Nghĩa thật của Lão Mẫu Đại Điển
Lão Mẫu Đại Điển thì một năm có 4 lần :
Xuân Quý Đại Điển : Âm lịch ngày 15 tháng 3
Hạ Quý Đại Điển : Âm lịch ngày 15 tháng 6
Thu Quý Đại Điển : Âm lịch ngày 15 tháng 9
Đông Quý Đại Điển : Âm lịch ngày 15 tháng 11
Vì sao mà sinh nhật của con người chỉ có một ngày, còn sinh nhật của Lão Mẫu lại có 4 ngày ? Bởi vì Lão Mẫu không phải là người phàm, thậm chí chưa từng đến nhân gian làm người độ hoá chúng sanh. Lão mẫu là duyên khởi tạo vật, như tứ quý luân phiên thay thế nhau, sinh sôi không ngừng. Vậy nên Lão Mẫu vào xuân, hạ, thu, đông đều có một ngày sinh nhật.
Nghĩa thật của Hoàng Mẫu :
“ Hoàng Mẫu ” là căn nguyên gốc cội của mọi hiện tượng và sinh mệnh của vạn vật, có người gọi là “ chúa tể vũ trụ ”, có người gọi là “ chúa của tạo vật ” hay còn gọi là “đấng tạo hoá ”. Nếu dựa vào sự khác biệt của tôn giáo, thì còn có tên gọi “ thiên chúa ”, “ cha trời ”, “ Thánh Allah ”, “ Thượng Đế ”.
Linh tánh của chúng ta là do Vô Cực Lão Mẫu sanh
Vô Cực sanh Thái Cực, Thái Cực có âm có dương, con người dựa theo hai khí âm dương mà sanh; loài người là phân linh do Vô Cực Lão Mẫu hoá sanh.
Nghĩa thật của việc chúc mừng Lão Mẫu Đại Điển : Nhận Mẫu về nguồn.
Con người là hợp thể của “ nhục thể ” và “ Linh tánh ”.
Chúc mừng Lão Mẫu Đại Điển là muốn chúng ta đều nhận Mẫu, mới có thể trở về cội nguồn, đồng thời cũng muốn chúng ta xem trọng “ tâm linh ” thanh tịnh tự tại, có vậy mới có thể thành tựu Thánh Hiền, trở về Vô Cực Lí Thiên, siêu thoát luân hồi.
Lễ Tiết của Lão Mẫu Đại Điển
Mỗi khi đến ngày Lão Mẫu Đại Điển, các đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo đều sẽ trở về phật đường, khấu đầu tạ ân với Lão Mẫu, lễ tiết dùng đến chính là “ Cửu Ngũ Đại Lễ ”, kết hợp với lễ tiết hiến hương mồng 1, 15, vậy nên lễ tiết Lão Mẫu Đại Điển là vô cùng trang nghiêm long trọng, cái này còn long trọng hơn cả so với lễ tiết mà Hoàng Đế tế trời trong quá khứ trước đây.
Thời Cổ xưa, chỉ có Hoàng Đế của thể bái Lão Mẫu
Hoàng Đế ngày xưa vì muốn có được quyền thống trị một cách hợp lý bèn sáng tạo ra cái thuyết “ Quân quyền Thần thụ ” ( quyền đại biểu thiên mệnh của vua do trời ban ), Hoàng Đế tự xưng mình là “ Thiên Tử ”, chỉ có Thiên Tử mới có thể tế bái trời, những Lão Bá Tánh bình thường thì không thể tế trời.
Hiện nay chúng ta đều có thể bái Lão Mẫu
Hôm nay mọi người chúng ta đều đã cầu đạo, cũng biết rằng chúng ta đều là “ con cái của ơn trên Lão Mẫu ”, cũng chính là “ con trời ” ( Thiên Tử ), không phải chỉ có Hoàng Đế mới là Thiên Tử, mỗi người chúng ta đều có thể ở trên bái vị hành lễ “ tế trời ” một cách bình đẳng, tôn quý như nhau, không phải như trước kia chỉ có Hoàng Đế mới có thể tế trời.
Thời cổ xưa bái Lão Mẫu không dễ
Quá khứ trước kia, Hoàng Đế “ tế trời ”, một năm chỉ có hai lần, cũng chính là vào “ Hạ Chí ” của mỗi năm thì tế trời một lần, do Hoàng Đế khẩn cầu ơn trên ban cho “ quốc thái dân an, ngũ cốc phong thu ”, lần thứ hai tế trời là “ đông chí ” của mỗi năm, do Hoàng Đế tế trời, cảm tạ ơn trên ban cho “ quốc thái dân an, ngũ cốc phong thu ”.
Hoàng Đế cũng không biết lễ tiết bái Lão Mẫu
Việc tế trời của Hoàng Đế cũng là rất long trọng. Ba ngày trước cái hôm tế bái trời thì phải nhập trai thất “ trai giới mộc dục 3 hôm ” thì mới có thể tế bái Trời.
Hoàng Đế, từ 3000 năm trước, sau đời Chu Võ Vương, tại trung quốc bèn chẳng có Hoàng Đế cầu đạo, vậy nên lễ tiết tế trời thật sự thì Hoàng Đế không biết.
Cũng là hành lễ tiết quỳ bái, thế nhưng Hoàng Đế không biết “ khấu đầu như thế nào ? ”
Sự khấu đầu thật sự là “ Vô Ảnh Sơn tiền đối hợp đồng ”, điều này ở trong Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh có ghi chép rõ ràng.
Các đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo ngày ngày bái Lão Mẫu
Hoàng Đế vì để tế trời, một năm mới trì chay hai lần, tổng cộng 6 ngày; còn các Đàn Chủ của phật đường Thiên Đạo thì một năm 365 ngày, ngày ngày trì chay giữ giới, năm nào cũng thế.
Các Đệ Tử của Thiên Đạo tôn quý hơn Hoàng Đế
Các đệ tử Thiên Đạo là trì giữ tam bảo để tế bái ơn trên Lão Mẫu, còn Hoàng Đế chẳng có cầu đạo thì không biết cái gì gọi là “ Tam Bảo ”. Hoàng Đế bởi vì chẳng có đắc được Tam Bảo, vậy nên sau khi Hoàng Đế chết thì chẳng cách nào trở về Lí Thiên gặp Mẫu. Còn các đệ tử Thiên Đạo bởi vì đều đã cầu đạo, đều biết “ Tam Bảo ” là con đường về trời, sau khi quy không thì có thể về đến “ Lí Thiên của Lão Mẫu ”, vậy nên những người có cầu đạo, tu bàn đạo còn tốt hơn so với Hoàng Đế, bởi thế nên nói “ nhân tước đâu bằng thiên tước quý ” là điều không sai.
Đệ tử của Thiên Đạo vì đạo mà tôn quý
Các đệ tử của Thiên Đạo vào ngày “ Lão Mẫu Đại Điển ” một năm bốn lần đều phải trở về phật đường, khấu đầu tạ ân Lão Mẫu, cảm tạ Lão Mẫu ban cho chúng ta con đường sáng tỏ để trở về trời. Quá khứ Hoàng Đế một năm chỉ tế bái trời hai lần, còn những người cầu đạo thì chỉ cần về đến phật đường, hướng Lão Mẫu khấu đầu thì chính là đang “ tế trời ”, thật là tôn quý biết bao.
Khai sáng thiết lập phật đường báo ân của Lão Mẫu
Lão Mẫu chính là ơn trên, chính là vị chúa tể của vũ trụ. Chúng ta vì để biểu thị lòng tôn kính tận hiếu, đền đáp lại đối với ơn trên Lão Mẫu, tốt nhất là trong nhà chọn nơi thanh tịnh để khai sáng thiết lập phật đường của Lão Mẫu, mỗi ngày sáng tối hiến hương lễ bái, vậy thì chính là ngày ngày đang “ tế trời ”, cũng chính là “ Thiên Tử ” thật sự, sau này nhất định có thể thành đạo trở về Lí Thiên, đi bái kiến ơn trên Lão Mẫu.
Con người chúng ta bởi vì “ vô minh ” mà không ngừng luân hồi chuyển kiếp ở trong sáu nẻo, quên mất con đường về nhà. Thế nhưng người mẹ linh tánh của chúng ta xưa nay chưa từng quên chúng ta, tại nhân gian buông xuống một đường kim tuyến, dựng lập một “ ngôi nhà mô hình nhỏ ” ( phật đường ), dẫn đạo chúng ta trở về cố hương. Nơi chân trời xa xôi ấy, ở nơi sâu xa của vũ trụ huyền bí, có cố hương cực lạc của chúng ta. Ở trong phật đường có một con đường thông đến mà ẩn hình, là thông đạo để chúng ta gặp gỡ Lão Mẫu, siêu vượt thời gian không gian, chúng ta hẹn gặp Lão Mẫu vào ngày hôm nay.
Số lượt xem : 623