BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Công đức của việc đến đạo trường phật đường học đạo nghe pháp

Tác giả liangfulai on 2024-06-01 10:21:16
/Công đức của việc đến đạo trường phật đường học đạo nghe pháp

Công đức của việc đến Phật đường học đạo nghe pháp

 

Công đức của việc đến Phật đường Tiên Thiên học đạo nghe pháp gồm những công đức gì ? 


1. Công đức buông xả nghiệp phàm duyên phàm, trọng thánh khinh phàm.

2. Công đức khiêm tốn hạ mình học hỏi.

3. Công đức chịu cực chịu khó ngồi nghe suốt buổi, tôi luyện ra tâm tánh nhẫn nại kiên định, giống như việc ngồi thiền quán tâm, định tâm.

4. Công đức của tâm thanh tịnh sống trong chánh niệm khi ngồi nghe pháp, gột rửa những cấu uế nơi tâm, nhận ra những lỗi sai của tự thân để mà tu sửa, từ đó phát tâm bồ đề hành bồ tát đạo. Khoảng thời gian ngồi suốt để nghe pháp chính là khoảng thời gian gột rửa tâm khiến cho thanh tịnh, thay cho thời gian ngồi “ nhàn cư vi bất tiện ” tạo nghiệp bất tịnh ( thân khẩu ý bất tịnh ) suốt ở những nơi khác như trong nhà, các chốn thư giãn ăn chơi, tụ tập tám chuyện thị phi …

5. Công đức vì pháp quên thân mà chẳng quản nhọc đường xá xa xôi nắng mưa bụi bặm.

6. Công đức chuyên tâm nhất ý lắng nghe, hiển hiện ra cái tâm cung kính đối với pháp và người thầy thuyết giảng pháp. ( nghe trực tuyến tại nhà thường dễ bị tâm xao lãng bởi các duyên cảnh xung quanh tác động, chẳng thể chuyên tâm nhất ý nên khó hiển hiện ra tâm cung kính đối với pháp và người thầy thuyết giảng. )  Đại sư Ấn quang nói: Cầu Phật pháp trong sự cung kính là một phần lợi ích; mười phần cung kính là mười phần lợi ích”.

7. Công đức thỉnh chuyển pháp luân, hộ trì Phật pháp, hộ trì thiên mệnh Phật đường.

8. Công đức tôn sư trọng đạo thể hiện bằng hành động cụ thể thiết thực.

9. Công đức đầy đủ với sáu pháp ba la mật của hành trì bồ tát đạo

( Bố thí :     tùy hỷ tài thí trợ đạo

  Pháp thí :  tự độ các chúng sinh phiền não biếng nhác trong tâm, lại dẫn thêm các đồng tu bạn đạo đến nghe pháp, tức độ tha.

  Vô úy thí :  hộ trì, giúp đỡ một số việc trong Phật đường.

  Trì giới :    ăn chay tức là giới sát, thân tâm thanh tịnh chẳng làm chuyện bậy mờ ám tức là giới trộm giới dâm, lắng nghe tịnh khẩu tức là giới vọng ngữ, không dành thời gian nhậu nhẹt tức là giới rượu.

  Nhẫn nhục : nhẫn nhịn, nhẫn nại

  Tinh tấn :    nhờ vào sự nhẫn nại cần cù chẳng quản đường xa mưa nắng đi học lớp mà có thể đạt được sự tinh tấn, không thối chuyển trên con đường đạo.

  Thiền định :  nghe pháp khiến tâm an định, phân rõ chơn vọng, tăng trưởng định lực tâm khiến tâm không dễ bị lay chuyển.

  Trí tuệ :   lắng nghe mưa pháp giúp tăng trưởng kinh nghiệm trí tuệ, gột rửa tâm cấu uế bất tịnh, phân rõ chơn vọng, tâm dần trở nên thanh tịnh bèn hiển lộ ra trí tuệ vốn sẵn có của Phật tánh.

 

Trong pháp hội Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký trong kinh Bảo Tích có nói: ‘Nếu có chúng sanh ở trong cõi Phật ấy tu các phạm hạnh suốt cả ức trăm ngàn năm vẫn chẳng bằng ở trong thế giới Sa Bà này, chỉ trong khoảng thời gian khảy ngón tay khởi tâm từ bi đối với chúng sanh. Công đức người ấy đạt được còn nhiều hơn thế nữa. Huống hồ là trong một ngày một đêm trụ trong tâm thanh tịnh’.

 

Kinh Phật nói rằng "Trong cõi này, tu hành dù ‘một ngày một đêm hơn cả làm lành suốt trăm năm trong cõi Phật Vô Lượng Thọ’, ‘trong mười ngày mười đêm hơn hẳn làm việc thiện suốt ngàn năm nơi các cõi Phật phương khác’.

Từ đấy có thể thấy, tu hành học lớp một buổi tại Phật đường chí ít cũng hơn cả làm lành suốt 30-40 năm trong cõi Phật Vô Lượng Thọ vậy.

 

Diên Bình Chân Quân ( Trịnh Thành Công Đại Tiên ) cũng có huấn văn từ bi rằng :

 

“ Trên đạo trường học xong 5 năm lớp tiến tu thì tương đương với tu 1000 kiếp

Học xong 1 lớp tiến tu thì tương đương với tu 200 kiếp.

Trong đạo trường chỉ cần nghe xong 1 tiết học thì có thể tiêu được 200 tiểu kiếp.

Nếu chúng ta học xong 30 tiết của lớp Tân Dân thì tương đương với tiêu được 6000 tiểu kiếp.

Chúng ta hơn 6 vạn năm luân hồi có nhiều kiếp như vậy làm sao mà tiêu ? chính là như vậy mà tiêu đấy !

Phật giáo có nói tu hành có tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Chúng ta thân là đệ tử của Thầy Tế Công Hoạt Phật sao lại chẳng biết vinh hạnh và cảm ân vậy !

 

Ngoài ra cổ ngữ có câu rằng : “Lắng nghe bài phát biểu của một người thành công tốt hơn so với đọc sách mười năm.” Vậy nên ngồi nghe một tiết giảng của một vị giảng sư tiền hiền thâm niên để tiếp nhận những tinh hoa cốt tủy của đạo học Phật pháp còn hơn là dành ra rất nhiều thời gian để tự nghiên cứu học tập tìm hiểu từ nhiều nguồn kinh điển. Một tiết học ngồi bên dưới lắng nghe có khi giá trị nhận được tương đương với nhiều năm công phu học tập nghiên cứu và tu hành thể ngộ của vị giảng sư trên bục giảng vậy. Việc này giúp cho nhiều người tu hành tiết kiệm được càng nhiều thời gian và rút ngắn nhiều hơn con đường đi đến sự giác ngộ giải thoát sinh tử phiền não vậy. 

10. Công đức khiến cửu huyền thất tổ được triêm quang : Về phật đường nghe lớp khiến cho cửu huyền thất tổ đều được theo ngài Địa Tạng đến phật đường triêm quang. Lớp viên càng nghiêm túc ngồi chăm chú nghe lớp thì linh quang của tổ tiên họ càng sáng. Đối với các vong linh mà nói thì có thể tạm thời thoát khỏi cõi âm tào địa phủ âm u, được tắm gội trong ánh phật quang quang minh ấm áp, tiếp nhận mưa pháp thấm nhuần và nước cam lộ của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Đấy là sự đãi ngộ mà bình thường họ không thể nhận được ở cõi địa phủ. Mỗi khi đến một lần thì linh quang lại sáng thêm được một chút. Đây là công đức tận đại hiếu đối với cửu huyền thất tổ lũy kiếp đến nay. 

Đấy gọi là công đức của việc đến Phật đường học đạo nghe pháp.

Số lượt xem : 471