BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Hương Vị Đạo

Tác giả liangfulai on 2024-05-29 22:15:13
/Hương Vị Đạo

Hương Vị Đạo

 

Học đạo, bàn đạo, giảng đạo ví như các khâu chuẩn bị các loại nguyên liệu, sơ chế, nấu, trình bày. Sự cần thiết là các công thức và kỹ thuật.

Tu đạo ví như tạo ra mùi vị ngon thơm khiến những người thưởng thức cảm nhận sự tuyệt vời của món ăn đó rồi cứ mãi vấn vương cái hương vị ấy, ưa thích cái hương vị ấy và cũng muốn tự tay mình có thể nấu ra được cái hương vị ấy. Trong tu đạo thì cái hương vị ấy gọi là “hương vị đạo”.


Món ăn ngon hay dở thì hương vị chính là then chốt quyết định.

Học đạo, bàn đạo, giảng đạo thú vị hay chán ngán thì “hương vị đạo” là then chốt quyết định.

Hương vị đạo ấy chính là hương vị của đức hạnh, hương vị của từ bi hỷ xả, hương vị của tâm thanh tịnh an vui không phiền não, không cấu uế, không phân biệt, không chấp trước, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không thị phi, hương vị của sự tự tại giải thoát, hương vị của giới định tuệ, hương vị của sự vô vi, vô ngã, vô trụ.

Để “nấu  ra được cái “hương vị đạo” ấy, then chốt vẫn là ở chỗ dụng tâm hạ công phu sâu nơi Tâm Tánh của hành giả vậy, không thì chỉ có thể cho ra một món ăn nhạt nhẽo vô vị mà ngay đến chính bản thân mình là người nấu cũng sẽ cảm thấy chán ngán, huống chi là người khác.

Nấu cùng một món ăn, từ cùng một công thức và các nguyên liệu chế biến, nhưng giá trị khác biệt của nó chính là ở “hương vị” và phong cách trình bày vậy.

Trương Quả Lão Đại Tiên nói rằng : " Ta nhìn thấy đồ nhi của Tế Phật đều đang xông đạo vụ, đều chẳng có đang xông nội đức. Đạo vụ muốn hồng triển, thì đạo thân Phật đường mọi người phải bồi nội đức, nội đức thì giống như xây nền móng nhà lầu phải đánh vững, nội đức giữa các đồng tu tốt thì tự nhiên sẽ cảm hóa chúng sinh, nhiếp thụ chúng sinh, dùng đức cảm hóa người, rồi sau lại thúc đẩy đạo vụ, tự nhiên sẽ hồng triển. Các con hiện đang thúc đẩy đạo vụ giống như đang thi đấu, thì chẳng phải là thật sự dùng tâm Bồ Tát đang độ hóa chúng sinh ( vô vi ), mà là rơi vào hữu vi. Tiên Phật trên trời đều lo cánh cánh trong lòng. 

Số lượt xem : 563