BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Biết Bố Thí ( Phổ Hiền Bồ Tát giáng )

Tác giả liangfulai on 2023-05-08 21:07:26
/Biết Bố Thí  ( Phổ Hiền Bồ Tát giáng )

  Biết Bố Thí

 ( Phổ Hiền Bồ Tát giáng )

 

 

 

Làm công đức, làm việc thiện đều cần người quyên hiến tiền tài, đấy cũng là một vấn đề lớn khảo người. Những thứ mà quyên hiến nhìn thấy được, những việc thiện mà nhìn thấy được, như tế bần, cứu nạn, trợ in sách khuyến thiện … thì đều là nhìn thấy được, ngoài ra vẫn còn có những thứ nhìn không thấy và tương đối khó mà tính toán.


 

 

Nay đại đạo rộng mở, Từ hàng phổ độ khắp nơi; đại sự phổ độ trong đạo trường cần phải an bài sắp xếp chuẩn bị, khai thiết phật đường kết duyên, các loại việc phật đạo càng là phồn tạp, những việc này đều phải dựa nhờ vào sự quyên hiến của lòng thiện tâm. Thuyền lớn phải có bến cảng lớn, thuyền nhỏ cần bến tàu nhỏ, đều có kinh phí chi tiêu khác nhau, trong khoảng thời gian này thì việc ăn uống, chỗ trọ tuy chẳng cần quá xa hoa, nhưng cũng không thể quá tồi tàn khắt khe, vẫn phải chu toàn, mọi thứ … đều là cần rất nhiều tiền, nếu không thì chẳng cách nào chi ứng.

 

Lại nếu chẳng có kinh phí chi tiêu, sao có thể thông đường lẫn nhau, kết duyên qua lại ? lẽ nào chẳng phá cục. Do đó, mong rằng các vị thiện đức hiền lương trong thiên hạ nên đồng tâm đồng đức, trên dưới khích lệ, việc đời không thể không điều công trợ đạo, dùng tiền tài của thiên hạ để tiêu cái nghiệt của thiên hạ, cứu tánh mệnh của những người trong thiên hạ, thành đại công của thiên hạ, công chánh vô tư, quang minh chánh đại.

 

Trong đạo trường, những nam nữ bần hàn nghèo khổ thì không cần miễn cưỡng. Những người có của dư thừa thì nên biết xả tiền tài; xả chẳng được tiền tài thì tiêu chẳng nổi nghiệt, liễu chẳng nổi việc sanh tử, vả lại do những cái đã tích trong kiếp trước mà ông trời ban cho con tiền tài để con kiếp này sử dụng, chẳng phải là để con một mình đơn độc hưởng dụng, mà là muốn con biết mượn nhờ vào tiền tài của mình mà hành nhiều việc thiện, đem những cái có dư ra của con để bù đắp cho những thiếu thốn của người khác. Người tu hành thì ăn mặc đi ở đều có thể tiết kiệm; những việc lớn như sinh con, kết hôn, thăng quan, thăng tiến, chết … đều có thể tiết kiệm; giao tế ứng xử qua lại đều có thể tiết kiệm. Hãy đem những thứ tiền này tiết kiệm lại, làm nhiều việc thiện để tiêu những món nợ oan nghiệt tiền kiếp; in tặng nhiều sách khuyến thiện để rộng kết thiện duyên, lại lượng sức mà trợ đạo, thành tâm thành ý mà đi làm, mượn vào đó mà đi ra con đường lớn quang minh sáng ngời của bản thân.

 

Có thể biết rằng bỏ ra sự bố thí là việc tốt; chỉ cần chơn tâm mà đi làm thì chỗ nào cũng là công đức. Ví dụ như quyên hiến ở đường miếu, cúng dường Thánh Phật tất chiêm quang Thánh chẳng ít; quyên cho đạo thân, họ khai hoang xiển đạo chia cho con công đức; quyên ở  cung đường chùa miếu trên dưới chi dùng, ghi nhận công đức của con, hoặc quyên hiến ở việc khai bàn pháp hội để kết duyên, tăng thêm thể diện, thần nhân hoan hỉ. Những việc khác như cứu trợ những người nghèo khó, trợ in sách khuyến thiện, trợ đạo đều không thể không xả bỏ tiền tài.

 

Hãy thử nhìn xem những kẻ phong trần thế tục vọng phí tiền tài, lãng phí vô duyên vô cớ một cách không đáng, hoang phí vô độ trái lại còn mua về những tội nghiệt đầy mình. Về phần việc trợ đạo chính là mượn nhờ vào tiền tài của đông phương ( thế giới sa bà ) để mua đất cõi phật của Tây Phương; mượn nhờ vào tiền tài đông phương để mua thánh địa của tây phương, một vốn vạn lời, ghi trên thiên đường, là việc lời to, nên biết nỗ lực mà đi làm.

 

Tục ngữ nói rằng : “ đông phương chẳng nghèo thì tây phương chẳng giàu ”. Phổ độ lần này chuyên bàn việc của tây phương, cho dù bàn hết cả gia nghiệp thì ông trời cũng sẽ vô cùng quan tâm yêu thích chiếu cố đến con, tuyệt đối không để con chết đói đâu. Đương nhiên việc bỏ ra sự bố thí phải xem bản thân mình có hay không, chứ chẳng phải là muốn con dùng hết toàn bộ gia sản, bức con chịu khổ. Từ lúc phổ độ đến nay, có biết bao những Đại Nguyên Nhơn xả thân xả mạng, cho dù là chết cũng chẳng có oán trách. Do đó, lẽ nào có cái lí keo tiếc tiền bạc mà chẳng xả. Giành được một lá đài sen còn hơn cả hoàng kim vạn lượng.

 

Vả lại thời tam kì đến, gọi là kiếp quét đời; họa loạn đến một cái thì tất cả mọi thứ hóa thành tro bụi, tánh mệnh khó bảo toàn, tiền tài có ích chi ? Cho nên có thể suy nghĩ cân nhắc tiền tài của mình, để giành lại 7 phần đề sống qua ngày, quyên góp ra hai, ba phần để làm việc thiện, tế bần trợ đạo …

 

Tiền tài cũng xả rồi, đức cũng vun bồi rồi, đến lúc ấy không biết có biết bao nhiêu những triển vọng viễn cảnh xem chẳng hết, cũng chẳng biết có biết bao nhiêu niềm vinh dự tốt đẹp hưởng thụ chẳng hết, tức có thể hướng đến mảnh đất tiêu dao thanh tịnh.

 

Hành thiện tạo công có thể dựa vào điều kiện khả năng của bản thân mình mà làm; tuy rằng có sự khác biệt giữa giàu nghèo, thế nhưng công đức là như nhau cả. Người nghèo lấy việc ra sức làm chính, như là hành công trước thần phật, nhặt giấy có chữ, giấy rác, quét dọn gạch sỏi đường xá, dọn sạch những gai góc trên đường … đều là những việc tốt mà chẳng cần phải tốn tiền. Những người giàu sang nếu chẳng có thời gian ra sức thì có thể mượn nhờ vào tiền tài để ra sức, thế nhưng phải suy nghĩ cân nhắc rõ ràng, cái khó xả nhất định cần phải xả; cái nên xả nhất định cần phải sớm xả, chớ có mà nghi nghi hoặc hoặc, sợ rằng hết tiền nghèo rồi thì tháng ngày khó qua. Nên biết rằng thí tiền tài ngay đến đồng xu ông trời cũng đều ghi chép tường tận chi tiết. Thế nhưng có một điểm càng nên hiểu rõ rằng chính là bố thí phải có trí tuệ; chớ có đem tiền tài để rơi vào trong tay những kẻ tích tụ tiền tài trong bóng tối, những kẻ dùng tiền vào việc xấu, chẳng đắc lực, uổng biếu tặng, khiến cho người khác tạo nghiệt, lẽ nào chẳng phải là trái lại còn có tội. Có tiền tài thì ra tiền trợ đạo, làm việc tốt thành toàn người khác, tiêu cái nghiệt của bản thân, nghiệt đi thì công thành, mới biết lợi ích của việc bố thí tiền tài. Nếu có tiền tài mà chẳng thí, đến cuối cùng công quả chẳng thành, rơi tụt về sau, đau xót mất đi kì duyên, lẽ nào chẳng đáng tiếc !

 

Khi đại đạo chưa tỏ chính là thời kì phổ độ, đang bàn đạo cần tiền tài an đốn, lúc này xả tài chính là đang tiêu trên những việc hữu dụng đắc lực, công đức vô cùnghôm nay chẳng xả còn đợi khi nào ? Một khi thâu viên, đạo chẳng cần bàn nữa rồi, sách khuyến thiện chẳng cần in ấn phát hành, đại đạo trả về lại thứ dân, khắp thiên hạ cúng dường, trong ngoài một nhà, cũng chẳng cần con xả tiền tài nữa rồi, có tiền tài cũng xả chẳng được rồi, thảy mọi thứ đều chẳng có đất dụng võ.

 

Người đời nên phân tích liễu ngộ rõ ràng, xả tiền tài nên tiêu tốn trên những việc dùng thích hợp thì mới không hối hận; nếu chẳng biết xả tiền tài, đợi đến lúc tỉnh ngộ thì tiền tài đã theo nghiệt mà đi, đáng tiếc biết bao nhiêu ! Muốn quay đầu mà thân đã trăm tuổi.

 

Thử nghĩ xem chúng sanh nam nữ trên đời, những kiếp quá khứ đến nay chẳng biết đã tích xuống biết bao nhiêu những tội nghiệt ? mà những tội nghiệt này đại đa số là do tiền tài mà tạo ra cả. Tu hành lần này, những tội nghiệt ấy làm thế nào tiêu giải, cũng chỉ có dựa vào tiền tài để bù đắp, cho nên dạy người đời quyên tiền, Thánh Hiền Tiên Phật từ bi nghĩ thay cho con biện pháp sám hối tội nghiệt, bồi công lập đức, nhảy thoát biển khổ.

 

Bài ca Vạn Không nói rằng : “ Vàng cũng Không, bạc cũng Không, chết rồi nào từng ở trong tay , lao khổ cả đời siêng kiếm lấy, vô thường hễ đến vẫn hoàn Không . Cho nên người đời nên nhanh chống hối tỉnh, chớ có để cho vô thường đến một cái thì vạn hữu đều Không. Hãy kịp thời nhanh chóng sớm nhìn thấu, đem những vật hư không ở ngoài thân ấy để đổi quả vị thật chất. Đời người ngắn tạm vài chục năm, chỉ cần có thể biết tích phước, chẳng tạo nghiệt thì ăn mặc lại chẳng tiêu tốn được bao nhiêu, hà tất tự tìm khỗ não đem những tiền tài đã tích giữ mà chẳng chịu buông tay ? đợi đến khi 3 tấc hơi dứt, để cho con cháu lạm dụng, hoặc bị người khác phân chiếm, rơi đến mức bản thân mình chẳng có nửa phần tiền đi đối mặt với Diêm Vương, lẽ nào chẳng phải ngu ngốc mất trí ? Trên đời có rất nhiều những người căn nặng, chẳng biết tạo công để tiêu tội nghiệt, dây dưa kéo dài, chẳng biết đợi đến lúc nào mới có thể tiêu giải ?

 

Bàn đạo, in ấn sách thiện khuyến đời, chẳng có tiền thì vẫn cứ là không xong, do đó từ nay về sau, nam nữ trên đời ngoài việc phải nghiêm túc tu công và làm việc ra, nhiều thì quyên nhiều, ít thì quyên íttin chắc lập công tiêu nghiệt, kiên hành chẳng dứt, thần minh trên trời sẽ không cô phụ công của con đâu, tuyệt đối không được sanh tâm nghi hoặc mà tự hủy tiền đồ. Ta tầng tầng thuyết minh, khổ khẩu bà tâm, mong rằng người đời có thể có chỗ liễu ngộ, độ bản thân mình ra khỏi biển khổ.

Số lượt xem : 556