BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Hàm nghĩa của sự bài trí của phật đường

Tác giả liangfulai on 2022-04-18 19:29:24
/Hàm nghĩa của  sự bài trí của phật đường

Phật đường có bát bảo : Bàn trên dưới, 3 ngọn đèn Phật, lò bát quái, hai hộp đàn hương.

 

Đèn Phật : Phật đường có 3 ngọn đèn, ngọn trên cùng nhất gọi là ngọn đèn Mẫu ( Vô Cực ).

 

Sự bài trí của toàn bộ phật đường tượng trưng cho thứ tự sinh thành của vũ trụ.


 

 

 

Ngọn đèn Mẫu đại biểu cho Vô Cựclà Lí, chân không, là sự khởi đầu của trời đất, là thể của Đạo, là gốc cội của vạn vật, là tự tánh của chúng sanh, là cánh cửa của linh tánh, vô danh thì là khởi đầu của thiên địa; hữu danh thì là mẹ của vạn vật. Bởi vì vô cực có công năng sanh dục thiên, địa, nhân, vạn vật, là từ vô hình mà sanh hữu hình, do hữu hình mà có tên là Mẫu, do vậy gọi là Vô Cực ( Lão Mẫu ) ; còn lửa của ngọn đèn Mẫu thì là đại biểu cho chơn hoả thánh linh của Thượng Đế, biểu thị đạo mạch phải truyền thừa nhau kéo dài bất tận, do đó Minh Sư dẫn chơn hoả để điểm mở con đường sáng tỏ rõ ràng thật sự của chơn tánh trên thân chúng ta, là pháp môn duy nhất không hai.

 

Hai ngọn đèn phía bên dưới gọi là đèn Lưỡng Nghi ( còn gọi là đèn Nhật Nguyệt ).

 

Thái cực sanh lưỡng nghi, là dụng của Đại Đạo, âm dương lưu hành. Thái cực là khí, là mẹ của vạn vật diệu hữu. Đạo sanh nhất, sanh nhị, sanh tam, tam sanh vạn vật, trong ấy tham dự giúp ích vào công việc nuôi nấng và chuyển hoá của trời đất, vận dụng vạn năng, thể của nó là Lí, dụng của nó là Thần. Thần hoá âm dương, tả dương hữu âm, tả nhật hữu nguyệt , hợp lại thành Minh . Minh là dụng của Thể, đại biểu cho nhất bổn tán vạn thù ( từ một gốc cội phân tán ra vạn vật ) , cũng tượng trưng cho Minh Sư nhận lãnh kế thừa thiên mệnh, giáo hoá khai đạo tiếp dẫn chúng sanh để đạt vạn thù quy nhất bổn ( vạn vật cùng quay về một gốc cội ).

 

 

Lò bát quái đại biểu cho tất cả vạn vật đều do Lão Mẫu hoá thân mà ra, sanh sôi nảy nở không ngừng, gánh tải diệu dụng vô tận.

 

Càn ( Trời ), Khôn (Đất ), Khảm ( thuỷ ), Li ( hoả ), Cấn ( núi ), Đoài ( đầm ), Tốn ( gió ), Chấn ( sấm ).

 

Lò bát quái đại biểu cho cái lí của vạn vật sanh sôi nảy nở không ngừng, là Hoàng Cực Tượng Thiên.

 

Vô Cực sanh Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, sanh Tứ Tượng, sanh Bát Quái. Vạn vật do vậy mà sinh sôi kéo dài. Vậy nên Lò bát quái đại biểu cho tất cả vạn vật đều do Lão Mẫu hoá thân mà ra, sanh sôi nảy nở không ngừng, gánh tải diệu dụng vô tận.

 

Bàn trên tượng trưng cho trời.

Bàn dưới tượng trưng cho đất. Trời cao đất dày, vậy nên bàn trên cao hơn, bàn dưới thấp hơn chút, có sự tượng trưng noi theo trời đất, mang cái ý thừa thượng khải hạ.

 

Tượng Phật : Thờ những vị Tiên Phật của thời kì bạch dương ứng vận là thích hợp nhất : Di Lặc Tổ Sư, Nam Hải Cổ Phật, Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, Lữ Pháp Luật Chủ.

 

Ý nghĩa của việc thờ cúng tượng Phật :

1.       Lễ kính Tiên Phật

2.       Chỉ dẫn chúng sanh mượn giả tu chơn. Thể ngộ tâm phật, quán noi theo hạnh Phật, soi chiếu tự thân, thể ngộ Như Lai.

 

Hiến trà thượng thanh, hạ trược, một âm một dương gọi là Đạo.

Kính thiên địa, lễ thần minh, dâng hiến lên cái tâm thành kính nhất.

 

Hai bên của ngọn đèn Mẫu thì một bên đặt nước thượng thanh đại biểu cho trời, hiến lên cho Minh Minh Thượng Đế, một bên đặt nước trà hạ trượcđại biểu cho đất, hiến lên cho Chư Thiên Thần Thánh. Còn lại thì xem coi trên bàn thờ Phật cung phụng mấy vị Phật thì nơi trước mỗi vị Phật đều đặt một tách trà cúng.

 

Cây vạn niên thanh tượng trưng cho sự xanh tươi lâu dài muôn năm, đại đạo vĩnh tồn, sức sống vĩnh viễn tồn tại.

 

Hộp đàn hương : một hộp đựng bột trầm, một hộp đựng que gỗ trầm, dùng những khi thỉnh đàn bàn đạo hiến hương, có tác dụng khử tà, khử khí âm trược.

 

Quả dâng cúng : thành kính phụng hiến, lễ kính Tiên Phật, một hàng năm đĩa, tức tượng trưng cho ngũ hành.

 

Bái đệm : tượng trưng cho đài sen, gồm 3 cái, 6 cái, 9 cái, nhiều cho đến vài chục cái, vài trăm cái, cũng mang ý nghĩa là vạn vật.

 

Khi khấu đầu mang ý nghĩa chúng sanh quy căn phục mệnh ( khôi phục bổn mệnh, quay trở về bổn lai diện mục, về lại gốc cội ban đầu ), lễ kính Lão Mẫu, Chư Thiên Tiên Phật, tượng trưng cho sự khiêm tốn hạ mình, hàng phục sự ngã mạn, quán tướng phát tâm noi theo Thánh Hiền, chẳng dám quên gốc cội, cảm ân báo đức.

 

Lư hương viên dung tứ phương : thắp đốt lên sự hy sinh phụng hiến, luyện tánh như tro ( chẳng còn chút tánh khí nóng giận ) .

 

Một nén nhang thắp lên lễ kính thiên địa thần minh, quy y Tự Tánh Phật.

 

Chỉnh lí lau dọn bàn thờ Phật : lau chùi bụi bặm - tẩy trừ phiền não, soi ngược tự tánh.

 

Làm phẳng bột lư hương : bình tâm tịnh khí, tự độ độ người.

 

Thắp đèn Phật : thắp sáng ngọn đèn Phật trong tâm, viên thành tánh mệnh.

 

Mặc niệm nguyện sám văn : sám hối nghiệp chướng, làm trong sạch Linh Đài.

 

Hiến kính trà, trái cây : biểu thị sự thành kính phụng hiến.

 

Nguyện lực : ánh sáng từ bi gia bị, thảy đều hồi hướng, chỉ nguyện chúng sanh lìa khổ được vui, chẳng vì bản thân cầu an lạc.

 

Minh Minh Thượng Đế là Vô Sanh Lão Mẫu, là tổng chủ tể của vạn linh, đại biểu cho đầu nguồn sinh mệnh của vạn vật vạn loài, là bổn thể của vũ trụ.

 

Minh Minh Thượng Đế - Vô Sanh Lão Mẫu cũng đại biểu cho lương tâm bổn tánh của bản thân mình – ngọn đèn của Tâm.

 

Người người đều có Tự Tánh Chơn Như, như lời mà Huyền Giác Đại Sư đã nói trong bài “ chứng đạo ca ” : “ thẳng tới đầu nguồn nơi dấu Phật, chọn lá tìm cành ta chẳng thể, Ngọc Ma Ni, người chẳng biết, trong kho Như Lai tự thâu đắc … ”, hoặc như trong lời điểm đạo đã nói : “ hai mắt hồi quang rọi, một điểm mặt trời thật ”.

 

Thế nào là Vô Sanh Phụ Mẫu ?

 

Vô Sanh chính là đầu nguồn gốc cội của Chư Phật, là căn bản của vạn vật, là cố hương của người người, là pháp thể của Vô Cực, là chủ tể của thiên hạ, là sinh mệnh tịch nhiên bất động vô tư vô vi, là lương tri của sự tự giác, cũng là đầu nguồn của trí tuệ sinh mệnh, là điểm ban đầu của sinh mệnh con người, là căn bản gốc cội của tất cả vạn vật, là chơn tể của vạn linh chí cao vô thượng.

 

Vô cực ( sanh thái cực, thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng ), tượng trưng cho sự quang minh, là Chơn Như, Tự Tánh của chúng ta, bất sanh bất diệt, tại Thánh chẳng tăng, tại phàm chẳng giảm.

 

Số lượt xem : 1843