BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Chân kinh có thể ấn tâm, niệm đến tâm vô niệm

Tác giả liangfulai on 2023-05-12 09:59:17
/Chân kinh có thể ấn tâm,  niệm đến tâm vô niệm

Đạt Ma Tổ Sư, Tế Công Thiền Sư  cùng giáng  ngày 15 tháng 3 năm Quý Hợi。


 

Thơ rằng :

 

面游回光一字無。

空拳赤手試工夫。

真經萬卷隨心念。

大道千條合太初。

 

Diện bích hồi quang chẳng một chữ

Diện bích : ngồi xoay mặt vào vách tường )

Tay không trống rỗng thử công phu

Chân kinh vạn quyển tuỳ tâm niệm

Đại đạo ngàn đường hợp thái sơ

thái sơ : sự khởi đầu của Vũ trụ )

 

 

 

 

Tế Phật rằng : Đạt Ma Tổ Sư đến từ phương tây suốt đường vất vả rồi !

 

Đạt Ma rằng :  Hai tay áo đón cơn gió mát, chẳng mang đến một chữ, chẳng có khăn gói, thanh thản nhẹ nhõm, chẳng cảm thấy vất vả ! Bởi vì chẳng có quải ngại, do đó biển khổ dễ dàng độ ( vượt qua ) !

 

 

 

 

 

Biển khổ Văn Tự

 

 

Tế Phật rằng : Đạt Ma là “ nhà chuyên môn lão luyện ”, do đó chẳng mang theo “ vật ngoài thân ”, vì để giảm bớt những mối lo, bớt phiền phức, do đó nói : “ Đạt Ma tây đến chẳng một chữ ”, ngay đến một chữ cũng chẳng có mang đến, hai tay trống rỗng khai thác thánh nghiệp, nay Thiếu Lâm Tự thì lại danh truyền thiên hạ, một chiêu này quả nhiên chẳng bình phàm.

 

Đạt Ma rằng : Đấy gọi là “ tay trắng tự lực làm nên gia nghiệp ”, là đáng để gọi là “ bậc hảo hán ”. Công phu tốt, chẳng cần văn tự, cứ thế học sinh vẫn đầy khắp thiên hạ, ta hễ huơ tay múa chân, người đời vẽ hồ lô cứ y chang thế ( cứ thế đơn thuần bắt chước y chang theo ); chỉ cần biết được sự áo diệu trong đó, thì hậu bối sẽ hơn tiền bối, đại chuyển pháp luân, chỗ nào cũng đều thông thuận, quần ma quy thuận rồi.

 

Tế Phật rằng : Tổ Sư thủ đoạn cao minh, lời thẳng thừng dễ nhận thấy ngay, điểm đến “ chỗ ích lợi ”, quả thật là “ võ lâm cao thủ làm kinh động vạn giáo ”, xin mời Đạt Ma vì chúng sanh hiện đời mà truyền cho vài chiêu vậy !

 

Đạt Ma rằng : Tế Điên Thiền Sư cũng là “ võ lâm cao thủ làm kinh động vạn giáo ”, nâng cầm bình rượu, chẳng biết là đã gõ nát bao nhiêu cái đầu ngốc nghếch khiến cho họ biết đau ngứa ngộ được bổn lai, vả lại đáy bình còn lưu lại rượu có thể uống, hơn hẳn Đạt Ma tôi đây uống gió tây bắc đấy !

 

Tế Phật rằng : Rượu chẳng làm say người, mà người tự say; sắc chẳng làm mê người, mà người tự mê sắc. Rượu bồ đề của ta chính là vì người đời rót đổ trí tuệ, khiến người ta giác ngộ triệt để, nhắc nhở người đời đấy ! Người đời đều hiểu sai cả rồi, tưởng rằng rượu này sẽ say, thật ra loại rượu này là “ rượu giác tỉnh ”, một giọt thôi đã khiến cho người ta hồi vị vô cùng ( hồi tưởng lại càng ngẫm nghĩ càng cảm thấy có ý nghĩa ), hoàn toàn tỉnh ngủ, trăm dục tan rã đấy ! Ha ha ! Tổ Sư nếu đã nói “ Tây đến một chữ không, toàn bằng tâm ý dụng công phu ”, tu đạo ngày nay nên lấy xả như thế nào ?

 

Đạt Ma rằng : chẳng thấy một pháp tức Như Lai, mới được danh là quán tự tạiMột chữ chẳng để lại, có thể gỡ ngàn nút thắt trong tâm; tồn sự vô tâm này, có thể hoà với vạn giáo trên đời. Ha ha ! Hiện nay các tôn giáo tạp loạn, cái này nói 3 chữ, bên kia nói 5 chữ, ở đây đến 9 chữ, chỗ kia lại nói 10 chữ, … 20 chữ, 30 chữ … Một người thiện nam tín nữ thành khẩn, hôm này tiến vào cửa 3 chữ, ngày mai tiến vào cửa 5 chữ, lại gặp phải một người nói rằng hiện nay cửa 5 chữ đã vô hiệu rồi,  cần phải tiến vào cửa 9 chữ, không lâu sau lại gặp phải một cửa 10 chữ, làm cho anh ta đầu óc choáng váng, hoảng loạn chẳng biết làm thế nào cho tốt, ha ha ! trò ảo thuật người người biết biến, ôi người đời ! Chớ có bận rộn ( mù quáng ) nữa, Đạt Ma tây đến, chỉ để lại “ nhất tâm ” “ đại pháp ấn ” này, đắc được cái này gọi là “ đắc đạo ”, mất cái này gọi là “ thất đạo ”, những kiểu biến hoá ấy đều chẳng thể nương cậy, chơi trò ma thuật chữ số, cứ y như các thương gia làm quảng cáo, dùng chiêu câu khách mà thôi, ngàn kinh vạn điển chẳng bằng niệm “ Vô Tự Chân Kinh ” của ta, chân kinh chẳng ở trên giấy, chẳng ở trong miệng, mà là ở trong tâmmột quyển tự nhiên, chẳng cần miễn cưỡng ghi nhớ, tâm này chẳng có mây che lấp thì trời xanh ( thiên tánh ) tự hiện, nói rằng nó chẳng có một chữ, nhưng niệm đến thì có cả ngàn biến, nói giảng nó thì cả ngàn biến, viết đến thì khó mà hạ bút … ngay lúc ấy chính là, … liễu ngộ liễu ngộ, nắm bắt lấy “ nó ”, đấy mới là “ minh tâm kiến tánh ” đấy ! Nếu nói kinh vài từ thì có thể siêu sanh tử, các vị đều đã niệm chẳng ít, tự mình có nắm chắc thành công hay không ?

 

念真經,心不明,念什麼?

五字經,九字經,爭什麼?

那個真,那個假,耍什麼?

祖師意,頓悟門,知道嗎?

掃三心,飛四相,做到嗎?

抬身價,標奇異,搞什麼?

一個字,皆不要,省事呢!

畫蛇人,添足翼,幹什麼?

正法門,掃形色,領悟吧!

達摩法,濟公道,會意嗎?

萬法由心起,還是由心滅,

形象起紛爭,埋沒真種智,

西來無二法,但尋心中寶,

禪宗指心性,超生滅塵勞,

了死形先死,得道品德高,

幾字佛經號,只是解心勞,

須悟經中意,莫執字數高,

真假皆兩端,離此名得道!

 

Niệm chân kinh, tâm chẳng tỏ, niệm cái gì ?

Kinh 5 chữ, kinh 9 chữ, tranh cái gì ?

Cái nào thật, cái nào giả, giở trò gì ?

Ý Tổ Sư, môn đốn ngộ, có biết chăng ?

Quét tam tâmbay tứ tướng, làm được chăng ?

Tự nâng giá, đấu giá lạ, làm cái gì ?

Đến một chữ, cũng chẳng cần, bớt việc đấy !

Người vẽ rắn, thêm chân cánh, để làm chi ?

Pháp môn chánh, quét hình thức, lĩnh ngộ đi !

Pháp Đạt Ma, đạo Tế Công, hiểu ý chăng ?

Vạn pháp do tâm khởi, vẫn là do tâm diệt,

Hình tướng khởi phân tranh, chôn vùi chơn chủng trí

Tây đến chẳng hai pháp, chỉ tìm Bảo trong tâm,

Thiền tông chỉ tâm tánh, siêu sanh diệt lao trần ( phiền não )

liễu tử, hình chết trước, đắc đạo phẩm đức cao,

vài từ hiệu kinh phật, chỉ là giải tâm lao ( giải trừ cái tâm phiền loạn )

nên ngộ ý trong kinh, chớ chấp số chữ cao,

chơn giả đều hai đầu ( hai cực ), lìa ấy gọi “ Đắc Đạo ” !

 

濟佛曰:心是根,法是塵,

    兩種猶如鏡上痕,

    痕垢盡時光始現,

    心法雙忘性即真。

 

Tế Phật rằng :

 

Tâm là căn ( gốc ) , pháp là trần ( bụi )

Hai thứ tựa như vết trên gương

Lúc sạch vết bẩn ( ánh ) sáng mới hiện

Tâm, pháp đều quên tánh tức chơn.

 

Tổ Sư đã điểm phá cái “ khiếu mê ” này, để khéo khiến chúng sanh “ giác tỉnh ”. Nếu nói chân kinh mấy chữ có thể siêu sanh tử, cũng là một phương pháp mà thôi, bởi vì đi học nếu như chẳng dạy cho vài chữ, chúng sanh lại chê là uổng công đi học. Các học sinh của “ Đại Học Đạt Ma ” chẳng mang theo cặp sách, chẳng mang bút, chỉ cần mang cái tâm đến thì có thể tốt nghiệp rồi.

 

 

 

 

 

Ngài chẳng thấy rất nhiều học sinh cặp sách vác chẳng nổi, bài tập làm mãi chẳng xong, chẳng phải vẫn là 123, ABC, đều từ những chữ này tụ họp đi tụ họp lại thì khiến cho họ học mãi chẳng xong, thầy cô ép, phụ huynh mắng, áp lực lớn, tâm đều giẹt rồi, hơi thở cũng hổn hển rồi, người đều sắp chết rồi, học cái gì ? Có người nghĩ chẳng thông, thôi thà không học nữa, về nhà rồi, do đó nói : “ đốt bỏ sách tham khảo, mở chút nhạc nhẹ này ”, đấy cũng đều là cầu đắc cái tâm này an lạc.

 

 

 

 

Người đời kinh sách đầy bụng, chẳng biết tiêu hoá, chạy nơi này nơi nọ, hôm nay chỗ nào linh thì đến chỗ ấy, ngày mai chỗ nào ổn thì đến chỗ ấy, chui qua lách lại, tro bụi đầy mặt, ha ha ! Ngũ tự kinh, kinh 9 chữ, làm cho người đời phát khùng, Đạt Ma trực chỉ nhân tâm, đến cái “ chẳng nữa chữ ” ( chỉ một chữ - Tâm ) , truyền một chữ này thì mới là chân truyền của Tổ Sư, những thứ khác đều là sự biến hoá chữ số, mặc cho anh ngàn vạn từ, chẳng rời một từ này. Do đó nói : “ Người thiên xảo vạn xảo ( khéo giỏi ngàn vạn ) , chẳng bằng trời một vạch nét ) ”. Thiên đạo vô tư, mặc cho anh có 72 biến, vẫn là chẳng rời khỏi được “ lòng bàn tay ” của Như Lai, cho nên người đời chớ có để bị làm cho hồ đồ, hãy ghi nhớ lấy :

 

Tổ Sư tây đến chẳng một chữ, hai tay trống rỗng tâm môn trú

Tạm thời chạy đi lại khắp nơi, cả ngày hai tay đếm tràng hạt,

A Di Đà Phật ○, thì ra cái này là cái Ta thật.

Nguyện chúng sanh nhận lí quý chơn, đắc một - vạn sự xong ( giữ lấy bổn tâm ).

 

Chớ có để bị những cành lá nhánh dòng làm cho mê hoặc “ đắc lí tức đắc đạo ”, “ ngộ tâm tức ngộ Phật ”, hãy quét trừ những chướng ngại, chặt đứt mọi hình tướng, đi đến đâu vẫn là lấy “ tích đức tu thân làm gốc ”, do đó nói “ hiếu đễ trung tín lễ nghĩa liên sỉ ” là “ chân kinh 8 chữ ”, người đời mỗi ngày niệm cái này thì mới là tu thành “ đại pháp bảo ” của “ thể kim cang thiên cổ bất hủ ”

Số lượt xem : 372