đã ngộ chẳng đủ viên dung rộng lớn, chẳng có sự hiểu biết thâm nhập đối với thời điểm và sự biến dời vận hành của thiên địa ra, thì còn là vì chưa từng đi sâu vào tham cứu một đại sự nhân duyên của Hoạt Phật xuất thế.  

 

Những Học Tử này chỉ biết Di Lặc Tổ Sư là một vị Phật một vị Tổ trong số ngàn Phật vạn Phật, chớ chẳng biết sâu việc ngài ấy là vị Phật, vị Tổ Sư ứng vận, chỉ biết rằng pháp môn Bạch Dương là một pháp môn trong số ngàn môn vạn pháp, chớ chẳng biết rằng pháp môn Bạch Dương là không gặp đúng thời thì chẳng giáng, không gặp đúng người thì không truyền, là pháp môn ứng vận mà sanh, vậy nên mới nghe pháp bỏ pháp, tiến đạo rồi lại lìa đạo đấy !

 

Thầy hy vọng các đệ tử Bạch Dương đối với sự thù thắng của pháp môn Bạch Dương có thể phát ra lòng tin thật sự và giữ gìn cái tâm bình đẳng để đi hoằng dương phước âm Mạt Hậu Nhất Trước này !

Số lượt xem : 801