BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Minh Tâm kiến tánh

Tác giả liangfulai on 2023-06-26 22:14:21
/Minh Tâm kiến tánh

Q“ Khai ngộ ” và “ Minh tâm kiến tánh ” có gì khác nhau ?


A:Hai chữ “ Khai ngộ ” được vận dụng rộng rãi trong cuộc sống; một đạo lý đã nghĩ thông rồi thì có thể nói là “ đã khai ngộ ”, làm một sự lựa chọn đúng đắn rồi thì cũng có thể nói rằng “ đã khai ngộ ”.

 

Thế nhưng trên mặt tu trì thì “ Khai ngộ ” là chỉ sự khai ngộ trên tâm tánh, điều này giống với “ Minh tâm kiến tánh ” vậy. Thế nhưng sự “ Khai ngộ ” trên phương diện tu hành lại phân chia làm hai loại ngộ : “ giải ngộ ” và “ chứng ngộ ”

 

“ Giải ngộ ” và “ Chứng ngộ ”

 

Giải ngộ : Thông qua việc học tập suy ngẫm đọc nghiên cứu kinh điển, sau đó hiểu được “ tâm ” là gì, “ bổn tánh ” là gì, “ chơn như ” là gì …“ đạo ” là gì, “ đức ” là gì …đấy gọi là “ giải ngộ ”. Loại “ ngộ ” này là có sự đối đãi, có một cái “ tôi ” có một cái “ đạo lý ”, chẳng phải là cái ngộ thật sự. Cái ngộ thật sự là một loại “ chứng ngộ ”.

 

Chứng ngộ chẳng rơi vào sự đối đãi của lời nói và văn tự. Những sự giải ngộ bình thường vẫn là niệm đầu đang suy đi xét lại, chỉ là hiểu được đạo lý đúng đắn hơn người khác, thế nhưng nói ra thì không hợp trung đạo, chẳng đúng rồi, bởi vì “ đạo ” là chẳng thể rơi vào văn tự, như Hoàng Bách Thiền Sư nói rằng : “ tuyệt chư tư nghì, cố viết : ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt ” ngưng dứt mọi sự bàn cãi thảo luận, do vậy nói rằng : Ngôn ngữ dứt bặt, chỗ tâm suy cầu dứt bặt ). Văn tự lời nói chẳng thể biểu đạt.

 

 Chứng ngộ - Tiền hậu tế đoạn

 

  Cái gì là “ Chứng ngộ ” ? “ tiền hậu tế đoạn, nhất niệm bất sanh ” ( lúc trước, lúc sau đều dứt bặt, một niệm cũng chẳng sanh ).

 

Con người chúng ta sở dĩ rơi vào sinh tử luân hồi chính là do niệm lúc trước, niệm lúc sau niệm niệm nối tiếp nhau, “ lúc ” là chỉ phân giới của thời gian. Lúc trước là đủ thứ những cái trước đây, lúc sau là chỉ đủ thứ những cái sau này.

Cuộc đời của những người phàm phu bình thường, lúc trước, lúc sau niệm niệm ( vọng niệm ) nối tiếp nhau ; cái tôi trước đây, cái tôi hôm nay, cái tôi sau này …giống như dòng chảy con sông vậy, vĩnh viễn không có điểm dừng cuối cùng, thoát chẳng khỏi luân hồi.

 

Lấy ví dụ mà nói, một người vốn dĩ bất hiếu, đột nhiên giác ngộ rằng : “ từ nay về sau mình phải hiếu thảo ”, thế nhưng dưới sự tấn công ảnh hưởng dồn dập của những thói quen xấu không tôn kính không vâng lời đã dưỡng thành trong khoảng thời gian dài trước đây nên chẳng cách nào làm được. Rất nhiều người thường tự bảo với chính mình rằng : “ mình đã giác ngộ rồi, mình quyết tâm phải làm người không tham lam, không ích kỷ ”, thế nhưng lại thường chẳng làm được.

Giải ngộ, chẳng cách nào giải quyết được vấn đề của sinh mệnh, bởi vì chỉ là hiểu biết được đạo lý, chẳng cách nào lúc trước lúc sau đều dứt bặt. Dòng chảy của quá khứ không ngừng chạy nhanh qua, mấy vạn năm, thậm chí mấy nghìn vạn năm, bạn ngăn đỡ chẳng nổi loại sức mạnh ấy.

 

Đấy chính là sự khác nhau giữa “ giải ngộ ” và “ chứng ngộ ”. Quan niệm vẫn quy về quan niệm, biết được cái gì là đúng đắn, biết được nên làm thế nào, thế nhưng làm chẳng được, chỉ là hiểu biết đạo lý mà thôi.

 

 Cầu đạo là chứng ngộ

 

“ Chứng ngộ ” nghĩa là có thể đem mối quan hệ giữa lúc trước và lúc sau chặt đứt , chúng ta truyền đạo chính là truyền cái này. Mỗi đạo thân của chúng ta ít nhất là vào cái sát na ( thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi , tương đương 0,018 giây ) “ lúc trước lúc sau dứt bặt ” đạt đến “ chứng ngộ ” , do đó đạo thân của chúng ta sau khi được điểm đạo qua thì có thể ăn chay, thậm chí trường kì duy trì việc ăn chay. Chớ có tưởng rằng ăn chay là việc dễ dàng ; ăn chay thật ra rất khó khăn, bởi vì chúng ta đã ăn thịt ăn mấy vạn năm, những thói quen xấu ấy rất mãnh liệt dữ dội, thế nhưng Minh Sư truyền đạo của chúng ta điểm xuống một cái, chặt đứt nghiệp thức của chúng ta, khiến chúng ta không chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố di truyền của thân thể, chẳng chịu sự ảnh hưởng của nghiệp chướng, có thể ăn chay chẳng cần sức ý chí lớn mạnh để đối kháng.

 

Ở đạo trường đã có thể nhìn thấy rất nhiều ví dụ rằng sau khi tu đạo thì đã cai rượu, cai thuốc lá, ma túy, cờ bạc …vả lại cai mà chẳng có cảm giác đau khổ gì, chẳng có sự vật vã gì, rất dễ dàng thì đã chặt dứt rồi. Đấy chính là chúng ta cầu đạo có sức mạnh của trước sau dứt bặt ; những người đã cầu qua đạo đều đã từng khai ngộ kiến tánh, đã từng “ chứng ngộ ” qua chứ không chỉ có “ giải ngộ ”, do đó chỉ cần hạ sẵn quyết tâm thì đều có thể đoạn trừ những thói quen xấu.

 

“ Trước sau dứt bặt ” có thể không chịu sự ảnh hưởng của dòng chảy nghiệp thức đời đời kiếp kiếp của quá khứ, thật sự có thể “ đủ thứ trước đây ví như đã chết ngày hôm qua, đủ thứ sau này ví như hôm nay sinh ”, đấy là sự chứng ngộ.

 

Điểm sắt thành vàng

 

Kinh Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh rằng : " Thức đắc tây lai bạch dương tử, hương nhi điểm thiết hóa thành kim ". Chúng ta chỉ cần nhận biết Di Lặc Tổ Sư, cầu qua đạo thì đều có thể từ sắt thành vàng, từ chỗ bị nghiệp chướng trói buộc biến thành chứng ngộ " trước sau dứt bặt  ". Đạo thân chỉ là chẳng biết rằng " khai ngộ kiến tánh " đã phát sinh trong sinh mệnh của chúng ta, chẳng có lòng tin đối với bản thân, trên thực tế thì chúng ta đều đã điểm sắt thành vàng, trong phần " bỏ ác hướng thiện " chỉ cần nguyện ý chịu làm thì chẳng có chuyện không làm được, bởi vì có trải qua " trước sau dứt bặt  ".

 

Sau khi " trước sau dứt bặt  ", sự tu trì của bản thân chúng ta phải " một niệm chẳng sanh " ( thường tu trì tam bảo ) chớ có rơi vào hai đầu thiện ác ; những chúng sanh bình thường đều rơi vào hai đầu, nếu như có thể một niệm ( vọng niệm ) chẳng sanh thì có thể duy trì " minh tâm kiến tánh " sẽ chẳng lùi mất.

 

Đấy là sự khác biệt giữa khai ngộ và minh tâm kiến tánh ; khai ngộ có " giải ngộ ", " chứng ngộ ". Cái mà Truyền Đạo Sư truyền cho là chứng ngộ, dùng tam bảo cũng là chứng ngộ, do đó dùng tam bảo trọng điểm chẳng phải ở chỗ hiểu được tam bảo, mà ở chỗ đích thân đi thụ dụng. Dùng tam bảo cũng có thể " trước sau dứt bặt  ", có thể nói tạm biệt với những việc xưa kia, vẫy tay cáo biệt với những nghiệp cũ, sẽ không có chuyện vẫy mà chẳng đi.

 

Làm thế nào chứng minh rằng có khai ngộ kiến tánh hay không ?

 

AKhai ngộ kiến tánh là một loại thay đổi rộng lớn của sinh mệnh, đương nhiên là sự thay đổi theo hướng chánh. Chúng ta cầu đạo nếu như đã là một loại khai ngộ kiến tánh, nhất định có sự chuyển biến cực lớn đối với đời người của chúng ta. Sự chuyển biến thứ nhất chính là " Siêu sinh liễu tử ", sự chuyển biến này bất kể là sau khi cầu đạo tu hay không tu thì đều sẽ phát sinh, đấy là sự chuyển biến lớn nhất.

 

Ngoài việc siêu sinh liễu tử ra, người tu đạo thông qua việc tu trì có thể vặn chuyển những tập tánh , xoay chuyển vận mệnh của bản thân mình…chính là sự chứng minh cho việc khai ngộ kiến tánh.

 

Những việc mà trước khi cầu đạo đã chưa làm được như việc ăn chay, trọng Thánh khinh Phàm …Sau khi cầu đạo, tu đạo có thể làm được, những phần mà tánh người khó thay đổi, sau khi cầu đạo có thể dễ dàng làm được chính là sự chứng minh của việc khai ngộ kiến tánh.

 

Chúng ta đối với việc ăn chay thành thói quen rồi thì chẳng lấy gì làm lạ, bởi vì đa số các đạo thân đều làm được điều này thì cảm thấy chẳng có gì hiếm lạ ; thế nhưng thật ra việc ăn chay , trọng thánh khinh phàm, tuân thủ phật quy, trung hiếu tiết nghĩa …những thứ này là những đức tánh mang lẽ đương nhiên trong tâm của các đạo thân thì là tương phản với ý thức tập thể của xã hội, hoàn toàn đi ngược lại với những giá trị trào lưu của xã hội. Trong xã hội, đa số những người bình thường đều cho rằng " người chẳng ích kỷ thì trời chu đất diệt ", làm ác, chỉ cần có thể tránh khỏi sự chế tài của pháp luật thì có gì mà chẳng làm được.

 

   Đạo thân và những chúng sanh bình thường là khác nhau một trời một vực. Các đạo thân đều rất bình phàm thế nhưng lại có thể tuân thủ cuộc sống mang tính đạo đức mà chẳng có cảm giác đau khổ, là do chúng ta " trước sau dứt bặt  ", đã cáo biệt với những nghiệp thức đời đời kiếp kiếp của quá khứ, thậm chí những trào lưu quốc tế đều chẳng cách nào khiến chúng ta niệm trước niệm sau niệm niệm nối tiếp nhau ; trong quá trình tu bàn chẳng dứt, hạt giống nghiệp thức dần dần bị làm thanh tịnh.

 

   Đốn ngộ, tiệm tu

 

Bình thường có hai loại phương pháp làm thanh tịnh hạt giống nghiệp thức : tiệm tu và đốn ngộ.

 

 Hạt giống nghiệp thức tổng quy làm 3 loại lớn là tham, sân, si. Nhà Phật thường nói : " Ngã tích sở tạo chư tội nghiệp, giai do vô thủy tham sân si " . Chúng ta có thể đem tất cả các nghiệp thức đơn giản lấy tham sân si để khái quát.

 

Pháp tiệm tu : sám hối từng cái một đối với những tội nghiệp mà mình đã phạm trên phương diện tham, sân, si.

   

Ví dụ như chúng ta tham cái gì ? tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ ? sám hối từng cái một. Nếu như năng lực sám hối của tự bản thân mình không đủ thì thỉnh mời chư thiên tiên phật giúp chúng ta sám hối, phật giáo cũng do vậy mà nảy sinh ra các loại sám pháp. Ở các đệ tử Nhất Quán chúng ta thì là khi mỗi ngày khấu đầu nguyện sám thì đem những tham sân si của mình sám từng cái một, đấy thuộc về tiệm tu.

   

 Vấn đề của pháp tiệm tu là ở chỗ phạm vi nghiệp thức quá lớn. Hạt giống nghiệp thức của chúng ta không chỉ là những cái do kiếp này đã tạo xuống gieo xuống, mà còn bao gồm những cái mà chúng ta đời đời kiếp kiếp đã tích lũy ; chúng ta thậm chí chẳng cách nào biết được những nghiệp thức này từ đâu đến, có bao nhiêu hạt giống nghiệp thức ?

 

Nếu như tiệm tu giống như việc quét dọn những rác bẩn của sinh mệnh, muốn quét dọn một căn phòng nhỏ thì dễ dàng, còn muốn quét dọn những nơi lớn như Tử Cấm Thành thì khó rồi, đặc biệt là Tử Cấm Thành đã mấy nghìn năm chưa quét dọn.

 

Những nghiệp thức của chúng ta giống như mấy trăm tòa Tử Cấm Thành vậy, trăm nghìn kiếp đầu thai đã tạo biết bao nhiêu nghiệp, phạm vi quá lớn ; lại nữa trong đó có quá nhiều những căn phòng khóa chặt, chúng ta vốn dĩ chẳng hiểu biết được, người trong cuộc mê, người ngoài cuộc rõ. Khi chúng ta đứng ngoài cuộc nhìn người khác, nhìn thấy được những vấn đề của người khác, thế nhưng người trong cuộc lại cứ hay hoàn toàn không cảm thấy bản thân mình có những vấn đề mà người khác nhìn thấy, bạn bảo với anh ta rằng " Cậu rất ích kỷ " thì anh ta sẽ chẳng chút do dự nói rằng : " làm gì có ! ", hoàn toàn không cảm thấy rằng mình có lỗi..

 

Phần lớn người đều là như vậy, kiểm thảo người khác rất đơn giản, kiểm thảo những lỗi lầm của bản thân thì rất khó khăn, do vậy muốn dùng loại phương pháp này để tịnh hạt giống nghiệp thức rất khó khăn, đấy là vấn đề của tiệm tu.

 

Nhất định cần phải có năng lực kiểm tra phản tỉnh bản thân, lại còn phải kiên trì nỗ lực quyết tâm đến cùng ; dựa vào phật pháp mà nói thì phép tiệm tu phải trải qua sự tu hành của 3 A Tăng Kì Kiếp lớn, chẳng nghỉ chẳng ngưng, hy vọng mơ hồ xa vời.

   

Cái mà lúc truyền đạo truyền cho là " đốn ngộ "

 

Do thành tựu của phép tiệm tu mơ hồ xa vời cho nên có pháp đốn ngộ. Cái gì là " đốn ngộ " ? một niệm chẳng sanh, trước sau dứt bặt, chính là cái gọi là đốn ngộ. Ngay lúc ấy " vô ngã ".

 

Có niệm mới có ngã ( tôi ), trực hạ " vô sanh ", mọi thứ bất sanh bất diệt, hạt giống nghiệp thức ứng niệm thành không. Đấy là phép đốn ngộ.

 

   Phần lớn các đạo thân đều là bắt tay vào từ đốn ngộ, " cầu đạo " chính là " đốn ngộ ", sau khi cầu đạo thì đa số đi tiệm tu, sám hối sửa lỗi, hành công liễu nguyện …Rất ít người có thể tiếp nhận cái mà chúng ta truyền là đại pháp đốn ngộ. Sau khi cầu đạo muốn tu đốn ngộ rất đơn giản,chỉ cần có thể " hồi quang phản chiếu, thành tâm bảo thủ " thì có thể " kiến tánh thành phật " ngay lúc ấy.

 

QCầu đạo bằng với việc “ chứng ngộ ” ?

ANên nói rằng cầu đạo là giai đoạn thứ nhất của “ chứng ngộ “

 

Q:Vậy thì sau khi cầu đạo vĩnh viễn “ minh tâm kiến tánh ” chẳng cần tu nữa rồi ?

APhải có thể duy trì " một niệm chẳng sanh ", " vô niệm làm tông ", " trực hạ vô tâm " của cầu đạo ngay lúc ấy…Phật giáo gọi là " bảo nhậm " ( 3 giai đoạn thành phật : Khai ngộ  bảo nhậm  viên chứng ), chúng ta gọi là " bảo thủ ".

 

Tam bảo, hiến hương, lễ tiết của chúng ta …đều là đang khiến cho chúng ta duy trì " vô niệm ", trực tiếp nhất chính là thủ huyền " hồi quang ", đem lục căn của chúng ta toàn bộ thu về, nhãn quang, nhĩ quang, tị quang …đều thu về, chẳng phải nói rằng lục căn đều mất đi tác dụng, nhìn chẳng thấy, nghe chẳng thấy …mà là " thế " của lục căn hướng nội chứ không phải là hướng ngoại.

 

Bình thường khi chẳng tu hành, xu hướng của lục căn của chúng ta đều là hướng ra ngoài, hướng ra ngoài xem đông ngó tây, hướng ra ngoài nghe âm nhạc, nghe thị phi …Còn chúng ta tu hành thì xu hướng của lục căn phải nghịch chuyển hướng vào bên trong, hướng về huyền quan, hướng ra ngoài chỉ là ứng duyên mà thôi, khi không thể không nhìn thì nhìn, khi không thể không nghe thì nghe …giống như chiếc gương vậy, có vật xuất hiện ở trước gương thì gương không thể không xuất hiện hình ảnh, nhưng khi vật rời khỏi rồi thì gương trống rỗng rồi chẳng có hình ảnh. Ngoại duyên tiêu mất rồi thì lập tức thu về huyền quan..

 

Tu hành chẳng phải là che mắt bịt tai, mà là lục căn không bị lục trần mê hoặc ; khi lục căn dùng xong rồi tự động trở về đến huyền quan, đấy là một loại công phu thành tâm bảo thủ, cũng là " bảo nhậm " mà phật giáo đã nói.

 

Do vậy " minh tâm kiến tánh " đối với chúng ta mà nói chẳng phải là một mục tiêu ; khi chúng ta cầu đạo thì đã đạt đến minh tâm kiến tánh, chỉ là chúng ta có thể giữ được hay không mà thôi.

 

Cái gọi là " nhất siêu trực nhập Như Lai địa " trực tiếp tiến vào địa vị của Như Lai, mạt hậu nhất trước bảo quý chính là ở chỗ này ; tất cả chúng sanh chẳng phân căn cơ, trực tiếp điểm đạo một cái thì minh tâm kiến tánh. Khác biệt chỉ là ở chỗ chúng ta có thể giữ lấy hay không mà thôi ?

 

Chúng ta truyền " đạo " và truyền " giáo " khác nhau ở chỗ giáo môn tu trì phải hiểu rất nhiều " pháp ", làm rõ trước hết cái gì là chánh pháp rồi mới bắt đầu khởi tu. Pháp đốn ngộ rất khó lí giải, một chỉ thì đến vị, kế đến chính là có thể giữ lấy hay không, có thể bảo vệ gìn giữ chẳng mất hay không ; giữ lấy thì chính là minh tâm kiến tánh.

 

QMinh tâm và “ kiến tánh ” là giống nhau không ?

 

AMinh tâm thì là kiến tánh, cũng giống như mắt sáng rồi thì có thể nhìn thấy đủ thứ tướng. Minh tâm chính là mắt đã sáng rồi ; kiến tánh chính là nhìn thấy tất cả mọi thứ. Nhìn thấy tất cả mọi thứ thì biểu thị rằng mắt sáng, mắt sáng thì nhìn thấy mọi thứ.

 

QKiến tánh phải “ kiến ” như thế nào ?

 

A Kiến tánh chẳng phải là dùng mắt nhìn thấy, hoặc đầu óc lý giải ; chính xác mà nói thì nên nói là " hiện tánh ". Trong chữ cổ trước đây " kiến " có ý nghĩa " hiện ", thường dùng " kiến " để biểu thị " hiện ", cũng có nghĩa là " biểu lộ ", " bộc lộ ". " Kiến tánh " là danh từ của thiền tông, dùng dụng ngữ của Nho gia Trung Quốc thì là " suất tánh " ; cái gọi là " suất tánh chi vị đạo " cũng chính là thiên tánh bộc lộ, do đó cảnh giới của " kiến tánh " chính là thiên tánh ( phật tánh ) của một con người hoàn toàn biểu lộ ra ngoài.

 

Vì sao thiên tánh không thể bộc lộ ? Bởi vì phân biệt lấy tướng, hạ ý thức phân biệt cái này tốt cái kia không tốt, bất luận là trong cuộc sống sinh hoạt, trong tu trì …

 

Khởi tâm động niệm đều là phân biệt lấy tướng, thiên tánh bèn chẳng cách nào bộc lộ ; do đó chúng ta truyền đạo chính là trở về điểm gốc ban đầu " quy nguyên " ; quá trình truyền đạo chính là khiến chúng ta chẳng cách nào phân biệt lấy tướng, kéo chúng ta rời khỏi sự phân biệt lấy tướng để trở về sự không phân biệt.

 

Có lẽ rất nhiều người sẽ cảm thấy rằng " kiến tánh " rất khó hiểu rất khó lý giải, " thiên tánh bộc lộ ", " suất tánh " vẫn là rất mơ hồ. Lấy một số ví dụ vậy, mấy hôm trước lên lớp nói đến sự thay đổi sau khi cầu đạo tu đạo, có một vị đạo thân vẫn còn đang học đại học nói rằng : " Tu đạo tuy rằng may mắn hơn so với người khác thế nhưng có lúc cũng rất vất vả, ví dụ như rất nhiều những việc mà người khác làm được như lẽ đương nhiên thì tự bản thân mình lại chẳng cách nào làm được. " Tôi rất hiếu kỳ, rốt cuộc thì cái gì là lẽ đương nhiên đối với người bình thường mà đạo thân lại không thể làm được ? Cậu ta nói rằng : " Cũng giống như có một lần lái xe gắn máy tùy tay vứt rác bừa bãi, chưa đến một phút lại quay đầu xe lại, nhặt lại rác mà mình khi nãy đã vứt bỏ, lại còn khiển trách bản thân, cảm thấy bản thân mình điên mất rồi mới làm những việc thiếu đức như vậy. "

   

Một vị đạo thân khác lại nói một ví dụ khác của cô ấy : " Sau khi cầu đạo thì đối với một số việc đã không còn xem là phủi tay áo đứng nhìn chẳng liên quan đến mình nữa. Mấy hôm trước khi đang lái xe thì nhìn thấy trên đường có rơi vãi rất nhiều những chai dầu salad trống không, vốn nghĩ rằng mình né tránh thì được rồi, tiếp tục lái về trước, nhưng trong lòng bèn xuất hiện ý nghĩ : mình là đệ tử của Phật Di Lặc, sao có thể như thế được ? Nếu đằng sau có xe do vậy mà xảy ra tai nạn thì làm sao … ? do vậy bèn dừng xe lại, xuống xe nhặt những chai dầu salad, đợi đèn đỏ mấy lần mới nhặt xong những chai dầu salad đó. "

 

Lại còn có một vị khôn đạo nói rằng : " Vài hôm trước khi lái xe đón con đột nhiên trời đổ mưa lớn, nhìn thấy một ông cụ nhặt ve chai phế liệu đang co ro nép mình ở dưới mái nhà cổ, nếu như là trước lúc cầu đạo, tuy rằng trong lòng rất đồng cảm nhưng lại chẳng có dũng khí đi giúp đỡ cho cụ ấy, nhưng lần này tôi đã ngừng lại để mua một chiếc áo mưa đem cho ông cụ ấy, cảm thấy rằng mình nên làm như thế, vả lại rất tự nhiên mà chẳng miễn cưỡng…"

 

Ba ví dụ tương tự này mỗi ngày đều phát sinh trên người của đạo thân, đấy chính là " kiến tánh " bổn tánh hiện ra, cũng là " suất tánh ", đem bổn tánh ( phật tánh ) của chúng ta biểu lộ ra ngoài.

 

Kiến tánh, chẳng khó sâu chút nào, đối với các đạo thân mà nói thì một chút cũng chẳng khó, chính là như vậy mà thôi.

 

Số lượt xem : 339