Kinh Nghiệm về những trường hợp lúc quy không của những người đã cầu qua đạo
Chúng ta kinh nghiệm rằng, những người đã có cầu qua đạo, sau trăm tuổi nhất định sẽ thân mềm như bông, thế nhưng vì sao cũng có những hiện tượng khác thường ?
Giảng Sư Hoàng Thục Mai cầu đạo, tu đạo bàn đạo,
lúc quy không có ấn chứng của thân mềm như bông .
Phàm là những người đã cầu qua đạo, may mắn đắc thụ được chơn truyền, nhận được ân điển của Di Lặc Lão Tổ Sư, Hoạt Phật Sư Tôn từ bi, chân tu thật bàn, lúc trăm tuổi về già, trăm phần trăm đều có thể thân mềm như bông, trở về Lí Thiên, ấn chứng Tiên Thiên Đại Đạo là đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật. Thế nhưng nếu như có người khác thường, thì đại khái là có một vài những nguyên nhân dưới đây :
1. Những người báng đạo huỷ đức.
Những người mà sau khi cầu đạo, hoàn toàn chẳng có tiến tu, chẳng có tham dự nghe lớp chẳng hiểu đạo lí chẳng chịu tu, chẳng có tuân giữ ngũ giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu ), sống đời sống buông thả phóng dật. Anh ta chỉ là cầu đạo, thế nhưng cuộc sống của anh ta lại hoàn toàn giống y như những người bình thường phàm phu tục tử vậy, chẳng có bất cứ sự thay đổi tốt, chẳng có bất cứ sự tiến triển nào. Những đạo thân như vậy tuy rằng có cầu đạo, thế nhưng sau khi quy không thì thân thể vẫn sẽ trình hiện trạng thái cứng đơ; vậy còn linh của anh ta sẽ đi về đâu ? Linh vẫn sẽ trở vào địa phủ để chịu sự thẩm phán, bởi vì chẳng có sự tiến tu, vậy nên chẳng có tư cách để trở về Tam Quan Cửu Khẩu thẩm hạch, vẫn trở vào địa phủ chịu sự thẩm phán nơi Thập Điện, vẫn tiến hành dựa theo trình tự thẩm phán bình thường vậy.
Lúc cầu đạo, Trong Lễ Chúc nói rằng : “Nễ nhược nguyện bất năng liễu, nan bả hương hoàn; hiện kim tai sát, cự tao thân biên. Nhất thiết binh hoang, lão ấu đồng triêm, phản tâm báng đạo, lị sư mạ thiên, hồng thệ đại nguyện, vĩnh bất năng hoàn. ”
- con lập nguyện nếu chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”; vậy nên sau khi cầu đạo, nếu có phản tâm báng đạo hoặc mắng trời mạ thầy, hoặc chẳng tuân đạo mà hành, vậy thì hồng thệ đại nguyện đã lập không hoàn thành mà vĩnh viễn luân hồi trong biển khổ của hồng trần.
Lúc cầu đạo có đốt tờ biểu văn Long Thiên Biểu, tuy rằng đã được thiên bảng ghi danh, địa phủ xoá tên, thế nhưng Biểu văn cũng giống như hợp đồng bảo hiểm vậy, sau khi cầu đạo phải y theo nguyện lực mà thực hành; nếu như chẳng có y theo nguyện lực ( 10 điều nguyện lớn ) mà thực hành, vậy thì hợp đồng bảo hiểm sẽ mất đi hiệu lực.
Mười điều nguyện lớn đã lập lúc cầu đạo là : “thành tâm bảo thủ, thật tâm sám hối ( thật tâm tu luyện ), không có hư tâm giả ý, chẳng có thoái rút không tiến, chẳng có : khi sư diệt tổ, xem thường Tiền Nhân, không tuân Phật quy, tiết lộ thiên cơ, giấu đạo chẳng hiện, chẳng lượng sức mà làm ( chẳng thành tâm tu luyện ).
Có một số đạo thân, nhân tài cả đời người đều hành công liễu nguyện, tam thí song hành ở trong Phật đường, thế nhưng trong quá trình hành công liễu nguyện đã phạm vô cùng nhiều lỗi lầm sai trái; ngoài ra anh ta chỉ là thân đến đạo trường tam thí song hành, thế nhưng trong lòng chẳng có thừa nhận, chẳng có khẳng định thiên mệnh, vậy nên trong quá trình hành tu bàn đạo đã phạm xuống rất nhiều những lỗi lầm. Cũng bởi vì không khẳng định thiên mệnh, vậy nên sẽ nói năng tuỳ tiện bừa bãi, sẽ thường hay phê bình đạo trường, phê bình những người tu đạo, các Tiền Hiền, các Đồng Tu. Nghiêm trọng hơn nữa thì là huỷ báng, bôi nhọ đạo trường, bôi nhọ người tu đạo, huỷ báng người tu đạo. Những Đàn Chủ, nhân tài như thế cũng là có đấy. Mà những Đàn Chủ, những nhân tài như thế bởi vì trong tâm không khẳng định Thiên Mệnh, miệng tuỳ tiện nói bừa, trong quá trình hành tu bàn đạo cũng thường sẽ gặp phải những việc không thuận. Lúc gặp phải những việc không thuận thì anh ta bèn sẽ mở miệng oán trời trách người, khẩu xuất ác ngôn, cũng có nghĩa là nói những lời khó nghe. Anh ta tuy rằng thân là nhân viên thiên chức, vả lại trông thì là cả đời đều đang hành công liễu nguyện trên đạo trường, thế nhưng bởi vì trong lòng không thừa nhận khẳng định thiên mệnh, vậy nên sau khi quy không cũng sẽ trình hiện trạng thái cứng đơ. Sau đó thì linh vẫn trở vào địa phủ chịu sự thẩm phán nơi Thập Điện, trình tự thẩm phán cũng giống như bình thường, y như những Nguyên Nhơn khác vậy.
2. Lúc tại thế đã từng phát qua thứ tâm nguyện nào đó mà vẫn chưa liễu.
3. Người có loại nghiệp lực nào đó vướng mắc đeo bám.
4. Người có tâm sự, nút thắt của lòng chưa mở ra.
5. Người mà chấp mê chẳng ngộ, thân luyến loại duyên đời nào đó.
Theo như lời từ bi của thầy Tế Công Hoạt Phật thì : lại còn có một loại trường hợp chính là đệ tử Nhất Quán Đạo cả đời hành tu bàn đạo, rất khẳng định đối với thiên mệnh, cả đời thật tu thật bàn, thế nhưng trần duyên, những lo lắng vướng bận còn quá nhiều chưa thể buông xuống.
“ Trần duyên ” chính là tuy rằng hành tu bàn đạo cả đời người, thế nhưng sự tu dưỡng về mặt tâm tánh chẳng có nâng cao, vậy nên trước lúc lâm chung còn lo lắng vướng bận người nhà, con cái, con cháu, hoặc là trong lòng vướng mắc bận tâm đến những chuyện khác, vô cùng vô cùng vướng bận, chấp trước. Tuy rằng là anh ta là đệ tử Nhất Quán Đạo thật tu, thế nhưng bởi vì trong lòng có quá nhiều những sự chấp trước, vậy nên sau khi lâm chung, di thể của anh ta cũng sẽ trình hiện trạng thái cứng đơ.
Cả đời người của anh ta tu bàn có công đức, thế nhưng sự tu dưỡng về mặt tâm tánh chẳng có nâng cao, vậy nên đến lúc trút hơi thở cuối cùng của đời người, vẫn chẳng buông xuống được đối với những vật dục, tình ái của thế gian. Trong lòng anh ta chẳng buông xuống được, vậy nên di thể bèn chẳng cách nào thả lỏng; chẳng cách nào thả lỏng thì sẽ chẳng mềm mại, sẽ trình hiện trạng thái cứng đơ. Vậy nên chẳng phải là tất cả các đệ tử của Nhất Quán Đạo lúc lâm chung đều có thể thân mềm như bông là vậy. Vậy nên thầy Tế Công Hoạt Phật nhắc nhở các đồ nhi trong lúc thành toàn người, liên quan đến đoạn thoại “ thân mềm như bông ” thì phải thêm phụ chú giải thích, phải giảng giải tỉ mỉ rõ ràng cẩn thận, nếu không thì sẽ khiến cho các đạo thân mới tiến đạo sản sinh sự hiểu lầm.
Có một số đạo thân có thể dẫn đưa bố mẹ đến cầu đạo, thế nhưng do cha mẹ của họ chẳng có tiến tu, vậy nên lúc quy không thân thể là cứng đơ đấy, như thế thì họ sẽ trách đạo trường rằng : “ lúc đầu chẳng phải là bảo rằng cầu đạo rồi thân sẽ mềm mại như bông đó sao ? Vì sao mà cha ( mẹ ) tôi thân thể lại cứng đơ vậy ? ” Như thế sẽ khiến cho các đạo thân sản sinh một sự hiểu lầm đối với đạo trường, sản sinh sự không hiểu rõ, vậy nên lúc giảng giải đạo lí cần phải rõ ràng tường tận và cẩn thận.
6. Người mà quên mất ngày tháng đắc đạo hoặc Tam Sư ( Điểm Truyền Sư, Dẫn Sư, Bảo Sư ), Tam Bảo.
7. Người mà chẳng có đóng tiền công đức phí lúc cầu đạo.
8. Người mà chẳng chịu lập nguyện lúc cầu đạo, chẳng chịu đọc theo “thập điều đại nguyện” mà Hạ Chấp Lễ đã hướng dẫn đọc, chỉ mấp máy đôi môi để ứng phó qua loa làm ra vẻ đang đọc theo mà thôi, nhưng thật ra trong tâm nghi ngờ chẳng tin đạo, miệng chẳng thật sự đọc đúng theo những lời nguyện.
( Các đệ tử của Nhất Quán Đạo trước khi cầu đạo nhất định trước hết cần phải thành tâm quỳ dưới toà sen của Minh Minh Thượng Đế, lập xuống 10 điều đại nguyện, ý nghĩa trong đó là biểu bạch với ông trời tâm nguyện thành tâm cung kính tu đạo sau khi đắc đạo, sau đó mới có thể được Minh Sư truyền thụ tam bảo, chỉ định con đường sáng tỏ rõ ràng để trở về cố hương Phật quốc. )
.Nếu như sau khi cầu đạo lại đi quy y hoặc rửa tội, hoặc đến những môn phái tôn giáo khác để bái người khác làm Thầy thì nơi Minh Sư nhất chỉ điểm đó, ngoài việc điểm Huyền Quan đó sẽ tối đi, bên trên nó còn có dấu “ X ”.
Từ những điều nói trên cho thấy các đệ tử Nhất Quán Đạo sau khi cầu đạo đắc đạo rồi nhất định phải thật tốt mà ghi nhớ kĩ tam bảo, lại chân tu thật bàn, nhận lí thật tu, lập nguyện liễu nguyện, tuân giữ Phật quy, tôn Sư trọng Đạo, hành công lập đức tiêu trừ những mối oan kết, nghiệp chướng, thời thời khắc khắc cẩn thận những lời nói, hành vi việc làm và tâm niệm của mình như đi trên băng mỏng, như đối diện với vực sâu mãi cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, quan tài đậy nắp. Thầy Tế Công từ bi rằng : “ Các đệ tử Nhất Quán Đạo đắc được cơ hội nếu chẳng nắm bắt lấy cơ hội, Thầy đây bèn phải gõ gõ đầu của các con rồi đấy ! để các con tỉnh táo, tỉnh táo một chút; có cơ hội thời điểm tốt đẹp, có cái duyên tốt như thế có thể tu bàn đạo, vả lại còn có nhân duyên tu đạo tốt hơn nhiều so với các nhân sĩ xã hội khác, cớ sao lại chẳng tu, chẳng bàn, cớ sao lại chẳng tiến tu vậy ? ”
Một người tu đạo có thể lúc nào cũng chuẩn bị sẵn cho mình, sắp đặt an bài cho bản thân mình, nhận lí tu thân, nỗ lực thực hành đại đạo, hà tất phải lo không thể quy căn nhận Mẫu, đạt bổn hoàn nguyên ! Huống hồ thân mềm như bông, sự triển hiện tích cực nên là : lúc ban đầu mỗi người đến thế gian, bổn lai diện mục mà ông trời đã ban phú cho con người, thể tướng thân mềm như bông, đến cuối cùng vẫn là dùng diện mục này trở về lại cõi nước phật quê xưa chốn cũ . Đại Trượng Phu thuỷ chung như một ( từ đầu đến cuối đều không thay đổi ), khi đến tâm chẳng có tạp niệm, lúc đi tánh chẳng có những quải ngại lo lắng, toàn thuỷ toàn chung ( có sự khởi đầu tốt đẹp và sự kết thúc viên mãn, thiện thuỷ thiện chung ), hoàn thành một đời.
Đạo Trường Chương Hoá Phát Nhất Sùng Đức, Quận Lộc Thân
- Giảng Sư Hoàng Kì Đức của Chí Hoá Phật đường
- ấn chứng quy không Thân mềm như bông.
Nếu khi xuất hiện hiện tượng khác thường, tốt nhất là có thể thỉnh mời Điểm Truyền Sư xử lí, một mặt đến Phật Đường đốt bó nhang lớn, khấu đầu với thầy từ bi; mặt khác phải trao đổi truyền đạt với linh của người đã mất, nhắm vào những lo lắng quải ngại, những mấu chốt vấn đề nan giải của người đã mất để mà giải trừ. Lỡ như có tình tiết trọng đại, ví dụ như báng đạo huỷ đức, những oan khiên của nhiều kiếp trước, … vậy thì phải phối hợp sự phát tâm của con cháu người thân ( thành tâm tu bàn đạo, độ người thành toàn người, tam thí song hành để làm công đức hồi hướng cho người đã mất ).
Số lượt xem : 1028