BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 13 )

Tác giả liangfulai on 2023-03-13 10:07:42
/Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 13 )

大正新脩大藏經第五十冊,宋高僧傳記載:「唐汾州開元寺 無業傳,釋無業,姓杜氏,商州上洛人也,其母李氏忽聞空中,言曰:寄居得否,已而方娠誕生之,夕異光滿室,及至成童不為戲弄,行必直視坐即加趺,商於緇徒見皆驚歎,此無上法器,速令出家紹隆三寶,年至九歲啟白父母,依止本郡開元寺 志本禪師,乃授與金剛、法華、維摩、思益、華嚴‥‥等經,五行俱下一誦無遺,年十二得從剃落,凡參講肆聊聞即解,同學有所未曉,隨為剖析皆造玄關。至年二十,受具足戒於襄州幽律師,其四分律疏一夏肄習便能敷演,兼為僧眾講涅槃經。


Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 50, Tống Cao Tăng Truyền ghi chép :

 

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 50, Tống Cao Tăng Truyền ghi chép : Phần Châu của triều đại nhà Đường ( nay là huyện Phần Dương, tỉnh Sơn Tây ), chùa Khai Nguyên có một vị Vô Nghiệp sư phụ, tên gọi là Thích Vô Nghiệp, tục họ Đỗ, là người của Thương Châu Thượng Lạc; mẫu thân của ông họ Lí, có một hôm, đột nhiên nghe thấy giữa không trung có tiếng người kêu gọi : “ tôi ở nhờ tại đây được chăng ? ”, từ đấy bèn mang thai, sau khi mang thai 10 tháng, Vô Nghiệp bèn đản sanh; vào cái đêm đản sanh đó, ánh hào quang chói lọi kì dị tràn ngập trong phòng. Đến tuổi thơ ấu, tâm tánh vô cùng an tĩnh, rất ít chơi đùa với những bạn bè đồng trang lứa. Lúc đi bộ, đôi mắt đều nhìn hướng về phía trước, chẳng có nhìn quanh ngó ngang liếc dọc, tư thế ngồi thì thích dùng phương thức bàn tọa ( hai chân bắt chéo cong đặt trên mặt đất ). Khi theo phụ mẫu ra ngoài làm ăn, giữa đường những người nhìn thấy đều ca ngợi cậu là nhân tài, đều nói rằng cậu là người rất có căn cơ trong cửa phật, nên sớm ngày xuất gia tu hành để hoằng dương phật pháp và kế thừa tam bảo của nhà phật. Khi đến 9 tuổi, cậu bèn bảo với phụ mẫu, hy vọng đến chùa Khai Nguyên của bổn huyện để tu hành với thiền sư Chí Bổn. Phụ mẫu cậu đáp ứng lời thỉnh cầu của cậu, cho nên bèn để cho Vô Nghiệp đến chùa Khai Nguyên xuất gia. Chí Bổn Thiền Sư bèn chỉ dạy cho Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Hoa Nghiêm …để cậu học tập, bởi vì cậu ta đọc tụng kinh điển làm được Ngũ Hành đều đạt tới ( mắt, tai, miệng, tay, tâm ), cho nên việc đọc tụng kinh điển của cậu nhớ được rất nhanh và tốt; đến lúc 12 tuổi thì chính thức cạo tóc xuất gia, sau đó trở đi, phàm là tham gia các lớp nghe giảng, hoặc là những đạo lý đã nghe được lúc nhàn rỗi tán gẫu đều ngay lập tức tâm khai ngộ giải, giữa các bạn học với nhau, có những chỗ nào mà trong quá trình học tập chưa hiểu thì đều sẽ phân tích nội dung bên trong đó, nếu như vẫn chưa hiểu thì bảo với bạn học rằng nhất định phải cầu Minh Sư mở ra huyền quan khiếu; huyền quan khiếu một khi được khai thông thì đạo lý nhất định có thể hiểu sâu vào. Đến lúc 20 tuổi, thọ cụ túc giới ở Tương Châu ( nay là tỉnh Hồ Bắc, huyện Tương Phiền ) U Luật Sư; ông ta đối với quyển kinh điển Tứ Phần Luật Sớ này chỉ cần chuẩn bị học tập trước thì có thể lên đài diễn giảng, lại còn có thể thay chúng tăng giảng giải Kinh Niết Bàn, là vị Đại Sư vô cùng kiệt xuất trong cửa phật.

 

Trên là Cao Tăng Truyện giới thiệu đơn giản về quá trình học tu giảng bàn của Vô Nghiệp Thiền Sư, có thể thấy rằng tu hành cũng đòi hỏi căn cơ của bản thân tốt, phật duyên sâu dày, lại càng phải có sự tích đức của Tổ Tiên thì tu hành mới có thể phát triển tiến bộ nhanh chóng. Vô Nghiệp Thiền Sư chỉ ra rằng : “ Đồng học hữu sở vị hiểu, tùy vi phẫu tích giai tạo huyền quan ”. Vô Nghiệp Thiền Sư có năng lực phán đoán dự kiến kết quả trước. Ông cho rằng việc học đạo nếu như gặp phải những nghĩa lý chẳng rõ, hoặc lúc chẳng cách nào liễu ngộ được đạo lý thì nhất định phải tìm Minh Sư mở ra huyền quan khiếu, tìm được tự gia bồ tát ( vị bồ tát của nhà mình ), hội kiến ( nhìn thấy ) bổn lai diện mục, hạ công phu ở chỗ của bổn tánh, tất cả mọi nghi vấn học đạo đều có thể tìm vị tự gia bồ tát giải đáp, một chút cũng chẳng sai.

 

Vì sao đạo nghĩa chưa rõ, phải cầu Minh Sư mở ra huyền quan khiếu vậy ? từ xưa đến nay, công phu tu trì của 3 nhà Nho, Thích, Đạo cũng là lấy huyền quan khiếu làm trung tâm, trên y học cũng chứng minh huyền quan khiếu là nơi tồn tại của từ sinh học và tuyến yên; tuyến yên chi phối chế ngự tất cả sự vận hành của cơ thể con người, đấy chính là sự tu trì của tam giáo, lấy huyền quan khiếu làm trung tâm, đạo lý là như nhau. Phật Thế Tôn, hoặc Di Lặc Bồ Tát vào lúc giảng kinh, từ nơi vòng lông trắng giữa hai chân mày phật phóng ra một luồng hào quang chiếu khắp bốn phương, thông thiên triệt địa. Cái gọi là giữa hai chân mày chính là chỉ chỗ của huyền quan khiếu, vô cùng thần kì, bởi vì phật bồ tát đã chứng đạo rồi, cho nên ánh hào quang chói lọi vô hạn; còn chúng ta vẫn chưa có chứng thành Phật, do vậy mà ánh hào quang tương đối nhỏ; luồng hào quang từ nơi vòng lông trắng giữa hai chân mày của bên trong huyền quan khiếu là đầu nguồn của trí tuệ, chỉ cần chúng ta hạ công phu nơi huyền quan khiếu thì có thể cảm ứng qua lại với từ trường trong vũ trụ, chẳng chỗ nào chẳng thông, cho nên Tứ thập nhị chương kinh nói rằng : 置心一處,無事不辦trí tâm nhất xứ, vô sự bất biện ). Trí tâm nhất xứ chính là đem tâm niệm tập trung ở chỗ của huyền quan nhất khiếu thì có thể thành tựu tất cả mọi sự việc. Đạo trường thường giảng bổn tánh 「卷之則退藏於密,放之則彌六合」( quyển chi tắc thối tàng ư mật, phóng chi tắc di lục hợp ) , cũng có nghĩa là huyền quan khiếu tuy rằng vô cùng nhỏ bé, nhưng mà có thể thiện dụng thì có thể hợp thành một với vạn vật. Khi Điểm Truyền Sư truyền đạo, những từ Lễ Chúc nói với chúng ta rằng : 「一指中央會,萬八得超然」( nhất chỉ trung ương hội, vạn bát đắc siêu nhiên ) ( càn đạo )「林中受一點,知主保無恙」( lâm trung thụ nhất điểm, tri chủ bảo vô dạng ) ( khôn đạo ) , sau đó mở ra huyền quan khiếu của người mới cầu đạo; sau khi điểm mở huyền quan khiếu, chỉ cần thật tốt mà tu trì thì có thể siêu sanh liễu tử, nhận biết vị chủ tể của sinh mệnh của bản thân mình, khiến cho mình không bị bất cứ tai họa nào nữa. Chỉ cần dụng công tu trì ở chỗ của huyền quan khiếu thì có thể vô sự bất biện ( chẳng việc gì không thể xử lý giải quyết được ), đạt đến sanh tử liễu ( dứt ), luân hồi ngưng, đạt đến sự siêu sanh liễu tử thật sự. Vô Nghiệp Thiền Sư cũng có nhắc đến quá trình học đạo của ông, ông vận dụng phương thức Ngũ Hành đều đạt đến. Cái gọi là công phu Ngũ hành đều đạt đến chính là nói rằng lúc đọc sách phải dùng con mắt để xem sách, dùng miệng để đọc sách, dùng tai đi nghe nội dung mà mình niệm ra, dùng tay ghi chép những trọng điểm hoặc luyện tập, và dùng tâm chuyên chú, tinh thần và ý chí tập trung; những cách trên người người đều có thể làm được.

 

Từ những ghi chép của Tống Cao Tăng Truyện : 同學有所未曉,隨為剖析皆造玄關」( Đồng học hữu sở vị hiểu, tùy vi phẫu tích giai tạo huyền quan khiến cho chúng ta thể hội được sự trọng yếu của huyền quan khiếu, cái gọi là đắc được cái chơn ( thật ) thì cũng phải tu được chơn ( thật ), nếu như đắc được cái chơn ( thật ) mà tu chẳng chơn ( thật ) thì vẫn luân hồi ở bên trong của lục đạo, đấy gọi là hữu duyên vô phận. Tóm lại, sự tu trì của huyền quan ở bên trong Thiền Tông Ngữ Lục của Đại Tạng Kinh, các công án, và trong kinh điển của ngũ giáo có thể tìm thấy rất nhiều những ấn chứng. Người tu hành chỉ cần dụng công phu nơi huyền quan nhất khiếu thì lợi ích vô biên, ví dụ như có thể khai phát trí tuệ, hàng phục những phiền não vọng tưởng, nâng cao tâm tánh, khai phát tiềm năng của não lớn, tránh kiếp tị nạn, lương tâm bộc lộ, giải trừ những áp lực, giảm nhẹ bệnh tật, thân tâm quang minh …quá nhiều chẳng thể kể hết được. Trong chứng minh của ngữ lục của Vô Nghiệp Thiền Sư càng nói rõ huyền quan nhất khiếu là trọng điểm tu trì của Tổ Sư Thiền Sư các đời. Trước mắt hiện nay đại đạo phổ truyền, chiếc pháp thuyền từ bi rộng khắp bốn bể, là chiếc pháp thuyền lớn cứu đời ứng thời ứng vận. Chúng ta nếu có thể đắc được mà tu, vả lại thay trời tuyên hóa, độ hóa những người hữu duyên, đắc thụ chơn truyền, cùng lên chiếc pháp thuyền từ bi, tích cực tu bàn, nhất định có thể đắc được quả báo tốt đẹp vô cùng vô biên.

 

開啟玄關圓明自性登覺路

雙修福慧果証菩提返先天

 

Khai khải huyền quan viên minh tự tánh chứng giác lộ

Song tu phước tuệ quả chứng bồ đề phản tiên thiên

Số lượt xem : 694