Lập Chí, Chừa lại ba phần trống cho người. ( Huấn Văn của Tiên Phật )
Lập Chí
( Hàn Tương Tử Đại Tiên từ huấn )
Tây Nguyên năm 1997 ngày 3 tháng 5 tuế thứ Đinh Sửu âm lịch ngày 27 tháng 3 tại Đài Trung, Phật đường Tín Nghĩa.
Người tu đạo nhất định phải mang chí khí rộng lớn.
Người tu đạo nhất định cần phải có chí tiết kiên nhẫn.
Người tu đạo nhất định cần phải có chí hướng phẩm hạnh trung thành kiên định chẳng đổi dời.
Người tu đạo nhất định cần phải có chí thú cao xa.
Người tu đạo nhất định cần phải có chí nguyện tâm lượng rộng lớn.
Người tu đạo nhất định cần phải ý chí kiên cường, chí hướng xa rộng.
Người tu đạo nhất định cần phải có chí nguyện hiên ngang ngẩng cao đầu.
Người tu đạo nhất định cần phải có chí hướng học hỏi uyên bác.
Có 8 chí này thì mới có thể gọi là chí sĩ ( người có tiết tháo và ý chí kiên quyết )
Cần phải lập chí hướng thượng, lập chí thì có mục tiêu.
Như cây trước hết có gốc rễ, trải qua tưới tiêu chăm chút thì mới thành cây hai người ôm.
Vậy nên người người cần tập hợp ý chí, chí siêu việt thì mới có thể thành tựu trong thiên hạ.
Nếu chẳng lập chí thì thiên hạ chẳng có việc có thể thành tựu.
Như thuyền chẳng có bánh lái sao có thể chạy đến nơi xa, như ngựa chẳng có hàm thiết ngựa thì sao có thể phi nhanh ngàn dặm.
Vậy nên quân tử cần phải có chí đỉnh thiên lập địa
Lấy tấm lòng bác ái cứu đời làm tâm lượng, lấy nội Thánh ngoại Vương làm nghiệp thì mới không thẹn là linh nhất trong muôn vật.
Chừa lại ba phần trống cho người.
( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )
Tây Nguyên năm 2000, ngày 23 tháng 9 tuế thứ canh thìn âm lịch 26 tháng 8 tại Hoa Đàn, Bồ Đề Thiền Viện.
Hiểu người không cần nói hết, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút khẩu đức cho mình.
Trách người không cần quá khắt khe, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút độ lượng cho mình.
Có tài năng không cần kiêu ngạo hết mức, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút nội hàm cho mình.
Nhuệ khí tài hoa không cần phô bày ra hết, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút thu gom sâu sắc cho mình.
Có công không cần cầu đắc hết, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút khiêm nhường cho mình.
Đắc lý không cần giành hết, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút khoan dung rộng lượng cho mình.
Được sủng ái không cần ỷ lại hết, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút đường lui cho mình.
Khí thế không cần cậy hết, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút phúc hậu cho mình.
Phú quý không cần hưởng tận, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút phước lộc cho mình.
Phàm việc gì cũng không được làm quá đáng, chừa lại 3 phần trống cho người, để lại chút đức về sau cho mình.
Làm người xử sự thường chừa lại 3 phần nghĩ cho người ta.
Còn để dành vài phần khéo tự thưởng thức suy xét thì mới thấy mùi vị trong đó, đạm bạc tồn tại lâu dài.
Số lượt xem : 45